Hệ Thống Mẹ Hiền

Chương 2: Yếu đuối

Trước Sau

break

Sở dĩ Phong mắc chứng ngại giao tiếp là vì từ lúc sinh ra, anh chỉ được hưởng duy nhất tình yêu thương vô bờ của mẹ. Còn lại chỉ là sự ghẻ lạnh và hắt hủi của những người xung quanh, kể cả là ông bà nɠɵạı. 

Hà My vốn là con nhà khá giả, được ăn học đến nơi đến chốn. Năm cô vừa tốt nghiệp chuyên ngành thời trang, tuổi xuân phơi phới cùng bao hoài bão về tương lai thì lại sa vào vòng tay của một tên đốn mạt. 

Tuy Hà My vẫn luôn ý tứ nhưng không thể thoát khỏi cạm bẫy đê hèn. Trong một lần hò hẹn, hắn ta đã chuốc thuốc và cướp đi đời con gái, còn quay phim lại để uy hiếp và đòi một khoản tiền khá lớn để chuộc lại thước phim.

Ba mẹ Hà My vốn coi trọng mặt mũi nên đã muốn thuận theo tên ấy, thế nhưng Hà My thì không như thế. Vốn bản tính mạnh mẽ và cứng cỏi, Hà My tự mình trình báo lên công an, dù biết việc ấy thế nào cũng khiến sự việc cô bị xâm hại lan truyền. Sau quá trình điều tra chuyên nghiệp, trích xuất từ camera quán nước đã chỉ rõ hành động hèn hạ của tên kia, bản án dành cho hắn là gần 10 năm tù dài đằng đẵng.

Dù là thế, nhưng hậu quả mà hắn ta để lại là cái bào thai trong bụng cô gái trẻ. Ngày tòa tuyên án, Hà My lê chiếc bụng đã khá to đến dự, dõng dạc thông báo trước đông đảo mọi người, đứa bé sẽ mang họ của cô và không hề có bất cứ quan hệ nào với người đàn ông đang bị dẫn đi vào chiếc xe thùng bịt kín. 

 

Sau đó vài tháng, Phong chào đời trong một đêm mưa nặng hạt. Cái tên Trịnh Thế Phong cũng được cô đặt, để mong mỏi chàng trai có thể mạnh mẽ như khí thế của cơn cuồng phong, cuốn phăng đi những hồi ức đáng buồn của một thời tuổi trẻ. 

Sự việc đã được giải quyết xong, thế nhưng Hà My lại phải tự mình đối mặt với một bản án cũng không kém phần cay nghiệt từ chính cái gia đình gia giáo. Ba mẹ cô vì quá thất vọng nên sinh ra hắt hủi, gượng ép lắm họ mới cho cô tá túc một vài năm đầu để nuôi đứa con thơ. Ngoài những bữa ăn đạm bạc, họ chẳng một lần đoái hoài tới đứa bé đáng thương dù cho nó vô cùng bụ bẫm, luôn tươi cười trong vòng tay người mẹ. 

Nhà Hà My vốn cũng khá đông anh chị em bởi ông bà cứ sống theo lối cũ, mặc tình mà sinh nở. Tính ra, Phong có tận 1 người cậu lón, 2 dì và 2 cô ruột, thêm cả Hà My là ông bà nɠɵạı có đến 6 người con. 

Người mẹ trẻ thừa hiểu số phận của mình, ngay từ khi cô quyết định để mọi việc phơi bày ra ánh sáng. Khi Phong được gần 3 tuổi, nhận thấy cậu đã khá cứng cáp, Hà My quyết định rời bỏ ngôi nhà lạnh lẽo tình người để lên thành phố tự mưu sinh. Hành trang cô mang theo chỉ là vài bộ quần áo cùng vài triệu đồng dành dụm, cộng thêm ít tiền mà cô em gái út nhét vào tay khi đưa bà chị ra bến xe. Hai chị em nước mắt ngắn dài khi đoàn xe lăn bánh.

Cũng từ đó, Phong chỉ còn có mẹ, người đã phải bồng bế anh đi nhặt rau, rửa chén, làm đủ mọi công việc nặng nhọc để mưu sinh. Cho đến khi cô xin được vào làm công nhân của xưởng may, cuộc sống mới bình ổn hơn đôi chút dù vẫn thường xuyên túng thiếu. 

Niềm vui và động lực lớn nhất của Hà My là nhìn thấy đứa con yêu dấu lớn lên từng ngày, đúng như cô mong đợi, thằng bé cực kỳ ngoan ngoãn và hiểu thảo, lại sớm có nhận thức đỡ đàn cho mẹ. Bao nhiêu yêu thương cô đều dành hết cho cái cục nợ đáng yêu này, thậm chí đến năm Phong vào cấp 2, cậu chàng mới thôi bú ti của mẹ. 

Cuộc sống cứ thế dần trôi, cho đến ngày hôm nay… 

Hà My nặng nhọc điều khiển chiếc xe đạp cà tàng rẽ vào một căn hẻm nhỏ. Cô dừng lại ở một ngôi nhà khá khang trang, đưa tay lau đi những giọt mồ hôi vương trên vầng trán, Hà My bấm chuông vài hồi rồi chờ đợi.

Chừng mấy phút sau, từ trong nhà, một người phụ nữ phốp pháp bước ra, trên người vẫn còn nguyên bộ váy ngủ thùng thình phủ lên cơ thể phổng phao, núc ních:

- Ai đó, chuyện gì mà kêu cửa sớm vậy. - Bà ta gắt.

- Dạ, em Hà My nè chị. Hàng của chị, em làm xong rồi, em chở qua 1 bao trước. 

- Ờ… ờ… được rồi, mang vào đây đi chị xem.

Hà My tươi cười, khệ nệ mang chiếc bao tải nặng trịch vào tận bên trong, cẩn thận tháo dây buộc để bà ta kiểm tra hàng hoá. Mấy đơn hàng trước cũng diễn ra như thế, tuy nhiên lần này bà ta lại kiểm tra rất kỹ, dường như còn đang soi mói cố tìm ra điều gì đó. 

Hà My cũng sốt ruột vì sắp đến giờ phải vào xí nghiệp giao ca. Bà khách hàng như cũng bắt được tâm lý của bà mẹ trẻ, vội vàng xởi lởi:

- Em sắp vào ca phải không? À, hay cứ để bao hàng ở đây đi, chị kiểm tra rồi trưa được nghỉ em chịu khó quay lại, cũng gần xịt mà. 

Tình thế hiện tại cũng không cho phép Hà My có nhiều lựa chọn, dù không mấy an tâm nhưng cô cũng đành rời đi, linh cảm mách bảo có điều gì đó không ổn làm cô cứ mãi cồn cào trong ruột suốt giờ làm ca sáng. 

Đồng hồ vừa điểm 12 giờ trưa, tiếng chuông giải lao inh ỏi vang khắp xưởng. Hà My bỏ luôn suất cơm trưa được trợ cấp, vội vàng phi xe đến nhà bà khách hàng. Đứng chờ một lúc lâu dưới cái nắng gay gắt, bà ta mới ục ịch bước ra, dáng vẻ cũng khá vội vàng, vừa mở cửa đã oang oang khắp xóm:

- Em làm ăn kiểu gì kỳ thế, bao nhiêu hàng hoá chị tin tưởng giao cho em mà em làm hư hết. Giờ em tính thế nào đây?

Hà My vội vàng đáp trả:

- Ơ… em đã làm hoàn tất, kiểm tra hết rồi… Chị nói gì thế, hàng hư sao được ạ?

- Nè… em vào đây mà xem, bộ chị nói oan cho em hả. 

Hà My kéo theo chiếc xe đạp định dắt vào trong nhà, thì bà ta đã gay gắt tiếp:

- Để mẹ cái xe cà tàng ở đó đi, ai mà thèm lấy, dắt vào dơ hết nhà.

- Ơ kìa chị…

Tính nói thêm nhưng bản tính lương thiện, mềm mỏng khiến Hà My đành phải nghe theo, cô đá chống, xếp gọn chiếc xe vào góc tường, cũng hơi lo lắng nhưng việc bên trong còn quan trọng hơn nên cũng đành theo gót bà ta vào bên trong. 

Vừa đến bên hiên nhà thì đã thấy ngổn ngang từng xấp áo rơi vãi, rồi Hà My choáng váng hết cả mặt mày khi nhìn thấy những vệt ố vàng loang lổ trên khắp nền vải. Cô hốt hoảng vội lấy ra từng xấp áo quần được xếp ngay ngắn, càng xuống sâu thì sự ẩm thấp càng hiện rõ, như thể chúng mới bị đổ nước vào còn chưa kịp khô vậy. 

Gương mặt Hà My hiện rõ sự ấm ức, cô thừa biết con trai mình không thể là người làm hỏng việc, hơn nữa, khi đưa lên mũi ngửi, càng nồng lên hương cafe, thứ mà nhà cô không hề có. Hai dòng nước mắt tràn ra khoé mắt, người mẹ trẻ vừa định lên tiếng nhưng nào có cơ hội, cái miệng sang sảng như loa phóng thanh khu phố của bà khách hàng đã lại oang oang:

- Mẹ nó chứ… Có bao nhiêu đó cũng làm không xong… Cô có biết hôm nay là đã đến hạn phải giao hàng rồi không? Cô có biết đống hàng này bao nhiêu tiền không? 

- Dạ… hu hu… ở nhà còn 2 bao… em mang qua bàn giao, cái này để em về giặt… - Hà My thút thít cố tìm hướng giải quyết.

- Giặt thế đéo nào được - Bà ta ngày càng dùng lời thô tục - dù có được cũng trễ hạn giao hàng, tôi phải đền hợp đồng… Cô biết bao nhiêu tiền không? Hả? Hả?

Hà My không thể chen lời hay dùng bất cứ lý lẽ nào để biện hộ, lỗi cũng là do cô khi bàn giao hàng hoá mà không xác nhận, để giờ đây họ muốn nói gì chẳng được. Người mẹ trẻ chỉ còn biết cam chịu, bà khách mắng nhiếc một hồi rồi vào trong lôi chiếc máy tính nhỏ ra bấm bấm loạn xạ. 

- Sau một lúc, bà ta chìa ra cái màn hình, đưa ra con số mà cũng chẳng biết bà tính bằng cách nào, hơi dịu giọng nói:

- 30 triệu… lô này chị tổn thất hết gần 70 triệu đó, chị biết em cũng không có tiền, nên coi như chị gánh cho em 40 triệu. Còn số tiền này, em phải mau chóng bù lại cho chị. 

- Hả? lô hàng này làm gì mà nhiều thế ạ? Em lấy đâu ra tiền mà đền… hu hu… - Hà My nghe con số trên trời càng khóc ngất.

- Hả? Em nói vậy là chị cố ý làm tiền em hả? Hợp đồng của chị với người ta giấy trắng mực đen rõ ràng, em muốn xem chị lấy cho xem… 

Hà My còn chưa kịp trả lời thì bà ta đã lôi từ đâu ra bản hợp đồng còn mới cứng, như là vừa được chuẩn bị, dù trên ấy đúng là có đầy đủ chữ ký và con dấu. Biết mình đuối lý, Hà My chỉ còn biết năn nỉ:

- Hu hu… chị ơi…. tha cho em, em còn con nhỏ, tiền nhà cũng sắp đến hạn rồi, nay không có tiền họ đuổi cổ mẹ con em đi mất… Hu hu…

- Hừ… làm ăn thì phải rõ ràng đâu đó.. Thôi được rồi, em về mang hai bao hàng kia sang đây, chị cố gắng đàm phán với người ta, chắc giảm được cho em còn 20 triệu. Này nhé, chị đã làm hết sức rồi, đừng ăn vạ nữa… không là chị báo công an đấy.

- Hu hu… 

Hà My nước mắt ràn rụa, gần như tuyệt vọng. Cô ngồi bệt dưới sàn nhà, nhìn đống áo quần vương vãi mà cô đã cất công làm đến tận gần sáng, giờ lại mang đến tai hoạ cho hai mẹ con. 

- Nè… còn không đi đi, chị báo công an thiệt đó.

Hà My lững thững bước ra khỏi cánh cổng địa ngục, hai mắt đỏ hoe, thẫn thờ dắt chiếc xe đạp về lại dãy trọ. Cô cũng không biết mình đi đường nào để về đến nhà, rồi lại như một cỗ máy vô hồn, kéo lê những túi đồ nặng trịch lên chiếc yên xe cũ kỹ, đến nỗi chẳng nhận ra hai cô gái trẻ phòng bên quan tâm hỏi thăm. 

Khi Hà My trở lại căn nhà kia, bà khách hàng đã lăm lăm tờ giấy trên tay, nhận xong hai bao hàng thì giao cho Hà My. Người mẹ đọc những dòng chữ trên giấy mà đôi tay run run, nước mắt lại trào ra ràn rụa. 

- Hu hu… chị tha cho em… khoản nợ này, em không trả nổi… Hu hu… 

- Nè… tôi đã hết lòng giúp cô rồi, có làm thì phải có chịu chứ, tôi còn tổn thất gấp nhiều lần cô đấy… Ký vào mau, lăn tay nữa, đừng để tôi nhờ đến chính quyền. Chồng tôi quen biết nhiều người làm lớn lắm, cô mà để tôi nóng là ở tù đấy.

Hà My cũng biết chuyện ông chồng bà ta là công an phường. Ông này còn thường xuyên đến kiểm tra dãy trọ của mẹ con cô, hay xộc thẳng vào phòng mấy cô gái trẻ mà kiểm tra vớ vẩn. Cô đau đớn ký vào tờ giấy nợ, thời hạn trả là trong vòng hai tháng, nếu không sẽ áp dụng mức lãi suất hàng tháng đến 10%. 

Người phụ nữ đáng thương trở lại nhà máy, cả buổi như cái xác không hồn, đôi mắt thì đỏ hoe, sưng húp. Chị trưởng ca phải nhiều lần quát mắng, cô mới khó khăn hoàn thành được phần việc của mình, cũng may là Hà My trước giờ luôn là nhân viên xuất sắc, nên cũng không phải gặp sự trách mắng quá nhiều. 

break
Công Nhân Nhập Cư Và Nữ Sinh Viên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nam Cường
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng,Nữ Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc