Họa Quốc

Chương 17: Hồi Thứ Mười Bảy: Tân Hậu

Trước Sau

break
“Tiết công tử quả nhiên không hổ là Băng Ly công tử được Yên vương ngự ban, kiến thức khác hẳn người bình thường”.

“Đúng thế đúng thế, sinh nhật công tử lên sáu, tiểu nhân có may mắn nhận được một tấm thiệp, còn đen quý phủ thăm hỏi, không biết công tử có còn ấn tượng không…”.

Tiết Thái nghe những lời tâng bốc thật thật giả giả này, chỉ mỉn cười nhàn nhạt, bỗng quay sang mỹ nhân đang tiếp Khương Hiếu Thành uống rượu ở bàn bên cạnh nói: “Chiếc vòng của vị cô nương đây đẹp quá…”.

Câu nói này khiến cho tất cả mọi người có mặt đều đổ dồn ánh mắt lên người mỹ nhân. Mỹ nhân nhận được sự chú ý, càng cảm thấy vui vẻ, mỉm cười xinh đẹp, nói: “Tiểu công tử nhãn lực tốt. Chiếc vòng này…”. Nói đoạn đánh mắt sang nhìn Quan Đông Sơn, che miệng cười: “Đây là bảo bối gia truyền nghe nói là ngọc Băng Hoa Phù Dung chính tông, giá trị khuynh thành đó”.

Tiết Thái: “Có thể cho tại hạ mượn xem một chút không?”.

Mỹ nhân rất sảng khoái, vui vẻ tháo vòng đưa cho Tiết Thái.

Tiết Thái cầm lên xem kỹ một lượt, đưa trả lại cho nàng ta, trên mặt có chút cổ quái. Mỹ nhân không kìm được hỏi: “Tiểu công tử như vậy là có ý gì? Chiếc vòng này có gì lạ à?”.

Tiết Thái than nhẹ rằng: “Cái gọi là báu vật gia truyền, quý ở tâm ý. Có tâm là tốt rồi, hà tất phải để ý ở giá trị thực sự của nó”.

Kỳ thực hắn không nói không sao, nói như vậy, mỹ nhân đương nhiên không chịu bỏ qua, liền truy hỏi: “Công tử có gì xin cứ nói thẳng, chiếc vòng này lẽ nào không phải là ngọc Băng Hoa Phù Dung?”.

Tiết Thái trầm giọng đáp: “Mọi người đều biết loại ngọc này do Dương quý phi đặt tên, tín vật định tình Đường Minh Hoàng tặng cho Đương thị năm xưa chính là loại ngọc này, tên thuở nhỏ của quý phi là Phù Dung, lại thêm hoa văn của nó giống như băng rạn, cho nngười đời sau đặt tên là Băng Hoa Phù Dung. Loại ngọc này có màu sắc vô cùng hiếm gặp loại màu tím hồng này là phần được hình thành ở giữa suối, đeo lâu ngày có thể dưỡng nhan trắng da, cho nên lại càng trân quý lạ thường”.

Mọi người gật đầu lia lịa.

“Cũng vì thế, kẻ làm giả chúng vô cùng nhiều, tay nghề tinh xảo, thậm chí có thể lấy giả đổi thật”.

“ý của công tử là chiếc vòng của ta là đồ giả?”.

“Là giả hay thật, nhìn cái là biết…”. Tiết Thái nói đoạn, đảo mắt nhìn quanh, nói với một mỹ nhân khác: “Có thể cho tại hạ mượn chiếc vòng của cô nương một lát không?”.

Mỹ nhân đó liền vội vàng tháo chiếc vòng của mình đưa cho hắn, đó là một chiếc vòng bằng bạch ngọc. Hai chiếc vòng chồng lên nhau, hai màu trắng hồng lại càng đẹp mắt. Tiết Thái chồng hai chiếc vòng lên nhau xong bắt đầu cọ xát chúng, một lúc sau lại đem hai chiếc vòng đưa cho mỹ nhân thứ nhất: “Ngửi xem”.

Mỹ nhân thứ nhất hít nhẹ một cái, kinh ngạc kêu lên: “Đây là mùi gì?”.

“Mùi của đá nhân tạo”. Tiết Thái giải thích: “Mùi này toát ra từ chiếc vòng của cô nương, điều này cho thấy, chiếc vòng của cô ta là thật, còn của cô nương là giả”.

Mỹ nhân đột nhiên phù dung thất sắc, quay đầu nhìn sang Quan Đông Sơn, Quan Đông Sơn vội vã ngoảnh sang chỗ khác làm bộ nói chuyện với người khác, khiến mỹ nhân vừa tức vừa thẹn, lập tức ném chiếc vòng đó đi, khóc òa lên rồi chạy mất.

Cả sảnh đường cười ầm lên.

Mà thái độ của mọi người ở đó lập tức khác hẳn đi. Tuy Tiết Thái và Khương Hiếu Thành cùng là khâm sai đến Giang Đô lần này, những kẻ quyền quý kia lại chủ yếu nịnh bợ Khương Hiếu Thành, khi giáp mặt với Tiết Thái, luôn có ít nhiều gượng gạo bối rối.

Tiết tộc diệt vong, đến nay người nhà họ Tiết có thể nói chỉ còn lại hai người, phế hậu trong lãnh cung Tiết Mính và quan khâm sai nhưng thực chất vẫn là nô lệ Tiết Thái. Mọi người không dám quá thân thiết với hắn, cũng là lẽ thường tình của con người.

Nhưng hắn giở chiêu này, mọi người thán phục trong lòng, cũng không còn kiêng dè nhiều, lần lượt tiến lên bày tỏ sự ngưỡng mộ và mời hắn về nhà làm khách.

Tiết Thái không từ chối một ai, gật đầu đồng ý hết.

Đêm đó, hắn và Khương Hiếu Thành ở lại phủ đệ của thành chủ, nhân tiện tham quan thư phòng của Quan Đông Sơn một chút, khi Quan Đông Sơn bày những bức thư họa sưu tầm nhiều năm ra, hắn chỉ mỉm cười không nói, cũng không phát biểu bất cứ suy nghĩ gì.

Ngày thứ hai, đi đến làm khách ở các nhà quyền quý nổi tiếng cũng vậy.

Ngày thứ ba, vẫn như thế.

Thực ra mọi người mời hắn, ngoài việc bợ đỡ , lấy lòng ra, còn có mục đích muốn hắn dùng tuệ nhãn để giám định đồ quý nhà mình. Nhưng hắn nhìn tới nhìn lui, vẫn không phát biểu ý kiến, thật khiến cho người ta buồn bực. Cuối cùng vẫn là Quan Đông Sơn không nhịn nổi đầu tiên, hỏi: “Tranh chữ của nhà ta không lọt vào mắt xanh của công tử à? Tại sao công tử không chịu bình luận gì hết?”.

Tiết Thái thong thả cười nói: “Vì sao Quan đại nhân thích tranh chữ?”.

“Tại sao thích à? Cái này… chính vì thích thôi…”.

Tiết Thái lại nói: “Quan đại nhân đã tiêu không ít tiền vì những bức tranh chữ này phải không?”.

“Đương nhiên, công tử không biết chứ, số tranh chữ này còn quý hơn cảim ngân châu báu gì đó…”. Nói đến đây, Quan Đông Sơn chợt nhớ ra thân phận của đối phương, liền phân bua: “Nhưng những thứ này của hạ quan, đều nhờ người ta mua, cho nên vẫn rất rẻ, vẫn rất rẻ, hi hi…”.

“Có đến mười vạn lượng không?”.

“Không có! Tuyệt đối không có!”. Quan Đông Sơn lắc đầu nguầy nguậy như lắc trống bỏi.

“Quan thành chủ có biết chỉ một bức ‘Liệt nữ truyện Nhân Trí đồ’ này, nếu đúng là bút tích của Cố Khải Chi, chí ít giá trị cũng phải năm vạn lượng trở lên không? Đấy là chưa kể đến giá cả sau khi bị bọn gian thương nâng giá”.

Quan Đông Sơn nghe thấy thế hai mắt sáng lên: “Thật à, thật à? Thế thì xem ra quả nhiên bỉ chức kiếm được món hời rồi, tốn có ba vạn lượng bạc đã mua được”.

Tiết Thái cúi đầu, nhướn mày cười một cái: “Cho nên, đây chắc chắn là giả”.

Vẻ mặt Quan Đông Sơn vốn dĩ đang phấn chấn bỗng biến thành sửng sốt: “Cái gì? Khoan đã, Tiết công tử, tại, tại sao lại khẳng định đây là giả?”.

“Bởi vì rất không may, theo ta được biết có một người vô cùng yêu tranh chữ, hơn nữa tài lực thế lực của người đó còn vượt xa đại nhân. Bức ‘Liệt nữ truyện Nhân Trí đồ’ này, người đó đã nới sẽ mua với giá mười vạn lượng từ ba năm trước. Nếu đại nhân là chủ nhân của bức tranh này, có ý bán nó, liệu ngài có thể không cần mười vạn lượng mà chỉ ba vạn lượng đã bán cho người khác không?”.

Quan Đông Sơn giọng run run nói: “Nhưng, nhưng ta và người đó có giao tình!”.

Tiết Thái cười nhạt.

“Tiết, Tiết, Tiết công tử?”.

Tiết Thái quay người nhìn lên đám mây trên bầu trời bên ngoài cửa sổ, buồn bã nói: “Nhớ năm xưa, gia phụ cũng cho rằng mình có giao tình với rất nhiều người, muốn thứ gì chỉ cần dặn dò là trăm người hưởng ứng, người người tranh nhau làm. Nhưng khi ông xảy ra chuyện, không có một ai dám đứng ra giúp đỡ, giao tình… Quan thành chủ, ngài lăn lộn chốn quan trường đã bao năm, vẫn còn tin vào hai chữ ‘giao tình’ sao?”.

Mặt Quan Đông Sơn lúc trắng lúc đỏ, cực kỳ bối rối, nhưng vẫn cố gắng vớt vát nói: “Chỉ dựa vào giá thành, không thể suy đoán nó chắc chắn là giả được?”.

Tiết Thái quay người lại, cầm lấy bức “Liệt nữ truyện Nhân Trí đồ”, giở ra nói: “Thành chủ xem, chúng ta đều biết bức tranh này vẽ dựa vào quyển thứ ba ‘Nhân Trí truyện’ trong bộ ‘Liệt nữ truyện’, sau mỗi phần tranh vẽ đều có ghi lời ngợi khen, chú rõ nhân vật nào, tổng cộng có mười lăm bức”.

“Không sai là mười lăm bức”.

“Sai chính ở chỗ này”. Tiết Thái than khẽ, nói: “Trên thực tế, trải qua chiến tranh hỏa hoạn, những bức họa này ngoài bảy bức ‘Sở Vũ Đặng Mạn’, ‘Hứa Mục phu nhân’, ‘Tào Hy thị thê’, ‘Tôn Thúc Ngạo mẫu’, ‘Tấn Bá Tông thê’, ‘ Linh Công phu nhân’, ‘Tấn Dương Thúc Cơ’ còn được bảo tồn hoàn chỉnh, còn lại đã bị mất. Mà những bức thành chủ sưu tập được, lại hoàn toàn không ó chút khiếm khuyết. Đây chính là sơ hở lớn nhất.

Quan Đông Sơn mặt xám ngoét, bị đả kích mạnh, cuối cùng lý nhí hỏi: “Nói như thế, lẽ nào những bức tranh chữ khác của hạ quan cũng đều là giả?”.

“Tuy không phải toàn bộ, nhưng cũng gần hết”. Tiết Thái, ngẩng đầu, thần sắc lạnh nhạt, tựa như châm biếm, tựa như cảm khái lại tựa như cơ độc: “Trên thế gian này, làm gì có nhiều trân bảo để cho ngưới ta chia nhau cất giữ thế? Tuyệt đại bộ phận chẳng qua đều là học đòi phong nhã mà thôi”.

Câu “học đòi phong nhã” cuối cùng đã châm chích Quan Đông Sơn thật sâu cay, hắn định xé bức tranh chữ, nhưng Tiết Thái ngăn hắn lại, nói: “Những bức tranh này tuy là giả, nhưng mô phỏng cũng rất khéo. Nếu thành chủ không cam tâm, ta có cách để biến đồ bỏ thành bảo vật”.

“Hả? Làm sao có thể biến đồ bỏ thành bảo vật?”.

Tiết Thái cười vẻ thần bí: “Ngày mai ta và Khương đại nhân mời tiệc các vị ở Ngọc Giang lâu, mong thành chủ vui lòng đến dự. Chớ quên khi đến mang theo những bức tranh chữ này của ngài”.

Cứ như thế hai vị khâm sai đến Giang Đô, ba ngày đầu tiên, ngoài ăn uống ca hát vui chơi thì không làm gì hết. Sang ngày thứ tư, vẫn là ăn ăn uống uống, có điều có thêm một trò chơi so với ngày thường, đó chính là – quyên góp cứu chẩn.

Rượu được nửa tuần, Tiết Thái ra hiệu cho Quan Đông Sơn lấy tranh ra, lớn tiếng nói: “Các vị, quốc nạn ập đến; thần tử chúng ta cũng nên hiến chút sức lực vì hoàng thượng mới phải. Từ khi Giang Đô đại hạn, Quan thành chủ vẫn luôn đêm không ngon giấc, lo lắng trăn trọc, suy nghĩ cách giải quyết. Nhưng đúng như lời Khương đại nhân nói, trời muốn đại hạn là chuyện không thể tránh được, ông trời không chịu ban mưa, người phàm chúng ta đâu có cách gì được?”.

Khương Hiếu Thành nghe thấy Tiết Thái trích dẫn lời của mình, không kìm được đắc ý ra mặt, liên tục gật đầu. Những người còn lại trong bữa tiệc không hiểu rốt cuộc Tiết Thái định giở trò gì, đều im lặng quan sát.

Tiết Thái nói xong một tràng, rồi mau chóng dẫn dắt vào chủ đề chính: “Vì thế, đêm qua Quan thành chủ đến tim ta, bày tỏ nguyện vọng muốn quyên góp toàn bộ số tranh đã sưu tập trong nhiều năm của ngài, quy đổi thành tiền mặt ngân lượng, lần quyên góp cứu nạn hạn hán này là chia sẻ lo lắng với nước nhà, giải cơn hoạn nạn cho đân chúng…”.

Quan Đông Sơn nghe thấy, hai mắt trợn trừng lên, vội giật giật tay áo Tiết Thái, nhưng Tiết Thái nói một câu “Đừng sốt ruột” rồi không đếm xỉa đến hắn nữa, mà lấy bức “Liệt nữ truyện Nhân Trí đồ” ra trước tiên, cao giọng nói: “Bức ‘Liệt nữ truyện Nhân Trí đồ’ này đã được ta giám định, là bút tích thực sự của Cố Khải Chi, giá trị mười vạn lượng. Nhưng thành chủ đôn hậu, đồng ý bán rẻ, chỉ lấy tám vạn lượng. Có ai muốn mua không?”.

Quan Đông Sơn nghe đến đây, cũng coi như hiểu ra. Hóa ra cái Tiết Thái gọi là biến đồ bỏ thành bảo vật, tức là lấy đồ rởm bán ra như đồ xịn. Cũng hay, quy đổi thành tiền xong lại đi mua tranh tiếp, hắn không tin đen đủi đến mức cả đời đều gặp hàng giả. Chỉ có điều… các vị ngồi đây đều không phải tay vừa, ai có thể dễ đàng mua? Quả nhiên, lúc sau xung quanh vẫn im lặng như tờ, không có ai trả giá, càng không có ai lên tiếng.

Tiết Thái ngẫm nghĩ, quay sang Khương Hiếu Thành nói: “Khương đại nhân, mọi người xấu hổ nên không dám mở miệng lên tiếng trước, ngài giúp một chút nhé”.

Khương Hiếu Thành cười ha ha, khoát tay một cái: “Được. Ta nhận. Bức tranh này ta mua”.

Lời vừa thốt ra, xung quanh xì xào.

Tuy nói Khương Hiếu Thành là công tử của hữu tướng, lại đảm nhiệm chức Vũ lâm quân Kỵ đô úy, nhưng vừa ra tay là tám vạn lượng, vẫn thật sự khiến người ta giật mình. Khương Hiếu Thành cười, nói: “Dâng hiến sức lực cho Tổ quốc, đến thất phu cũng phải có trách nhiệm. Hơn nữa, chỉ cần giải quyết được việc của Giang Đô, hoàng thượng vui vẻ sẽ ban thưởng, chẳng phải là đều thu lại hay sao? Người đâu, đi lấy ngân phiếu tám vạn lượng bạc đưa cho đại nhân”.

Tên tùy tùng phía sau lưng y dạ một tiếng, đang định bước đi, bỗng từ phía ngoài sảnh một tiếng nói vang lên: “Ta trả mười vạn lượng”.

Giọng nói trong trẻo rõ ràng, tựa như gió mát tháng tư, ánh sáng ban sớm, lừa đèn vạn nhà, ấm áp êm tai.

Mọi người nhìn ra thấy một công tử trẻ tuổi dẫn theo hai tùy tùng chầm chậm từ ngoài sảnh bước vào. Đèn trong lầu sáng trưng nhưng vẫn không tươi sáng bằng nụ cười của chàng; mỹ nhân trong sảnh đường vô số, nhưng vẫn không xinh đẹp bằng ánh mắt của chàng… Có người nhận ra chàng, đột nhiên kinh ngạc đứng bật dậy kêu lên: “Nghi, Nghi, Nghi vương bệ hạ!”.

Hóa ra vị công tử đó không phải là ai khác, chính là Nghi vương Hách Dịch. Nhân lúc sự chú ý của mọi người đổ dồn lên người Hách Dịch Tiết Thái quay đầu nhỏ giọng nói với Quan Đông Sơn: “Người mà tối qua ta kể với ngài chính là y”.

Quan Đông Sơn cảm kích nói: “Công tử thật là có diệu chiêu đến ngài ấy mà cũng mời tới được”.

Còn Hách Địch vẫy tay chào mọi người, khi ánh mắt dừng trên gương mặt Tiết Thái, lại nở nụ cười đầy hàm ý: “Từ buổi chia tay ở Trình quốc, không ngờ chúng ta lại mau được gặp mặt đến thế”.

Tiết Thái hành lễ, nói: “Cung thỉnh bệ hạ kim an”.

“Được rồi, những lễ tiết phức tạp ấy miễn đi. Hôm nay ta đến đây là để mua bán, các ngươi lấy lễ của thương nhân tiếp đãi ta là được rồi”. Hách Dịch nói xong, giơ tay cầm lấy cuộn tranh “Liệt nữ truyện Nhân Trí đồ” đó, xem xét kỹ lưỡng.

Trái tim của Quan Đông Sơn vọt lên tận cổ họng, nhảy tưng tưng, sợ bị chàng nhìn ra đó là hàng nhái.

Nhưng cuối cùng Hách Dịch lại sờ sờ lên chỗ bị sờn ở mép tranh, thở dài nói rằng: “Đồ vật từ nghìn năm trước, còn có thể giữ tốt như thế này, không tồi, thật không tồi…”.

Quan Đông Sơn bấy giờ mới yên tâm, cười khan mấy tiếng nói: “Những bản lĩnh khác hạ quan không có, chỉ có cái lạc thú này, bức họa này hạ quan còn mời riêng hai thợ khéo đến sửa lại, thỉnh thoảng cũng đem ra treo lên”.

“Quan thành chủ quả nhiên là người am tường”. Hách Dịch vừa nói mắt vừa đảo một vòng: “Khương đại nhân, ngài còn muốn trả giá không?”.

Khương Hiếu Thành sờ cằm cười hi hi, nói: “Hạ quan tiền nhiều gan lớn hơn đi chăng nữa, cũng không dám sánh với Nghi vương bệ hạ. Vốn trả giá là để nêu gương mà thôi, chứ thực lòng mà nói hạ quan là một kẻ thô lỗ, mấy bức tranh chữ này ấy mà, nhìn là thấy đau đầu rồi”.

Lời vừa thốt ra, mọi người đều cười ầm cả lên, không khí trong lầu bỗng trở nên vui vẻ hài hòa.

“Nếu thế, ta nhận”. Hách Dịch sai thị tùng bưng một chiếc rương tới, mở ra, bên trong đầy những ngân phiếu, khiến cho tất cả mọi người có mặt đều trợn mắt sửng sốt.

Tiết Thái nói: “Xem ra lan quyên góp cứu nạn này, bệ hạ đã chuẩn bị rất kỹ rồi mới tới”.

Hách Địch chăm chăm nhìn, mỉm cười: “Những thứ khác không cần cũng được, nhưng có một thứ, ta buộc phải có được”.

Mọi người nghe vậy, không ai là không cảm thấy hứng thú,rốt cuộc là thứ bảo bối gì, lại khiến cho kẻ tình quái nổi tiếng chốn thương trường này không quản nghìn dặm xa xôi chạy đến đây mua?

Quan Đông Sơn không nhịn được hỏi: “Thứ gì thế?”. Hắn rất muốn biết rốt cuộc là bức tranh nào mà mình sưu tầm đã khiến Nghi vương thèm nhỏ dãi như vậy?

Hách Dịch cụp mắt xuống, trầm tư trong tích tắc, rồi lại nhướng mắt lên, vẫn nụ cười tươi rói như cũ: “Ta muốn bản chép tay bài ‘Quốc sắc thiên hương phú’ của Cơ Hốt”.

Trong đại sảnh bỗng huyên náo hẳn lên, mãi lâu sau mới có thể yên ắng trở lại.

Mọi người đều biết, Cơ Hốt chính là đệ nhất tài nữ của Bích quốc, sở dĩ nàng được mệnh danh như thế là vì bài “Quốc sắc thiên hương phú”. Nghe nói năm đó, Cơ Hốt viết xong bài phú này, Chiêu Doãn khi ấy vẫn còn là hoàng tử nhìn thấy, kinh ngạc tưởng là tiên nữ, lập tức đánh ngựa đến trước Cơ phủ cầu hôn. Sau mấy hồi trắc trở, cuối cùng mới ôm được mỹ nhân quay về.

Nhờ một bài phú lên ngôi vị hoàng phi, và sau cùng tạo thành bá nghiệp của một vị đế vương. Mấy trăm năm nay, làm gì có thiên văn chương thứ hai nào có thể vẻ vang hơn nó?

Bài phú này tuy nổi danh, nhưng Cơ Hốt lại là một người sống bằng xương bằng thịt. Đồ của người còn sống, thường không mấy đáng tiền. Vì thế mọi người nghe Hách Dịch nói thế, trong lòng ít nhiều cũng có chút thất vọng.

Ánh mắt Hách Dịch quét qua một lượt, thu trọn biểu cảm tinh tế của mọi người vào trong đáy mắt, cười hi hi, nói: “Đương nhiên, nếu có đồ vật tốt khác, ta cũng thu mua cả”.

Chàng cũng không nuốt lời, bốn bức thư pháp, ba cuộn cổ họa mà Tiết Thái bày ra sau đó, đều được Hách Dịch mua hết một lượt, tổng số tiền đến hơn ba mươi bảy vạn lượng. Lúc này không khí trong đại sảnh đã lên đến cao trào cực điểm.

Tiết Thái nói: “Hôm nay đến đây thôi, ngày mai tiếp tục. Nghi vương bệ hạ vẫn chưa thể mua được ‘Quốc sắc thiên hương phú’, thành thật xin lỗi”.

Hách Dịch khoátay nói: “Đồ tốt thường phải giữ đến cuối cùng, đương nhiên ta biết đạo lý này. Không sao, ngày mai ta lại tới”.

Tiệc tan, mọi người ai nấy rời đi. Tiết Thái vừa về đến phủ, Quan Đông Sơn đã mời hắn vào trong thư phòng, vừa đóng cửa lại lập tức quỳ xuống đất mà vái: “Thần tài sống ơi, công tử đúng là thần tài gia của ta mà!”.

Tiết Thái cười mắng: “Dù sao ngài vẫn là đại quan tam phẩm, lại đi quỳ vải một tên nô lệ, bị người khác nhìn thấy thì còn ra cái thể thống gì?”. ‘

Quan Đông Sơn thẹn thùng tiến lên ôm chặt chân Tiết Thái nói: “Không không, ta phải vái, ta phải vái. Tiết công tử ơi, từ lâu đã nghe danh thần đồng của công tử, đến nhân vật như Yên vương còn bị công tử làm cho tâm phục khẩu phục, đến nay lại giúp ta kiếm được một món hời, ta phải cảm tạ công tử như thế nào đây?”.

Tiết Thái đá hắn ra, nghiêm mặt nói: “Bớt nói linh tinh đi, ngài có muốn kiếm nhiều tiền không?.

“Thế vẫn còn chưa đủ nhiều sao?”. Quan Đông Sơn trợn mắt kinh ngạc.

“Coi cái bộ dạng kém cỏi của ngươi kìa, quả nhiên là kẻ ở chốn thành nhỏ biên cương đã lâu…”.

Quan Đông Sơn vội cười giả lả đáp: “Đúng đúng đúng, cả đời tiểu nhân ngoài cái năm lên kinh ứng thì ra thì đều ở chỗ sơn cùng thủy tận… Tiết công tử, ngài nói xem, kiếm món lớn như thế nào?”.

“Ngươi đã nhìn thấy điệu bộ của Nghi vương hôm nay rồi đấy, hắn nhất định phải có ‘Quốc sắc thiên hương phú’ cho bằng được”.

“Nhưng chúng ta không có ‘Quốc sắc thiên hương phú’”.

Tiết Thái cười kỳ dị: “Nếu hắn muốn ‘Lạc Thần phú’ thì không có, nhưng chủ nhân của ‘Quốc sắc thiên hương phú’ vẫn còn sống, sao chép lại cũng chỉ mất có nửa canh giờ thôi…”.

Mắt Quan Đông Sơn sáng lên, vỗ đùi đét một cái nói: “Đúng thế! Chúng ta lấy được bản chép tay ‘Quốc sắc thiên hương phú’ rồi bán lại cho Nghi vương…”.

“Giá tiền chẳng phải là do ngươi tùy tiện đưa ra hay sao?”.

Quan Đông Sơn híp mắt cười ngất, rồi đột nhiên mặt hắn nhăn lại, rúm ró như hoa cúc: “Nhưng mà làm thế nào mới có thể có bản chép tay ‘Quồc sắc thiên hương phú’?”.

Tiết Thái hỏi vặn lại: “Ngươi thấy sao?”.

Quan Đông Sơn ngẫm nghĩ một lát, trầm ngâm trả lời: Người có chút quan hệ với vị Cơ quý tần đó, trong ba chúng ta e chỉ có Khương đại nhân. Muội tử của Khương đại nhân sắp được phong hậu, nếu mở miệng bảo Cơ quý tần. Cơ quý tần chắc chắn không dám không nghe…”.

Tiết Thái không phủ nhận.

“Được, vậy đi hm Khương đại nhân trước xem sao”. Dứt lời Quan Đông Sơn liền vội vã đi ngay.

Khương Hiếu Thành đương nhiên vỗ ngực nói không thành vấn đề, nhưng có điều, y lại chuyển chủ đề, y bắt đầu than thở làm quan ở kinh đô thật vất vả, dưới con mắt của thiên tử kiếm chác khó khăn như thế nào, đâu có bằng chốn trời cao hoàng đế xa muốn thế nào được thế ấy, đến vài bức tranh chữ bé tẹo cũng có thể bán ra với cái giá trên trời ba mươi bảy vạn lượng chỉ trong một ngày, thật là giàu có, thật là giàu có… Y tự oán tự trách như thế một hồi, Quan Đông Sơn hiểu ý nhét hồng bao cho y, cười nói: “Tất cả đều cậy nhờ Khương đại nltân”.

Khương Hiếu Thành nâng nâng để xem trọng lượng của chiếc hồng bao, rồi y lại bắt đầu càm ràm Cơ quý tần không coi ai ra gì như thế nào, xưa nay không tiếp xúc với thế giới bên ngoài ra sao, nếu không phải muội muội của mình có thân phận đặc biệt, e là có sai khiến cũng không nổi, rồi muốn muội muội của y bỏ qua thân phận mở miệng nói với Cơ quý tần thật là làm khó nàng ra sao.

Quan Đông Sơn lại vội nhét thêm một hồng bao nữa: “Nếu Khương đại nhân có thể giúp tiểu nhân chuyện này, việc thành tiểu nhân sẽ có hậu tạ”.

Khương Hiếu Thành bấy giờ mới đứng dậy, chắp tay sau lưng đi quanh nhà mấy vong, rất nghiêm túc giơ ra ba ngón tay nói: “Chỉ có một giá, ba trăm vạn lượng”. Quan Đông Sơn sợ đến mức ngồi phệt xuống đất: “Hả? Ba, ba, ba trăm vạn lượng?”. Nửa câu sau không buột khỏi miệng, nhưng đã chửi ,thầm trong lòng: Mi ăn cướp à?

Khương Hiếu Thành thong thả ngồi xuống, vắt chéo hai chân vừa uống trà vừa nói: “Quan đại nhân chê đắt, ta cũng có thể thông cảm. Ba trăm vạn lượng đủ để mua mấy nghìn mẫu ruộng tốt, xây một khu nhà, mua một đống người hầu, sống một cuộc đời tài chủ không phải lo cải ăn cái mặc. Có điều đại nhân cũng nói rồi, đợi được giá mới bán, thứ gì cũng phải bán cho người biết hàng mới thực sự quý giá. Hiện tại Nghi vương muốn mua ‘Quốc sắc thiên hương phú’, ta có thể tự mìnhcung xin bản chép tay bán cho Nghi vương, việc gì phải để ngươi ở giữa kiếm được một khoản hời?”.

Quan Đông Sơn vừa cung kính rời khỏi phòng khách, vừa thầm hỏi thăm một lượt mười tám đời tổ tông của Khương Hiều Thành. Nghĩ đến món tiền to như thế phải dâng cho người khác, trong lòng ngàn vạn lần không nỡ, nhưng bắt hắn bỏ miếng thịt béo bở như thế, hắn cũng lại không cam tâm. Không có cách nào khác, hắn đành phải phái người đến chỗ Hách Dịch thăm dò giá cả, khi tìm Tiết Thái, hắn kích động đến mức suýt nữa không thốt ra lời: “Tiết công tử!

Thần tài gia của ta ơi…”.

Thấy hắn lại chuẩn bị ôm chân mình, Tiết Thái vội vàng tránh sang một bên, cau mày nói: “Có gì cứ từ từ nói, đừng có làm người khác buồn nôn thế!”.

Quan Đông Sơn cười nịnh bợ mấy tiếng, thu tay lại nói: Tiết công tử, tin tốt tin tốt, đúng là tin cực tốt!”.

Tiết Thái chẳng buồn nhếch mí mắt, lười biếng hỏi: “Khương đại nhân đồng ý giúp ngươi vụ ‘Quốc sắc thiên hương phú’ rồi hả?”.

“Không phải, nhưng cũng chỉ là chuyện sớm muộn thôi. Là thế này, tiểu nhân vừa mới sai người đến thăm dò chỗ Hách Dịch, không ngờ Hách Dịch, ngài ấy lại chịu bỏ ra cái giá năm trăm vạn lượng để mua bản chép tay ‘Quốc sắc thiên hương phú’! Năm trăm vạn lượng! Tiết công tử! Ngài nói xem ngài ấy có bị điên không?”.

Tiết Thái cười vẻ sâu xa: “Trong lòng có chấp niệm thì sẽ rơi vào ma chướng. Một món đồ muốn có từ lâu, tự nhiên cũng trở thành quý hiếm thôi”.

“Ồ? Nghi vương muốn có ‘Quốc sắc thiên hương phú’ đến thế sao?”.

Tiết Thái đặt cuốn sách trong tay xuống, ngoắc ngoắc: ngón tay. Quan Đông Sơn ngoan ngoãn tiến lên phía trước.

“Ta hỏi ngươi, năm nay Hách Dịch bao nhiêu tuổi?”.

“Nghi vương giống Yên vương, năm nay đều hai mươi ba tuổi”.

“Thế hắn thành thân chưa?”.

“Cái này… chưa thấy nghe nói ạ”.

“Hắn đã lập phi tử chưa?”.

“Cái này… cũng chưa từng nghe nói…”.

“Hắn thân là hoàng đế Nghi quốc, lớn tuổi như thế mà vẫn chưa thành thân, ngươi biết vì sao không?”.

“Cái đó… có bệnh kín à?”.

Tiết Thái gõ lên trán hắn một cái, mắng: “Lời này mà ngươi cũng dám nói linh tinh à? Ta nhắc cho ngươi biết người quỳ dưới gấu váy của ‘Quốc sắc thiên hương phú’, không chỉ có một mình hoàng đế của chúng ta đâu…”.

Quan Đông Sơn bỗng nhiên ngộ ra: “Ô! Ồ ồ ồ! Hóa ra như thế”.

“Hiểu chưa?”.

“Hiểu rồi hiểu rồi. Thật không ngờ, Nghi vương bệ hạ lại là người si tình…”.

Quan Đông Sơn nói đến đây, lại thấy đáng thương thay cho Hách Dịch: “Làm hoàng đế cũng chẳng sướng như tưởng tượng, cũng không có được thứ mình muốn, thật làm khó cho Nghi vương khổ sở tương tư nhiều năm như vậy nói ra thì hoàng thượng của chúng ta số tốt, một Cơ Hốt, một Hy Hòa, ngài đều cưới về cung cả. Nghe nói vị Khương hoàng hậu sắp sách phong cũng là đại mỹ nhân bậc nhất…”.

Tiết Thái cụp hàng mi xuống, thẫn thờ nhìn mặt đất một lúc rồi ngẩng đầu lên lạnh lùng nói: “Ta mệt rồi”.

“Ồ, vâng vâng, đúng là không còn sớm nữa, quấy rầy Tiết công tử rồi, hạ quan xin cáo từ, ngủ ngon. Ngủ ngon…”. Quan Đông Sơn vừa nói vừa lùi lại rồi ra khỏi phòng.

Cửa phòng đóng lại, trong mắt Tiết Thái mới hiện lên vẻ chán ghét, nhìn tay áo của mình vừa bị Quan Đông Sơn lôi lôi kéo kéo, hắn lập tức cởi ra vứt xuống đất.

Trong phòng vốn có mình Tiết Thái, bỗng vang lên tiếng cười của người thứ hai: “Thuộc hạ điều tra rồi, tên Quan Đông Sơn này không bị chứng luyến đồng đâu, ủ nhân hà tất phải ghê sợ vì đã tiếp xúc với hắn như thế?”.

“Quan phụ mẫu một phương lại vô sỉ bỉ ổi ngu muội bất tài, chỉ một điều cũng đủ cho hắn chết một trăm lần rồi!”.

Rèm sa khẽ động, Chu Long xuất hiện dưới ánh đèn, ánh mắt nhìn Tiết Thái thoảng một niềm ngậm ngùi: “Chốn quan trường xưa nay vẫn thế, lẽ nào từ nhỏ chủ nhân còn thấy ít hay sao?”.

Tiết Thái nhìn bộ y phục trên mặt đất, trút giận xong, bình tĩnh trở lại: “Thuở nhỏ không hiểu, chỉ cảm thấy những tên quan lại đó chẳng qua chỉ là vật trang trí, cả cung đình rộng lớn chỉ để mình ta vinh quang. Bây giờ mới vỡ lẽ bọn họ đối xử với hoàng đế và người có chức vụ cao hơn họ một kiểu, đối với dân chúng người hầu một kiểu. Với hoàng đế chúng nịnh bợ tầm thường và không có chút ưu điểm, với bách tính chúng thực sự xấu xa bẩn thỉu”.

Chu Long im lặng nhìn hắn, hồi lâu mới nói: “Người ở trên ngôi cao thường không nhìn thấy mặt này. Chủ nhân chỉ có đi xuống mới có thể nhìn thấy. Cho nên, chủ nhân, thực ra chủ nhân vẫn may mắn”.

Đầu mày Tiết Thái nhíu lại, rồi lại giãn ra, chuyển sang chủ đề khác: Chuyện ta giao phó, ông đã làm xong cả chứ”.

“May không nhục mệnh”.

“Ừm… đây là trận đánh đầu tiên kể từ khi ta tiếp nhận Bạch Trạch đến nay, ta nhất định phải… thắng cho ngươi xem”.

Ánh mắt Chu Long lóe sáng, thấp giọng nói: “Công tử trên trời có nhìn thấy, nhất định sẽ rất vui mừng”.

Tiết Thái nhớ ra một chuyện, hỏi: “Người đã được chôn cất chưa?”.

“Giờ Mùi ngày kia, núi Ngũ Tùng”.

Ánh mắt Tiết Thái trong khoảnh khắc bỗng trở nên hoang vắng.

Khi Tiết Thái và Chu Long bàn luận chuyện này trong phòng ngủ, chuyện xảy ra trong ngày thứ tư ở Giang Đô vẫn chưa báo về đế đô, vì thế, sau khi nghe người áo tím báo cáo tình hình ba ngày đầu, Chiêu Doãn liền tuyên bố tan hợp.

Khi Khương Trầm Ngư lui khỏi Bách Ngôn đường, Chiêu Doãn bỗng gọi nàng lại: “Trầm Ngư, nàng… thay trẫm đi một chuyến”.

“Vâng. Đi đâu ạ?”.

Chiêu Doãn im lặng trong giây lát mới nói: “Phủ Kỳ Úc hầu”. Khương Trầm Ngư kinh ngạc.

Chiêu Doãn giải thích: “Kỳ Úc hầu sẽ được chôn cất vào giờ Mùi ngày kia, ta đã mời Ngôn Duệ đứng ra chủ trì toàn bộ việc này. Nhưng nàng cũng biết, Cơ Anh hắn… chỉ còn lại mỗi cái đầu… cho nên, ta muốn ngày mai nàng đến phủ Kỳ Úc hầu một chuyến xem có thứ gì có thể bồi táng cùng hắn, chôn nhiều một chút, để hắn lên trời cũng không quá cô quạnh”.

Khương Trầm Ngư vẫn không nói gì, Chiêu Đoãn lại nói tiếp: “Chuyện này đáng nhẽ Cơ Hốt nên đi, nhưng nàng ấy khi hay tin đữ của đệ đệ đã đổ bệnh. Mà cả nhà họ Cơ, cũng không còn ai thân thích hơn. Người khác đi ta cũng không yên tâm, cho nên, Trầm Ngư…”.

Y còn chưa nói xong, Khương Trầm Ngư đã quỳ gối trước mặt, nói giọng chắc nịch: “Thần thiếp nguyện đi”.

Chiêu Doãn ngừng lại, chăm chăm nhìn nàng, lúc sau cánh tay từ từ đặt lên vai nàng.

Khương Trầm Ngư ngẩng đầu, mắt ướt đỏ, giọng nói gần như nức nở: “Tạ, tạ ơn… hoàng thượng”.

Khoảnh khắc này, cho dù dụng ý ban đầu của Chiêu Doãn là gì, là muốn thăm dò nàng hay là vì áy náy trong lòng với cơ Anh nên thực sự muốn làm gì đó cho chàng, nhưng vì y đã chọn mình làm việc này cho Cơ Anh, Khương Trầm Ngư quyết định phải cảm ơn.

Nàng thực sự… rất muốn có cơ hội này.

Muốn có đến mức, không kìm nén được khóc trước mặt đế vương.

Chiêu Doãn không trách nàng, trong đôi đồng tử màu trà, bóng tối bao trùm, khiến người ta không thể nào nhìn rõ được thái độ của y, nhưng bàn tay đặt lên vai Khương Trầm Ngư của y vỗ nhè nhẹ biểu lộ sự dịu dàng.

Cho dù giữa y và Khương Trầm Ngư tồn tại sự khác biệt như thế nào, tính cách khác xa nhau ra sao, thì khoảnh khắc này đều có chung một cảm xúc.

Đó chính là – đau thương.

Ngày hôm sau, Khư Trầm Ngư sau khi nghe xong buổi chầu sớm, về tới Dao Quang điện liền vội vàng thay một chiếc áo trắng, khoác chiếc áo khoác màu đen rồi ra khỏi cung. Xe ngựa đi hơn một canh giờ mới tới phủ Kỳ Úc hầu.

Sắc trời âm u, mây đen phủ lên cả thế giới một tầng xám xanh.

Từ cửa sổ xe ngựa, nàng nhìn những tòa nhà quen thuộc từ xa tới gần, trái tim giống như viên trân châu lăn tròn trên chiếc khay, mãi mà không thể bình tĩnh được.

Phủ Kỳ Úc hầu đương nhiên không phải nàng mới tới lần đầu.

Trước khi nhập cung, nàng từng tới đó một lần. Lần đó, nàng xin Cơ Anh một món quà, mà đến nay món quà ấy vẫn còn trên tai nàng.

Ebook: Mèo

Nguồn: Ebook Fun&Free

Khương Trầm Ngư bất giác đưa tay lên sờ tai trái của mình, vết thương rõ ràng đã lành từ lâu, nhưng dường như lại lần nữa tấy lên, sau khi sưng tấy lại trở thành trống rỗng.

Người ấy, sao có thể đột nhiên… không còn nữa?

Người ấy, rõ ràng đã xỏ cho nàng chiếc lỗ tai, khi nàng bị sát thủ truy sát đã cứu nàng, chàng kéo tay nàng đi đến chỗ bọn Hách Dịch thương lượng, hơi ấm cơ thể chàng dường như chưa từng biến mất, vẫn còn lưu lại trên người nàng…

Nhưng người ấy, sao lại đột ngột không còn nữa?

Thái giám đặt viên đá kê chân xuống, Khương Trầm Ngư đẩy cửa xe bước ra, ngẩng đầu nhìn hầu phủ, trên cánh cửa treo hai chiếc đèn lồng trắng, bị gió thổi lắc lư, lộ rõ sự thê lương khôn tả.

Một cụ bà tuổi chừng sáu mươi bước chân lập cập đi ra mở cửa, tự xưng là quản gia của hầu phủ, sau đó cụ bà họ Thôi này dẫn nàng vào trong.

Trước tiên đến từ đường.

Từ đường được xây ở phía chính Bắc của phủ đệ, hoàn toàn không âm u hẻo lánh giống như từ đường của những nhà bình thường khác, hơn một trăm ngọn nến cắm ngay ngắn soi sáng cả rừng bài vị cực kỳ trang nghiêm cung kính.

Nơi đây chính là từ đường của Cơ gia… mỗi cái tên trên bài vị đều từng có một thời hiển hách. Điều khiến cho Khương Trầm Ngư bất ngờ là có cả bài vị của nữ chủ nhân, đặt cạnh chủ nhân gia tộc mỗi đời.

Cũng có nghĩa là, nếu nhân duyên của nàng và Cơ Anh năm đó không đứt, nơi đây vốn cũng có một chỗ cho nàng… Mà giờ phút này, bài vị cuối cùng vẫn còn để trống, vẫn chưa điền chữ lên đó, Khương Trầm Ngư không kìm được đưa tay lên vuốt, cảm nhận ngón tay mình lướt qua từng hoa văn tinh tế, nàng bỗng òa khóc.

Tiếng khóc nghẹn ngào đứt quãng, không chịu nghe theo sự kìm chế của nàng bật ra khỏi cuống họng. Nàng vừa nghĩ sao mình lại mất hình tượng như vậy, vừa để mặc cho những dòng lệ tiếp tục lăn xuống.

Thôi quản gia bên cạnh hiểu ý không hề khuyên can, chỉ nói: “Già dẫn nương nương đến thư phòng của công tử nhé”. Nói rồi dẫn nàng đi ra khỏi chốn đau thương đó.

Khương TrầmNgư lấy khăn tay lau khô nước mắt, bấy giờ mới quan sát tỉ mỉ chỗ ở của Cơ Anh.

Đây là nhà của Cơ Anh: Là nhà của nam tử mà nàng yêu nhất…

Đây dù sao vẫn là lần đầu tiên nàng có cơ hội quan sát kỹ nó như vậy, đi qua con đường đá sỏi mà chàng đã đi qua vô số lần, được sờ vào hàng lan can mà chàng đã từng sờ, thỉnh thoảng cũng có làn gió thổi qua vạt áo đã từng thổi tung trường bào của chàng… Vừa nghĩ đến những điều này, trái tim Khương Trầm Ngư bỗng tan chảy, lòng đầy dịu dàng.

Thuở nhỏ chắc chắn công tử cũng đã từng ngồi đọc sách dưới gốc cây này, cũng từng ăn điểm tâm bên cạnh chiếc bàn đá này, những cành trúc mảnh xanh rậm rì, căn nhà sạch sẽ cực kỳ trang nhã, từng phiến đá từng gốc cây ở nơi đây, trong mắt nàng đều hài hòa, hợp ý.

Giống như người mà nàng thích, toàn thân từ đầu đến chân không gì là không đẹp.

Không lâu sau, đoàn người đến trước cái sân nhỏ, bên trong có ba gian nhà ngói cạnh rừng trúc, thậm chí đến cỠsổ cũng đều được điêu khắc thành hình tre trúc, dường như hòa thành một thể với rừng trúc. Một tấm biển lưu ly trên cửa khắc chìm ba chữ lớn “Hữu sở tư” bằng sơn màu xanh lục, nét chữ cứng cỏi đẹp đẽ. Khương Trầm Ngư biết, đây chính là thư phòng của Cơ Anh.

Thôi quản gia đầy cửa phòng, bước vào đốt nhang, rồi quay người lại nói: “Mời nương nương”.

Khương Trầm Ngư từ từ bước qua bậu ca, mùi Phật thủ cam quen thuộc ùa tới, thứ đầu tiên lọt vào tầm mắt nàng là sách.

Trên giá sách bằng trúc cao bằng bức tường, có đến hơn… nghìn cuốn sách được xếp ngay ngắn, cứ cách một tầng lại treo một miếng trúc nhỏ, viết phân loại bên trên. Bên cạnh giá sách là một chiếc đỉnh cổ chạm hình con ly(1)cao mấy thước, bấy giờ. trong đỉnh đang đốt nhang, làn khói trắng lượn lờ bay lên từ những hoa văn chạm rỗng, khiến cho tất cả những thứ nhìn thấy trước mắt trở nên không thực, mơ hồ như trong mộng.

Nàng… thật Sự đến thư phòng của Cơ Anh ư?

Hay là vì quá nhớ nhung, cho nên ông trời thương xót ban cho nàng giấc mộng này?

Khương Trầm Ngư bất giác bước tới, sờ lên chiếc sập mềm đặt phía dưới chiếc đỉnh cổ, chăn gối lạnh ngắt, đúng rồi người ấy đã không quay về từ lâu lắm rồi… Không, người ấy vĩnh viễn không thể quay về nữa rồi… Lời của Chiêu Doãn văng vẳng bên tai, từng tiếng từng tiếng một lạnh lẽo: “Nàng cũng biết, Cơ Anh hắn… chỉ còn lại mỗi cái đầu… cho nên, ta muốn nàng đến phủ Kỳ Úc hầu một chuyến, xem có thứ gì có thể bồi táng cùng hắn, chôn nhiều một chút, để hắn lên trời cũng không quá cô quạnh…”.

Có thứ gì có thể để công tử mang theo đây? Mùi hương này chắc chắn phải mang đi…

Thôi quản gia ở bên cạnh lặng lẽ nói: “lúc nhỏ, ngoài bệnh tim bẩm sinh ra, công tử còn bị hen. Thế nên đại phu mới kê cho công tử loại thuốc Phật thủ cam để mang theo bên mình, sau dần dần mới khỏi. Nhưng tam sao thất bản truyền ra ngoài, rất nhiều vương tôn công tử tranh nhau bắt chước, khiến một thời gian hương ở kinh đô trở nên đắt đỏ. Haizz”.

Khương Trầm Ngư đến trước thư án, bên cạnh có bày một bình hoa cao bằng nửa người, trong bình không cắm hoa, mà đặt rất nhiều quyển trục. Nàng tiện tay mở một quyển ra, bên trong là một bức tranh.

Khương Trầm Ngư “a” lên một tiếng, cánh tay đang giữ bức tranh đột nhiên run bắn.

Đó là một bức tranh hoa sen xanh.

Nhưng thực sự mà nói, đó không phải là một bức “tranh”.

Bởi vì, nó được dán lên.

Cũng tức là chủ nhân của tranh đã cắt hoa sen và lá sen thật, dán lên giấy vẽ, rồi dùng một cách đặc biệt nào đó để giữ màu sắc tươi thắm như còn trên cây cho nó.

Sở dĩ Khương Trầm Ngư giật mình, là vì đây không phải lần đầu tiên nàng nhìn thấy bức tranh được vẽ theo cách này. Mấy ngày trước, chẳng phải nàng đã cùng Hy Hòa chơi trò vẽ tranh kiểu này sao? Giọng nói bình tĩnhgợn sóng của Thôi quản gia nhẹ nhàng vang lên, như đang hoài niệm, lại chỉ như kể lại mà thôi: “Từ nhỏ công tử rất không thích vẽ tranh, vì thế mà không ít lần bị lão hầu gia giáo huấn. Sau này, có người dạy công tử cách vẽ tranh này, ngài liền học theo, dùng cách này đối phó với phu tử. Phu tử xem xong liền cười, từ đó về sau không còn bắt công tử vẽ tranh nữa. Ngược lại chính công tử thỉnh thoảng cũng vẫn cắt cắt dán dán. Bức tranh này công tử làm trước lúc đi Trình quốc. Khi đó, hoa sen mới vừa nhú, công tử nói cứ làm một nửa trước đã, phần còn lại sau khi trở về sẽ làm tiếp. Nhưng ai ngờ… chuyến này công tử có đi mà không có về…”.

Khương Trầm Ngư chầm chậm cuộn bức tranh lại, đưa cho cung nhân phía sau. Bức tranh hoa sen mùa mới chưa hoàn thành này, cũng theo công tử lên đường đi…

Trên tường của thư phòng còn treo một cây cung, cây cung nhỏ tinh xảo lạ thường, thường dành cho trẻ em hơặc phụ nữ sử dụng.

Thôi quản gia nói: “Đây là cung của Tiết Thái”. Khương Trầm Ngư thoáng chút ngạc nhiên.

Thôi quản gia giải thích tiếp: “Đây là bảo cung khiến Tiết Thái nổi danh ngự tiền năm xưa, Tiết Thái dùng cây cung này bắn chết một con hố. Sau khi Tiết gia bị tịch biên, cây cung này cũng mấy lần qua tay các hiệu cầm đồ, công tử đi ngang qua, liền mua nó về. Sau Tiết Thái bị đưa tới Cơ gia làm nô lệ, công tử nói với hắn, lúc nào hắn chuẩn bị tâm lý thật tốt, có thể từ bỏ tất cả mọi thứ của quá khứ, thì sẽ trả cây cung này lại cho hắn”.

Khương Trầm Ngư không kìm được đưa tay sờ lên cây cung, cung nhân phía sau hỏi: “Có lấy không ạ?”.

Lấy, tức là sẽ đem nó chôn theo công tử.

Khương Trầm Ngư lắc đầu, cây cung này vẫn nên giữ lại đợi Tiết Thái đích thân lấy về.

Đây là hy vọng của công tử.

Cũng là hy vọng của nàng.

Trong vòng nửa canh giờ tiếp theo Khương Trầm Ngư xem khắp lượt thư phòng một lần nữa, nhưng cũng không tìm thấy nhiều đồ. Tuy bài trí trong phòng rất tinh tế, nhưng cũng không có thứ gì để chọn, khong có một món cổ vật châu báu nào. Thôi quản gia thấy nàng tìm không ra món đồ gì ý nghĩa, bèn đề nghị: “Chúng ta đến phòng ngủ xem xem”.

Lời này rất hợp ý của Khương Trầm Ngư, nàng lập tức cùng lão quản gia đi vào phòng ngủ ctỉa Cơ Anh. Phòng ngủ rất gần thư phòng, chính là căn nhà chính cách thư phòng một hành lang quanh co ở phía sau. Thiết kế như thế này đương nhiên là để tiện cho Cơ Anh nghỉ ngơi và làm việc. So với thư phòng, phòng ngủ có ít sách hơn, có thêm một chiếc giường đầu giường đặt một tủ quần áo, Thôi quản gia bước lên mở cánh cửa tủ ra, bên trong toàn là đồ trắng gấp ngay ngắn.

Khương Trầm Ngư lấy một chiếc ra, hoa văn Bạch Trạch lọt vào mắt nàng; nhớ lại phong thái lúc còn sống của người ấy, nàng không khỏi có chút ngây dại.

Bên cạnh, Thôi quản gia nói: “Người đời đều biết công tử thích màu trắng, thực ra công tử không hề thích màu trắng, mà luôn chê nó dễ bẩn khó giặt. Nhưng kế thừa từ lão hầu gia lúc sinh thời, tiên đế đã lấy đồ đằng Bạch Trạch ban cho Cơ gia, đây là vinh hạnh của Cơ gia, bởi vậy lúc nào cũng phải nhớ đến không được quên. Công tử không biết làm sao đành đặt may một loạt quần áo giống hệt nhau, trong thời gian thêu áo cho công tử, các tú nương đều bị đổ bệnh, nên kéo dài ba tháng liền mới xong, nhưng không hiểu sao khi đồn ra ngoài lại biến thành ‘chỉ một chiếc áo của Kỳ Úc hầu cũng phải mất ba tháng để thêu’…”. Nói đến đây, Thôi cuản gia bỗng lảo đảo quỳ xuống.

Khương Trầm Ngư giật mình, vội đưa tay ra đỡ: “Lão quản gia làm gì thế này? Mau đứng dậy đi!”.

“Nương nương, lão nô có một chuyện khẩn cầu, xin nương nương nhận lời”.

“Bà Cứ đứng dậy đã, có gì từ từ nói”.

Thôi quản gia lắc đầu, hai chân đã bắt đầu run run, nhưng vẫn không chịu đứng dậy, vừa nước mắt lưng tròng vừa trầm giọng nói: “Lão nô biết gần đây bên ngoài truyền miệng những bài vè không hay ho, thóa mạ công tử nhà ta. Công tử nhà ta lúc còn sống đã đắc tội không ít người, bây giờ ngài chết rồi, những người đó bắt đầu giậu đổ bìm leo… Những điều này đều không hề gì. Thế nhưng, lão nô không cam lòng, không cam lòng khi thấy công tử thanh bạch nhật nguyệt chứng giám của nhà ta bị người ta vu oan. May mà hôm nay nương nương thay hoàng thượng đến thu thập di vật cho công tử, lão nô sẽ để nương nương xem, công tủ nhà ta sinh thời rốt cuộc đã sống một cuộc sống như thế nào, rốt cuộc có tham ô ăn hối lộ như bên ngơài đồn đại hay không! Ta nghĩ, đây cũng là lý do mà hoàng thượng không phái người khác, chỉ phái nương nương đến đây!”.

Khương Trầm Ngư được mở mang đầu óc, một lời mà lay tỉnh người trong mộng.

Trước đó, nàng một mực chìm đắm trong nỗi đau thương, chỉ để ý đến việc cảm nhận dấu ấn của chàng còn lưu lại nơi đây, giờ được Thôi quản gia nhắc nhở, nàng mới ý thức được sứ mệnh quan trọng của bản thân. Quả thực, đúng như lời Thôi quản gia nói, từ sau khi Cơ Anh chết, những lời đồn không hay về Cơ gia nổi lên tứ phía, lại thêm quốc khố thực sự trống rỗng, nhất thời, quan lại tham ô đã trở thành một tội danh rất nghiêm trọng. Sở dĩ Chiêu Đoãn phái nàng đến, dụng ý thật sự chắc chắn là mượn lời của nàng để bác bỏ tin đồn.

Bởi vì nàng họ Khương. Còn có gì hiệu quả hơn một người nhà họ Khương rửa sạch thanh danh cho Cơ thị?

Chiêu Doãn… quả nhiên làm gì cũng có tâm cơ… nghĩ đến đây Khương Trầm Ngư hít sâu một hơi, đỡ Thôi quản đứng lên, nói: “Ta hiểu rồi. Yên tâm, ta biết nên làm thế nào!”.

Thôi quản gia nước mắt lưng tròng nhìn nàng, nghẹn ngào nói: “Lão nô, thay công tử, tạ ơn nương nương!”.

Cuối cùng Khương Trầm Ngư chọn ba cây bút đã rụng hết phần lông, một hòm áo trắng thêu hoa văn Bạch Trạch, một bức tranh hoa sen và một hộp nhang Phật thủ cam rồi rời khỏi hầu phủ.

Khi nàng về cung, đem những đồ đạc đó giao cho quan phụ trách tang lễ cũng đã đến giờ Hợi, cả người ê ẩm như vừa đi đánh trận về, toàn thân mệt mỏi không còn chút sức lực. Lê đôi chân nặng trĩu về tới Dao Quang cung, còn chưa đến cửa đã nhìn thấy bên trong đèn nến sáng trưng. Có chuyện gì vậy?

Hoài Cẩn lập cập chạy ra nói: “Tiểu thư tiểu thư, cuối cùng tiểu thư cũng về rồi, Hy Hòa phu nhân, nàng ta…”.

Hoài Cẩn còn chưa nói hết, một bóng người liền phi như bay từ trong điện ra, ôm chặt lấy nàng, miệng không ngừng gọi: “Mẹ! Mẹ…”.

Khương Trầm Ngư bình tĩnh nhìn lại, hóa ra là Hy Hòa, nàng ta mặc một chiếc áo đơn còn đi chân trần. Hoài Cẩn đứng bên cạnh giải thích: “Mới giờ Thân Hy Hòa phu nhân đã t۩ tìm tiểu thư, cứ đợi mãi ở bên trong, cho dù bọn muội khuyên thế nào cũng không chịu về, bọn nô tì lấy áo và giầy tới, phu nhân cũng không chịu cho bọn nô tì chạm vào người, không còn cách nào, bọn nô tì đành để phu nhân đợi như thế…”.

“Đưa quần áo và giày cho ta”. Khương Trầm Ngư vừa nói vừa nắm tay Hy Hòa đi vào trong điện.

Ác Du lấy áo quần giày vớ đến, nàng cầm lấy rồi giúp Hy Hòa mặc từng thứ lên người.

Hy Hòa giương đôi mắt to, đen lay láy nhìn nàng, bỗng phấn khởi nói: “Mẹ! Xem này Xem này!”.

Hoài Cẩn lấy một bức tranh, giở ra cho nàng xem: “Bức tranh này phu nhân làm vào buổi chiều”.

Khương Trầm Ngư nghiêng đầu, lần nữa nhìn thấy bức tranh dùng cách xé dán đặc biệt đó. Tầm nhìn của nàng bỗng trở nên mông lung. Hy Hòa nắm tay nàng nói: “Vẽ tranh! Vẽ tranh! Mẹ, vẽ tranh”.

Khương Trầm Ngư nhìn kỹ bức tranh đó, phía bên trái là một vòng tròn màu xanh lục, được ghép bằng mấy miếng vải vụn, ở giữa còn thiếu mất một miếng; bên phải rất dễ nhận ra là một quyển sách, Hy Hòa đã xé bìa một cuốn sách dán lên đó.

Hy Hòa gọi: “Mẹ! Mẹ!”.

“vẽ đẹp. Vẽ đẹp lắm”. Khương Trầm Ngư an ủi nàng ta, Hy Hòa nghe thấy thế lập tức cười vui vẻ. Đôi mắt trong veo như thủy tinh và nụ cười sáng bừng như hoa xuân, lọt vào mắt Khương Trầm Ngư lại càng khiến nàng thấy chua xót.

Nàng đưa tay ra, chầm chậm sờ lên mái tóc Hy Hòa, cuối cùng ôm nàng ta vào lòng, thút thít nói: “Hy Hòa… ta, ta… rất. ngưỡng mộ nàng… Ta thật sự thật sự… ngưỡng mộ nàng…”.

Hy Hòa được nàng ôm chặt lúc đầu vẫn mở to mắt không hiểu, nhưng sau đó, dường như cảm nhận được nỗi đau khổ của Trầm Ngư, ngẩng mặt lên, im lặng nhìn nàng chăm chăm, hôn lên trán nàng.

“Mẹ… đừng khóc… không đau, không đau…”. Trong ánh sáng đêm, giọng nói của Hy Hòa khàn khàn, dịu dàng, thấm đẫm đau buồn.

Khi Khương Trầm Ngư tỉnh dây trời đã sáng bạch, ánh sáng chói lạ thường khiến nàng vô thức đưa tay lên che mắt, sau đó lờ mờ nhìn thấy có một người đang đứng bên cửa sổ. Nàng chớp chớp mắt, cho rằng đó là Hy Hòa, bèn cất tiếng gọi: “Hy Hòa?”.

“Dậy rồi à?”. Người đó quay lại, một thân hoàng bào, vô cùng tôn quý.

“Hoàng thượng?”. Khương Trầm Ngư thất kinh, vội vàng đứng dậy, liếc nhìn đồng hồ trên bàn, giật mình toát mồ hôi: “Thần thiếp ngủ say quá, lỡ mất buổi chầu sáng của hoàng thượng, tội đáng muôn chết, mong hoàng thượng thứ tội!”.

Nàng ngủ một giấc đến giờ Hợi mà không hay biết gì, tại sao bọn Hoài Cẩn không gọi nàng?

Chiêu Doãn như đọc được suy nghĩ của nàng, lạnh nhạt nói: “Là trẫm dặn bọn họ không cần gọi nàng, hôm qua nàng bận rộn cả ngày cũng mệt rồi, nên nghỉ ngơi nhiều một chút mới phải. Thế nào? Bây giờ nàng cảm thấy đỡ hơn chưa?”.

Khương Trầm Ngư sờ lên đầu, chau mày nhăn mặt nói: “Không biết tại sao, đầu đau ghê lắm”.

Chiêu Doãn phì cười, nắm tay kéo nàng ra khỏi giường: “Mau chải đầu thay áo, cùng trẫm đi nghe tin tức tốt lành, đầu nàng sẽ khỏi đau thôi”.

Khương Trầm Ngư dạ một tiếng. Thực ra trong lòng nàng ít nhiều cũng đoán được tin tức tốt lành hoàng thượng nói đến là gì, tính thời gian thì thông tin mới từ phía Giang Đô cũng về rồi, Chiêu Doãn đã nói là tin tức tốt lành, chắc là chỉ việc này sắp được giải quyết ổn thỏa rồi.

Khi nàng cùng Chiêu Doãn vào trong Bách Ngôn đường, bảy người đã chờ sẵn ở đó. Hành lễ theo lệ xong xuôi, vẫn là người áo tím ngồi cuối cùng đứng lên nói: “Khởi bẩm hoàng thượng, sáng sớm hôm nay bồ câu bay về, đã chứng thực được chuyện Quan Đông Sơn đưa cho Khương Hiếu Thành một trăm vạn lượng để đặt cọc mua bản chép tay ‘Quốc sắc thiên hương phú’, đợi bản chép tay đến tay, sẽ trả nốt một trăm bốn mươi vạn lượng còn lại”.

Chiêu Đoãn thong thả nói: “Hóa ra chữ của Cơ ái phi lại đáng tiền đến vậy, bảo nàng viết thêm vài bài, Bích quốc cũng bớt được khối việc”.

Người áo xám cười giả lả, nói: “Là Quan Đông Sơn thấy lợi tối mắt, muốn kiếm năm trăm vạn lượng từ chỗ Nghi vương bệ hạ”.

Trong mắt Chiêu Doãn lóe lên một tia không vui, hừ một tiếng nói: “Chỉ là một tên thành chủ Giang Đô cỏn con, lại có thể tùy tiện lấy một trăm vạn lượng làm tiền đặt cọc, Giám sát ti làm ăn kiểu gì hả?”.

Bảy người thấy y giận đữ, nhất thời không dám hó hé.

Khương Trầm Ngư thấy cứ làm căng như vậy cũng không phải là cách hay, bèn nói: “Mưu kế Tiết Thái sử dụng lần này có thể gọi là liên hoàn kế. Đổi lại hầu hết mọi người, biết rõ cái lợi hai trăm sáu mươi vạn lượng bày ra ở đó, dù có phải dốc hết vốn liếng ra cũng phải cược một ván. Quan Đông Sơn ở trong cuộc, càng lún càng sâu, cũng là điều bình thường. Bây giờ so với việc truy cứu Giám sát ti có làm hết chức trách giám sát quan lại có liêm khiết chí công vô tư hay không, chi bằng nghĩ xem có thế giúp Tiết Thái việc gì không. Chuyện Giang Đô sớm được giải quyết ngày nào, hoàng thượng cũng có thể trừ được mối tâm bệnh ngày đó”.

Những lời này nói ra trong nhu có cương, khiến người ta không thể phản bác, chỉ có thể gật đầu khen phải, sắc mặt Chiêu Doãn cũng dịu đi rất nhiều.

Người áo tím nói: “Không sai, lần này Tiết Thái đúng là dùng liên hoàn kế. Sau khi hắn và Khương Hiếu Thành đến Giang Đô, đã không thăm dò tình hình hạn hán, cũng không truy cứu trách nhiệm, mà ăn chơi trác táng, cơm rượu no say, Khiến cho quan viên ở đó cảm thấy bọn họ chẳng qua chỉ là hạng tầm thường. Kế đó, hắn lại lập tức tuyên bố triều đình sẽ cấp một khoản cứu trợ thiên tai, loại bỏ tâm lý đề phòng của bọn họ. Đến khi thân quen rồi, hắn bắt đầu thế hiện kiến giải trác việt và nhãn quang tinh chuẩn của hắn về phương diện đồ cổ thư pháp. Chiếc đĩa đựng thức ăn cho chó đó có lẽ là được sắp đặt từ trước, nhưng chiếc vòng của ca cơ kia lại thực sự là hàng nhái, bị hắn nhìn ra, vạch mặt trước mặt mọi người. Sau đó, chúng ta tra ra, chiếc vòng giả đó là do Quan Đông sơn tặng. Cũng có nghĩa là, từ chiếc vòng Băng Hoa Phù Dung giả, Tiết Thái đã nhận ra bộ mặt ham hư vinh, nông cạn, tham lam vô sỉ của Quan Đông Sơn, liền chọn hắn làm vai chính cho vụ lừa đảo này”.

Người áo xanh lục vuốt bộ râu đẹp, ra chiều khinh bỉ nói: “Cái tên Quan Đông Sơn này, đến quà tặng cho tình nhân mà cũng dám làm giả, thực sự quá bỉ ổ i “.

Khương Trầm Ngư đứng bên nghe thấy, trong lòng không khỏi thấy nực cười: Tâm lý bọn đàn ông có lúc thật sự rất kỳ lạ lừa trên gạt dưới thì xem như chẳng có gì, chẳng qua chỉ là một phương thức sinh tồn trong quan trường mà thôi, nhưng tặng tình nhân đồ giả thì lại cảm thấy đó là chuyện đáng thóa mạ phỉ nhổ. Thật ra, làm giả thứ gì cũng đều là hành vi xấu xa như nhau, còn phải phân biệt cao thấp sao? Nực cười.

Người áo tím tiếp tục phân tích: “Vì thế, tối đó khi Quan Đông Sơn không kiềm chế nổi, mời Tiết Thái đến tham quan bộ sưu tập của hắn, Tiết Thái cố ý không phát biểu cảm tưởng, là có hai mục đích. Thứ nhất là kéo dài thời gian, phải biết là khi sự nghi ngờ của một người chưa được giải đáp, thời gian kéo dài càng lâu, hắn sẽ càng tin tưởng độ chân thực của đáp án; mực đích thứ hai là phải xem xem bộ sưu tập của người khác như thế nào, rồi lựa chọn đối tượng dễ lừa nhất cũng đáng để lừa nhất trong đó rồi mới ra tay. Như thế, cuối cùng đã chọn Quan Đông Sơn”.

Người áo xám bổ sung: “Tiết Thái biết chỉ dựa vào một mình hắn nói thì sẽ không lừa nổi con cáo già Quan Đông Sơn, cho dù nhất thời cắn câu, nhưng cũng sẽ mau chóng cảnh giác. Cho nên, hắn nhân lúc sắt vẫn còn nóng, lập tức buông mồi thứ hai”.

“Chính xác”. Người áo tím gật đầu: “Đó chính là Nghi vương Hách Dịch”.

Nghe nhắc đến cái tên Hách Dịch, tuy là xa cách vạn nước nghìn non, nhưng Khương Trầm Ngư vẫn cảm thấy có chút thân thiết. Vị Duyệt đế phong lưu khoái hoạt, phóng kho
break
Anh Rể Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng
Nuôi thú cưng (NP hiện đại H)
Ngôn tình sắc, NP hiện đại H
Tán Tỉnh Chàng Cảnh Sát Hình Sự
Sắc, Sủng, Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc