Diệu Thu

Chương 4: Du viên (4)

Trước Sau

break

Chương 4: Du viên (4)

Mặc cho năm tháng triêu phi mộ quyển*, dòng nước trước cửa ngày chảy đêm trôi về hướng Đông, chẳng thể níu giữ.

*Triêu phi mộ quyển: hình dung khí trời biến hóa, cảnh sắc ưu mỹ

Khi Trì Tiểu Tuyền đủ tư cách đứng bên cạnh Nam Thu Sinh đóng Xuân Hương thì tóc của Thần Diệu đã dài đến bắp chân, đủ để bện thành một bộ tóc giả.

Mười tám tuổi, trong một gia đình không tính là giàu sang như họ thì cô đã được coi là gái lỡ thì.

Diệu tỷ nhi không phải không đẹp nhưng lại cứ khó gả.

Trong thành, không ít quan lại có địa vị thường xuyên đến ủng hộ đoàn kịch nhà họ Thẩm nhưng người ta chướng mắt con gái của con hát. Đoạn không có khả năng cưới Diệu tỷ nhi về làm thê, cùng lắm cũng chỉ được một vị trí thiếp thất mà thôi nên đương nhiên Thẩm Diệu không muốn. Còn những thương nhân nhỏ môn đăng hộ đối, để cô ngồi vững vị trí chính thê ngược lại không khó, nhưng sau không ít lần cha Thẩm qua lại tìm hiểu, người ta để mắt đâu phải Thẩm Diệu, mà rõ ràng là con đường làm ăn của đoàn kịch nhà họ Thẩm, chỉ mong chen vào một chân để kiếm chác. Nếu không thì cũng phải xuất giá tới nơi đất khách quê người, ngày sau muốn gặp mặt một lần e là cũng chẳng có cơ hội. Còn nếu nói đến những kẻ có thân phận thấp hơn, dù gì cô cũng là đứa con gái duy nhất mà người vợ quá cố lưu lại, cho dù là món đồ cổ còn muốn bán được giá tốt. Chớ nói bản thân Thẩm Diệu không nhìn trúng mà ngay cả cha Thẩm dù xuất phát từ tâm tư gì thì cũng sẽ không đồng ý.

Dần dần, hôn sự của Thần Diệu cứ vậy mà gác lại, chỉ lo giúp đỡ trong đoàn kịch.

Những cô nương cùng lứa ở quê con cái đã chạy nhảy lung tung, khiến ông chủ đoàn kịch Thẩm lo lắng không yên, nhưng Thần Diệu lại chẳng mấy bận tâm, vẫn vui vẻ tự tại, trốn thành gái lỡ thì.

Bên này cuộc sống vẫn bình lặng mười năm như một, còn bên kia thì đã thay đổi đến long trời lở đất.

Nam Thu Sinh đã xuất sư vào tháng trước, cầm lấy khế ước bán thân mà người mẹ nghiện thuốc phiện trước đây của anh đã ký thay anh.

Năm đó, cha Thẩm mua anh chỉ bằng một xâu tiền đồng, còn giờ đây, lợi ích mà Nam Thu Sinh mang lại cho ông ta chẳng biết đã chất thành bao nhiêu núi tiền.

Hai người là thầy trò, nhưng cũng là mua bán.

Cha Thẩm đâu nỡ để cây hái ra tiền như Nam Thu Sinh rời đi, nhưng người ta giờ đã hát nổi danh, trở thành nhân vật nổi tiếng khắp mười dặm tám phố. Chỉ nói một câu thôi mà chẳng bao lâu đã truyền khắp cả thành. Hơn nữa, anh còn có quan hệ với Nhị thiếu gia nhà họ Lý, một thế gia vọng tộc ở Nghi Thành. Nghe nói hai người trò chuyện rất hợp ý, quan hệ không hề tầm thường.

Trước khi Nam gia suy tàn, hai bên lui tới khá thường xuyên, nương tử Nam gia còn là họ hàng xa của Lý gia.

Nhị thiếu gia nhà họ Lý sẵn sàng nâng đỡ, Nam Thu Sinh cũng vang danh. Cả hai bên cùng có lợi, nhờ anh mà tửu lâu nhà họ Lý thu hút vô số khách hàng, lúc nào cũng chật kín chỗ, muốn tranh một ghế cũng không được. Vì cầu được chiêm ngưỡng phong thái của Nam Thu Sinh mà tranh tới sứt đầu bể trán, có thể nói là một vé khó cầu.

Nam Thu Sinh cũng coi như là đứng vững ở Nghi Thành.

Nói tới Nhị thiếu gia nhà họ Lý, vị gia này được hết mực cưng chiều trong nhà, danh tiếng thậm chí còn có phần lấn át cả trưởng tôn đang du học ở phương Tây của đại phòng. Ở Nghi Thành, xưa này nhà họ Lý nói một không hai, cha Thẩm không dám đắc tội với vị thần này, đành phải miễn cưỡng đồng ý để Nam Thu Sinh rời đi.

Tất nhiên là cũng có điều kiện, đợi đến khi Trì Tiểu Tuyền và nhóm đệ tử mới có thể độc lập biểu diễn, Nam Thu Sinh phải đứng ra làm cầu nối, tiến cử bọn họ.

Nam Thu Sinh quỳ trước bài vị Tổ sư gia, giống như ngày ấy khi gia nhập đoàn kịch, dập đầu một cái, rồi quay lại dập đầu với sư phụ đang ngồi trên ghế mây, sắc mặt xanh mét nhưng vẫn cố nở nụ cười gượng gạo, chuyện này đến đây coi như kết thúc.

Nam Thu Sinh thu dọn hành lý, chỉ có một bọc vải vắt trên vai. Bước ra khỏi cánh cửa mà mười năm trước anh mơ hồ bước vào.

Anh không có nhiều hành lý, chỉ có mấy bộ trang phục diễn. Còn chỗ ở và những đồ đều đã được Nhị thiếu gia nhà họ Lý lo liệu. Suốt gần một tháng qua, mọi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa.

Nam Thu Sinh vân vê nút thắt trên bọc hành lý, đứng bên cửa viện ngoảnh đầu nhìn lại.

Mười năm…

Anh đã từng cho rằng mình sẽ không thể rời khỏi đây.

Chỉ một góc ao nhỏ mà đã giam chân anh suốt mười năm trời.

Chịu đựng bao trận đòn roi, mắng chửi, nhạo báng. Hát đến mệt mỏi những khúc hỷ bi ai lạc. Ngày này qua tháng nọ… Học theo tiếng chim quyên trầm bổng, cuối cùng chỉ để làm áo cưới cho người khác. Bước một bước ra đi, ngoảnh đầu lại lá vẫn biếc, hoa vẫn hồng, cành vẫn rủ bóng.

Cũng chỉ là một tiểu viện bình thường tới không thể bình thường hơn mà thôi.

Cha Thẩm đứng trong nội đường chẳng buồn trông mặt, tránh cho lòng thêm phiền muộn. Ở góc sân, cây anh đào hoa nở rồi lại tàn, cánh hoa trắng hồng mong manh rơi đầy mặt đất. Dưới gốc cây, Thẩm Diệu đứng đó khẽ vẫy tay với Nam Thu Sinh, chiếc khăn trong tay hòa cùng một màu với màu hoa.

Thần Diệu đứng dựa vào cây, vẻ mặt thản nhiên, Nam Thu Sinh cũng chẳng nói được là tốt hay không tốt. Cô gật đầu, cũng chẳng dặn dò điều gì, chỉ xoay người men theo lối nhỏ, chậm rãi bước vào nhà.

Trì Tiểu Tuyền theo sát phía sau, thấy cha Thẩm không có ở đó, tùy ý cúi chào sư huynh một cái rồi nhảy nhót theo đi Diệu tỷ nhi.

Từ nay về sau, dù là Thẩm Diệu hay danh tiếng trong đoàn kịch, cũng chẳng còn ai tranh giành với cậu ta nữa.

Vài ngày sau, có người đưa thư đến.

Mấy việc vặt thế này xưa nay đều do Thẩm Diệu lo liệu. Cô liên tục cảm ơn người đưa thư, mời người ta vào trong uống ngụm trà nhuận họng rồi hãy đi, còn tặng thêm một hộp điểm tâm tinh xảo, khó tìm. Người đó lại khoát tay cảm ơn, nói người nhờ chuyển thư đã trả thù lao hậu hĩnh, sợ tham lam quá sẽ rước phải vận xui.

Cô tiễn người đi, cúi đầu nhìn, phong thư dày cộm, không chứa thứ gì.

Tuy nói chưa từng học qua sách vở, nhưng vì để hiểu được lời kịch, cô cũng miễn cưỡng đọc được vài chữ nên đọc chút thư này, đối với cô mà nói cũng không khó.

Ôi, lần này không phải gửi cho người khác, mà là gửi cho cô.

Kỳ lạ, Nghi Thành to như vậy, ai lại viết thư cho con gái của ông chủ đoàn kịch chứ? Thần Diệu cau mày nhìn kỹ, nhận ra vài nét chữ quen thuộc đến không thể quen hơn.

Nam Thu Sinh.

Đến tối, Thẩm Diệu cũng không rõ mình mang tâm trạng gì mà lại cứ như kẻ gian, lén lút thắp đèn mở thư, cứ như đang làm chuyện gì khuất tất, không thể để ai biết.

Thư rất đơn giản, chỉ là một tấm vé xem kịch đã được in sẵn, vẫn còn có thể ngửi ra được mùi mực in. Mặt sau để trống, chỉ vẻn vẹn đề một câu hát:

“Cứ lần lữa mãi, nỗi lòng này biết tỏ cùng ai?”

Thần Diệu im lặng.

Người khác không hiểu, nhưng Thần Diệu thì không thể không hiểu.

Hình ảnh người đó đứng giữa sân khe khẽ ngâm nga vẫn chỉ như mới ngày hôm qua. Chiếc quạt xếp gấp mở che khuất nửa gương mặt khẽ phe phẩy, tà áo hồng thướt tha uốn lượn, trâm ngọc lay động leng keng va chạm.

Chàng cười khẽ, ánh mắt phảng phất nét âu sầu, cất lên giọng hát mềm mại mà dịu dàng: 

“…Lòng vương vấn, xuân tàn chẳng dứt, 

Nhớ ai âu sầu lòng oán than?  

Trời sinh duyên dáng yêu kiều,

Chọn cao môn gả, mong kết duyên lành.

Nào hay tuổi ngọc phai nhòa,

Chăn đơn gối chiếc biết nào ai trông.

Chỉ đành giữ nếp má hồng thẹn duyên,

Mộng kia biết gửi nơi miền,

Xuân về lặng lẽ đảo điên phận người.

Tơ lòng nặng trĩu chơi vơi,

Phải cùng ai nói ra nỗi ngậm ngùi xót xa?

Đọa đày, khổ kiếp héo hon,

Trời cao thăm thẳm, ai còn thấu chăng?”

Lòng vương vấn, xuân tàn chẳng dứt, 

Nhớ ai âu sầu lòng oán than?  

Trời sinh duyên dáng yêu kiều,

Chọn cao môn gả, mong kết duyên lành.

Thần Diệu nhấc mép phong thư, đổ thứ bên trong ra.

“Cạch.”

Là một chiếc trâm phượng cài đầu.
 

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc