“Khúc hát đó tên là ‘Năm tháng” hồi còn nhỏ mỗi khi phu nhân không ngủ được, Phương thị đều hát bài này cho phu nhân nghe”. Trong ngự thư phòng, một ám vệ đứng thẳng tắp nói như vậy.
Sau ngự án, Chiêu Doãn ngồi tựa trên long tọa, một tay chống trán, một tay đặt lên tay vịn, thần sắc thản nhiên, nheo mày: “Cũng có nghĩa là bài hát đó là do Diệp Nhiễm viết?”.
“Đúng thế”. Điền Cửu do dự một lát nói: “Thực ra Diệp Nhiễm rất tài hoa, có thể viết từ sáng tác nhạc, nếu không Ngôn Duệ có tham ăn đến đâu cũng không thể thu nhận ông ta làm đồ đệ”.
Chiêu Doãn “ừ” một tiếng, không bày tỏ ý kiến gì.
Nửa năm sau, hắn bị biếm khỏi kinh sư, hai bàn tay trắng, đến một người nô bộc cũng không có, chỉ có một hòm thuốc, vẫn nặng trịch đeo trên vai gầy như cũ .
Cảnh ngộ này, lọt vào mắt Trầm Ngư, cũng chỉ có một câu kết luận “lòng người đổi thay”.
Nàng lấy một ấm trà từ trong hộp đựng thức ăn ra, rót trà vào chiếc chén lá trúc miệng nông, hai tay bưng lên trước mặt Giang Vãn Y: “Trầm Ngư lấy trà thay rượu, cung tiễn sư huynh, từ đây mỗi người một nơi, non nước xa vời, mong huynh bảo trọng”.
Giang Vãn Y cũng dùng hai tay đón lấy, khóe mắt luôn ôn hòa văn nhã bỗng hơi ươn ướt hoe đỏ: “Đa tạ”. Dứt lời một hơi uống cạn, đang định đưa chén trà trả lại, Khương Trầm Ngư lại xua tay nói: “Chén này là lễ vật tặng cho sư huynh trước khi đi Ngày sau nếu có cần tiền tài, đưa chén này đến tiệm cầm đồ lớn nhất cũng có thể giải cơn nguy cấp nhất thời”.
Giang Vãn Y nghe nàng nói vậy, biết đây nhất định là chiếc chén rất giá trị, nhất thời trăm ngàn cảm xúc đâng trào, cuối cùng khẽ thở dài nói: “Mưa núi sắp rơi gió khắp lầu, Trầm Ngư, muội phải cẩn thận”.
Khương Trầm Ngư cười nhàn nhạt: “Thế thì phải xem đó là gió gì, mưa gì…”.
“Muội…”. Giang Vãn Y chần chừ một lúc, cuối cũng vẫn không kìm được nói ra: “Dừng tay lại đi, vẫn còn kịp đấy”.
Trong mắt Khương Trầm Ngư loang loáng ánh lệ, nàng ngẩng đầu lên, nước mắt nhạt nhòa nhìn hắn, giọng nói khẽ như mơ: “Nếu như muội đừng tay, cái chết oan uổng của công tử sẽ tính sao đây? Nỗi oan khuất của Di Phi tính sao đây? Bệnh điên của Hy Hòa tính sao đây? Sư Tẩu tàn tật tính sao đây? Còn sư huynh bị biếm chức… cũng tính sao đây?”.
Giang Vãn Y đau lòng gọi: “Trầm Ngư!”.
Khương Trầm Ngư hít một hơi thật sâu, lấy lại vẻ bình tĩnh, dường như cảm xúc vừa nãy chẳng qua chỉ là kẻ khác hoa mắt nhìn nhầm mà thôi, sau đó, khóe miệng cong cong, nở nụ cười tươi rói: “Cho dù thế nào, chúc mừng sư huynh đã rời khỏi chốn thị phi này, trở về với cuộc sống mà huynh vốn dĩ muốn có… Huynh an tâm, muội sẽ chăm sóc tử tế cho Hy Hòa”.
Giang Vãn Y nhìn nàng mãi, trong mắt khi mờ khi tỏ, cuối cùng kết thành ly biệt: “Đã như thế… bảo trọng”.
Mấy chú quạ bay qua trường đình, tiếng gió thổn thức, cỏ cây vàng vọt, năm nay mùa thu đến sớm hơn năm ngoái.
Bóng dáng Giang Vãn Y rời đi, bị ánh tịch dương kéo dài trên mặt đất, hiện rõ sự thê lương.
“Tiểu thư, trời không còn sớm nữa, chúng ta về cung thôi”. Hoài Cẩn khoác một chiếc áo choàng lên mình Khương Trầm Ngư.
Còn Khương Trầm Ngư nhìn mãi theo chiếc bóng đã không nhìn ra nổi của Giang Vãn Y ở phía cuối con đường dài hun hút, rầu rĩ nói: “Hoài Cẩn, ta ước gì có thể đi cùng với sư huynh, rời khỏi cái chốn thị phi này biết bao…”.
“Tiểu thư…”. Hoài Cẩn không biết phải trả lời ra sao. Khương Trầm Ngư lắc lắc đầu, cười ha ha, nói: “Nhưng sư huynh không cần ta. Thôi, ta vẫn nên ngoan ngoãn hồi cung đừng quên, ta sắp thành hoàng hậu của Bích quốc rồi. Hoàng hậu đó…”.
Hoàng hậu…
Nhớ năm đó, nguyện có được một người bạc đầu chẳng rời xa.
Chưa từng nghĩ, phượng à, phượng à, theo ta về. Mãi ấp ủ nhau thành phu thê(1).
Thế sự mỉa mai, chẳng qua cũng chỉ thế mà thôi.
Đêm đó khi Chiêu Doãn đến Bảo Hoa cung, liền nhìn thấy một cảnh tượng như thế này. Đến cung đủ sắc đủ màu tỏa ánh sáng êm dịu chiếu rọi Lưu Ly cung ngũ sắc rực rỡ, trên sàn nhà lát bằng thủy tinh trải một tấm thảm dài dệt bằng len. Hy Hòa mặc một chiếc áo mới ngồi trên thảm vì vừa mới được tắm rửa, mái tóc nàng ta vẫn còn ướt, nên trông giống như một tấm lụa trắng ngấm nước. Còn Khương Trầm Ngư ngồi phía sau, dùng một chiếc khăn bông lau tóc cho nàng ta.
Hai mỹ nhân tuyệt thế đã tạo thành một bức tranh cực kỳ đẹp mắt, khắc ghi trong trái tim mỗi người có mạt.
La Hoành đang định thông báo, Chiêu Doãn giơ tay ra hiệu ngừng lại, cơ hồ cũng không nỡ phá vỡ bầu không khí ấm áp an lành trước mắt.
Khương Trầm Ngư lau khô tóc cho Hy Hòa xong, dùng một dải lụa buộc tóc lại cho nàng ta. Bấy giờ mới đứng dậy định đi, Hy Hòa lại quay người ôm chặt lấy nàng, cuống quýt gọi: “Mẹ… đừng đi… đừng đi!”.
“Được rồi được rồi, mẹ không đi, không đi”. Khương Trầm Ngư cười dịu dàng với Hy Hòa: “Nhưng mà, mẹ cũng phải làm chút chuyện, Hy Hòa chơi một mình một lúc được không?”.
Hy Hòa chớp chớp đôi mắt to trong vắt như thủy tinh: “Mẹ phải đi bán mì à?”.
Khương Trầm Ngư nghĩ một lát rồi gật đầu: “Ừ… đi bán mì”.
Hy Hòa nheo mắt, cười đắc ý: “Được. Mẹ mang một ít về nhé buổi tối ăn mì!”.
“Được rồi. Buối tối ăn mì”. Coi như đã dỗ dành xong, Khương Trầm Ngư lại đưa chiếc áo bào đã được giặt sạch sẽ của Cơ Anh cho Hy Hòa chơi. Khi Hy Hòa đưa tay nhận lấy chiếc áo bào, trong đáy mắt nàng lóe lên một tia chần chừ, dường như có gì đó không nỡ, nhưng cuối cùng vẫn buông tay, rồi nhìn thấy Hy Hòa ngẩng đầu cười ngọt ngào với nàng, nụ cười ấy vừa ngây thơ vừa khờ dại.
Khương Trầm Ngư nghĩ, rốt cuộc nàng không thể nào sắt đá với con người này.
Trên người Hy Hòa dường như gửi gắm một phần tình cảm của nàng, tình cảm đó bị đè nén, bị mài mòn hủy hoại, không còn tồn tại ở bản thân nàng, nhưng lại được nối tiếp, phát triển trên con người Hy Hòa.
Nàng rất muốn không vương không vấn, mặc sức làm càn điên loạn một cơn như Hy Hòa, như thế không cần tỉnh táo đối diện với sự thực Cơ Anh đã chết;
không cần đối diện với mặt xấu xa của phụ thân – người nàng luôn tôn sùng yêu kính; không cần đối diện với tranh đấu cung đình không phút nào bình ổn, gió mây biến ảo khôn lường; không cần đối diện với người đến người đi, duyên tán duyên tận… Khương Trầm Ngư thầm thở dài trong lòng rồi đứng dậy, đưa khăn bông cho các cung nhân đứng bên cạnh rồi đi đến cửa điện tham kiến Chiêu Doãn: “Thỉnh an hoàng thượng”.
Chiêu Doãn bật cười khiến Khương Trầm Ngư không hiểu gì hoang mang ngẩng đầu nhìn y.
Chiêu Doãn đưa một tay lên che miệng ho nhẹ một cái, tuy đã ngừng cười, nhưng sóng mắt vẫn còn nửa cười nửa không, thế nên càng khiến Khương Trầm Ngư hoang mang hơn, không kìm được hỏi: “Hoàng thượng?”.
“Đưa tay nàng ra đây”.
Khương Trầm Ngư nghe thấy thì ngẩn người, rụt tay về phía sau theo phản xạ, sau đó nhớ ra cử chỉ này không đúng, đành cứng đơ thu lại, run rẩy chìa ra trước mặt Chiêu Doãn.
Trên mười ngón tay thon dài trắng trẻo được chăm sóc rất kỹ lưỡng có thêm vài vết thương do tắm cho Hy Hòa ban nãy, vì Hy Hòa không chịu để người khác chạm vào, mình nàng phải đảm đương. Không ngờ Chiêu Doãn tinh mắt đến thế, vừa nhìn đã nhận ra.
Còn Chiêu Doãn cười đương nhiên là cười thiên kim nhất đẳng mà chân tay vụng về. Vì thế, hai gò má Khương Trầm Ngư hơi đỏ lên, xấu hổ phân bua: “Từ nhỏ cha mẹ yêu chiều, ngay những chuyện vặt vãnh cũng làm không nên hồn… để hoàng thượng chê cười rồi”.
Chiêu Doãn không thừa nhận mà cũng không phủ nhận, chỉ từ tốn dặn dò thêm một câu: “Đừng quên bôi thuốc”. Nói đoạn, quay người ngẩng đầu nhìn lên bầu trời đêm. Nét mặt Chiêu Doãn thường ngày nếu không cười nham hiểm thì cũng là nổi giận lôi đình, tóm lại biểu cảm luôn rất sinh động, hiếm khi bình tĩnh. Vì thế, một khi không cười như bây giờ, rõ ràng là tâm sự trùng trùng, có nỗi u uất khó nói thành lời.
Thấy tâm trạng y có vẻ không vui, Khương Trầm Ngư buột miệng hỏi: “Xảy ra chuyện gì sao? Hoàng thượng”.
Chiêu Doãn khẽ thở dài một tiếng: “Nàng nhìn nơi đây mưa gió thuận hòa, sao có thể tưởng tượng ra Giang Đô ngàn dặm xa xôi đang gặp cơn đại hạn trăm năm, không thu hoạch nổi lấy một hạt thóc”.
Chuyện này Khương Trầm Ngư cũng có nghe qua.
Giang Đô là vựa lúa vựa cá nổi tiếng của Bích quốc, một vụ thu hoạch là chiếm năm phần kho lương của cả nước. Vì thế có thể nói, Giang Đô giàu, thiên hạ no đủ. Năm nay mùa màng vốn cũng khá tốt, nhưng không hiểu vì sao, từ lúc trời chuyển hạ lại không hề đổ mưa, nắng gắt sà sã, kênh ngòi khô kiệt, khiến cho hoa mầu đều chết khô chết héo cả. Lại thêm đúng vào lúc thành chủ cũ hết nhiệm kỳ, thành chủ mới mới tiếp nhận, khi tin đại hạn được tấu lên triều đình thì đã muộn rồi.
“Hoàng thượng đã nghĩ ra cử ai đến Giang Đô xử lý việc này chưa?”.
Chiêu Doãn liếc nhìn nàng một cái, nhíu mày cười: “Sao? Nàng lại đòi tự tiến cử nữa à?”.
Khương Trầm Ngư quay đầu nhìn Hy Hòa lắc đầu nói: “Thần thiếp muốn đi, nhưng e là không thể”.
“Ồ? Thật nhìn không ra, nàng lại coi Hy Hòa quan trọng hơn cả chuyện quốc gia đại sự”. Khi Chiêu Doãn nói câu này giọng điệu khó có thể phân biệt được là châm chích hay là cảm thán.
Khương Trầm Ngư nhìn thẳng vào mắt y, trầm giọng nói: “Thần thiếp cảm thấy không nhất thiết phải là thần thiếp, sẽ có người giải quyết tốt hơn cả thần thiếp việc ở Giang Đô, nhưng Hy Hòa phu nhân… lại chỉ có thần thiếp…”.
Cả người Chiêu Doãn rúng động, mãi lâu sau bỗng giơ tay từ từ áp lên mí mắt nàng. Hành động dịu dàng, không hề có ý trừng phạt, tựa như chỉ là không muốn bị một Đôi mắt như thế nhìn chằm chằm.
Khương Trầm Ngư vội vàng lùi ra sau một bước, cúi đầu xuống, không nhìn thẳng vào mặt đế vương nữa.
Chiêu Doãn cơ hồ cũng cảm thấy hành động của mình có chút thất thố, liền cười cười, thu tay lại nói: “Trẫm cho nàng cơ hội lập công, thế nào?”.
“Hả?”. Tâm tư của vị đế vương này càng ngày nàng càng không thể nắm bắt. “Người chống hạn cứu thiên tai lần này, nàng chọn thay cho trẫm đi”. Chiêu Doãn vừa nói vừa chớp chớp mắt.
Khương Trầm Ngư không nhịn được hỏi: “Ai cũng được ư?”.
“Ừ”. Chiêu Doãn tỏ vẻ “trẫm không tin nàng dám nói ra người không xuất sắc”.
Khương Trầm Ngư lập tức nói ra một cái tên: “Tiết Thái”.
Chiêu Doãn lộ vẻ “quả nhiên là hắn”, khẽ thở dài một tiếng, không nói gì quay người bỏ đi.
Khương Trầm Ngư vội vàng chạy theo truy hỏi: “Không được sao?”.
Chiêu Doãn vẫn không nói gì, nên Trầm Ngư lại hỏi: “Thật sự không được sao?”.
Chiêu Doãn tiếp tục đi lên phía trước, Khương Trầm Ngư cắn môi nói: “Hoàng thượng?”.
Đáp lại nàng là một câu nói nhỏ như cát lăn vào tai, không nặng không nhẹ, không nhanh không chậm, vừa có ý trách móc mà lại vừa không mang giọng điệu trách móc: “Nàng thật phiền phức”.
Khương Trầm Ngư dừng bước, chăm chú nhìn bóng lưng đi xa đần nhưng vẫn không quay đầu lại đó, lần này nàng hoàn toàn ngây ngẩn ra đó.
Người đến Giang Đô xử lý hạn hán đã được công bố trước buổi chầu sáng hôm sau, quả nhiên là Tiết Thái. Đối mặt với quyết định này của Bích vương, triều thần đương nhiên cực kỳ bất ngờ, sau cơn kinh ngạc, họ bắt đầu tìm mọi cách ngăn cản, lớn tiếng nói không thể.
Lý do đưa ra không ngoài những điều như: Cứu nạn thiên tai không phải là trò chơi, không phải là chuyện vặt như mua vui cho nhà vua trước điện, sao có thể phái một thằng oắt con không chút kinh nghiệm đi? Đừng nói Tiết Thái giờ đã không còn là Công tử quý tộc, mà còn là một tên nô lệ hèn kém, sao có thể gánh vác được trọng trách này?
Khi triều thần tranh cãi đến mức rối tinh rối mù, đế vương trẻ tuổi trên long tọa chỉ thong thả nói một câu, lập tức khiến cho tất cả mọi người đều trấn tĩnh trở lại.
Chiêu Doãn phán: “Đã như vậy, thì phái Vũ lâm quân kỵ Đô úy Khương Hiếu Thành cùng đi, chủ trì đại cục”.
Vũ lâm quân kỵ Đô úy Khương Hiếu Thành là ai?
Con trai của hữu tướng Khương Trọng, ca ca của Khquý nhân và Khương thục phi. Không chỉ như thế, ai chẳng biết y chẳng qua chỉ là một tên bị thịt. Vì thế, hoàng thượng nói phái y đi cùng Tiết Thái, chẳng phải đã loạn lại càng thêm loạn sao?
Quần thần không ai là không choáng váng, đến ngay cả bản thân Khương Trọng cũng bất ngờ, hoàng thượng lại vứt “củ khoai lang nóng” này cho mình. Đang định phản đối thì Chiêu Doãn đã đứng dậy nói: “Quyết định như thế đi, bãi triều”.
Một đám cung nhân vội vàng bày bố nghi trượng hầu hạ chủ tử bãi triều, thế là Chiêu Doãn đã lui gót một cách tao nhã trong những ánh mắt ngây dại hoặc không dám tin, hoặc đau lòng, hoặc không hiểu gì của thần tử khắp triều.
Khi Chiêu Doãn về tới ngự thư phòng, Khương Trầm Ngư đã đợi trong Bách Ngôn đường, thấy y tuy vẫn trang nghiêm nhưng không thể giấu được nụ cười trong đáy mắt, từ khóe mắt bờ môi lan ra khắp gương mặt.
“Thần thiếp cho rằng, hoàng thượng phái Hiếu Thành đi cùng Tiết Thái là có ba lý do. Thứ nhất, Tiết Thái hiện tại thực sự không thể khiến người khác phục tùng, sai hắn đến Giang Đô, danh bất chính ngôn bất thuận, nhưng nếu ca ca của thiếp cùng đi, thì lại khác. Tuy…”. Khương Trầm Ngư nói đến đây, có chút buồn cười, nhưng nén lại nói tiếp: “… không phải người có thể làm được việc, nhưng chí ít về tư cách, thân thế đều có cả. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên huynh ấy đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng, cũng là cơ hội tốt có thể dương danh lập công, cha thần thiếp kiểu gì cũng ngầm giúp huynh ấy, lót đường sao cho thuận lợi, làm việc gì tất nhiên cũng hanh thông”.
“Ừ”. Chiêu Doãn gật đầu, ra ý bảo nàng nói tiếp.
“Thứ hai, nạn hạn hán khác với nạn bão tuyết, không phải là thiên tai xảy ra chỉ trong một đêm. Quan viên địa phương đáng lẽ nên có sự cảnh giác từ lâu, nhưng lại chậm trễ không bẩm báo lên thượng cấp, giả vờ thái bình, đến bây giờ không thể xử lý được mới tùy tiện tìm một cái cớ điều thành chủ cũ đi tìm một người mới thay vào để dọn dẹp rắc rối. Nếu dọn dẹp được, đương nhiên là chuyện đáng mừng, bằng không cũng không sao, hoàng thượng nếu có truy cứu thì cũng có người chịu tội thay…”. Khương Trầm Ngư cười lạnh: “Trên thế gian nào có chuyện dễ dàng như thế? Bọn họ ỷ trời cao hoàng đế xa, dối trên lừa dưới, sai Tiết Thái và ca ca của thiếp đi chính là hoàng thượng đã tương kế tựu kế, bởi hai người này – một kẻ nhỏ tuổi, một kẻ bị thịt – có lẽ bọn họ cũng không quá mức coi trọng. Ai ngờ dụng ý thực sự của hoàng thượng chính là cứu nạn cố nhiên quan trọng, nhưng trừ quan tham cũng là điều bắt buộc. Đợi đến khi chúng lần lượt bị định tội tịch thu gia sản, thì sẽ biết rốt cuộc mình đã sai lầm đến mức nào”.
Đối mặt với sự cung kính của nàng, Chiêu Doãn chỉ cười nhạt một cái, vẫn không tỏ thái độ như cũ: “Thứ ba?”.
“Thứ ba…”. Khương Trầm Ngư hít một hơi thật sâu, nét mặt bỗng trở nên nghiêm trang: “Sau khi Tiết thị sụp đổ, Cơ Anh qua đời, bây giờ văn võ đầy triều có thể nói là phần lớn tầm thường, không chọn được ai”.
Biểu cảm vốn lười biếng như một chú mèo của Chiêu Doãn bỗng trở nên nghiêm túc. Câu nói vừa nãy của Khương Trầm Ngư cực kỳ quan trọng, nếu là lúc khác, hoặc để người thứ ba nghe được tiết lộ ra ngoài, đều gây nên đại họa. Nhưng nàng đứng trước mặt y lại dịu dàng yếu đuối, bình thản nói ra câu đó Trái tim của y trong phút chốc chợt vừa chua xót vừa đau nhói như bị vật gì đó đâm trúng.
“Cũng là lúc tổ chức một đợt tuyển chọn nhân tài mới, hoàng thượng chọn Tiết Thái, chính là muốn tuyên bố với thiên hạ – Người có tài sẽ được quan cao chức trọng. Cho dù hắn có thân phận gì, cho dù hắn đã từng có hoàn cảnh tồi tệ đến đâu, đều không sao cả”.
Khương Trầm Ngư nói những lời này với tư thế hết sức khẳng khái dõng dạc, không ngờ Chiêu Doãn nghe xong lại cười: “Thế à?”
Ở cạnh vị đế vương này lâu ngày cũng dần dần nắm được một vài đặc trưng tính cách của y. Ví như bây giờ mí mắt y không nhếch lên, chỉ hơi nhướn nhẹ khóe môi bên trái – Kiểu cười này, chứng tỏ y không đồng tình.
Thế nên Khương Trầm Ngư ngừng lại một lát, hỏi: “Hoàng thượng, thần thiếp nói sai sao?”.
Ánh mắt Chiêu Doãn lướt qua phía sau vai nàng, nói với một vẻ mặt cực kỳ khó miêu tả: “Tiết Thái… không thể hồi phục quan tịch”.
Ngừng một lát, lại bổ sung: “Có thể trọng dụng, nhưng không thể ban thưởng”.
Tuy y không nói tiếp, nhưng Khương Trầm Ngư đã thực sự hiểu rõ ý tứ của y, một cơn ớn lạnh từ dưới chân bỗng bốc lên, trong nháy mắt, chân tay nàng lạnh ngắt.
Là nỗi thương xót cho mỹ ngọc bị bụi trần che phủ. Là sự bi thương vì đế vương vô tình.
Cũng là sự lĩnh ngộ vì thế sự tàn nhẫn.
Tiết thị diệt vong trong tay Chiêu Doãn, cũng không thể lần nữa đứng dậy trong tay Chiêu Doãn. Đó là sự tôn nghiêm của một đế vương, cũng là quy tắc của một triều đại.
Nhìn xuyên suốt lịch sử, tại sao rất nhiều vụ án oan đều không thể thẩm tra lúc đương thời, phải đợi sau khi thay triều đổi lại mới có thể lật án rửa tội? Đó chính là vì tồn tại quy tắc như thế này.
Cho nên, Tiết Thái dù có xuất sắc đến đâu, có lập bao nhiêu công lao cho nước nhà, đều không thể gia quan tấn tước. Chí ít, trong thời Chiêu Doãn còn tại vị, sẽ không thể.
“Cái gọi là quan trường, không gì ngoài hai thứ: Quyền, tiền. Bắt đầu niên hiệu Đồ Bích, quyền nằm trong tay Tiết Hoài, tiền nằm trong tay Cơ thị. Trẫm thân tuy là đế vương, nhưng việc gì cũng bị hai thứ này khống chế. Bây giờ, quyền trở lại rồi, nhưng còn tiền thì sao?”. Chiêu Doãn thu ánh nhìn, cười với nàng, trong nụ cười thấm đẫm ý vị khổ sở xót xa: “Tiền biến mất rồi”.
Trái tim Khương Trầm Ngư trong phút chốc quặn lại.
“Cơ gia giống như một cái động không đáy, cuồn cuộn không ngừng nuốt chửng tiền bạc của Bích quốc. Khi Cơ Anh còn sống còn chưa rõ ràng, nhưng một khi hắn chết đi, tất cả tấu sớ thỉnh cầu cấp tiền đều bay tới như tuyết, mỗi một tấu sớ đều là chuyện khẩn cấp, việc đại sự, nhưng quốc khố… lại trống rỗng”. Chiêu Doãn đứng chắp tay, cụp mắt nhìn nàng, hàng mi dài che lấp cả biểu cảm: “Trên thực tế, trẫm cũng không biết phải ứng phó với thiên tai ở Giang Đô như thế nào”.
Cho nên… mới sai hai kẻ thế mạng đi?
Khương Trầm Ngư bỗng nhận ra. Tất cả hóa ra… còn phức tạp hơn tưởng tượng của nàng.
Cửa sổ đang mở, một cơn gió lùa vào mang theo hơi lạnh ập vào cơ thể Khương Trầm Ngư xoa xoa cánh “tay trong làn áo lụa, mới thực sự cảm thấy mùa thu đã đến thật rồi.
Thánh chỉ vẫn còn chưa được ban bố một cách chính thức, Khương Hiếu Thành đã biết tin mình được chọn làm khâm sai, liền lập tức gọi một lũ bạn bè lêu lổng tới thả sức ăn mừng. Sau một chầu ăn chơi trác táng bốc giời, lại đi tìm mận hỏi đào một chuyến, cuối cùng uống say khướt, nằm ngủ lăn lóc trên giường của đế Đô đệ nhất danh kỹ Mật Tiểu Tiên.
Trong lúc nửa tình nửa say, loáng thoáng cảm thấy có một người ngồi ở đầu giường, gã tưởng là Mật Tiểu Tiên, liền giơ hai tay ra, kề sát mặt lại gần, miệng thì thào: “Đến đây đến đây nào, Tiểu Tiên của ta, đề đại gia hôn một cái nào…”.
Một mùi thơm nhàn nhạt thanh nhã tràn vào cánh mũi y, khác hẳn với mùi mật hoa mà Mật Tiểu Tiên thường dùng hàng ngày, ngửi kỹ ra thì còn có chút gì quen, vì thế mắt y không kìm được he hé mở ra. Không mở thì không sao mà nhìn thấy rồi thì sợ đen mức nhảy dựng lên. Người ngồi ở đầu giường, đang giãy giụa vì bị y ôm nào phải Mật Tiểu Tiên mà rành rành là muội muội nhà hắn.
Khương Hiếu Thành sợ đến mức tỉnh cả rượu nhảy cẫng lên: “Trầm Ngư? Sao lại là muội?”.
Khương Trầm Ngư chỉnh trang lại áo xống, nửa cười nửa không nhìn y.
Khương Hiếu Thành vội vàng xuống giường, đến giầy cũng chẳng thêm xỏ vào, đi chân trần quanh nhà một vòng, kiểm tra đích xác là không có người thứ ba ở đó xong mới bước đến trước mặt Khương Trầm Ngư, cuống giọng hỏi: “Bà cô của ta ơi, đây là chốn nào, sao muội lại đến đây hả? Có người khác nhìn thấy không? Cha mẹ và tẩu tẩu của muội có biết không?”.
Khương Trầm Ngư thổi thổi ngón tay của mình, chậm rãi nói: “Hóa ra ca ca lén lút đến đây? Công khai dùng mười chuỗi minh châu mua đêm đầu của Mật Tiểu Tiên ở Hồng Tụ lâu, sau đó lại mở tiệc lớn để cho người khác thỏa thích ăn nhậu cử chỉ hào phóng như thế, muội e là toàn đế Đô đều đã biết cả rồi”.
Khương Hiếu Thành đột nhiên mặt tái xám, lắp ba lắp bắp nói: “Không, không phải chứ? Ta thật, thật sự làm thế à?”.
Khương Trầm Ngư nhìn y bằng ánh mắt “Ca ca nói xem”.
Khương Hiếu Thành nhìn chiếc giường hoa được mệnh danh là khó lên nhất đế Đô, lại nhớ lại tình hình tối qua, có chút ấn tượng. Nhưng đi theo nó là một nỗi sợ hãi còn lớn hơn: “Hỏng rồi hỏng rồi hỏng rồi! Nếu cha và tẩu tẩu muội biết, ta chết chắc rồi! Không thể chậm trễ, mau chuồn thôi!”. Nói đoạn bắt đầu vội vội vàng vàng mặc y phục.
Y tuy là một tên háo sắc mê rượu, nhưng từ nhỏ bị quản giáo rất nghiêm, vì thế rất hiếm khi có chuyện say xỉn ở bên ngoài. Ngày hôm qua thực sự y uống quá nhiều, cuối cùng còn không nhớ mình đang ở đâu nữa. Giờ nhìn thấy Khương Trầm Ngư xuất hiện ở đây, phản ứng đầu tiên chính là: Xong rồi, cha và vợ chắc chắn đều biết cả rồi! Cha biết cũng đành thôi, nhiều nhất là ăn mắng một trận, bịt tai không nghe là xong. Nhưng Lý thị mà biết, ít nhất là nửa năm, đừng hòng được sống yên ổn; hơn nữa cả cuộc đời này đều bị thị suốt ngày lôi ra để châm chọc… Vừa nghĩ đến tình cảnh bi thảm đó, y hối hận vô cùng, chân tay bủn rủn mặc xong áo ngoài, xỏ xong giầy, đang định đi bỗng thấy muội muội vẫn ngồi trên giường như không có việc gì, liền đưa tay kéo nàng: “Chờ cái gì nữa? Còn không mau đi?”.
Khương Trầm Ngư nhíu mày: “Đi? Đi đâu?”.
“Đương nhiên là về nhà…”. Lời vừa buột ra khỏi miệng, mới nhận ra có gì đó không đúng, Khương Hiếu Thành lại nhìn dò xét muội muội từ đầu xuống chân một lượt, rồi vỗ vỗ vào đầu nói: “Đúng rồi, muội không phải đang ở trong cung sao? Sao lại đến đây? Muội lén xuất cung à?”.
“Ca ca, ca ca ngồi xuống đi”.
“Ngồi cái gì mà ngồi, bây giờ là lúc nào rồi? Ta thấy vẫn nên quay về trước khi phụ thân phát hiện”.
Khương Trầm Ngư đằng hắng một tiếng, trầm giọng nói: “Ca ca, ngồi đi, muội có vài lời muốn nói với ca ca”.
Nàng xưa nay luôn là người được yêu chiều nhất nhà, tuổi tuy nhỏ nhưng lại uy nghiêm nhất, có thể nói, Khương Hiếu Thành có chút sợ muội muội kém mình năm tuổi này, vì thế, khi nàng trở mặt làm bộ nghiêm túc bảo y ngồi xuống, tuy trong lòng lo lắng muốn chết, nhưng cơ thể vẫn ngoan ngoãn ngồi xuống.
“Ca ca, hoàng thượng quyết định sai huynh và Tiết Thái đến Giang Đô chống hạn cứu tế…”.
Khương Hiếu Thành nghe đến đây liền cười hì hì, đắc ý nói: “Hoàng thượng quả nhiên là người có tuệ nhãn, nhìn ra huynh tài hoa và năng lực hơn người. Ta ấy à, cũng coi như là lên tiên rồi, không còn bị kẻ khác nói xầu là cậy thế của cha nữa. Giang Đô cũng là nơi tốt, mỗi năm tuyển tú nữ, mỹ nhân của vùng ấy là nhiều nhất!”. Nói đến đây, nước bọt ứa hết cả ra.
Trong lòng Khương Trầm Ngư thầm thở dài, nghiêm mặt nói: “Ca ca có biết Giang Đô đại hạn, đã ba tháng rồi chưa có mưa không?”.
“Ồ, cái này ta có nghe nói rồi”. Khương Hiếu Thành không thêm để ý, khua tay một cái: “Yên tâm đi, ta đã nghĩ ra kế sách ứng phó rồi”.
Câu trả lời này thật sự khiến Khương Trầm Ngư bất ngờ, không kìm được phải hỏi: “Kế sách ứng phó gì?”.
“Muội nghĩ xem, Giang Đô năm nào cũng mưa thuận gió hòa, rất hiếm khi bị hạn hán, tại sao? Bởi vì đó là vùng bảo địa phong thủy của Bích quốc chúng ta. Tại sao lại bị hạn hán? Chắc chắn là vì phong thủy đã bị phá hoại”. Khương Hiếu Thành nói đến đây thì nén thấp giọng, ra vẻ thần bí, nói: “Còn có người nói Cơ Anh chết rất kỳ lạ, không chừng cũng có liên quan đến phong thủy nơi đấy”.
Khương Trầm Ngư cố gắng nén nỗi buồn bực trong lồng ngực, hỏi thật nhanh: “Sau đó?”.
Khương Hiếu Thành vỗ ngực nói: “Ta chỉ cần tìm một sư phụ phong thủy giỏi nhất, đến lúc đó đưa ông ta lập đàn làm phép ở đấy, cầu mưa gì đó đều được hết”.
Trước mắt Khương Trầm Ngư tối sầm, suýt chút nữa thì ngất đi. Nàng biết ca ca chắc chắn sẽ chẳng có cách gì ra hồn, nhưng nghe thấy câu này, vẫn vượt qua phạm vi mà nàng có thể chịu đựng, nên trong khoảnh khắc, nỗi bi ai trở nên càng sâu đậm, cảm giác vô cùng tuyệt vọng.
Thế mà Khương Hiếu Thành vẫn còn dương dương tự đắc: “Sư phụ phong thủy này lấy thù lao rất đắt đỏ nhé, hơn nữa nếu không có quan hệ thì không mời được đâu. Ca ca của muội bình thường rất biết làm người, kết giao với một số bạn tốt thời khắc then chốt đều nhờ cậy họ giúp đỡ ta”.
Khương Trầm Ngư hít thật sâu, mở miệng từ từ nói: “Ca ca có biết vì sao hoàng thượng không chọn người khác, mà lại chọn huynh đi xử lý đại sự quan trọng như thế này không?”.
“Đương nhiên là vì ta năng lực hơn…”. Ánh mắt lạnh như băng của Khương Trầm Ngư lướt qua, Khương Hiếu Thành nuốt nước bọt xuống, nửa câu sau đành nuốt trọn vào trong.
Khương Trầm Ngư lạnh lùng nhìn y, sẵng giọng nói: “Bởi vì hoàng thượng muốn huynh làm kẻ thế mạng. Huynh và Tiết Thái là hai quân cờ dùng để hy sinh!”.
Khương Hiếu Thành giật mình “Cái, cái, cái gì cơ?”
“Giang Đ đại hạn, mùa màng thất thu, năm nay thu hoạch ắt kém, một khi thu hoạch kém giá lương thực sẽ tăng cao, bách tính sẽ bị đói! Nạn đói một khi kéo dài, triều đình sẽ phải mở kho lương cứu tế… mà thực sự là, quốc khố bây giờ đang trống rỗng, căn bản không có tiền mua lương thực!”.
“Hả?”. Mắt Khương Hiếu Thành bỗng chốc trợn trừng.
Ca ca tưởng đây là vấn đề chỉ cần làm phép cầu mưa là có thể giải quyết được à? Bây giờ bài toán then chốt nhất chính là căn bản không phải là mưa hay không mưa, mà là tiền đó! Ca ca! Bây giờ quốc khố không có tiền! Cho nên, chống hạn cũng được, cứu tế cũng xong hoàng thượng không cấp cho ca ca một xu, tất cả tiền tài đều là tự ca ca móc hầu bao ra!”.
Hai chân Khương Hiếu Thành mềm nhũn, ngồi phịch xuống mặt đất, lẩm bẩm: “Sao, sao có thể như thế…”.
“Ca ca còn tưởng có thể được lợi, sung sướng cảm thấy bản thân mình được coi trong được đề bạt… nhưng không biết họa từ trên trời giáng xuống, chỉ gây ra một chút sai lầm là chết chắc”. Khương Trầm Ngư vừa tức vừa thương, hơi thở mắc ở lồng ngực không thoát ra được.
Khương Hiếu Thành thấy vậy, vội vàng bò dậy rót nước cho nàng uống: “Muội muội, muội đừng vội, từ từ nói, uống một chút đi, từ từ nói…”.
Hành động này của Khương Hiếu Thành đã đánh thức ký ức thời thơ ấu của Khương Trầm Ngư: Khi còn nhỏ, y từng đem đồ cho nàng ăn như thế này, thấy nàng bị ốm, cũng cùng người khác đứng bên cạnh lo lắng…
Rốt cuộc y vẫn là huynh trưởng của nàng, dù y có vô dụng thế nào, hư hỏng thế nào, cũng không thể để chết. Huống hồ, sự việc này còn lôi kéo thêm cả Tiết Thái và ngàn vạn dân chúng vô tội của Giang Đô.
“Ca ca, ca ca có tin muội không?”. Khương Trầm Ngư túm chặt tay của Khương Hiếu Thành, hỏi như vậy. Tin tin tin, trăm lần tin, vạn lần tin! Trên thế gian này người ta tin nhất chính là Trầm Ngư muội!”.
“Thế thì chuyện Giang Đô, huynh nghe muội, có được không?”.
“Được được được, cái gì cũng nghe muội, muội nói gì ta cũng nghe…”.
Muội không nói giỡn đâu! Huynh đồng ý với muội, phải làm được không được có một chút sơ suất nào, nếu không, không chỉ huynh, cả Khương gia đều bị liên lụy, sẽ thành Tiết thị thứ hai!”.
Nét mặt vốn dĩ không chú tâm của Khương Hiếu Thành đã biến thành chấn động, há hốc mồm, chân tay thừa thãi đứng như trời trồng hồi lâu, cuối cùng mới khẽ nói: Nghiêm trọng thế à?”.
Khương Trầm Ngư gật đầu: “Rất nghiêm trọng”.
“Thế… bây giờ xin hoàng thượng hủy thánh chỉ, vẫn còn kịp chứ?”.
Khương Trầm Ngư lắc đầu.
Khương Hiếu Thành cực kỳ thất vọng, lại ngồi xuống đất, im lặng một lúc rồi buồn bã nói: “Hóa ra hoàng đế không có tiền… Tên tiểu tử, bảo sao đột nhiên lại nhớ ra đề bạt nhân tài như ta, hóa ra là không có ý tử tế. Tên tiều tử hoàng đế đó đúng là nham hiểm, năm đó đối với Tiết Hoài như thế, bây giờ lại đối phó…”.
“Ca ca!”.
“Được rồi, không nói nữa… cứ tưởng là được đi tiêu tiền, còn vui mừng vì cuối cùng cũng có thể ra khỏi kinh thành một chuyến…”. Khương Hiếu Thành bực bội lẩm bẩm mấy câu xong đột nhiên quay đầu nghiêm túc hỏi: “Muội nói xem tại sao hoàng đế lại không có tiền? Thế tiền đi đâu rồi? Tháng tư tịch biên Tiết gia, lúc đó chẳng phải là sung công được ba triệu lạng sao? Sao mới nửa năm mà đã hết sạch rồi? Triều đình chúng ta đâu có quan tham… A! Lẽ nào là cha dùng hết vào việc huấn luyện bọn tử sĩ gì đó?”.
Khương Trầm Ngư nhìn y bằng một ánh mắt thương hại, nói nhỏ: “Không phải cha?”.
“Thế là ai?”. Khương Hiếu Thành bắt đầu động não cái đầu không thông minh hơn heo là bao của y: “A! Đó chính là Hy Hòa phu nhân! Chắc chắn là ả! Ngày ngày xa hoa vô độ…”.
Khương Trầm Ngư kêu khổ trong lòng, nhưng ngoài miệng chỉ nói: “Ca ca, huynh ăn nói bớt cay nghiệt đi, Hy Hòa phu nhân đã bị điên rồi”.
“Đúng đúng đúng, không nói ả không nói ả, mạo phạm người đẹp, không dám không dảm… ôi, nghĩ không ra”.
Khương Trầm Ngư cụp mắt xuống, thấp giọng thì thào: “Là Cơ gia!”.
“Cơ gia?”. Khương Hiếu Thành nhướng mày: “Muội đang nói đùa à? Cơ Anh nổi tiếng thanh liêm, môn khách của ngài còn phải tự cày cấy làm ruộng mới đủ ăn…”.
“Không phải Cơ Anh, mà là Cơ gia”. Khương Trầm Ngư nhấn mạnh: “Toàn bộ Cơ gia”.
Khương Hiếu Thành gãi đầu: “ý của muội là hầu gia không tham ô, nhưng người thân thích của ngài tham ô? Nếu so sánh với nhà chúng ta, cha không tham, muội không tham, nhưng ta tham, cho nên toàn bộ đều do ta nuốt hết?”.
Khương Trầm Ngư gật đầu.
Khương Hiếu Thành lại há miệng ngây người một lát: Thế thì che giấu giỏi thật… Không đúng, không đúng… muội muội! Chuyện này không đúng! Cơ gia chẳng phải có Liên thành bích trong truyền thuyết sao, không sợ thiếu tiền!”.
“Liên thành bích gì cơ!”.
Thấy muội muội không biết chuyện, Khương Hiếu Thành lại nổi máu nam tử hán lên, y ưỡn ngực, hóp bụng, đang định kể lể một lượt, bỗng nghe bên ngoài vang lên một tiếng gọi chói tai: “Khương đại ngốc, chàng lăn ra đây cho thiếp!”.
Khương Hiếu Thành nhất thời sợ hãi đến mức run lẩy bẩy, tiếng đập cửa dồn dập, tiếng thét như quỷ khóc, và hai chữ “đại ngốc” không hề để cho g chút sĩ diện đó, đã nói rõ người đến không phải ai khác, mà chính là người vợ kết tóc se tơ kiêm hổ cái nhà y – Lý thị.
Y mở cửa sổ định nhảy ra ngoài.
Khương Trầm Ngư từ tốn nói: “Ca ca, đây là lầu ba”.
Khương Hiếu Thành vội vàng rụt một chân đang giẫm lên bậu cửa sổ xuống, lo lắng đến mức mồ hôi vã ra như tắm: “Làm sao đây làm sao đây? Sao nàng ta lại tới? Làm sao đây, làm sao đây?”.
“Để muội thay ca ca xoa dịu đại tẩu”.
Khương Hiếu Thành mừng rỡ ra mặt: “Thật à?”.
“Nhưng như đã nói trước đó, chuyện Giang Đô lần này…”.
Khương Trầm Ngư còn chưa nói hết lời, Khương Hiếu Thành đã gật đầu lia lịa nói: “Đều nghe muội, đều nghe muội cái gì cũng nghe muội hết! Muội bảo ta làm sao thì ta làm vậy, ta còn đợi muội cứu mạng đây, muội muội tốt của ta!”.
“Giao kèo xong”. Khương Trầm Ngư đứng dậy, đi tới mở cửa phòng ra, dịu dàng nói: “Bọn muội ở đây”.
Lý thị dẫn đầu một toán gia đinh khí thế hung hăng chuẩn bị xông vào bắt gian nhìn thấy người sau cánh cửa, còn chưa kịp kinh ngạc đã bị Khương Trầm Ngư tóm cổ tay lôi vào trong.
Sau đó, cửa phòng đóng lại, nhốt toàn bộ gia đinh ở bên ngoài.
Bởi vì chỉ có một mình Lý thị nhìn thấy Khương Trầm Ngư, cho nên đám gia đinh bên ngoài cửa đều không rõ bên trong xảy ra chuyện gì, đang định tiến vào thì nghe Lý thị ở trong quát một câu: “Các ngươi không được vào trong”. Mọi người liền vội vã dừng bước. Cứ như thế đứng khoảng nửa tuần trà ở ngoài cửa, cánh cửa phòng lại mở ra, Lý thị chậm rãi bước ra ngoài.
Nếu như nói khi vào phòng Lý thị như cuồng phong bạo vũ; thì khi ra Lý thị lại thành gió mát ngày lành.
Chỉ thấy nàng ta vén tóc mai, cười híp cả mắt nói: “Không có chuyện gì, về thôi”.
Một tiểu a hoàn không hiểu chuyện, vẫn ngây ngây ngô ngô hỏi: “Thiếu phu nhân? Đại thiếu gia đâu?”.
“Thiếu gia cái gì mà thiếu gia”. Lý thị mắng té tát: “Không nhìn xem đây là đâu hả? Thiếu gia nhà các ngươi đến đây sao? Ngu như heo, còn không mau theo ta về, để tránh bị mất mặt!”. Nói rồi, uốn éo bước lên kiệu.
Tiểu a hoàn bị mắng không dám mở miệng cãi, vội vàng đi theo kiệu, một đám người rầm rầm rộ rộ rời khỏi Hồng Tụ lâu.
Sau khi chuyện này đồn ra ngoài bị đầu đường cuối ngõ cười nói bàn luận một dạo, đương nhiên mỗi người nói một phách, càng ngày càng xa sự thực.
Còn khi Điền Cửu đem câu chuyện thực sự bên trong bẩm báo lên Chiêu Doãn, Chiêu Doãn chỉ cười nhạt, vừa đùng bút son phê một chữ “chuẩn y” lên tấu chương, vừa nói: “Trẫm vốn muốn có hiệu quả này. Khương gia nếu không nỡ bỏ thằng con trai bảo bối này, thì phải cân nhắc thật kỹ chuyện ở Giang Đô lần này, nên tự cứu mình như thế nào”.
Điền Cửu muốn nói gì đó nhưng lại ngừng lại. Chiêu Doãn nhíu mày nói: “Có gì cứ nói đi”.
“Vâng. Hoàng thượng cảm thấy Thục phi nương nương sẽ có cách giải quyết việc này chứ?”.
“Nàng ấy có”.
“Ngộ nhỡ nương nương thất bại thì sao? Chuyện Giang Đô suy cho cùng cũng không phải trò đùa, một khi thất bại, hậu quả thật không thể tưởng tượng nổi…”.
Chiêu Doãn khe khẽ thở dài một tiếng, đặt cây bút và tấu chương trong tay xuống nói: “Theo Điền Cửu ngươi Bích quốc hiện nay, hai gia tộc có sức ảnh hưởng nhất là gia tộc nào”.
Điền Cửu có vẻ hơi trầm ngâm: “Hai nhà Khương, Cơ”.
“Thế thì người có sức ảnh hưởng nhất trong hai tộc này là ai?”.
“Khương gia đương nhiên là hữu tướng Khương Trọng, còn Cơ gia…”. Điền Cửu lắc đầu nói: “Cơ gia lại khác, con cháu Cơ thị mỗi người đảm nhiệm một phương diện, nhiều kẻ xuất sắc, nhưng chính vì cả nhà đều giỏi giang, cho nên ngược lại không nghĩ được ngoài Cơ Anh ra, còn có ai có thể áp chế quần hùng thống lĩnh đại cục…”.
“Đến nay hai tộc Khương, Cơ chỉ còn lại hai người này”. Chiêu Doãn nâng bút, khoanh hai vòng tròn trên một danh sách dày chi chít chữ, mà hai cái tên bị khuyên trúng chính là: Khương Trầm Ngư, Tiết Thái.
“Muội muốn huynh vứt bỏ thành kiến đối với Tiết Thái, chuyến đi Giang Đô lần này, cho dù hắn nói gì, làm gì, đều phải dốc toàn lực phối hợp với hắn. Bởi vì, hiện nay chỉ có hắn mới có thể lấy được tiền của Cơ gia. Huynh muốn lấy được đủ tiền để giải quyết vấn đề thì phải đối tốt với hắn một chút”.
Đây là lời khuyên chân thành cuối cùng Khương Trầm Ngư nói với Khương Hiếu Thành trong cái đêm ở Hồng Tụ lâu đó Nhưng nàng không ngờ rằng, trong chuyến đi Giang Đô này, ca ca của mình đã hoàn tơàn biến thành tay sai của Tiết Thái, tận tâm hầu hạ, mức độ ân cần còn vượt xa so với kế hoạch của nàng… Đó là chuyện về sau, tạm thời không bàn đến.
Ngày mười hai tháng, Tiết Thái và Khương Hiếu Thành phụng ý chỉ của hoàng đế đen Giang Đô trước muôn vàn cặp mắt của mọi người.
Sau khi họ đi, hàng ngày Khương Trầm Ngư ngoài việc cùng Chiêu Doãn lên triều, thì chiều nào nàng cũng đến Bảo Hoa cung thăm Hy Hòa.
So với trước đây Hy Hòa khá lên rất nhiều, nhiều lúc Khương Trầm Ngư đọc sách ở đó, còn nàng ta yên lặng chơi một mình. Có lúc thấy Khương Trầm Ngư viết chữ, thì quấn lấy nàng đòi vẽ tranh. Khương Trầm Ngư sai người chuẩn bị màu vẽ cho nàng ta, nhưng nàng ta lại không muốn, mà đòi hồ dán với kéo cắt giấy, nhìn thấy thứ gì liền cắt thứ đó, thành ra màu, giấy các loại chất thành một mớ hỗn loạn, sau cùng lại lấy hồ đán giấy, chơi rất vui vẻ.
Lần đầu tiên Khương Trầm Ngư nhìn thấy cách vẽ tranh mới mẻ như thế, có lúc cũng không kìm được đến chơi cùng nàng ta.
Thỉnh thoảng nàng phải đến ngự thư phòng vào buổi tối nghe Chiêu Doãn và các đại thần tâm phúc nghị sự. Bách Ngôn đường lần lượt có thêm người mới, tính cả Khương Trầm Ngư tổng cộng là tám người. Bảy người kia đều là những kẻ khôn ngoan khéo léo, không hề tỏ ra kinh ngạc trước sự tồn tại đặc biệt của nàng, cứ thản nhiên tự tại khi ở cùng nàng. Có lúc, phụ thân nàng cũng bị Chiêu Doãn triệu đến thư phòng để hỏi chuyện, nàng đứng cách một bức tường nhìn ông nghị chính, giống như một người xa lạ.
Không lâu sau, ngày sách phong đã được định là ngày mùng một tháng mười một.
Vì đất nước có nạn hạn hán nên hết thảy nghi thức đều đơn giản, nhưng phong hậu vẫn là một việc lớn, nên trong một thời gian ngắn, vô số việc chồng chất, bận rộn đến mức nàng bù đầu nhức óc.
Đêm nay, nàng xử lý công chuyện trong Bảo Hoa cung, Hy Hòa ngồi bên cạnh yên lặng vẽ tranh, vào khoảng giờ Tuất, Phật âm từ bên ngoài vọng vào, du dương êm ái, cực kỳ rung động lòng người.
Hy Hòa ngẩng đầu lắng tai nghe một lúc, bỗng quẳng chiếc bút đi, bắt đầu khóc.
Khương Trầm Ngư không hiểu chuyện gì xảy ra, sai cung nữ đi hỏi, không lâu sau, cung nữ quay về bẩm báo: “Nương nương, là từ trong Đoan Tắc cung vọng ra, nghe nói là Cơ quý tần đang làm lễ cầu siêu cho Kỳ Úc hầu”.
Cuốn sổ trong tay Khương Trầm Ngư bỗng chốc rơi xuống đất nàng ngây ra nhìn bàn tay mình, hai tay trống không, không thể chắp lại được.
Thứ âm nhạc mà Cơ Hốt chọn đùng hoàn toàn khác với những gì nàng đã từng được nghe, không hề mang âm hưởng bi ai, ngược lại còn có ý vị phóng khoáng đến siêu phàm thoát tục. Nhưng lọt vào tai, trong lòng càng đau đớn hơn. Khương Trầm Ngư nghe mãi nghe mãi, không nhịn nổi đi khỏi cung, men theo tiếng nhạc lần về phía trước, cuối cùng đã đến trước hồ Phượng Thê.
Nhìn từ xa, Đoan Tắc cung thần bí đẹp đẽ ở chính giữa hồ, một dấu chấm màu trắng muốt tựa như một vầng trăng sáng treo lơ lửng giữa bầu trời đêm. Mà tiếng nhạc linh hoạt kỳ ảo lại bay vút lên từ nơi đó, được hơi nước trên mặt hồ bao phủ, được gió thu trong không trung thổi qua, càng có vẻ liên miên xa xôi.
Phật nói, con người ta sau khi chết đi, ngoài những linh hồn lập tức thăng thiên, những vong hồn khác đều phải đợi bảy bảy bốn mươi chín ngày mới có thể quyết định đầu thai luân hồi. Vì thế, trong bảy bảy bốn mươi chín ngày đó, phải siêu độ cho vong hồn, để khi tái sinh làm người sẽ được đầu thai vào nhà nào tốt một chút.
Cơ Hốt cầu siêu cho Cơ Anh cũng xuất phát từ lòng yêu thương đệ đệ, hy vọng kiếp sau chàng có thể bình an, khỏe mạnh trường thọ. Nhưng tại sao lại mang đến cho nàng nỗi đau xé gan xé phổi như thế, giống như sắp cắt đi một phần linh hồn như thế?
Công tử… sắp đi rồi.
Lăng địa(2) của chàng cũng đã chọn xong, dưới núi Ngũ Tùng ở ngoại ô phía Đông, sau bốn mươi chín ngày sẽ nhập thổ an táng. Còn linh hơn của chàng sau khi được cầu siêu, có thể sẽ luân hồi chuyển thế, thực sự cắt đứt với kiếp này… Từ khi về cung đến nay, liên tiếp xảy ra hai, ba chuyện lớn, khiến nàng bận bù đầu không có thời gian rảnh rỗi để thương xuân sầu thu, tự oán tự trách.
Nàng vốn tưởng mình đã quên rồi, nàng vốn nghĩ mình đã chuẩn bị tốt rồi, trong cái đêm khắc cốt ghi tâm mùng một tháng tám đó, nàng những tưởng hết thảy nước mắt của mình đã cạn rồi, nhưng mà… Giờ này phút này, nghe thấy Phật âm như tiên nhạc đó, nhìn thấy Đoan Tắc cung giữa hồ đó, mắt nàng lại cay xè, cảm xúc đau thương giống như sương đêm từ từ dâng lên, tầng tầng lớp lớp nhấn chìm cả thể xác và tâm hồn nàng trong đó.
Công tử… chàng có hận ta không?
Là cha và anh rể ta liên thủ, đùng thủ đoạn bỉ ổi nhất hại chết chàng. Còn ta, ta biết tất cả, nhưng lại bó tay trước tất cả, thậm chí không có cách gì báo thù cho chàng… chàng có hận ta không?
Công tử nhất định không hận ta đâu.
Nhưng bản thân ta… không có cách nào… không có cách nào tha thứ cho chính mình!
Khương Trầm Ngư cắn chặt môi, trước mắt bỗng nhòa đi. Từ cái đêm đoạn tuyệt với phụ thân, hai mắt nhỏ lệ máu đó, thi thoảng lại xuất hiện tình trạng mắt bị nhòe trong thời gian ngắn như thế này, nàng tự mình tra cứu y thư, cũng mời Giang Hoài khám, đều nói là do tâm tư ưu phiền tạo thành, chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, giữ cảm xúc cân bằng, là có thể không chữa mà khỏi.
Nhưng cảnh này tình này, làm sao nàng có thể giữ cho cảm xúc cân bằng đây?
Trong lòng đang rầu rĩ đau xót, lại thấy một chiếc thuyền nhỏ xuất hiện trong tầm mắt. Đầu tiên nàng còn tưởng mình nhìn nhầm, vội đưa tay lên dụi dụi mắt, nhìn lại lần nữa, quả thật là một chiếc thuyền.
Đây là lần đầu tiên nàng nhìn thấy thuyền ở đây!
Tuy từ lâu đã biết muốn đến Đoan Tắc cung phải đi thuyền, nhưng xưa nay chưa từng thấy chiếc thuyền nào neo lại bên hồ. Mà Cơ Hốt vốn dĩ cô độc cao ngạo phóng túng, lại ỷ vào sự sủng ái của Chiêu Doãn và sự chống lưng của gia tộc, tuy thân ở hoàng cung, nhưng lại sống như một vị ẩn sĩ mặc tình ngạo nghễ. Nàng ta không qua lại với bất kỳ phi tử nào, cùng lắm chỉ xuất hiện trong đại lễ mà thôi, chính là bậc đại ẩn ẩn mình giữa hoàng cung.
Vì thế, khi nhìn thấy một chiếc thuyền chèo từ phía Đoan Tắc cung ra, Khương Trầm Ngư có chút kinh ngạc và kích động, nàng cố sức mở to mắt nhìn chiếc thuyền đó dần tiến lại gần, trên thuyền có cả thảy hai người, một người chèo thuyền, một người đứng ở mũi thuyền.
Người chèo thuyền thân hình gầy nhỏ, khom lưng, thoáng nhìn cũng biết là một cung nữ bình thường, không hề bắt mắt, nhưng người ở mũi thuyền, cao cao gầy gầy, tuy mặc một chiếc áo trường bào màu đen không thể giản dị hơn, nhưng có thể thấy toát lên hai chữ “phong thái”.
Khương Trầm Ngư thầm ngạc nhiên trong lòng, cảm thấy dường như có gì đó là lạ, nhưng rốt cuộc nghĩ mãi mà không ra lạ ở chỗ nào. Chiếc thuyền nhỏ cập bởi người đó cởi chiếc mũ trùm trên đầu ra, hướng về phía nàng, chắp tay cười nói: “Đã lâu không gặp, hoàng thượng có khỏe không?”.
Khương Trầm Ngư quay ngoắt đầu lại, ngạc nhiên thấy Chiêu Doãn đang đứng cách nàng không đến ba bước.
Thế nhưng, điều khiến Khương Trầm Ngư càng ngạc nhiên hơn so với việc Chiêu Doãn đến tự lúc nào mà nàng không hay là cuối cùng thì nàng cũng biết mình cảm thấy kỳ lạ ở điểm nào – Người áo đen trên chiếc thuyền nhỏ chèo ra từ Đoan Tắc cung không phải là Cơ Hốt.
Mà là một người đàn ông.
Người đàn ông đó khoảng hơn năm mươi tuổi, dáng dấp gầy guộc, tướng mạo thanh tú.
Sở dĩ không thể dùng hai tiếng “ông lão” để miêu tả, là vì ông ta tuy đã lớn tuổi, nhưng lại không có vẻ gì là già nua, mái tóc bạc như cước lại càng tăng thêm phần tao nhã, hai mắt sáng loáng, phong thái hào sảng. Khi còn trẻ hẳn là một tuyệt thế mỹ nam tử.
Ông ta là ai?
Khương Trầm Ngư còn đang nghi hoặc trong lòng, Chiêu Doãn đã nở nụ cười, tiến lên phía trước mấy bước, chắp tay làm đại lễ đáp lại: “Đồ đệ bái kiến sư phụ. Sư phụ, người quay về rồi?”.
Sư phụ?
Khương Trầm Ngư cố gắng khống chế bản thân mới không nhảy dựng lên, từng điểm trong cơ thể nàng đều đang sôi sùng sục, đều đang nhảy nhót, đều đang vì hai chữ đó mà kích động, khó mà ngừng được.
Trên đời này chỉ có một người mới đủ tư cách để Chiêu Doãn gọi là sư phụ, đó chính là…
Người suýt chút nữa đã thành sư phụ của y, nhưng khi Hy Hòa phu nhân mang thánh chỉ xuất cung bất ngờ bị ngắt quãng, sau đó vì hành tung phiêu dạt nên không tìm thấy – Suy Ông Ngôn Duệ.
Ngôn Duệ.
Đệ nhất trí giả đương thời.
Người này thông minh từ nhỏ, bác học hiếu lễ, mười sáu tuổi đã làm thừa tướng Nghi quốc, thấy nền canh nông Nghi quốc yếu kém, không phù hơp để phát triển nông nghiệp, ông ta đề xuất quyết sách chọn đất để sinh tiền, sửa đường để mở cõi. Vì thế có thể nói, nền thương nghiệp của Nghi quốc sở dĩ có thể phát triền phồn thịnh, không thể thiếu công lao của người này.
Năm ba mươi chín tuổi đột nhiên ông ta nhiễm bệnh ác tính, thọ không được lâu nên cởi mũ từ quan, đi tìm danh y, danh y chẳng tìm thấy, lại tự điều chế ra một phương thuốc hay, sắc uống dần dần tự trị khỏi bệnh cho mình. Từ đó ông ta giác ngộ triệt để, không theo chính sự, mà mở lớp đạy học ở bốn phương, cùng đệ tử chu du các nước. Rất nhiều học trò của ông đều là cao quan đại thần ở các nước, nhưng người được biết đến nhiều nhất, cũng là kẻ bất tài nhất chính là Diệp Nhiễm.
Cha đẻ của Hy Hòa phu nhân.
Diệp Nhiễm cả đời tầm thường khiến người vợ phải thắt cổ tự vẫn, còn đem con gái của mình ra gán nợ, cuối cùng say rượu sảy chân ngã chết.
Vì thế, khi Khương Trầm Ngư biết người trước mặt này là Ngôn Duệ, phản ứng đầu tiên trong đầu chính là: Ông ta đã đến hoàng cung của Bích quốc, tại sao không gặp Hy Hòa mà lại đến Đoan Tắc cung trước? Lẽ nào, ông ta và Cơ Hốt cũng có giao tình riêng, còn thân thiết hơn cả Hy Hòa? Còn nữa, tại sao ông ta lại đến đúng lúc cầu siêu cho công tử? ở Hồi thành công tử từng nói người này đã mất tích hai năm, không ai tìm ra được, bây giờ lại đột ngột xuất hiện như thế này… Một chuỗi nghi vấn liên tiếp nổi lên, thấy thầy trò hai người họ sắp hàn huyên chuyện cũ, nơi đây không có phần cho nàng, càng không thể giải đáp băn khoăn của nàng, nên nàng liền thỉnh an rồi cúi người lui xuống.
Nàng đến Bảo Hoa cung thăm Hy Hòa, ban nãy lúc nàng rời đi, nàng ta khóc rất dữ. Mà kể ra cũng lạ, loại Phật âm này đen một người thlh thông âm luật như nàng cũng mới được nghe lần đầu tiên, vì thế cũng đâu nhận ra nó có liên quan đến Cơ Anh, còn Hy Hòa điên điên dại dại lại biết, cho nên mới khóc lóc thảm thương như thế.
Giữa Hy Hòa… và Cơ Anh… nhất định có một phần tâm linh tương thông mà người ngoài không thể biết chăng?
Khương Trầm Ngư vừa đi vừa thẫn thờ suy ngẫm, bỗng nàng nhìn thấy một người đang đứng ở cửa Bảo Hoa cung, lặng lẽ nhìn Hy Hòa ở bên trong, gió đêm thối tưng mái tóc và tà váy người đó, dù nghi dung vẫn xinh đẹp như xưa, nhưng khó che nổi vẻ tiều tụy, mới chỉ mười chín tuổi xuân, mà nhìn như hơn ba mươi tuổi vậy.
“Tỉ tỉ?”. Khương Trầm Ngư ngạc nhiên.
Khương Họa Nguyệt đứng trước cửa nghe tiếng quay đầu lại nhìn thấy nàng, không nói gì liền quay người bỏ đi.
Khương Trầm Ngư vội vàng gọi mấy tiếng: “Tỉ tỉ… tỉ tỉ…”. Thấy nàng ta không đáp, hơn nữa đi càng lúc càng xa, nhất thời rối trí, bèn thét lớn: “Đứng lại!”.
Khương Họa Nguyệt đờ người ra, quả nhiên dừng lại, một lúc sau, nàng ta quay đầu, ánh mắt lạnh băng: “Hoàng hậu nương nương có gì dặn dò? Tiểu phi xin rửa tai lắng nghe”.
Khương Trầm Ngư bước đến trước mặt nàng ta, nghiêm trang hiền hòa nhìn gương mặt rõ ràng thân thuộc mà lại hóa xa lạ, nhớ lại trước đây không lâu người này còn mong chờ ngày sinh nhật lần thứ mười chín, cho rằng tất cả vẫn chưa phải là quá tuyệt vọng, khi hay tin muội muội hồi cungvẫn còn muốn đến thăm… Mà nay, tỉ muội chỉ cách nhau có một bước, mà lại kiếm vung cung giương, chĩa mũi nhọn vào nhau… Hết thảy rốt cuộc là vì sao?
Con người rõ ràng là một loài sinh vật khoan dung, khi mình hạnh phúc, tuyệt đối không muốn oán hận người khác.
Vậy, khi con người bắt đầu oán hận, phải chăng cho thấy họ thật sự quá đau khổ? Đau khổ tới mức phải đi hại người khác mới có thể lấy lại cân bằng?
Vừa nghĩ đến đây, Khương Trầm Ngư bình tĩnh trở lại, chậm rãi nói: “Lẽ nào trong hoàng cung thường xuyên chạm mặt này, ti ti muốn đến khi chết già cũng không qua lại với muội sao? Cho đù là tử tù thì trước khi hành hình cũng phải cho hắn được nói, để hắn tâm phục khẩu phục, không còn vương vấn mà ra đi. Nhưng Khương Trầm Ngư tụ hỏi lòng chẳng làm sai điều gì, mà lại bị tỉ tỉ đối xử như vậy, Trầm Ngư không cam lòng”.
Khương Họa Nguyệt phá lên cười nửa mỉa mai nửa lạnh lùng: “Không cam lòng? Hay cho một câu không cam lòng. Muội đã mở lời trước, thế thì ta cũng không giấu nữa. Trầm Ngư, trong cung này không chỉ mình muội không cam lòng; cũng không chỉ mình muội không làm sai điều gì… Mọi người đều biết, muội lẽ nào không biết?”.
Khương Trầm Ngư không ngờ nàng ta sẽ nói như thế, không kìm được sững s ờ.
Mà câu sau của Khương Họa Nguyệt lại càng không thèm kiêng dè gì hơn: “Thành thực mà nói, ta không biết muội đã làm thế nào, đi đến Bích Thủy sơn trang một chuyến rồi quay về không lập công lao, không con nối dõi mà khiến hoàng thượng đặt chiếc mũ phượng của hoàng hậu lên đầu muội, chỉ riêng điểm này, tất thảy các phi tử khác trong cung đều không ngờ tới. Thế nhưng, so với Hy Hòa yêu mị mê hoặc hoàng thượng, mọi người bằng lòng để muội làm hậu hơn, ta cũng thế. Cho dù nói nào, xuất thân, phẩm hạnh của muội đều tốt hơn Hy Hòa mà… Có nhân có trí. Mọi người đều cảm thấy hậu cung rộng lớn này dưới sự lãnh đạo của muội chí ít cũng tốt hơn Hy Hòa. Nhưng mặt khác, thời gian muội vào cung ngắn nhất, nhưng phi tử khác đều đến sớm hơn muội, vì thế tận đáy lòng không cảm thấy thoải mái, cũng là điều khó tránh. Muội đã gánh được cái đanh hiệu quốc mẫu của Bích quốc, thì cũng phải nuốt trôi nỗi đố kỵ oán hận của những kẻ thất bại, đây là điều mà kẻ thắng như muội, nên tự giác biết lấy”.
Khương Trầm Ngư ngẫm nghĩ câu cuối cùng, không khỏi có chút ngây ngốc.
Ánh mắt Khương Họa Nguyệt nhìn nàng tràn ngập một mối bi ai, không biết là vì nàng, hay là vì bản thân mình: “Trầm Ngư, làm người không thể tham lam như thế, muốn có danh lợi lại muốn có cả tình cảm. Muội muốn làm hoàng hậu, thì ắt là… tỉ muội chúng ta không còn tình cảm gì nữa”.
Khương Trầm Ngư cắn môi, bàn tay run run nắm lại, giọng nói dường như lọt qua từ kẽ răng: “Nếu muội không cần ngôi hoàng hậu này, tỉ tỉ tha thứ cho muội chứ?”.
Khương Họa Nguyệt sững sờ.
Khương Trầm Ngư ngẩng đầu lên, không chớp mắt chăm chú nhìn nàng ta, nhắc lại một lần nữa: “Trả lời muội đi, có phải muội không làm hoàng hậu, chúng ta sẽ có thể hòa hợp như xưa không?”
“Muội…”. Khương Họa Nguyệt cảm thấy sợ hãi trước sự chân thành và nghiêm túc của nàng, nhất thời không biết phải trả lời ra sao, trong lòng đang đấu tranh giằng co, thì thấy Khương Trầm Ngư nhếch khóe môi, cười với mình một cái.
Rất khó miêu tả đó là nụ cười như thế nào;
Tựa như khe hở đầu tiên nứt ra từ giữa khối băng trong suốt;
Tựa như sợi chỉ đầu tiên bị rút ra khỏi một tấm lụa bị dệt hỏng;
Trái tim của Khương Họa Nguyệt run bắn lên. Mà lúc này, Khương Trầm Ngư lên tiếng, giọng nói dịu dàng, nhưng lời lời kiên nghị: “Muội hiểu rồi… có điều, muội cảm thấy quy tắc trò chơi mà tỉ tỉ nói không công bằng. Nếu người thắng nên tự biết rằng mình sẽ bị người thua hận; thế thì người thua cũng nên có dũng khí cúi đầu xưng thần mới phải, đúng không? Khương quý nhân, ngươi thấy ai gia, tại sao không quỳ xuống? Không bái kiến? Đây là cái ‘tự giác’ của ngươi sao?”.
“Muội!”.
“Nếu tỉ không làm được việc khấu đầu bái kiến muội, thế thì dựa vào cái gì mà muội không thể canh cánh trong lòng về sự thất lễ của tỉ?”. Mắt Khương Trầm Ngư hoe đỏ, nàng ấm ức nói: “Những lời dưới đây của muội, tỉ tỉ tin cũng được, không tin cũng được, nhưng chung quy muội vẫn phải nói ra: Cho dù cả Khương gia đều nợ tỉ, thì muội Khương Trầm Ngư vẫn không hề có lỗi với tỉ. Cho nên, gặp tỉ, muội muốn nói chuyện với tỉ; tỉ không đếm xỉa đến muội, muội sẽ bám lấy tỉ; tỉ mắng muội muội coi như không nghe thấy, tỉ đóng cửa, muội sai người đẩy cửa; tỉ giả vờ ngủ, muội gọi tỉ dậy…”. Khương Họa Nguyệt nghe thấy vừa tức giận lại vừa thấy buồn cười: “Muội có biết xấu hổ không đấy?”.
“Nói tóm lại, tỉ đừng có mơ đẩy muội ra nữa!”. Khương Trầm Ngư nói đến đây, bỗng chạy lại ôm chặt Khương Họa Nguyệt, nghẹn ngào thổn thức: “Tỉ tỉ! Tỉ tỉ, tỉ tỉ, tỉ tỉ… tỉ tỉ…”.
“Muội, muội…”. Khương Họa Nguyệt không đẩy được, bất lực mà mắng rằng: “Lại còn học được kiểu vô lại này…”.
Mắng nửa chừng không nhịn được bật cười, nhưng nụ cười vừa nhen thì vùng bụng đau nhói, rên rỉ thành hếng. Khương Trầm Ngư vội vàng ngước đầu lên: “Sao thế?”.
“Đau… đau…”. Khương Họa Nguyệt ôm chặt bụng, cảm thấy càng lúc càng đau dữ dội, lục phủ ngũ tạng như bị thứ gì đó nghiến qua, chốc lát mồ hôi vã ra như tắm.
Khương Trầm Ngư lập tức bắt mạch cho nàng ta, Khương Họa Nguyệt đổ ập lên người nàng, đau đến mức toàn thân kiệt sức, không ngừng rên rỉ: “Đau… muội muội, ta đau… Ta sao thế này? Có phải ta sắp… chết không?”.
Ánh mắt Khương Trầm Ngư càng lúc càng sáng rỡ, kết hợp với biểu cảm méo mó vì không tin nổi, trên gương mặt chấn động tột độ, cao giọng hét lớn: “Người đâu! Tuyên thái y! Tuyên thái y…”.
Khương Họa Nguyệt không thể kiên trì đợi thái y đến, trước mắt tối sầm, hoàn toàn không biết gì nữa…
Trong mơ hồ, dường như quay trở lại thời thiếu nữ.
Tuy không ai biết, nhưng trong sâu thẳm nội tâm Họa Nguyệt không thể lừa dối chính mình – Thời thiếu nữ, nàng sống không vui vẻ.
Là thiên kim của tướng phủ sinh ra không cần lo cái ăn cái mặc, vốn dĩ chẳng có gì giày vò đến mức không được vui vẻ. Nhưng một gia tộc lớn thì tất có nhiều thị phi. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng nàng bẩm sinh nhạy cảm, vẫn ý thức được rất nhiều bóng đen âm thầm ẩn nấp dưới vẻ ngoài hòa hợp.
Khi đó, việc nàng thích nhất là tranh sủng với Hiếu Thành. Luôn cảm thấy vì ca ca là con trai, mình là con gái, cho nên mẫu thân thiên vị đại ca. Nhưng từ lúc có muội muội, nàng lại cảm thấy dường như mẫu thân không phải người trọng nam khinh nữ, chí ít so với đại ca ngốc nghếch, mẫu thân còn thích Trầm Ngư thông minh từ nhỏ hơn.
Có điều, Họa Nguyệt cũng thích Trầm Ngư.
Trầm Ngư thuở nhỏ thực sự là một đứa trẻ ngoan ngoãn khiến người ta không thể không yêu quý.
Họa Nguyệt nhớ năm chín tuổi, mẫu thân chuẩn bị dẫn ba bọn họ đi Bồ Đề đài bái Phật, không ngờ đêm trước khi đi, nàng đột nhiên bị trúng gió, sốt cao không giảm.
Mẫu thân đã hẹn với Bồ Tát rồi nên không thể nuốt lời, cuối cùng vẫn phải xuất phát. Một mình nàng nằm trên giường bệnh, ngủ li bì không biết trời đất là gì. Trong lúc mơ mơ hồ hồ, loáng thoáng có người đi đến bên giường, giở mặt tấm khăn ướt chườm đầu cho nàng. Nàng cứ tưởng là a hoàn, nhưng người đó cởi giày trèo lên giường, chui vào trong chăn.
Nàng mở mắt ra, người đó chính là Trầm Ngư.
Trầm Ngư thấy nàng đã tỉnh, bèn tươi cười với nàng: “Tỉ tỉ, đại phu nói tỉ đỡ sốt rồi, ngày mai có thể khỏi đấy”.
“Sao muội không cùng mẹ đến Bồ Đề đài?”. Nàng rất kinh ngạc, bởi vì đó là chuyến xuất hành mà mẫu thân coi trọng nhất đã có một đứa con vì bị bệnh mà không thể đi, sao có thể cho phép một đứa con khác không đi?
Trầm Ngư dụi cái đầu bé nhỏ của mình vào vai nàng, cười hì hì nói: “Muội hẹn với Bồ Tát rồi, đợi tỉ tỉ khỏi sẽ đi thăm ngài. Ngài nói được. Cho nên muội ở lại với tỉ tỉ đấy”. Nói rồi ôm chặt nàng, hai đứa gối đầu lên chiếc gối cùng ngủ thiếp đi.
Khi ấy nàng quá mệt mỏi, nên cũng không nghi ngờ gì, vì thế Trầm Ngư nói sao nàng chỉ biết vậy. Sau này, từ chỗ vú nuôi nàng được biết Trầm Ngư sợ nàng ở nhà một mình cô đơn, cho nên nói sao cũng không chịu đi, còn đem đồng xu ra bói, nói với mẫu thân: Nếu cả ba hào đều là đơn, thì Bồ Tát cho Trầm Ngư ở nhà.
Cuối cùng ba đồng tiền xoay tít, quả nhiên cả ba hào đều là đơn.
Thế nên Trầm Ngư được danh chính ngôn thuận ở lại nhà.
Sau này, nàng truy hỏi Trầm Ngư, Trầm Ngư chớp mắt cười cười, móc ra ba đồng tiền đồng đưa cho nàng xem, hóa ra có một đồng hai mặt đều là chữ, mà hai đồng còn lại không có chữ. Cũng có nghĩa là, dù Trầm Ngư tung như thế nào, cũng đều là đơn.
“Muội lấy ở đâu ra thứ đồ này?”.
“Lấy từ chỗ ca ca. Ca ca đã dùng nó để đi đánh bạc với người ta”.
“Thế huynh ấy thấy sao không vạch trần muội?”.
“Huynh ấy sợ mẹ biết huynh ấy đánh bạc cho nên không thể vạch trần muội”.
“Muội… muội đến chuyện Bồ Tát mà cũng dám làm giả…”.
Cuối cùng nàng chỉ có thể viện vào lý đo này để lên lớp Trầm Ngư, không ngờ Trầm Ngư nghe xong, lại giang rộng cánh tay ôm lấy nàng, nũng nịu nói: “Nhưng tỉ tỉ đúng là khỏi bệnh mà. Hơn nữa sau này muội cùng tỉ tỉ đến trước mặt Bồ Tát lễ tạ. Bồ Tát tấm lòng khoan dung, sẽ không tính toán với một tiểu a đầu như muội đâu”.
Năm đó, Trầm Ngư sáu tuổi.
Sáu tuổi mà biết làm nũng, biết giả trá, biết ăn nói khéo léo, khiến người ta chẳng có cách nào trách mắng được.
Nàng cũng chẳng có cách gì. Cho nên đành cùng những người lớn trong nhà để mặc nó thôi. Quên mất Hiếu Thành chỉ lừa nàng mà không lừa Trầm Ngư; quên mất mẫu thân càng yêu thương Trầm Ngư hơn… Khi ấy nàng nghĩ, cho dù thế nào cha cũng không thiên vị.
Không những không thiên vị, mà cha dường như không thích Trầm Ngư nhất, còn yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc đối với Trầm Ngư.
Bài tập phu tử giao cho, rõ ràng Trầm Ngư viết đẹp nhất, nhưng phụ thân vẫn yêu cầu Trầm Ngư viết lại. Kỳ thực trong cầm kỳ thư họa Trầm Ngư không thích đánh đàn, nhưng phụ thân lệnh cho nó mỗi ngày phải luyện một canh giờ, có khi luyện đàn rách cả da tay, Trầm Ngư không chịu được bật khóc, nàng nhìn thấy đau lòng, chạy đi cầu xin phụ thân, phụ thân lại lạnh lùng nói một câu “Lâu dần sẽ không bị rách da nữa”.
Khi đó nàng nghĩ, phụ thân thật hà khắc với Trầm Ngư, Trầm Ngư thật đen đủi.
Nhưng bây giờ nhớ lại, từ đó có thể nhận ra: Đó rõ ràng là cách đào tạo hoàng hậu, để đào tạo Trầm Ngư… cũng tức là trong ba đứa con, người phụ thân yêu nhất… chính là Trầm Ngư.
Năm mười bốn tuổi, nàng ý thức được mình đã thích Tất sư gia đang đi theo phụ thân, chàng luôn mặc một chiếc trường bào màu lam nhạt, có thêu hoa văn lá trúc, giữa hai hàng lông mày còn có một vết bới, dáng vẻ tiên phong đạo cốt, thực không giống với những ngưới khác. Nhưng chàng lại luôn giả vờ không hay biết tấm chân tình của nàng, thậm chí còn trốn tránh nàng từ quan viễn hành, trước lúc đi, còn tặng cây đàn của mình cho Trầm Ngư… Lúc đó, nàng buồn biết bao nhiêu, buồn đến mức chẳng ăn nổi cơm. Nửa năm sau, hoàng cung bắt đầu tuyển tú nữ, nàng bị chọn làm một trong số tú nữ đó. Mẫu thân khuyên nhủ nàng cả đêm, nói nàng có số trời định làm nương nương.
Được, dẫu sao nàng cũng chẳng còn hy vọng gì với Tất sư gia, đời này nàng cũng không thể được bạc đầu bên người trong lòng mình thích, thế thì chọn một chàng rể phú quý nhất để được hãnh diện, để khiến tất cả mọi người đều phải ngưỡng mộ nàng, cung kính nàng.
Thế là nén chặt cõi lòng, nàng bước vào hoàng cung. Cũng chính là đêm đó, lần đầu tiên nàng nhìn thấy tân đế của Bích quốc – Chiêu Doãn.
Tuy vẫn biết hoàng thượng chỉ lớn hơn nàng nửa tuổi, nhưng khi tấm khăn đỏ được lật ra, gương mặt lọt vào tầm nhìn lại là thiếu niên anh tuấn như thế, vẫn khiến nội tâm nàng bị chấn động tột độ.
Nụ cười của y với nàng, đến cái chớp mắt cũng đầy tình cảm.
Y kéo nàng lại, đầu ngón tay đầy dịu dàng.
Một trái tim thiếu nữ đã bị đắm chìm trong đó, khó mà thức tỉnh.
Một phần nào đó đã mất đi trên người Tất sư gia, dường như lại được bù đắp trên người Chiêu Doãn, hơn nữa, lại càng khắc cốt hơn, càng ghi tâm hơn so với Tất sư gia.
Người nhà thấy nàng ghen với Hy Hòa, chỉ coi là vì tranh vị, mà không biết, nàng thật sự hận Hy Hòa đã cướp đi Chiêu Doãn. Từ khi Hy Hòa vào cung đến nay, trong mắt Chiêu Doãn chỉ có ả, chỉ nhớ nhung ả. Khiến cho nàng, một người cũ, sao có thể cam tâm Dẫu luôn biết rằng hậu cung tàn khốc không có tình yêu lâu bền, biết rằng hoàng đế không thể chỉ thuộc về một người, nhưng Chiêu Doãn đối với nàng mà nói, y chưa bao giờ là hoàng thượng, y thực sự là nam nhân đầu tiên cũng là nam nhân đuy nhất của nàng.
Nếu nói sự xuất hiện của Hy Hòa là bắt nguồn từ số mệnh của hậu cung, dẫu nàng không cam tâm nhưng cũng phải cắn răng nhận lấy, ai có thể cười đến cuối cùng tùy bản lĩnh mỗi người. Nhưng Trầm Ngư thì sao? Tại sao Trầm Ngư cũng bị cuốn vào? Thành đối thủ đáng sợ hơn cả Hy Hòa? Cuộc đấu của nàng và Hy Hòa, chí ít gia tộc cũng đứng về phía nàng, nhưng tranh chấp giữa nàng và Trầm Ngư? Phụ thân, ca ca sẽ giúp ai, câu trả lời vô cùng rõ ràng… Ông trời thật tàn nhẫn, biết nàng sợ cái gì nhất, liền tặng cho nàng cái đó; biết nàng muốn cái gì nhất, liền không cho nàng cái đó… hết lần này đến lần khác khiến nàng đau lòng…
Tại sao?
Tại sao?
Thứ mà Khương Họa Nguyệt nàng mong ước xưa nay, chẳng qua cũng chỉ là một phu quân chung tình son sắt một gia đình ấm cúng đoàn viên…
“Tỉ tỉ? Tỉ tỉ…”. Giọng nói êm tai trong trẻo xuyên qua làn sương mù dày đặc, dịu dàng truyền tới.
Khương Họa Nguyệt từ từ mở mắt ra, lúc đầu tầm nhìn mờ mờ, chỉ có thể thấy một ngọn đèn đang đung đưa, theo đó, trong ánh đèn gương mặt của một người dần dần rõ nét, chăm chú nhìn Họa Nguyệt, mỉm cười rạng rỡ, trong nụ cười còn mang theo vài phần mừng rõ. Dịu dàng mà xinh đẹp.
Là Trầm Ngư… Là người mà nàng quan tâm nhất cũng sợ hãi nhất, muốn thương yêu nhất cũng muốn đố ky nhất trên đời này…
Cảm giác chua xót trong mộng đó vẫn còn lẩn quẩn trong trái tim, Khương Họa Nguyệt lặng nhìn Khương Trầm Ngư ngồi ở đầu giường, cổ họng giống như bị một thứ gì đó bít chặt, nói không nên lời.
Khương Trầm Ngư lao tới ôm chặt bờ vai nàng ta, cực kỳ sung sướng vừa khóc vừa nói: “Tỉ tỉ! Tỉ có thai rồi! Chúc mừng tỉ, tỉ tỉ! Tỉ có thai rồi!”.
Khương Họa Nguyệt cả kinh, trí não hoàn toàn trống rỗng, lúc lâu sau mới phản ứng lại, giọng run run nói: “Muội…nói gì?
“Muội nói, tỉ tỉ, tỉ có thai rồi, muội đã tìm Giang thái y đến kiểm tra cho tỉ, chứng thực không phải là nhầm lẫn…”.
Phía sau Khương Trầm Ngư, Giang Hoài đứng ra, cúi người quỳ xuống nói: “Chúc mừng quý nhân, chúc mừng quý nhân, quý nhân thực sự có thai được ba tháng rồi”.
Cả người Khương Họa Nguyệt run bắn lên, tóm chặt tay muội muội, mấy lần há miệng định nói, nhưng không nói nổi lên lời. Tin này thực sự gây cho nàng ta một nỗi chấn động quá lớn, lớn đến mức dù cho có sự đảm bảo của thái y nàng ta vẫn không thể tin nổi.
Nàng ta… rõ ràng, rõ ràng là… không thể mang thai… các thái y trước đây đều nói như thế, Giang Vãn Y cũng nói như thế. Sao, sao đột nhiên… đột nhiên lại có?
Đây, đây, đây…
“Tỉ tỉ…”. Khương Trầm Ngư ôm lấy nàng ta, nhìn sâu vào mắt nàng ta, nhẹ nhàng nói: “Tỉ tỉ, đây là tin tốt lành đúng không? Ông trời cuối cùng cũng nổi lòng thiện, đền bù cho tỉ tất cả những gì tỉ thua thiệt rồi”.
Sau cùng Khương Họa Nguyệt đã không thể kìm nén nổi, òa lên khóc hu hu, ôm chặt Khương Trầm Ngư, nghẹn ngào nói: “Muội muội! Muội muội! Ta có con rồi! Ta có con rồi!”.
“Chúc mừng tỉ, tỉ tỉ. Thực sự chúc mừng tỉ”. Khương Trầm Ngư nói tới đây, trăm ngàn cảm xúc đan xen trong lòng. Một mặt cố nhiên là mừng cho Họa Nguyệt, ai có thể ngờ Họa Nguyệt lại có thể có con, nàng ta đã tìm biết bao kỳ phương diệu dược nhưng đều vô ích, đã không còn hy vọng, bỗng dưng lại hoài thai rồng? Mặt khác, đây lại là sự mai mỉa đối với thế sự vô thường.
Quả thật là… người tính không bằng trời tính.
Phụ thân tính toán bao nhiêu như thế, muốn để nàng trở thành hoàng hậu, nhưng cuối cùng sở dĩ hoàng thượng phong hậu cho nàng, lại là vì nàng đã cắt đứt với phụ thân.
Phụ thân vứt bỏ Họa Nguyệt, thậm chí Họa Nguyệt cũng bở mặc chính mình nhưng ông trời không bở mặc nàng ta, trong lúc nàng ta tuyệt vọng nhất, lại đem đến cho nàng ta sự bù đắp lớn nhất…
Người tính có mấy khi có thể đấu lại với trời?
Nhưng cho dù thế nào, đây thực sự là chuyện vui tốt nhất trong thời gian gần đây.
Quá tốt rồi, tỉ tỉ.
Thật sự… quá tốt rồi…
Niềm vui này của Khương Trầm Ngư vẫn không hề giảm bớt khi nàng đến ngự thư phòng tối nay, thấy Chiêu Doãn vùi đầu trong đống tấu sớ, cũng càng nhìn càng thuận mắt hơn; nam nhân này nếu bỏ thân phận tôn quý của đế vương qua một bên, thì nghi dung cũng vào hàng xuất sắc đệ nhất. Lông mày sắc nét, mũi thẳng, phối hợp với chiếc cằm nhòn nhọn, tướng mạo khá là đẹp. Mà thứ đẹp nhất của y chính là cặp mắt, đồng tử màu trà ấm áp, luôn chất chứa nét cười long lanh, hàng mi vừa dài vừa dày, lúc cụp lúc nhướng, cực kỳ rung động lòng người.
Đứa trẻ do y và tỉ tỉ sinh ra, cho dù giống ai, đều vô cùng xinh đẹp… Nghĩ đến đây, Khương Trầm Ngư không nén được mỉm cười.
Mà nụ cười ấy bị ánh mắt Chiêu Doãn bắt được, y liếc nàng một cái: “Có chuyện gì mà cười tươi thế?”.
“Lẽ nào hoàng thượng không vui? Họa Nguyệt… mang thai rồng rồi”. Chiêu Doãn nhếch môi cười nhạt: “Vui”. “Hoàng thượng không thực sự vui”.
Chiêu Doãn thấy Khương Trầm Ngư lộ vẻ không vui như một cô gái nhỏ, điều này thật hiếm có, y bất giác cười “phì” nột tiếng, lúc này, lông mày mới giãn ra, mắt nheo lại, mới là cười thực sự: “Thật là hoàng đế không vội, thái giám vội. Người sắp làm phụ thân là trẫm, nhưng nàng còn kích động hơn cả trẫm”.
“Đương nhiên là kích động rồi, thiếp sắp được làm dì đó”.
Trong đáy mắt Chiêu Doãn lóe lên một tia dị sắc, lại cười, nhưng có thêm vài phần lạnh nhạt: “Làm dì không hay, nàng vẫn nên nghĩ làm mẫu hậu như thế nào cho tốt đi”.
Khương Trầm Ngư ngây người. Câu này của hoàng thượng là ý gì?
Cây bút lông trong tay Chiêu Doãn chưa dừng lại, y vừa phê tấu chương, vừa bình tĩnh nói: “Nếu nàng thật sự thích đứa trẻ đó, thế thì đợi Họa Nguyệt sinh xong sẽ cho nàng nuôi dưỡng, đó mới là cách tốt nhất đối với nó”.
Khương Trầm Ngư cảm thấy trái tim mình, giống như một tảng đá lớn, không kịp phòng ngự đã chìm nghỉm.
Hoàng thượng rõ ràng biết Họa Nguyệt vô cùng muốn có một đứa con, nếu ai đó cướp đi đứa con của nàng ta, nàng ta chắc chắn sẽ phát điên, tại sao lại nói như vậy? Lẽ nào cảm thấy minh là hoàng hậu không có con nối dõi thì danh bất chính ngôn bất thuận sao? Hay là đúng như lời y nói, điều đó thực sự tốt cho đứa trẻ? Lẽ nào có người muốn hại đứa trẻ?
Nhất thời, trái tim nàng hỗn loạn, nàng không kìm được cất tiếng hỏi: “Hoàng thượng, thần thiếp không hiểu”.
Chiêu Doãn lại nhìn nàng một cái, trên mặt lộ vẻ thương xót, vẫy vẫy tay với nàng.
Khương Trầm Ngư vội vàng bước lại gần.
Hôm nay nàng mặc chiếc áo lụa màu hồng nhạt, chân váy và tay áo dài bị gió thổi tung, phong thái trông thật yểu điệu, rung động lòng người. Ngũ quan cũng xinh đẹp vào hàng bậc nhất, so với lúc mới tiến cung đã trưởng thành hơn rất nhiều, tựa như một đóa hoa, qua giai đoạn chúm chím, đang nở bừng rực rỡ.
Nhưng nàng ngẩng đầu, ngước mắt, đáy mắt trong veo, vẫn ngây thơ như một đứa trẻ.
Quả nhiên… vẫn là một đứa trẻ.
Chiêu Doãn thầm thở dài trong lòng, đưa tay vuốt mái tóc nàng, chậm rãi nói: “Đứa con đầu tiên của trẫm là tâm điểm chú ý của muôn vàn cặp mắt, nếu như sinh ra là con trai, thì theo luật lệ của triều ta, nó sẽ là thái tử. Có thể nói, đây là nhân tố quan trọng kéo một sợi tóc mà lay động toàn thân. Cho nên, có rất nhiều người mong đợi sự ra đời của nó, ngược lại cũng có vô số người hy vọng nó không ra đời. Trước những lợi ích đó, đứa trẻ này sẽ rơi vào vòng nguy hiểm”. Nói đến đây, trong đáy mắt nói lên mấy phần âm u, lạnh lùng nói tiếp: “Nàng cho rằng đứa con đầu tiên của trẫm, vì sao mà mất đi?”.
Đứa con đầu tiên của y? Lẽ nào không phải là… A! Khương Trầm Ngư đột nhiên nhớ ra, Chiêu Doãn đã từng có một đứa con, mà đứa trẻ này cũng mất đi ngay trước mặt nàng.
Ngày hôm đó, nàng vào cung gảy đàn, Hy Hòa phu nhân đột nhiên thổ huyết, sau đó Cơ Anh dẫn Giang Vãn Y vào cung, sau đó, Giang Vãn Y tuyên bố Hy Hòa sảy thai, hoàng thượng nổi cơn thịnh nộ… Đó là lý do Tiết thị diệt vong, vì chuyện này mà về sau rất nhiều người nói sảy thai chỉ là cái cớ mà hoàng thượng và Giang Vãn Y thông đồng với nhau tuyên bố ra bên ngoài, mục đích là để hãm hại Tiết Mính.
Nhưng nghe ý tứ của Chiêu Doãn lúc này, dường như Hy Hòa thực sự từng mang thai? Hơn nữa còn thực sự bị mất?
Khương Trầm Ngư sững sờ nhìn Chiêu Doãn, nhất thời, không biết nên nói gì?
Còn Chiêu Doãn lại tỏ vẻ không muốn nói thêm về chuyện này, y gập tấu chương lại nói: “Đến lúc rồi, chúng ta vào Bách Ngôn đường, nghe xem tin tức báo về từ phía Giang Đô thôi”.
Khương Trầm Ngư liền dạ một tiếng, cùng y bước vào Bách Ngôn đường, bảy người khác đã đến đủ, thấy họ vào trong, lần lượt đứng dậy khấu bái.
Chiêu Doãn đưa Khương Trầm Ngư vào ghế, mới vừa. Ngồi yên, người áo tím ngồi ở cuối cùng đã lên tiếng báo cáo: Sáu bảy ngày bảy đêm ngựa không dừng bước, Tiết Thái và Khương Hiếu Thành cuối cùng đã đến Giang Đô vào hồi giờ Dậu một khắc ngày mười chín tháng chín”.
Người áo xám ngạc nhiên kêu lên: “Bảy ngày đã tới? Làm sao đi được?”.
Đây cũng chính là điểm nghi vấn của Khương Trầm Ngư và Chiêu Doãn.
Chuyến này đi Giang Đô tuy không phải là ngàn dặm xa xôi, nhưng cũng tương đối xa, bình thường cũng phải một tháng mới tới nơi. Mà hai người này sao lại mất có bảy ngày đã tới?
Người áo tím cung kính đáp: “Là như thế này, trước khi xuất phát, Tiết Thái lệnh cho chọn bốn con ngựa thiên lý tốt nhất, lại chọn một cỗ xe ngựa nhẹ và khéo nhất, tất cả vật dụng trên xe vứt đi gần hết, chỉ trải một tấm da mềm nhất, chuẩn bị một bao lương khô nước sạch lên xe là ngủ. Lại chọn hai phu xe, lần lượt thay nhau, mỗi người đánh xe sáu canh giờ. Sau một ngày một đêm đến thành trì thiếp theo, lập tức đối bốn con ngựa tốt, hai phu xe khác, tiếp tục lên đường. Cứ như thế ngựa phi không dừng vó đã đến được Giang Đô”.
Khương Trầm Ngư không khỏi tặc lưỡi khen giỏi trong lòng. Cách này nghe có vẻ dễ làm, nhưng thực hiện vô cùng khó khăn, bảy ngày bảy đêm đều phải ở trên cơ xe ngựa lao đi với vận tốc cực nhanh, đói cũng chỉ có thể ăn lương khô, còn phải khống chế ăn uống một cách nghiêm khắc, tránh lãng phí quá nhiều thời gian đi vệ sinh, Tiết Thái cũng thật là, hắn vốn là một đứa trẻ có khả năng nhẫn nhịn, nhưng không biết hắn làm thế nào mà ca ca cũng có thể chịu được, ngoan ngoãn ngủ đến tận Giang Đô.
Người áo tím dường như đọc được tâm tư của nàng, nói tiếp: “Nghe nói Khương đại nhân mới ngủ có nửa ngày đã không chịu nổi, một mực kêu đau lưng”.
Khương Trầm Ngư che miệng, đó mới là ca ca của nàng.
“Cho nên, đến lần thứ hai Khương đại nhân kêu đau, Tiết Thái liền đánh ngất đại nhân”. Người áo tứn nói đến đây, dường như cũng hơi buồn cười, nhưng vẫn phải cố nén, vì thế lộ rõ vẻ hóm hỉnh: “Chính vì thế, Khương đại nhân ngất suốt dọc đường đến Giang Đô…”.
Chiêu Doãn liếc Khương Trầm Ngư một cái, cười nói: “Cho dù đi thế nào, đến được là tốt. Tiếp tục nói đi”.
“Vâng”. Người áo tím lấy một quyển sổ tay từ trong người mở ra đọc: “Giờ Dậu hai khắc, hai người Tiết Khương tắm rửa, thay áo xong đẹp; giờ Dậu ba khắc, hai người đến đự tiệc ở phủ đệ của thành chủ Giang Đô – Quan Đông Sơn, và nói rõ sẽ đi Ngọc Giang lâu chơi…”.
Người áo xám trả lời thay: “Là chốn phong nguyệt nơi tiếng ở nơi đó, vì mỹ nhân nhiều mà được đặt tên như vậy, cùng với Hồng Tụ lâu của kinh Đô, Khổng Tước lâu của La Sơn, là một trong Bích quốc tam tứ”.
Chiêu Doãn phì một hếng: “Tam tú cái gì, Bích quốc đã đến mức phải dựa vào phong nguyệt yên hoa để giữ thể diện rồi à?”.
Người áo xám vội đáp: “Thần lập tức thảo chỉ ban lệnh xóa bỏ cách nói đó”.
“Được rồi. Những thứ này, càng cấm càng lan rộng, cứ kệ chúng đi”. Chiêu Doãn cau mày: “Tiếp tục”.
Người áo tím đọc: “Giờ Tuất, một hàng người đến Ngọc Giang lâu, những nhân vật nổi tiếng của bản địa cũng lần lượt xuất hiện, tất cả mọi người đều không biết hai vị khâm sai đại thần chuẩn bị làm gì, lúc mới bắt đầu đều thấp thỏm không yên, nhưng rượu được nửa tuần Quan Đông Sơn sán lại thăm dò ý tứ, Khương Hiếu Thành cười ha ha nói: “Trời muốn đại hạn là việc không thể thay đổi được. Hoàng thượng phái hai người chúng ta tới, chẳng qua cũng chỉ là hình thức mà thôi. Yên tâm đi, hoàng thượng đã sớm chuẩn bị năm trăm vạn lượng bạc để mua lương thực, chúng ta đi trước, ngân lượng theo sau. Chúng ta đợi nhận tiền ở đây, đến lúc đó sẽ mở kho cứu dân, thành chủ ngươi giải quyết vấn đề thật tốt, hai anh em ta cũng trở về báo cáo vẻ vang”. Nói đoạn, lại tiện tay ban thưởng một trăm lượng bạc bằng ngân phiếu cho một tiểu a hoàn bưng đồ ăn.
Chiêu Doãn lườm Khương Trầm Ngư một cái: “Ca ca của nàng có nhiều tiền thật đấy”.
KhươngTrầm Ngư mím môi cười nói: “Sao có thể hào phóng bằng hoàng thượng, một lần ra tay là năm trăm vạn lượng”.
Hai người nhìn nhau, cùng bật cười.
Quốc khố không có bạc, họ rõ như lòng bàn tay, nhưng văn võ bá quan lại không hề hay biết. Khương Hiếu Thành và Tiết Thái đi cứu nạn chuyến này thực hai tay trống không, một chinh tiền cũng không có, nhưng lại thể hiện dáng vẻ tự tin có thừa, lưng dắt vạn lượng, rõ ràng là đang dàn cảnh. Kế sách kiểu này, Khương Hiếu Thành quyết không thể nghĩ ra. Chiêu Doãn gật đầu than nhẹ: “Tiết Thái quả nhiên là một tên tình quái…”
Mọi người vừa nghe xong câu này, trái tim vốn dĩ treo lơ lửng đều được hạ xuống, thoải mái chè chén, chúc tụng lẫn nhau. Trong bữa tiệc, Tiết Thái bỗng nói: “Từ lâu nghe tiếng Giang Đô giàu có, ngày hôm nay được thấy mới biết là giàu đến mức này mọi người không hiểu vì sao, cho nên lần lượt hỏi thăm, hắn bèn chỉ tay vào một con chó coi cửa ở cách đó không xa, nói: ‘Đến cái đĩa đựng thức ăn cho súc sinh cũng quý giá như thế’. Mọi người cảm thấy kỳ lạ, vội chạy qua xem, cái đĩa vỡ bẩn đến nỗi không nhìn ra hoa văn, đâu có gì quý giá? Có người lòng đầy nghi hoặc, bèn đem cái đĩa đó đi rửa sạch, vẫn là một cái đĩa sứ men xanh rất tầm thường, nhìn không ra dấu vết gì. Cuối cùng vẫn là Tiết Thái bước lên phía trước, múc nước đổ lên đã, rồi đặt dưới đèn…”.
Người áo tím mồm miệng lanh lợi, giọng nói lên bổng xuống trầm, miêu tả sinh động, giống như kể chuyện, khiến người ta mải mê nghe. Vì thế, hắn vừa dừng lại, ngay lập tức có người hỏi: “Xảy ra chuyện gì?”.
“Kể cũng kỳ lạ, chiếc đĩa đó vốn có màu xanh, nhưng đựng nước rồi bị ánh đèn chiếu vào lại nở ra một đóa mẫu đơn, gợn nước lay động, đóa mẫu đơn đó lại đổi sắc giống như đang nở bung vậy. Mọi người thấy cảnh tượng lạ lùng, không khỏi tặc lưỡi, lại đi tìm tiểu nhị của Ngọc Giang lâu đến hỏi, y cũng không biết chiếc đĩa mình cho chó ăn lại thần kỳ đến như thế. Mà điều càng khiến người ta kinh ngạc hơn là Tiết Thái, hắn chỉ đứng từ xa nhìn một cái mà có thể phân biệt được ra sự trân quý của chiếc đĩa đó, nhãn lực chừng ấy, không ai có mặt là không tâm phục khẩu phục”.
Chiêu Doãn cười hì hì: “Nhãn lực ấy… có chút ít thôi, nhưng bản lĩnh diễn trò mới là tinh túy thượng đẳng”.
Người áo tím quỳ xuống bái phục nói: “Hoàng thượng thánh minh”.
“Được rồi được rồi, mấy lời xưng tụng này bới đi vẫn hơn. Mau nói xem, Tiết Thái bày trò lừa gạt bọn người giàu có đó như thế nào”.
Người áo tím cười ngượng ngập mấy tiếng, giọng sang sảng nghiêm trang nói: “Màn kịch lớn đó, Tiết Thái không chỉ diễn một tối, mà điễn suốt ba ngày liền…”.
Chú thích: (1) Hai câu trong bài “Phượng cầu hoàng” của Tư Mã Tương Như.