“Nhưng anh—”
“Không nhưng gì hết, anh chỉ cần làm theo em.”
“...Được thôi.”
Thang Viên tạm thời dự định bán cơm hộp cho công nhân. Nếu ra ngoài mở quầy hàng bán đồ ăn vặt, cô sẽ phải tìm chỗ bán phù hợp và mua các dụng cụ nấu ăn, điều này sẽ phải tốn không ít tiền.
Thời buổi này, chỉ cần ra ngoài bày đại một quầy hàng nhỏ cũng tốn đến hàng ngàn đồng rồi. Bạn thân Lâm Tương của cô, bán món thạch băng đơn giản mà cũng tốn mấy ngàn đồng tiền vốn.
Tốt hơn là bán cơm hộp trước đã. Cơm hộp làm ở nhà rồi mang đến công trường bán, không cần nhiều vốn. Hơn nữa, khách hàng mục tiêu là những người công nhân, không phải đứng chờ khách hàng đến mua trong cái nắng nóng rồi mới bắt đầu nấu, như thế sẽ tốn công sức hơn.
Cơm hộp hai món mặn, một món rau. Trước đây, Trương Phượng Hà thường làm thịt kho tàu, cá chiên giòn và rau xào đậu cô-ve. Thang Viên muốn thay đổi món, cô sẽ làm món thịt ba chỉ kho, trứng xào dưa chua và khoai tây chua cay.
Thịt ba chỉ kho là món ăn không thể thiếu trong những bữa tiệc ở quê nhà cô. Thang Viên rất thích món này. Nhớ lại hương vị của nó, cô đứng dậy: "Anh, đi thôi, đi mua đồ!”
Sau khi mua đồ về, Thang Viên đun nóng chảo, cho thịt ba chỉ vào áp chảo.
Làm thịt ba chỉ kho ngon thì khâu làm sạch da là vô cùng quan trọng. Nếu làm sạch kỹ, da khi ăn sẽ mềm và dẻo.
Cô áp chảo cho da thịt ba chỉ chuyển sang màu vàng, sau đó làm sạch da và đun sôi trong nước cùng gừng, hành lá và rượu nấu ăn. Sau khi đun sôi, cô giảm lửa và đun nhỏ.
Lúc thịt chín, Thang Viên đổ xì dầu vào rượu nấu. Đợi thịt nguội, cô thoa hỗn hợp nước xì dầu và rượu lên thịt. Sau đó, cô dùng dao đâm lỗ nhỏ trên da thịt để khi chiên, dầu không bắn lên người.
Dầu trong chảo bắt đầu nóng lên, đạt khoảng sáu phần nhiệt độ cần thiết. Đây là thời điểm lý tưởng để chiên thịt ba chỉ, thịt sẽ vàng đẹp mà không bị cháy.
Khi miếng thịt ba chỉ chạm vào dầu nóng, âm thanh xèo xèo vang lên. Những bọt dầu li ti liên tục phủ lên miếng thịt, làm cho nó dần chuyển sang màu vàng đỏ.
Mùi thịt chiên dần tỏa ra, thịt da giòn rụm, béo ngậy hấp dẫn không cưỡng lại được.
“Hít hà!” Thang Dương đang rửa rau, đầu cứ xoay về phía bếp, không ngừng nuốt nước bọt.
Thang Viên vỗ nhẹ vào anh: "Anh à, tập trung rửa rau đi, rửa sạch một chút.”
“Được rồi!” Anh nhanh chóng quay lại công việc.
Thịt ba chỉ được chiên xong, cô ngâm ngay vào nước lạnh. Sau đó cắt thành từng miếng vuông nhỏ.
Cô cho thịt vào tô, thêm gừng, hành lá, tỏi, hạt tiêu khô, muối, đường, rượu và xì dầu. Tiếp theo, cô cho thêm cải muối xào chín lên trên thịt và mang đi hấp trong nồi áp phần.
Thời gian trôi qua, mùi thịt nồng nàn tỏa ra, quyện với mùi thơm của cải muối, làm người ta thèm thuồng không thể cưỡng lại.
Thang Dương không thể chịu nổi nữa, anh đi đi lại lại bên bếp, muốn mở nắp nồi ra và chui vào hít lấy hít để.
Nhìn thấy anh như kiến bò trên chảo nóng, Thang Viên cười đùa: "Anh cứ như ba ngày chưa được ăn vậy đó.”
“Ai bảo em làm món này thơm quá cơ!” Thang Dương sắp xếp từng hộp cơm ra bàn.
Thang Viên định bán thử 20 phần trước nên đã chuẩn bị 20i hộp cơm.
Nửa tiếng sau, món thịt ba chỉ kho đã chín. Khi cô mở nắp nồi, mùi thơm ngào ngạt lập tức tràn ngập không khí.
...
Trên đường đến công trường, Thang Dương than vãn: "Em gái nè, cơm hộp nhà mình ngon như vậy mà chỉ bán 12 tệ, anh thấy lỗ quá!”
“Đầu tiên phải để khách hàng thử đã. Khi họ thấy ngon, sau này có tăng giá cũng không ngại, đúng không?”
“Cũng đúng ha.”
Nếu ngay từ đầu bán với giá cao, chắc chẳng ai dám thử đâu.
Thang Viên và Thang Dương không quay lại công trường cũ mà đi đến một công trường khác. Tài nghệ nấu nướng của cô bỗng dưng trở nên xuất sắc một cách bất ngờ, nếu quay lại nơi cũ bán, chắc chắn sẽ gây nghi ngờ. Để tránh những rắc rối không cần thiết, họ quyết định đến một công trường mới.
Lúc này, công nhân tan ca, họ dần ra ngoài tìm đồ ăn.
Lão Triệu khoác vai lão Vương: "Ông không vào căng-tin ăn à?”
“Tôi chẳng muốn ăn cơm căng-tin nữa, định ra ngoài xem có gì ăn không.”
“Tôi cũng chẳng muốn ăn cơm căng-tin, đi thôi, ra ngoài xem có gì mới.”
Sau khi lướt qua những quầy cơm hộp ngoài công trường, lão Vương khẽ lắc đầu.
Haizzz, cơm hộp ngoài công trường và trong căng-tin chẳng khác nhau là mấy. Nếu cơm ngon thực sự thì chẳng ai ra đây bán rẻ cả.