Nàng hỏi lại: "ŧıểυ thừa và Đại thừa có gì khác nhau? Không phải tất cả đều là tu Phật sao?”
"Lời nói này của nữ thí chủ sai rồi, hạch tâm kinh nghĩa của ŧıểυ thừa chủ yếu độ mình, giải thoát khỏi biển khổ trần gian, đến bờ Bỉ Ngạn, Đại thừa thì phổ độ chúng sinh, vì người trên thế gian.”
Hoa Thiên Ngộ giật mình nói: "A! Hiểu rồi, là lợi ích của mình và lợi ích của người khác.” Nàng tổng kết rất đúng chỗ.
Thường Tuệ hơi dừng một chút, lại nói: "Cũng có thể nói như vậy.”
Nàng lại hỏi: "Vậy các ngươi tin vào ŧıểυ thừa hay là Đại thừa?”
Thường Tuệ gật đầu, có chút kiêu ngạo nói: "Đương nhiên là Đại thừa.”
Hoa Thiên Ngộ hơi mỉm cười, may mà không phải là một đám đần xả thân vì người khác à.
Nàng nhìn về phía hai người đứng đối lập, khóe miệng hàm chứa nụ cười thú vị, nàng nói: "Ngươi cảm thấy sư thúc các ngươi sẽ thắng sao?”
"Đương nhiên rồi, sư thúc trời sinh có tuệ căn, tuổi trẻ đã thành danh, phật pháp uyên thâm, ở Trung Nguyên biện kinh với người khác còn chưa từng thua.”
Thiếu niên thiên tài, thông minh siêu phàm, khó trách luôn cảm thấy hắn khí độ bất phàm, thì ra không phải là một hòa thượng bình thường.
Lúc này biện kinh đã đi đến hồi kết, tăng nhân Tây Vực ủ rũ liên tục thở dài, cả người đều ỉu xìu, hắn thi lễ với Pháp Hiển, lại nói một chuỗi lời, đoán chừng là khen lấy khen để sau khi nhận thua.
Pháp Hiển cười ôn hòa nói với hắn mấy câu, sắc mặt tăng nhân Tây Vực thay đổi lớn, kích động nói xong lại tôn kính thi lễ chào tạm biệt.
Người qua đường vây xem, nhao nhao vỗ tay khen ngợi, tiếng khen ngợi không dứt bên tai, vẻ mặt Pháp Hiển vẫn lạnh nhạt như trước, không sợ hãi vinh nhục.
Biện kinh kết thúc, người qua đường cũng nhao nhao tản ra, “ai về nhà nấy”.
Thấy Pháp Hiển nhìn về phía bên này, Hoa Thiên Ngộ mỉm cười.
Nàng một chút cũng không vì vừa rồi không nhìn người khác mà cảm thấy xấu hổ, sắc mặt thong dong hỏi: "Pháp sư, vừa rồi đã nói gì với hắn ta?”
Pháp Hiển thần sắc ôn hòa, giọng điệu thản nhiên nói: "Lọc tâm, độ mình khỏi bể khổ, đạt được tự tại, mà chúng sinh đắc độ, niết bàn4 siêu thoát, là được tự tại.”
Niết bàn4: là khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, mục đích chính cuối cùng của các nhà tu hành. Niết bàn được dịch âm từ gốc tiếng Phạn. Là tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận, ngu si trong tâm đã bị dập tắt, tâm trở nên trong sáng, mát mẻ, thanh lương, tịch tịnh, tĩnh lặng. Niết bàn là thái độ tâm hết sạch phiền não, rõ biết tất cả pháp là vô ngã, vô thường, và bất toại nguyện.
Cái quỷ gì vậy?