Editor: L’espoir
*
Một con cá cháy tươi đến mức đôi vợ chồng trẻ thiếu nữa rụng hết lông mày.
Trong mấy thời đại mà Tống Thần sống, cá cháy đã trở thành loài cực kỳ nguy cấp, từ năm 88 đã được xếp vào danh sách động vật bảo tồn cấp 1, anh chỉ nghe về loài cá này qua lời kể của thế hệ đi trước, nhưng chưa bao giờ được ăn.
Có thể thấy được bất cứ chuyện gì đều có hai mặt, tuy rằng anh đã mất đi khối tài sản khổng lồ, nhưng anh lại có được nửa con cá cháy, nửa con còn lại ở trong bụng của hậu thuẫn tương lai của anh.
Cho đến khi nằm trên giường vào ban đêm, Triệu Mai Tử vẫn nhớ lại vị béo ngậy, thơm ngon của cá cháy.
“Tống Thần, anh kể cho em một vài chuyện trong viện đi.”
Buổi trưa, những đoạn hội thoại diễn ra trong sân Triệu Mai Tử đều nghe thấy cả, cô cảm thấy Tống Thần tính vốn thuần khiết và thiện lương, không thể vô duyên vô cớ đi chọc tức bác gái Từ được, chắc chắn còn nhiều điều cô không biết trong chuyện này.
Tống Thần cũng không có ý định giấu cô.
Triệu Mai Tử là một người phụ nữ khéo léo sáng suốt, trong nguyên tác tiểu thuyết, cô nhìn như bị mẹ chồng góa chồng áp chế giống như Triệu Tuyết Như, nhưng thực tế không phải vậy.
Sau khi chồng cô cô qua đời, Triệu Mai Tử vẫn lựa chọn ở lại trong tứ hợp viện để phụng dưỡng mẹ chồng, lại còn để mặc mụ ta nhận một đứa con trai khỏe mạnh làm con thừa tự nuôi, người ngoài phần nhiều mắng mẹ chồng cô là bà già hồ đồ, không thương cháu trai cháu gái ruột của mình mà lại thương cháu nuôi, cho rằng cuộc sống của người phụ nữ Triệu Mai Tử này quá khó khăn, không chỉ phải nuôi con, còn phải đối mặt với sự ức hiếp của người mẹ chồng ác độc này.
Người chịu tiếng xấu chính là góa phụ Bạch, ngược lại, Triệu Mai Tử lại nhận được sự cảm thông và thương hại từ bên ngoài.
Phải biết rằng, Triệu Mai Tử có thể vào nhà máy làm việc là nhờ vào vị trí mà ông cụ nhà họ Bạch hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ để lại, bên trong có rất nhiều chuyện phức tạp, lúc trước khi Bạch Thiết Cương chết, nếu Triệu Mai Tử trực tiếp đưa con cái rời đi mà mặc kệ bà cụ này, chỉ sợ nhà máy sẽ tìm thẳng tới cô để nói chuyện, mặc dù cuối cùng giữ được công việc, nhưng danh tiếng cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong thời đại như vậy, nếu không có danh tiếng, sau này dù là công việc hay cuộc sống đều sẽ trở nên khó khăn.
Nhưng sau khi cô kiên trì chịu đựng đủ yêu cầu vô lý của góa phụ Bạch thì mọi chuyện lại khác, mọi người đều công nhận phẩm chất của cô, thông cảm với cảnh ngộ của cô.
Trong nhà máy, các thợ cả lão làng đều sẵn lòng dẫn dắt, truyền dạy kỹ thuật cho cô. Khi bình chọn lao động tiên tiến, bên cạnh việc ghi nhận sự chăm chỉ chịu thương chịu khó của cô, mọi người còn không quên sự hy sinh của cô - nuôi dưỡng mẹ chồng sau khi chồng qua đời, chăm sóc một đứa trẻ mồ côi không có quan hệ huyết thống với mình.
Sau này, việc thi lên cấp của Triệu Mai Tử được thuận lợi như vậy, ngoài kỹ thuật vững vàng mà cô nắm vững, cũng không thể tách rời nhờ sự hỗ trợ từ danh tiếng tốt đẹp này mang lại.
Cô không trở mặt với góa phụ Bạch còn có một lợi ích nữa.
Nhà mẹ đẻ của Triệu Mai Tử không có ai, cha mẹ ruột và mẹ kế không tính kế cô, nhưng cũng sẽ không giúp cô, đặc biệt là người mẹ kế của cô, khi đó em trai đầu của cô cũng đến tuổi bàn chuyện cưới xin, người ta không có khả năng giúp cô chăm hai đứa nhỏ được.
Cho dù góa phụ Bạch có thiên vị ôm cậu bé khỏe mạnh kia đến thế nào đi nữa, cũng không thể không quan tâm đến cháu trai cháu gái ruột của mình.
Khi Triệu Mai Tử làm việc trong nhà máy, góa phụ Bạch có thể giúp đỡ chăm sóc hai đứa, chăm sóc đơn giản việc ăn uống, đi vệ sinh.
Khi chức vụ của Triệu Mai Tử dần dần thăng tiến, tiền lương tới tay càng ngày càng cao, góa phụ Bạch coi như vì muốn moi thêm chút tiền từ trong tay cô, cũng không dám đối xử quá tệ với hai đứa nhỏ, ngày thường còn có thể giúp giặt quần áo, nấu cơm, quét dọn nhà cửa.