Đại Tạp Viện Năm 70, Lấy Chồng Ốm Yếu Làm Giám Đốc Nhà Máy

Chương 34: Bán "vải lỗi"

Trước Sau

break

"Tôi có thằng em trai sắp kết hôn, bên em dâu bảo phải chuẩn bị bốn cái chăn đắp xuân thu, bốn cái chăn đắp mùa đông dày, nói là phong tục bên nhà gái.

Trong nhà không có đủ phiếu vải, nên mới nghĩ xem có thể mua ít vải lỗi hay không. Dù sao cũng là làm vỏ chăn, đắp trong nhà, không phải mặc ra ngoài cho người khác thấy. Vì thế mới muốn hỏi cô xem sao."

Tô Khả nghe xong thì lặng lẽ lắc đầu cảm thán.

Em dâu của Phàn Tuyết Cần vừa mở miệng đã đòi tám cái chăn, tính ra phải mất hơn hai trăm thước phiếu vải.

Nhà ai có thể một lúc lấy ra từng ấy phiếu vải chứ, đúng là mở miệng ra là sư tử ngoạm rồi.

Cũng khó trách chị ta lại nghĩ đến chuyện mua vải lỗi ở xưởng dệt.

Thấy Tô Khả nhất thời không nói gì, Phàn Tuyết Cần liền lên tiếng: "Tôi biết vải lỗi ở xưởng mấy cô cũng không dễ lấy, làm phiền cô thế này đúng là khiến cô khó xử. Nhưng mà tôi hết cách rồi, ngày kết hôn sắp đến, mẹ tôi vì chuyện này mà sốt ruột đến mức nổi cả mụn nước quanh miệng, tôi cũng lo theo."

Tô Khả thầm nghĩ, Phàn Tuyết Cần tìm đúng người rồi.

Vải lỗi của xưởng dệt không phải lúc nào cũng có.

Phải gặp đúng lúc, mà gặp rồi thì cũng phải giành với người khác.

Nhưng đó là người khác, còn cô thì không thiếu gì trong không gian, vải gì cũng có.

Nghĩ vậy, Tô Khả vẫn giữ vẻ có chút khó xử trên mặt.

"Xưởng tôi đúng là thỉnh thoảng có mấy đợt xử lý vải lỗi nội bộ, tôi cũng có quen biết với người quản lý kho. Thế này đi, ngày mai tôi đi làm sẽ hỏi thử, xem gần đây có lô vải lỗi nào cần xử lý không, nếu có tôi sẽ giữ lại giúp chị."

"Ôi chao, Tiểu Tô, cô giúp tôi một việc lớn đấy." Phàn Tuyết Cần thở phào nhẹ nhõm, "Thế này, tôi nhất định không để cô giúp không. Một thước vải lỗi bao nhiêu tiền, tôi trả thêm năm hào một thước."

Tô Khả ngoài miệng khách sáo nói: "Không cần đâu, bao nhiêu tiền thì trả bấy nhiêu, tôi giúp là vì tình nghĩa, không phải vì tiền bạc."

Trong lòng thật ra thì đã bắt đầu tính xem một thước vải nên bán bao nhiêu.

Phàn Tuyết Cần vội nói: "Thế sao được, hơn nữa chúng ta cũng đâu phải chỉ mua bán một lần. Sau này nếu còn cần vải lỗi, còn phải nhờ cô giúp tiếp nữa."

Tô Khả không nói có, cũng không nói không, chỉ hỏi lại chị ta: "Vậy chị cần loại vải hoa văn, màu sắc như thế nào? Cần bao nhiêu thước?"

"Chỉ cần vải bông bình thường là được. Dùng để cưới hỏi mà, nếu có họa tiết mới mẻ thì càng tốt. Nếu không có thì loại nào cũng được, cô xem rồi chọn giùm. Còn về số lượng… nhà đã chuẩn bị hơn trăm thước rồi, còn thiếu khoảng trăm thước nữa. Tôi cũng biết là hơi nhiều, cô xem giúp được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu."

"Được rồi, tôi sẽ cố gắng hết sức. Chúng ta là hàng xóm đối diện nhà, tôi không giúp người ngoài thì cũng nhất định phải giúp chị. Chỉ là có hay không thì tôi không dám chắc, để mai hỏi rồi tan làm tôi báo tin cho chị."

"Ừ, cảm ơn, Tiểu Tô. Có được hay không, tôi đều ghi nhớ ơn tình này của cô."

Hai người vừa nói xong thì bà Hứa ở đầu ngõ đã từ trong nhà lò dò bước ra.

Tô Khả và Phàn Tuyết Cần vừa thấy bà ta liền lập tức im bặt, ra hiệu cho nhau, mỗi người tản đi một hướng.

Bà Hứa là người nổi tiếng lắm chuyện trong viện, hôm chia kẹo mừng, Thịnh Khải Huy cũng đã từng nhắc Tô Khả phải tránh xa bà ta.

Lấy nguyên tắc tránh nói chuyện được chừng nào hay chừng ấy, Tô Khả né người qua người bà Hứa, bước vào cửa sau.

Bà Hứa từ xa gọi với theo, Tô Khả giả vờ không nghe thấy.

Về đến nhà, Thịnh Khải Huy đang giúp thợ mộc làm phụ việc.

Hình dáng chiếc giường đôi đã ra hình dạng, khung giường đã đóng xong, chỉ còn phần lắp mặt giường.

Tô Khả bước vào phòng, rót một cốc nước vào cốc tráng men, ừng ực uống hết.

Cả quãng đường đi khiến cô khát khô cả họng.

Uống xong nước, Tô Khả ngồi xuống bắt đầu tính toán chuyện bán vải.

Trong không gian có không ít vải bông nguyên chất, muốn màu nào cũng có.

Nhưng nếu mới quá thì chắc chắn không thể đem ra được, nhưng người ta lại muốn vải cưới, cũng không thể đưa vải màu tối, chi bằng chọn loại có hoa văn với ý nghĩa cát tường mà lấy hai khúc ra.

Giá vải thời này, ở cửa hàng bách hóa, loại vải bông trơn thông thường là hai hào ba một thước, còn phải thêm một thước phiếu vải.

Nếu có hoa văn thì là hai hào tám một thước, cũng cần một thước phiếu.

Vải trong không gian đều là hàng mới tinh, tiếc là đem ra bán với danh nghĩa vải lỗi, cũng chỉ có thể lấy giá vải lỗi.

Giá vải lỗi nội bộ trong xưởng dệt là một hào năm một thước, không cần phiếu.

Có thể nói, rất rẻ rồi, gần như là phúc lợi cho công nhân.

Phàn Tuyết Cần đồng ý mỗi thước trả thêm năm xu, tức là hai hào một thước.

Vải mới nguyên mà chỉ bán hai hào một thước, lại còn không cần phiếu, cô cảm thấy mình như bán lỗ rồi.

Nhưng vải trong không gian, nếu không có lý do chính đáng để lấy ra, thì để trong đó chỉ là một đống phế phẩm, chẳng tạo ra được giá trị gì.

Thà đem ra bán dưới danh nghĩa vải lỗi còn hơn.

Từ khi phát hiện ra không gian, Tô Khả đã nghĩ làm sao để danh chính ngôn thuận đem đồ bên trong ra bán.

Tạm thời muốn bán thì cô chỉ nghĩ ra được chợ đen.

Nhưng thời buổi này đang ở giai đoạn cuối của thời kỳ hỗn loạn, đến chợ đen cũng quá nguy hiểm.

Ban đầu cô định chờ thêm, đợi đến cuối năm, tình hình yên ổn hẳn rồi hẵng tính.

Không ngờ, lại để cô phát hiện ra một con đường khác.

Trong tay cô chỉ có mười ba đồng ba hào lấy lại từ chỗ Hứa Hưng Dân, chẳng có thêm xu nào.

Có từng ấy tiền, trong lòng Tô Khả thật sự không yên tâm.

Phải làm cho cái két nhỏ đầy lên mới được, trước khi cải cách mở cửa, phải tích góp được nhiều tiền.

Xuyên sách rồi, người ta trong truyện toàn sống phong quang ở những năm bảy mươi tám mươi, chẳng lẽ cô lại kéo chân sau của hội người xuyên không.

Nghĩ tới nghĩ lui, Tô Khả bắt đầu tính xem nên đưa bao nhiêu vải lỗi cho Phàn Tuyết Cần.

Nhiều quá thì không hợp lý, hơn nữa cũng dễ khiến Phàn Tuyết Cần cảm thấy chính mình lấy vải lỗi dễ như trở bàn tay.

Cân nhắc một hồi, Tô Khả quyết định bán cho chị ta bốn mươi thước vải, hai loại hoa văn.

Bốn mươi thước đủ làm một chiếc chăn, con số này vừa không quá ít, cũng không quá nhiều, vừa vặn.

Vừa khiến Phàn Tuyết Cần cảm kích, lại để chị ta hiểu được vải kia không dễ gì có được.

Quyết định xong, Tô Khả thay áo khoác, sang phòng phía Bắc nói với bà cụ Thịnh một tiếng là trưa cô sẽ nấu cơm, rồi vào bếp.

Thợ mộc không ăn ở đây với bọn họ, nhà ông ở gần đây, buổi trưa về nhà ăn.

Vì vậy Tô Khả nấu cơm cho ba người.

Buổi trưa không có bọn trẻ ở nhà, nên bữa ăn cũng làm đơn giản cho tiện.

Cô luộc một mớ mì sợi, làm thêm nước sốt, ba người ăn mì rưới nước sốt.

Ăn cơm xong, Tô Khả chưa kịp nói với Thịnh Khải Huy chuyện sáng nay cô đến trường, đã vội vàng ra ngoài.

Tính toán thời gian, lúc này bên trường học chắc đã ăn trưa xong, bọn trẻ đều đang chơi ngoài sân.

Đi một lần rồi nên quen, lần này Tô Khả đến trường con em của nhà máy cơ khí đã dễ dàng hơn nhiều.

Tới trường học, cô đi một vòng trong lớp và sân trường, không thấy bóng dáng Thịnh Duệ đâu.

Tô Khả hỏi mấy bạn học cùng lớp, mọi người đều nói không nhìn thấy Thịnh Duệ.

Có một cậu bé nói với cô: "Thịnh Duệ chắc là đi chơi với Lục Thành Trạch rồi, hai người họ là bạn thân, ngày nào cũng dính nhau như sam."

Tô Khả cảm ơn rồi rời đi, nghĩ bụng không thấy ở trong trường thì chắc là Thịnh Duệ ra ngoài với bạn rồi, thế là rảo bước ra cổng trường.

Tìm quanh khu vực gần trường một vòng, quả nhiên bị cô tìm thấy rồi.

Trong một con hẻm nhỏ, Thịnh Duệ và một cậu bé khác đang đứng cùng nhau, bị mấy đứa con trai khác chặn vào góc tường.

"Thịnh Duệ, mày cứ khăng khăng bênh cái thằng con của phần tử đi lại* này? Bố nó không ra gì, nó cũng chẳng phải thứ tốt lành!"

(*)走资派 thường được dịch là “phần tử đi lại con đường tư bản” là cách gọi miệt thị người bị coi là có tư tưởng tư sản, phản cách mạng, trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. 

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc