[Trọng Sinh] Không Thẹn Với Lòng

Chương 2: Tái sinh

Trước Sau

break

Quan Tố Y vốn tưởng rằng sau khi mình chết sẽ một lần nữa đầu nhập thân xác mới, không ngờ mở mắt ra lại nhìn thấy một mảnh rừng mai phủ đầy sương đen, bông tuyết từng đợt phiêu đãng trong sương mù, có chút hư ảo, lại bởi vì không khí lạnh đột ngột mà có vẻ chân thật như vậy. Quan Tố Y sửng sốt một hồi lâu mới ý thức được, hết thảy trước mắt sở dĩ bao phủ khói đen là bởi vì đầu mình đang đeo mang che mặt. Lớp lụa đen bên đầu bị gió lạnh thổi tung bay, mấy đóa bông tuyết nhân cơ hội bay vào, rơi vào chóp mũi nàng, khiến nàng tự dưng rùng mình một cái.
 
"Tiểu thư, người có lạnh không? Nô tỳ liền trở về cầm lò hương nhé."
 
Giọng nói giòn tan đánh thức Quan Tố Y đang bồi hồi giữa mê mang và chân thật triệt để tỉnh lại. Nàng vén một góc lụa đen lên, thế giới mông lung lập tức trở nên rõ ràng lại sống động. Trí nhớ tốt hơn người nói cho nàng biết, nơi này là rừng mai ở sau viện Giác Âm tự, lúc Quan gia chuyển tới Yên Kinh từng bởi vì sửa chữa nhà cửa mà tới đây ở tạm mấy ngày.
 
"Tổ phụ đâu rồi? Cha mẹ ta đâu rồi?" Tỉ mỉ đánh giá Minh Lan một lúc lâu, Quan Tố Y thăm dò nói. Nàng hiểu được, mình đã trở lại, trở lại quá khứ, trở lại lúc mới vào Yên Kinh, hết thảy còn chưa bắt đầu. Phán đoán điều này cũng không khó khăn, thân thể lạnh như băng không phải giả, gió lạnh như đao thép cạo xương không phải giả, hít thở không thông mà tử vong không giả được, mà Minh Lan vô duyên vô cớ nhìn trẻ tuổi hơn rất nhiều lại càng không thể giả được.
 
"Lão thái gia đang tham gia hội văn ở Bồ Đề Uyển. Lão gia cùng phu nhân lên Bắc Sơn đình ngắm tuyết vẽ tranh, có lẽ là chạng vạng mới có thể trở về." Minh Lan xoa xoa tay: "Tiểu thư, chúng ta cũng đi Bồ Đề Uyển xem một chút đi, nơi này quá lạnh, cẩn thận bị đông lạnh." Ngắm hoa mai trong tuyết rơi, chuyện thanh nhã như vậy, một tiểu nha đầu như nàng không hiểu được.
 
Hội văn? Quan Tố Y hoảng hốt một lát, xoay người liền đi Bồ Đề Uyển. Mặc kệ tất cả những chuyện trước mắt này là thật hay giả, hoặc là khúc xạ của Luân Hồi kính, nàng đều nguyện ý từ thời điểm hiện tại bắt đầu thay đổi tất cả.
 
Bên trong Bồ Đề Uyển đốt mấy chậu than khổng lồ, ngọn lửa hừng hực phun ra nhiệt khí, xung quanh ấm áp như mùa xuân, so với bên ngoài bông tuyết bay tán loạn, gió thổi lạnh lẽo, nơi này hoàn toàn thoải mái hơn rất nhiều, cũng náo nhiệt hơn nhiều. Một đám nam tử tụ tập bên bàn đá rộng rãi nói chuyện, vài tên tiểu Sa Di (1) chuyên tâm nấu trà, còn có nhạc công cúi đầu kéo dây đàn, tiếng đàn réo rắt mang theo vài phần ý vị xa xăm.
 
(1) Sa di 沙彌: tiểu tăng, tiểu sa-môn, chú tiểu

Trong Thủy Các cách bàn đá không xa có vài nữ tử, hoặc châu đầu ghé tai, tươi cười đùa giỡn; hoặc dựa vào lan can nhìn ra xa trầm tư; còn có mấy người hướng về phía nam tử chỉ trỏ, tựa hồ đang nghị luận cái gì đó. Hình ảnh nam nữ xen lẫn làm cho Quan Tố Y có chút hoài niệm, lại có chút thương cảm. Sau khi lý học hưng thịnh ở Từ thị, loại cảnh tượng này ước chừng không còn thấy nữa. Hiện tại bọn họ tuyệt đối không tưởng tượng được, năm sáu năm sau, đừng nói được nhìn nam tử bình luận như thế này, cho dù là bước ra cửa phụ thôi cũng không có cơ hội.
 
"Cửa lớn không ra cửa phụ không bước", điều giới luật này đem nữ nhân vây chết ở hậu trạch, cũng bị vây khốn trong một cuộc hôn nhân bất hạnh do nam nhân chủ đạo. "Hưu thê" (bỏ vợ) trở thành bùa đòi mạng của nữ nhân, "Nữ tứ thư" trở thành phù câu hồn của nữ nhân, sống là người nhà chồng chết là quỷ nhà chồng, mặc dù vào Hoàng Tuyền cũng không chiếm được nửa chút tự do.
  
Nghĩ đến đây, Quan Tố Y lạnh lùng, từ từ đi đến đứng vững bên người tổ phụ nàng. Nàng đầu đội mịch li, che đi dung mạo đoan chính thanh nhã, nhưng một thân khí chất xuất trần lại vẫn khiến người ta chú ý. Ngại phong phạm quân tử nên những người này cũng không hỏi nhiều, chỉ liếc mắt vài cái không dấu vết rồi lại tiếp tục tranh luận.
 
Lúc này địa vị nữ tử cũng không thấp, thậm chí còn xuất hiện mấy vị chính khách, nhà sử học, cũng không thiếu chuyện hậu phi nắm giữ quyền hành quốc gia. Những nơi văn nhã thế này, chỉ cần có người dẫn tiến, vẫn có thể tiến vào đấy. Mà Quan Tố Y sở dĩ đầu đội mịch li che chắn dung nhan, cũng không phải là vì e ngại giới luật của nữ tử, mà là do thế đạo quá loạn, giặc cướp hoành hành, không thể không thông minh bảo vệ bản thân.
 
Lúc này chính quyền thay đổi thường xuyên, hôm nay ngươi xưng vương, ngày mai ta đăng cơ, các bang quốc chinh phạt lẫn nhau, vì thế sinh ra một lượng lớn hạng người đục nước béo cò. Người ở trong nhà còn có khả năng họa từ trên trời giáng xuống, càng đừng nói đến người di cư từ nơi xa xôi. Quan Tố Y từ trước đến nay luôn cẩn thận, dung mạo của nàng tuy không nói khuynh quốc khuynh thành nhưng cũng khá xinh đẹp, vì không muốn tăng thêm phiền toái cho người nhà, nàng luôn coi mịch li là thứ không thể thiếu, tùy thời còn chuẩn bị một chiếc trâm bạc sắc bén phòng thân, hoặc là tự sát. Không chỉ nàng, mà nam nữ trong loạn thế đều làm như thế.
 
Khép lại miếng lụa đen bị gió thổi loạn, nàng khom lưng đưa tay, thay một chén trà nóng cho tổ phụ.
 
Quan lão gia tử cả đời nghiên cứu học thuật Nho gia, học thức vô cùng uyên bác, nhưng khổ nỗi tài ăn nói không tốt, lần này trong hội văn liên tiếp bị người ép hỏi, trong lúc nhất thời mặt đỏ tai hồng, dáng vẻ chật vật. Thời đại quần hùng tranh bá vừa mới trôi qua, gia tộc Cửu Lê hậu duệ Hoắc Thị thống nhất năm nước Trung Nguyên, mời chí sĩ thiên hạ dốc sức cho triều đình, mà văn nhân đọc thuộc lòng thơ thư chính là một cơ hội như vậy, vì thế nhao nhao hưởng ứng, tụ tập ở Yên Kinh.
 
Lúc này Bách Gia Chư Tử (3) đều có chủ trương riêng, đều muốn thực hiện khát vọng mở ra thời đại mới, hiện tượng đấu đá lẫn nhau xa lánh vô cùng nghiêm trọng. Vì muốn nâng cao danh tiếng, cũng vì khiến cho tầng trên chú ý, vì sư môn tranh thủ lợi ích lớn nhất càng thêm bác bỏ quan điểm của các học phái khác, bọn họ liên tiếp tổ chức các buổi Hội Văn như ngày hôm nay.
 
(3) Bách Gia Chư Tử là những triết lý và tư tưởng ở Trung Hoa cổ đại nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 6 đến năm 221 TCN trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc. Đây là thời kỳ hoàng kim của triết học Trung Quốc vì rất nhiều hệ thống triết lý và tư tưởng được phát triển và bàn luận một cách tự do.
 
Quan Tố Y lẳng lặng nghe, thỉnh thoảng vỗ sau lưng tổ phụ cảm xúc bị kích động, nhằm ông giúp ông thả lỏng. Càng về sau, luận điểm của học giả Pháp gia (4) càng sắc bén, dần dần làm cho những người còn lại không cách nào chống đỡ được. Là lực lượng nòng cốt của học phái Nho gia, tổ phụ nàng phải thừa nhận nhiều chất vấn nhất, rõ ràng đầy bụng tài học, lại hết lần này tới lần khác không cách nào mở miệng ra giải thích được.
 
(4) Pháp gia là một trường phái tư tưởng có mục đích tiếp cận tới cách phân tích các vấn đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ logic lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn bản pháp luật ứng dụng, ví dụ như một hiến pháp, pháp chế, hay quy tắc dựa theo phong tục tập quán (case law), hơn là nhắm tới xã hội, kinh tế, hay tình huống chính trị. (Wikipedia)
 
Mắt thấy tổ phụ bị bức đến góc chết, văn sĩ cùng học phái hướng tới ánh mắt lo lắng bất mãn, môi Quan Tố Y hơi giật giật, tựa như đang xem xét. Xuyên thấu qua tấm màn đen mông lung, nàng đang nhìn chằm chằm nam tử trung niên đang ẩn mình trong đám người, người có một chòm râu dê, tướng mạo cực kỳ nho nhã tuấn dật. Đó là Từ Quảng Chí, người sau này đại diện mở đường sáng lập lý học của Từ thị, cũng là một đời người được Thánh Nguyên Đế tôn làm Bán Thánh Nho học.
 
Lúc này hắn mặc dù còn chưa có tiếng tăm gì, nhưng Quan Tố Y biết, qua một lát nữa, đợi đến khi tổ phụ bị người ép đến mức hộc máu, hắn sẽ đứng lên, ừng bước từng bước bác bỏ tất cả học giả ở đây, từ đó dựng nên thanh danh của mình. Cụ thể cường thế như Pháp gia, giỏi biện thuyết như Tung hoành gia, cũng bại dưới cái lưỡi khéo léo của hắn. Chính nhờ vào biểu hiện đặc sắc của hội văn lần này, hắn một lần xuất hiện trở thành nhân vật tiêu biểu của Nho giáo, cuối cùng bước lên con đường làm quan, bước một bước mây xanh.
 
Quan Tố Y cũng không cho rằng mình có năng lực thay đổi thời đại này, cũng không muốn cùng Từ Quảng Chí tranh thắng thua cao thấp, nàng chỉ là không bao giờ muốn người này giẫm lên tổ phụ để lên chức, càng không muốn nhìn tổ phụ đắm chìm trong lần thất bại này, từ nay về sau không gượng dậy nổi. Kiếp trước nàng cũng giống như bây giờ, ngồi bên cạnh tổ phụ nghe, cố ý vì tổ phụ cãi lại vài câu, cuối cùng ngại lễ nghĩa không dám nói bừa, cho đến khi tổ phụ bỗng nhiên hộc máu mới hối hận không kịp. Đời này cấp bậc lễ nghĩa gì đó, nữ tử không tài chính là đức gì đó, đều đi gặp quỷ đi.
 
Nghĩ đến đây, Quan Tố Y bỗng nhiên đè lại tay trái đang run rẩy của tổ phụ, từ từ mở miệng, "Nếu luận bàn về Bách Gia Chư Tử, coi như là coi trọng Nho gia."
 
Hiện trường yên tĩnh một lát, Từ Quảng Chí đang chuẩn bị cất bước ra yên lặng lui về, ánh mắt lạnh như băng chiếu vào nữ tử đội mịch ly màu đen ý đồ dò xét.
 
Quan Tố Y uống một ngụm trà nóng, không nhanh không chậm nói: "Từ xưa Thánh nhân đã tôn sùng lễ giáo, dùng lễ đối đãi người, lấy lễ trị quốc gia. Cho nên, có lễ trước rồi sau đó có dòng tộc, sau đó có làng xã, và đến đất nước. Tiêu diệt quân thù, thống nhất đất nước, mà tông pháp lễ giáo luôn tồn tạo, tông pháp lễ giáo tồn tại, thì nhân dân cũng thuận theo. Đây chính là lời thánh nhân nói 'không biết lễ, không thể đứng vững'. Lễ nhạc không hưng thịnh, thì hình phạt không dùng được; hình phạt không dùng được, thì dân không có gì hành động sai..." Nàng ngược lại nhìn về phía học giả Pháp gia đang hùng hổ dọa người, tiếp tục nói: "Pháp gia cái gọi là "Định phân đình tranh, hưng công sợ bạo" (Đặt ra tranh chấp và ngăn chặn xung đột, lập thành tích và sợ bạo lực), lập ra đủ loại luật lệnh, lấy tông pháp lễ giáo làm cơ sở, làm sao có tư cách khoa tay múa chân đối với Nho gia tôn theo lễ xưa, càng thêm chê bai. Luân lý làm người chính là đạo lí cơ sở, lễ giáo chính là nền móng của Vương hóa, sở hữu tất cả học thuyết đều không trốn thoát khỏi hai vòng vây này, vì vậy, Nho gia coi trọng luân lí làm người, tuân lễ giáo chính là hoàn toàn xứng đáng với học thuật Chí Tôn. Thánh nhân nói: 'Lấy luật pháp mà hướng đạo dân, lấy hình phạt để sửa đổi dân, dân không phạm tội nhưng không biết liêm sỉ; lấy đức để hướng đạo dân, lấy lễ để sửa đổi dân, dân biết liêm sỉ và hướng thiện', đây mới thực sự là công giáo hóa, đạo trị dân."
 
Nàng vừa dứt lời, các học giả Nho giáo liền nhao nhao vỗ tay khen ngợi. Từ Quảng Chí rũ mắt suy nghĩ kỹ, vạn lần không ngờ nữ tử này lại có vài phần tài học, từ cơ sở lập pháp đi bác bỏ Pháp gia, quả thực sắc bén, nhưng cũng không phải là không có sơ hở. Hắn trong nháy mắt liền nghĩ ra vô số sai sót, chỉ chờ học giả Pháp gia đem người này bức đến đường cùng lại đến ra oai.
 
Quan lão gia tử thở phào nhẹ nhõm, vui mừng vỗ vỗ mu bàn tay cháu gái. Ông chỉ có được một đứa cháu gái ruột như vậy, từ nhỏ đã dạy cho đạo quân tử, quân tử lục nghệ cũng chưa bao giờ bỏ qua, đầy bụng tài học có thể so với học giả uyên thâm đương thời. Chỉ cần nàng chịu mở miệng, ứng phó loại tình huống này tất nhiên là dư dả.
 
Nói đến nhân luân lễ giáo, các học giả ở đây đều cảm thấy rất khó giải quyết. Cho dù có phản đối học thuật Nho gia như thế nào, bọn họ cũng không dám nói học phái của mình thoát khỏi nhân luân lễ giáo mà tồn tại, vậy liền thành dị đoan, thậm chí là tà phái, nhất định sẽ bị người đời dùng ngòi bút làm vũ khí.
 
Đám người còn đang suy nghĩ, Quan Tố Y chạm vào chén trà, ôn nhu khuyên giải: "Tổ phụ đừng vội, người hãy thong thả uống một ngụm trà nóng. Thánh nhân cũng nói: 'Quân tử lời nói cẩn thận, làm việc hành động nhanh nhẹn'. Miệng lưỡi không trôi chảy cũng không phải lỗi của người, quý ở tấm lòng."
 
Nghe xong lời này, các học giả Nho gia vốn có chút bất mãn với lão gia tử nhao nhao tự kiểm điểm, mặt lộ vẻ hổ thẹn. Mà Quan lão gia tử triệt để thoải mái, vuốt râu mà cười.
 
Quan Tố Y thấy sắc mặt tái nhợt của tổ phụ dần dần hồi phục, lúc này mới buông lỏng trái tim treo lơ lửng, nói với học giả Pháp gia đang muốn đứng dậy bác bỏ mình, "Quản Trọng dùng Pháp hưng Tề, hết một đời, Tề vong; Lý Khôi dùng Pháp hưng Ngụy, hết một đời, Ngụy vong; Ngô Khởi dùng Pháp hưng Sở, hết một đời, Sở vong; Thương Ưởng dùng Pháp hưng Tần, cuối cùng cũng thống nhất Trung Nguyên thành lập sự thống trị, nhưng hết một đời, rồi sau đó quần hùng tranh giành, xã tắc sụp đổ. Các nước dùng Pháp mà hưng thịnh, bạo chính mà chết, xin hỏi chư vị mọi người đây là vì sao? Đạo Pháp gia vĩnh viễn lại ở nơi nào? Nếu ngay cả vấn đề này cũng không thể giải đáp, các ngươi luôn mồm chăm lo việc nước, dùng pháp cường quốc, chẳng phải là chuyện cười hay sao?"
 
Lời này vừa nói ra toàn trường đều im lặng. Xuyên suốt lịch sử, biến pháp cải cách hoàn toàn chính xác giúp nhiều quốc gia trở nên hưng thịnh, nhưng cũng cực nhanh đẩy chúng về phía diệt vong, đây cũng chính xác là nhược điểm lớn nhất của Pháp gia. Nhưng mà nhược điểm này đến cuối cùng là cái gì, lại không ai nói rõ ràng được, cũng nghĩ không ra. Câu hỏi của nữ tử như môt con dao găm đâm vào trái tim, chính giữa chỗ yếu hại.
 
Các học giả Pháp gia xấu hổ, quẫn bách, mà Quan Tố Y đã đỡ tổ phụ đứng dậy, hành lễ cáo từ. Các vị học giả vội vàng đứng dậy đưa tiễn, liên tiếp hướng Quan lão gia tử chắp tay thi lễ, khen ngợi gia đình ông có học sâu xa, giáo dục có phương pháp. Từ Quảng Chí vốn có rất nhiều chuyện muốn nói thấy những người còn lại tất cả đều tản đi, mặc dù mặt ngoài nói cười, nhưng bên trong lại thầm hận không thôi.
 
Quan Tố Y muốn chính là hắn có lời mà không thể nói, có chí không được khoe, lúc này mới ném ngoài mấy vấn đề khuấy động Hội Văn. Nếu Từ Quảng Chí muốn nổi danh bước lên con đường làm quan, chỉ cần tìm cơ hội khác, nhưng nếu hắn dám đem tổ phụ coi như đá kê chân, đời này nàng sẽ không làm hắn được như ý nguyện.
 
Sau khi một đám người rời đi, các vị nữ tử cũng cảm thấy không thú vị, tụm năm tụm ba kết bạn rời đi. Một nam tử dáng người cường tráng, khuôn mặt cương nghị từ phía sau núi giả đi ra, nhìn chằm chằm phương hướng ông cháu Quan gia rời đi như có điều suy nghĩ. Đi theo bên cạnh hắn là một lão nhân mặt trắng không râu, giọng nói sắc bén tán thưởng nói: "Đều nói nữ tử Trung Nguyên mỗi người đều đầy bụng tài học, có tri thức hiểu lễ nghĩa, cũng không phải là nói quá."
 
Thấy nam tử nhướng mày cười trào phúng, lão nhân chuyển đề tài: "Nhưng tầm mắt có hạn, cuối cùng vẫn hẹp." Chủ nhân mặc dù mời danh sĩ khắp nơi, ý đồ hướng bọn họ thỉnh giáo đạo trị quốc, nhưng trong lòng đã sớm có chủ trương. Trên bàn hắn bày biện đều là điển tịch Pháp gia, tôn sùng cũng đều là học giả Pháp gia, rõ ràng vô cùng coi trọng Pháp gia. Mà chờ một thời gian nữa, thời đại Bách Gia Chư Tử rất nhanh sẽ qua đi, tương lai chắn chắn sẽ là đạo của Pháp gia thịnh hành, mà biến pháp cải cách sắp xảy ra rồi.
 
Nam tử cười như không cười liếc lão già một cái, giọng nói trầm thấp thuần hậu: "Phái người đi điều tra hai ông cháu vừa rồi." Trong lòng thì suy nghĩ sâu xa: Con đường lâu dài của Pháp gia ở đâu? Đó thực sự là một vấn đề.
 
Không khí hơi dao động, một lát sau, tử sĩ ẩn nấp trong bóng tối lặng yên không một tiếng động rời đi,  điều tra bối cảnh Quan gia.
 

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc