Sau Khi Thành Góa Phụ, Ta Bỗng Được Trọng Sinh

Chương 11

Trước Sau

break

Bữa gia yến dịp Đoan Ngọ này, vì đôi phu thê Tôn thị và Trần Đình Giám đều đoán rằng con dâu là công chúa sẽ không xuất hiện, nên chỗ ngồi vẫn được sắp xếp như mọi khi.

Cũng chỉ có phu thê Trần Đình Giám và phu thê Trần Đình Thực ngồi trên hai ghế chủ tọa ở phía bắc, hai bên trái phải sắp xếp xuống hai hàng lần lượt là Trần Bá Tông, Trần Hiếu Tông, Trần Kính Tông, Trần Kế Tông ngồi cùng với thê tử của họ. Mấy đứa nhỏ thì ngồi ở ghế nhỏ phía sau phụ mẫu chúng.

Nhưng Hoa Dương mà đến thì thân phận của nàng mới là tôn quý nhất.

Trần Đình Thực chỉ mải lo lắng nhưng may ra đầu óc của Tề thị lại nhanh nhẹn hơn ông ta. Sau khi hành lễ, bà ta cười lấy lòng với Hoa Dương, sau đấy thì nói với Tôn Thị: “ Đại tẩu, để công chúa ngồi ghế chủ tiệc ở bên này đi, bọn ta xuống bên dưới ngồi.”

 

Tôn thị quay sang nhìn trượng phu, công chúa ngồi ở vị trí chủ tiệc là phải, nhưng mà còn Lão Tứ thì sao, nó còn không biết xấu hổ mà ngồi cao hơn cả thúc phụ và những ca ca khác?

Không đợi Trần Đình Giám mở lời, Hoa Dương đã chủ động nói: “Trong nhà theo bối phận là được, ta ngồi cạnh phò mã.”

Trần Kính Tông nghe thấy xong thì dẫn nàng đến bên cạnh cái bàn ngoài cùng, bên trái cạnh lối vào nhà chính.

Nhìn thấy như vậy, Trần Đình Giám cười: “Công chúa không câu nệ tiểu tiết, vậy thì cứ ngồi như vậy đi.”

 

Mọi người một lần nữa ngồi lại vào chỗ.

 

Chỉ là có sự xuất hiện của Hoa Dương, bầu không khí của buổi tiệc cũng không thể nào trở nên thoải mái như lúc trước. Nhìn thấy bữa tiệc sắp rơi vào khung cảnh tĩnh mịch này, Uyển Nghi lanh trí đi đến bên cạnh Hoa Dương, bàn tay nhỏ nhắn trắng ngần đưa cho nàng vòng tay được tết bởi chỉ ngũ sắc: “ Tứ thẩm, để đón tết Đoan Ngọ nên con đã tết một vài sợi ngũ sắc lại. Con đã đưa cho tổ mẫu, Đường tổ mẫu với cả mẫu thân của con và cũng như cho các thẩm tẩu khác. Cái này là tặng cho người, người nhìn xem có thích không?”

 

Nghe nói trong Tết Đoan Ngọ đeo chỉ ngũ sắc thì có có thể tránh tà, vừa có thể cầu phúc lành.

Lúc Hoa Dương bảy, tám tuổi cũng đã từng tết cái này rồi, nhưng lớn thêm mấy tuổi nữa thì cũng chán dần.

“ Thích lắm, Uyển Nghi càng ngày càng khéo tay rồi.”

 

Hai mắt của Uyển Nghi sáng lên: “Để con đeo lên cho Tứ Thẩm.”

Hoa Dương cười rồi đưa tay ra.

Nàng khẽ nhấc tay áo lên, để lộ ra cổ tay trắng như tuyết, chẳng qua vị trí thấp hơn bàn tiệc, lại vừa khéo bị thân hình cao lớn của Trần Kính Tông che khuất.

Vì vậy, cổ tay đẹp đẽ đấy chỉ có hai chú cháu nhà Trần Kính Tông mới nhìn thấy.

Trần Kính Tông không thể không nghĩ đến cảnh hai cổ tay mảnh mai của nàng từng bị hắn nắm gọn trong một tay, giơ lên trên đầu, tạo nên một bức tranh đầy khêu gợi.

 

Trên bàn có trà nguội, Trần Kính Tông cầm lấy chén trà, ngửa đầu uống cạn trong một hơi.

Phóng khoáng là phóng khoáng, không cần phải phân biệt hoàn cảnh.

Trần Đình Giám âm thầm trừng mắt một cái, người ta có câu gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, công chúa tôn quý như thế, Lão Tứ sao có thể vụng về như vậy.

Tôn thị tranh thủ cơ hội cười nói với Tề thị để xoa dịu không khí.

 

Tam lang ham ăn thì âm thầm kéo tay áo của mẫu thân, La Ngọc Yến lắc đầu với con trai, bảo con mình nhịn thêm một lúc nữa.

 

Sau một chén trà, Tôn thị phân phó đại nha hoàn đi truyền món ăn từ nhà bếp lên.

 

Rất nhanh, các tiểu nha hoàn mang khay vào một cách trật tự, mỗi mâm đều có một đĩa bốn chiếc bánh ú cuốn bằng lá trúc, một đĩa bánh đậu xanh và kèm thêm bốn món chay. 

 

Bánh ú cuốn bằng lá trúc vừa được lấy ra khỏi nồi, vẫn còn bốc khói trắng nghi ngút. Các tiểu nha hoàn thành thạo bóc lớp lá, cúi đầu lui ra.

Bốn chiếc bánh ú, một chiếc bánh ú không nhân chấm với đường, một chiếc nhân đậu sa, một chiếc nhân mứt táo, và một chiếc nhân lòng đỏ trứng.

Trần Kính Tông hỏi Hoa Dương: “ Nàng muốn ăn loại nào?’’

Hoa Dương gắp lấy chiếc bánh ú nhân mứt táo, nhẹ giọng nói: “Ta chỉ ăn một cái là đủ rồi.”

Nàng ăn rất chậm rãi, còn Trần Kính Tông cố gắng tưởng tượng miếng bánh ú mình đang ăn ở trong miệng là bánh ú nhân thịt, ăn một cách vô vị. Đột nhiên, có tiếng khóc nghẹn ngào vang lên, giống như là tiếng của gà rừng bị người ta bóp cổ, rồi im bặt.

Đôi phu thê đồng thời đều ngẩng đầu lên.

 

Ở ghế chủ tiệc phía bên phải, Tề thị đang dùng khăn tay để che mặt lại, thấy mọi người đều nhìn về phía bà ta, bà ta dứt khoát không che giấu nữa, bật khóc thành tiếng.

Trần Đình Thực ngượng ngùng thay bà ta, bất lực mắng: “Đang yên đang lành, bà khóc cái gì?”

Tề thị nức nở vài tiếng, vừa lấy khăn lau khóe mắt, vừa nghẹn ngào nói: “Ta nhớ lão thái thái quá, mỗi năm đến dịp lễ tết, người đều nhắc nhở cả gia đình ta. Năm nay khó khăn lắm mới đông đủ như vậy, mà lão nhân gia lại không thể nhìn thấy.”

Ngay khi nghe thấy tiếng khóc, Hoa Dương đã đặt đũa xuống, lúc này nhìn về phía cha chồng thì thấy ông ngồi im lặng, hốc mắt dần dần ửng đỏ.

Bất kể Tề thị có giả vờ hay không, nhưng câu nói đấy có đứa con hiếu thảo nào nghe xong mà vẫn chịu được không?

 

Hoa Dương đã từng nghe nói rằng cha chồng xuất thân từ hàn môn. Lúc mới làm quan cũng sống trong công quán, nơi đó chỉ là cái viện thô sơ đơn giản, có mỗi hai phòng ở. Sau khi cha chồng thật sự có địa vị vững chắc ở trong kinh thành, có một căn nhà riêng thì ngay tức khắc đón mẫu thân, huynh đệ, thê tử và con cái từ dưới quê lên. Chẳng qua là lão thái thái thích sự tự do ở dưới quê hơn, cộng thêm với không thích ứng được khí hậu ở kinh thành nên cha chồng mới không còn cách nào khắc, đành để lão thái thái ở lại dưới quê.

 

Kinh thành cách Lăng Châu quá xa, dù quan lại ở kinh thành có một tháng nghỉ tết thì cha chồng cũng không mà về kịp để làm tròn chữ hiếu.

 

Cảm xúc nặng nề như thủy triều tràn ra ngoài, Tôn thị khóc, đại tẩu Du Tú khóc và tam tẩu La Ngọc Yến cũng cầm khăn tay lên lau nước mắt. Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông thì cúi đầu, dù không khóc nhưng mắt cũng ửng đỏ.

 

Hoa Dương đang quan sát họ, bỗng thấy Trần Kính Tông gắp chiếc bánh ú không nhân lên chấm đường một cách tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra, cắn một miếng hết phân nửa chiếc bánh.

Tuy rằng hắn không phát ra tiếng động gì lớn, nhưng cả gia đình đều đang im lặng. Chỉ có hắn ra tay thì ai mà không nhìn thấy được chứ?

Hoa Dương tỏ vẻ như không nghe thấy gì, nhưng tay trái của nàng lại âm thầm véo mạnh lên đùi của Trần Kính Tông.

Trần Kính Tông vốn dĩ cầm đũa bằng tay phải, đột nhiên buông đũa rồi nhanh chóng hạ tay xuống, kịp thời nắm lấy tay nàng trước khi nàng rút lại, nắm thật chặt.

Hắn không chỉ đơn thuần nắm tay, mà còn dùng đầu ngón tay có vết chai của mình nhẹ nhàng vuốt ve lòng bàn tay mềm mại của nàng từng chút một.

Giống như một thợ săn chờ đợi con mồi, khó khăn lắm mới bắt được chân con thỏ, dù không ăn cũng phải giải cơn thèm.

Hoa Dương: …

 

Dưới ánh mắt của bao người, nàng không dám động đậy linh tinh, nhưng mặt thì dần dần ửng đỏ lên, từ lòng bàn tay thì truyền đến từng trận tê dại.

Cũng may, người ngoài đều  hiểu nhầm sắc mặt nàng thành sự xấu hổ vì có một phò mã là thằng cháu  “bất hiếu”  như Trần Kính Tông.

Tề thị biết rõ Trần Kính Tông từ trước đến nay luôn là dạng người quỷ dị của đại phòng, người ghét chó chê. Bà ta vẫn đang oán hận vì cú đá mà Trần Kính Tông đã giáng vào con trai mình. Lúc này, thấy Trần Kính Tông tự dâng điểm yếu lên, Tề thị liền lau nước mắt nói: "Kính Tông à, lúc lão thái thái còn sống thương ngươi nhất, vậy mà ngươi không nhớ người chút nào sao?”

 

Trần Kính Tông đang nắm chặt tay của người vợ đẹp, mềm mại như không có xương nên tâm trạng rất tốt, còn quay sang cười với Tề thị: "Nhớ chứ. Nhưng nếu cứ phải khóc thì mới được coi là nhớ, vậy lúc mấy người không khóc thì chẳng phải là không nhớ gì đến lão thái thái sao?"

 

Tề thị suýt thì bị câu nói này làm cho nghẹn họng!

Ngay cả những người có học thức uyên bác như Trần Đình Giám, Trần Bá Tông, Trần Hiếu Tông, cùng các trạng nguyên, thám hoa cũ và mới, cũng không biết phải phản bác lời của Trần Kính Tông như thế nào.

Tôn thị đứng ra giảng hòa: “Được rồi, được rồi, đang đón tết mà, mọi người tiếp tục ăn đi. Lão thái thái rất nhân từ, chắc chắn cũng không muốn thấy chúng ta vì người mà bỏ ăn bỏ uống.”

Nghe lời này, mọi người mới lần lượt cầm đũa lên.

Trần Kính Tông lặng lẽ buông tay Hoa Dương.

 

Hoa Dương bình tĩnh ăn tiếp bánh ú, nhưng trong lòng đã sớm nhốt Trần Kính Tông vào một căn phòng với mười lớp khóa, xem hắn còn động đậy thế nào.

 

Gia yến kết thúc, Trần Đình Giám đưa hết nam đinh đi, chỉ còn các nữ quyến vẫn tiếp tục ở lại Đạm Viễn Đường.

Với tính cách kiếp trước của Hoa Dương, nàng sẽ không ở lại nghe chuyện của trưởng bối, nhưng hiện tại nàng còn có toan tính khác, nên cười ngồi xuống bên cạnh mẹ chồng.

Tôn thị giấu đi sự khó hiểu trong lòng, nói với Tề thị: “Ta thấy phía sau nhà chúng ta đã xây thêm ba bức tường, có phải là định mở rộng trạch viện không?”

Tề thị liếc nhìn về phía Hoa Dương rồi đáp: “Trước đây chẳng phải đã nói với đại tẩu rồi sao. Vào tháng Giêng khi sửa sang lại trạch viện, vì sợ gạch không đủ nên mua thừa, mà trả lại thì khó, cứ để đấy thì cũng phí, nên ở phía sau dựng tạm mấy bức tường. Sau này có làm hoa viên hay phòng ốc cho con cháu lớn lên thì hoàn toàn nghe theo đại ca và đại tẩu hết.”

La Ngọc Yến nhìn về phía Hoa Dương, trạch viện bên Trần gia chẳng thấy sửa chữa nhiều, chỉ có Tứ Nghi Đường là mới xây.

Hoa Dương thong thả uống trà. Nàng đi ngàn dặm về đây để chịu tang lão thái thái, trạch viện của Trần lại nhỏ, không xây nhà mới cho nàng, chẳng lẽ nào còn bắt phu thê nàng chen chúc với huynh tẩu ở cùng một chỗ?

 

Chẳng qua là mấy việc này đều do Trần Đình Thực và Tề thị phụ trách. Kiếp trước, đôi phu thê này còn dám ngang nhiên nhận hối lộ mười hai vạn lượng bạc trắng từ bọn cường hào và quan viên địa phương. Lần này, cha chồng gửi bạc về, chắc chắn Tề thị sẽ không dùng hết số bạc đó cho Tứ Nghi Đường và tang sự của lão thái thái. Khó mà không tránh khỏi việc dùng đồ kém chất lượng và làm giả sổ sách để bỏ túi riêng.

 

Tề thị …

Hoa Dương lại nhìn về phía người phụ nữ mặc bộ đồ trắng rất đẹp, đang ngồi tỏ vẻ kính cẩn bên mẹ chồng.

Tề thị có cảm giác gì đó, nhưng khi bà ta quay đầu nhìn sang thì chỉ thấy công chúa với dáng vẻ như tiên nữ đang thong dong thưởng trà, gương mặt trắng ngần không tì vết. Tề thị vẫn luôn tự kiêu mình là người đẹp nhất trong trấn, nhưng khi gặp công chúa, bà ta mới hiểu thế nào là ếch ngồi đáy giếng.

Chỉ qua là, khi nghĩ đến mỹ nhân cao quý như vậy mà rơi vào tay thằng cháu Trần Kính Tông lỗ mãng kia. Mỗi đêm đều giống bà ta, như mấy dân phụ phải phục vụ mấy tên nam nhân thô lỗ thì Tề thị mới cảm thấy dễ chịu hơn. Bà ta cảm thấy giữa bà ta và mấy vị cành vàng lá ngọc trong cung cũng không khác biệt là mấy.

Tôn thị vẫn tiếp tục nói: “Đại Lang và bọn nhỏ vẫn còn nhỏ, việc mở rộng trạch viện không cần vội, ý của lão gia là tạm thời chia mảnh đất đó thành hai khu vườn chia thành hai viện phía Đông và phía Tây. Tây viện cho nữ quyến chúng ta trồng cây trồng hoa, còn Đông viện để nam nhân bọn họ tự  canh tác đất đai. Cho bọn họ chân chính trải nghiệm nỗi khổ của người dân cày ruộng, sau này làm quan mới hiểu được việc phải luôn luôn nghĩ cho bách tính.”

Nói thì dễ nghe, nhưng thật chất chỉ là tìm việc cho cả nhà làm để giết thời gian, tránh cho mọi người rảnh rỗi đến mức sinh bệnh.

Hoa Dương phụ họa với mẹ chồng: “Phụ thân chăm lo cho bách tính như vậy, chẳng trách được hoàng thượng coi trọng.”

Có sự ủng hộ của nàng, việc này coi như đã được quyết định.

 

Khi Hoa Dương quay trở về Tứ Nghi Đường, Trần Kính Tông vẫn còn chưa về.

 

Nàng cởi giày ra, tìm một tư thế thoải mái nhất nằm lên giường.

 

Bầu trời ngoài cửa sổ

xanh thẳm, từng chiếc lá du mượt mà  nhỏ nhắn, xanh tươi như được rửa sạch.


 

Thời tiết đã trở nên nóng hơn rồi, Hoa Dương vừa phe phẩy chiếc quạt tròn vừa nhớ lại những gì đã thấy sáng nay, đặc biệt là Trần Đình Thực và phu thê Tề thị.

Kiếp trước, chiếu chỉ buộc tội Trần gia do đệ đệ nàng  ban hành đã liệt kê bảy tội danh của cha chồng, một trong số đó là tham ô và nhận hối lộ.


 

Hoa Dương đã xem qua hồ sơ tra án của Cẩm Y Vệ, về tội tham ô và nhận hối lộ của cha chồng. Cẩm Y Vệ chỉ thu được hơn ba vạn lượng bạc tại Trần trạch ở Kinh thành, trên sổ sách của Trần gia ghi rất rõ ràng, số bạc lớn này đều là phần thưởng của phụ hoàng ban thưởng, khoản nào cũng có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, Cẩm Y Vệ lại phát hiện ra mười hai vạn lượng bạc tại Lăng Châu ở Trần Trạch, cùng với một quyển sổ mật rất quan trọng.

Trên sổ sách ghi rõ từng khoản mà quan viên địa phương và cường hào gửi đến tổ trạch trong suốt mấy chục năm cha chồng làm quan.

Triều đình đã quy kết cuốn sổ này là tội của cha chồng.

Người sáng suốt đều nhận ra, mười hai vạn lượng bạc này là do phu thê Trần Đình Thực và Tề thị nhận lấy sau lưng cha chồng đang ở Kinh thành, vì vậy số bạc được giấu trong Đông viện của phu thê họ ở, còn sổ sách lại cất trong rương hồi môn của Tề thị.

Kiếp trước khi Hoa Dương đến Lăng Châu, nàng trong lòng không vui, phần lớn thời gian đều  ở trong Tứ Nghi Đường, không hề có một chút hứng thú nào muốn đi tìm hiểu có chuyện đang xảy ra tại Trần gia,  càng không để đôi thường dân ở thị trấn nhỏ bé là Trần Đình Thực và Tề thị vào trong mắt. Sau khi sống lại, Hoa Dương nhớ đến món nợ  “tham ô nhận hối lộ” của Trần gia nên đã cố ý phái Trân Nhi và Châu Nhi đi nghe ngóng về tính cách của một nhà năm người trong Đông viện.

Trần Đình Thực, nói dễ nghe là thật thà chất phác còn nói khó nghe thì là nhu nhược vô dụng, chuyện lớn nhỏ trong nhà đều không làm chủ được.

Tề thị thì thông minh và lợi hại hơn, nắm giữ mọi chuyện trong Trần gia, nói một là một, hai là hai.

 

Trần Kế Tông là con trai duy nhất của đôi phu thê này, người cha nhu nhược kia không quản nổi hắn ta, Tề thị quản được nhưng lại chọn cách chiều chuộng con cái, khiến Trần Kế Tông trở thành một kẻ ác bá ở Trấn Thạch Kiều.

Còn về thê tử và con cái của Trần Kế Tông, một người thì nghe lời Tề thị răm rắp, một người thì vẫn còn nằm trong tã, đều không cần quan tâm.

Về mười hai vạn lượng bạc đấy, Hoa Dương suy đoán Tề thị mới là chủ mưu, Trần Đình Thực không có cái gan để tham ô từng đấy.

 

Tham vọng của Tề thị thể hiện ở các phương diện, trước khi cha chồng đưa bọn họ về, đại quản sự của tổ trạch còn là biểu ca của Tề thị!

 

Đột nhiên, một bàn tay to lớn đặt lên đùi nàng.

Hoa Dương bị dọa một phen, chiếc quạt cầm trong tay đã theo bản năng đánh xuống.

“Bốp!” một tiếng, mặt quạt đập mạnh vào tay Trần Kính Tông.

Nhìn thấy là hắn, Hoa Dương đang nửa ngồi bật dậy tức giận đá mạnh qua.

Trần Kính Tông nắm chặt lấy mắt cá chân của nàng dễ như trở bàn tay. Nhìn khuôn mặt tức giận của Hoa Dương, hắn cười khẽ, ánh mắt dần chuyển xuống dưới.

Hoa Dương đang mặc váy, giờ một chân bị hắn nắm lấy, nghĩ thôi cũng biết hắn có thể nhìn thấy gì.

Ngay tức khắc nàng kéo váy che lại!

Trần Kính Tông ấn chân nàng xuống, như có như không vuốt ve chân nàng,  làm những chuyện ngả ngớn, nhưng lại quay sang hỏi Hoa Dương: “Sáng nay ăn tiệc, tại sao nàng lại sờ đùi ta?”

Hoa Dương : ...

 

Hắn sao lại có mặt mũi nói ra chuyện này!

 

“Cái đó gọi là sờ à? Mọi người đều đang thương tiếc cho lão thái thái, ngươi đến giả vờ cũng không thèm diễn một tí, nên ta mới véo ngươi để nhắc nhở.”

Vẻ mặt của Trần Kính Tông ngạc nhiên: “Véo? Được rồi, tại ta da dày thịt thô, còn tưởng rằng nàng có ý định gì đen tối với ta.”

Hoa Dương: ...

Trần Kính Tông buông mắt cá chân nàng xuống, ngồi xuống bên cạnh, thăm dò nàng: “ Đang nghĩ gì thế? Lúc trước mỗi khi ta vào, nàng đều như phòng ta như phòng sói vậy.”.

 

Vừa nãy khi hắn bước vào cửa, nhìn thấy nàng đang nằm trên giường với bóng lưng uyển chuyển, trông lười biếng mà lại quyến rũ.

Hoa Dương không thèm để ý đến sự thiếu đứng đắn của hắn, rút chân về lại dưới váy, phe phẩy quạt, nói khẽ: “Do nhân duyên của ngươi quá kém, ngay cả phụ thân cũng không ưa ngươi, nhị thẩm cũng bất mãn với ngươi. Sáng nay, nếu không phải ngươi mặt dày, đổi lại là người khác chắc đã phải quỳ xuống sám hối rồi.”

Trần Kính Tông nhìn khuôn mặt lúc ẩn lúc hiện sau chiếc quạt tròn của nàng, ngạc nhiên hỏi: “Khi nào nàng lại quan tâm đến chuyện nhà ta như thế?”

Vị công chúa cao cao tại thượng này, trước giờ chưa từng hạ mình để bàn luận chuyện thị phi trong nhà.

Hoa Dương hừ một tiếng, nói: “Ai bảo ta gả cho ngươi, nên cũng phải đề phòng người khác vì ngươi mà đến giận cá chém thớt ta chứ.”

Trần Kính Tông: “Cái này thì nàng cứ yên tâm, mấy người kia có mà ăn gan hùm mật gấu cũng không dám chọc đến cành vàng lá ngọc ở trong cung.”


 

Hoa Dương hạ quạt xuống, mất kiên nhẫn hỏi: “Ngươi chỉ cần nói rốt cuộc ngươi với Tề thị có quan hệ như thế nào.”

 

Trần Kính Tông: “Chẳng thế nào, ta người ghét chó căm, chẳng thân với bất kỳ ai.”

 

Hoa Dương cười một cái, hắn cũng biết thân biết phận đấy.

Tuy nhiên, việc Trần Kính Tông không kính trọng Tề thị như thẩm mẫu lại là tin tốt đối với nàng, sau này sẽ thuận tiện hơn cho nàng hành động.

Tại sao đệ đệ lại hận cha chồng như vậy, sau khi nàng về kinh sẽ để ý kĩ hơn, sau đó thì nghĩ cách để hóa giải.

Nhưng trước đó, nàng phải nhổ bỏ gốc rễ tai họa ở tổ trạch của Trần gia. Chỉ cần nàng khiến những “tội danh” của cha chồng không thể thành hiện thực. Sau này dù đệ đệ có muốn thanh toán Trần gia mà thiếu đi chứng cứ quan trọng, cùng lắm là bãi quan Trần Bá Tông và những người khác, không đến mức bị đày đi biên cương nghiêm trọng như trước nữa.

 

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc