Chạm Mắt, Chạm Tim

Chương 5: Đội kịch

Trước Sau

break

Tôi đang thích thầm một bạn nam trong lớp. Cậu ấy khá ưu tú cả vẻ ngoài lẫn tính cách điều khiến người khác khó mà không chú ý.

Lần đầu tiên gặp cậu ấy năm lớp 10, tôi không có ấn tượng gì đặc biệt. Chỉ đơn giản là: "À, đẹp trai đấy."

Ngày đó, tôi bị mấy bạn nam trong lớp trêu chọc một cách vô duyên. Mọi người chỉ cười cho qua, không ai đứng ra can ngăn. Họ nghĩ đó chỉ là trò đùa nhưng thật sự tôi không thấy vui chút nào, thực sự rất khó chịu.

Chỉ có Đình Quân, người lúc ấy đang ngồi ở bàn cuối bất ngờ, nói một câu rất đơn giản: “Có thấy cậu ấy không vui hay không mà đùa dai dẳng mãi vậy?”

Giọng cậu không lớn, cũng chẳng gay gắt, nhưng đủ khiến cả nhóm kia sững lại. Không gian như khựng lại vài giây.

Không ai nói gì thêm. Mọi lời trêu chọc dừng ngay lập tức. Và tôi thì… đã bắt đầu thích cậu ấy từ đó.

Từ hôm đó, tôi bắt đầu để ý đến Đình Quân nhiều hơn.

Cậu ấy vẫn vậy ít nói, chẳng hay cười, lúc nào cũng như thể chẳng bận tâm đến thế giới xung quanh. Nhưng tôi lại thường vô thức nhìn theo dáng cậu lúc cắm cúi viết bài, lúc lơ đãng nhìn ra cửa sổ, lúc nghiêm túc lắng nghe giáo viên giảng.

Khoảng cách lúc đó giữa chúng tôi không xa Tôi và cậu ấy ngồi ngang tầm mắt với nhau.

Cậu ấy nổi bật, được nhiều người yêu mến. Còn tôi thì nhạt nhòa, luôn là người đứng bên lề mọi câu chuyện.

Tôi không biết mình là gì trong mắt cậu ấy. Có khi chỉ là một bạn học bình thường, không hơn không kém.

Nhưng trong mắt tôi, khoảnh khắc ấy khi cậu thay tôi lên tiếng, nhẹ nhàng mà dứt khoát nó đã in dấu trong tim tôi như một cái chạm không thể gỡ bỏ.

Tôi bắt đầu nhớ lại từng chi tiết vụn vặt. Ánh mắt cậu khi nói câu đó. Cách cậu nghiêng đầu một chút. Giọng cậu trầm và chắc.

Và từ lúc nào, tôi đã luôn mong được cậu chú ý.

***
Sắp tới 20/11, lớp tôi bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ. Cô chủ nhiệm bảo phải chọn người đội múa chính, đội tập kịch. Cô chủ nhiệm bước vào lớp:

“Năm nay cuối cấp, cô quyết định đăng kí cho lớp mình 2 tiết mục. Một múa, một kịch để cả lớp đều có thể tham gia,” Cô Yến chủ nhiệm nói một cách nghiêm túc.

“Ơ kìa cô,”

“Nhưng mà em không biết múa, biết diễn kịch thì sao cô?”

Cả lớp bắt đầu nhốn nháo phản ứng. Có người nhăn nhó, có người cười, có người nhìn sang bạn bên cạnh như muốn trốn tránh.

Cô Yến đập tay xuống bàn một cái rầm, khiến cả lớp giật mình.

“Trật tự! Không biết thì tập. Năm cuối rồi, cô không cần giải thưởng, nhưng cô cần thấy sự đoàn kết và cố gắng của các em. Tin cô đi, đây sẽ là một kỷ niệm mà sau này các em sẽ nhớ mãi.”

Nói rồi, cô rút ra hai tờ giấy từ tập hồ sơ: “Cô đã suy nghĩ và tự chia danh sách luôn rồi, lớp khỏi đùn đẩy nhau.”

Không khí trong lớp lập tức xôn xao hơn. Có tiếng thì thầm, có tiếng cười khúc khích. Ai cũng tò mò xem tên mình ở đội nào.

“Một múa 16, đội kịch 15 bạn,” Bảng danh sách được cô Yến trình chiếu lên máy chiếu. Cả lớp nín thở. Những cái tên lần lượt hiện ra dưới tiêu đề Đội múa và Đội kịch. Ánh sáng từ máy chiếu chiếu lên bảng, hắt bóng cả lớp lên tường trắng, ai cũng rướn người nhìn rõ hơn.

Hoài Châu siết chặt tay lại. Tim đập thình thịch như đang chờ điểm kiểm tra. Không biết mình sẽ bị xếp vào đội nào? Và quan trọng hơn… Đình Quân thì sao?

Nếu cậu ấy cùng đội với mình… thì sẽ có cơ hội nói chuyện nhiều hơn, đúng không?

Mắt cô lướt nhanh theo từng dòng chữ. Dưới mục Đội kịch, tên mình hiện lên hàng thứ tư: Hoài Châu.

Cô nuốt khan.

Ngay sau đó, ở hàng thứ sáu… Đình Quân.

“Cùng đội thật rồi…” cô nghĩ thầm, mắt vẫn dán vào bảng chiếu. Trong đầu không ngừng tưởng tượng viễn cảnh được tập thoại cùng cậu ấy, đứng cạnh nhau trên sân khấu, thậm chí… có thể sẽ đóng chung một phân cảnh nào đó.

Cô bặm môi, cố giữ vẻ mặt bình tĩnh, nhưng tay thì đã đặt xuống bàn, che đi nụ cười đang lan dần.

Ánh mắt khẽ liếc xuống cuối lớp. Đình Quân đang ngồi tựa vào ghế, cằm chống lên tay. Cậu ấy cũng đang nhìn lên bảng chiếu, vẻ mặt bình thản như thể chẳng bận tâm lắm.

“Ê Châu, tao đội múa buồn quá tụi mình xa nhau rồi,” Dịu Thảo bàn trên quay xuống nhìn Hoài Châu, nhăn mặt.

“Hả Thảo đội múa ư? Tiếc quá ha,” Hoài Châu cũng hơi tiếc nhìn Dịu Thảo nói. Ở lớp có một đứa bạn thân nay lại chia ra 2 đội cũng không vui vẻ gì cho lắm.

“Biết múa đâu mà cho vào đội múa, cay,” Bên cạnh Phong Điền khoanh tay nhìn màn hình nghiến răng.

Hoài Châu nghe vậy cười khúc khích.

“Cậu cười gì?” Phong Điền Điền khó chịu nhìn Hoài Châu .

Hoài Châu giật mình vì bị bắt quả tang, vội vàng thu lại nụ cười.

“Không có gì… Tại cậu làm mặt tức giận mà vẫn phải ngồi yên, trông mắc cười thôi,” cô nói, cố nén cười, giọng pha chút trêu chọc.

Phong Điền nhăn mặt: “Tôi mà biết múa thì tôi đã không tức. Tự dưng nhét tên vào đội múa, chẳng hỏi ý ai!”

“Thì cô nói rồi, năm cuối mà, ai cũng phải tham gia cho có kỉ niệm,” Hoài Châu nhẹ giọng an ủi.

Phong Điền vẫn khoanh tay, thở hắt ra một tiếng rõ dài, nhưng rồi liếc sang Hoài Châu: “Còn cậu? Kịch hả? Hợp ghê.”

“Ủa sao hợp?” cô nghiêng đầu hỏi.

“Vì nhìn cậu mắc cười lắm, diễn kịch thì phải mắc cười mới có hứng coi,” Phong Điền đáp nhanh gọn, rồi quay đi, như thể không cho cô cơ hội phản bác.

“Ê, nói kiểu gì kỳ vậy?” Hoài Châu nhăn mặt, tay vẫn bụp nhẹ vào vai Phong Điền rồi rút lại ngay, giọng nửa hờn dỗi nửa đùa cợt. “Ý cậu là tôi hề á?”

Phong Điền vẫn quay mặt đi nhưng khóe môi khẽ nhếch, giọng lười biếng: “Ờ thì, hề có duyên.”

Hoài Châu không để ý tới Phong Điền nữa. Tay cô chống cằm, được chung đội kịch cùng Đình Quân, cũng khá vui đó chứ.

Trên bục giảng, cô Yến tiếp tục phân công:
“Đội múa thì khá nhiều bài múa trên mạng hoặc các em có thể tự biên đạo. Cái đó là tùy các em. Đội múa cô phân Dịu Thảo làm nhóm trưởng nhé.”

“Vâng,” Dịu Thảo gật đầu, ngồi thẳng người hơn.

“Đội kịch thì khó khăn hơn, phải tìm tác phẩm hoặc tự sáng tác. Cô nghĩ các em có thể lấy tác phẩm văn học diễn cũng được.”

Một vài tiếng xì xào lại nổi lên.

“Chơi luôn ‘Chí Phèo’ nha?”
“‘Tắt đèn’ á, tui đóng chị Dậu!”
“Thôi bà ơi, tớ làm con chó của Lão Hạc còn hợp lý hơn.”

Cô Yến mỉm cười, gõ nhẹ xuống bàn: “Tạm thời thế này. Các em chia nhau ra tìm vài kịch bản có thể dàn dựng, tuần sau nộp đề xuất. Nhóm trưởng đội kịch là Thục Anh nhé,”

“Dạ,” Thục Anh gật đầu.

Tan học, một nhóm bạn trong đội kịch tụ lại bàn cuối lớp, bắt đầu thảo luận. Vài người lôi điện thoại ra tra kịch bản, vài người lật sách Ngữ văn dò các tác phẩm từng học. Thục Anh cầm bút ghi chú lại ý kiến của mọi người.

Hoài Châu ngồi ở mép bàn, chống tay lên cằm, mắt liếc nhìn quanh. Thỉnh thoảng, cô lén đảo mắt tìm kiếm một bóng dáng quen thuộc. Đình Quân ngồi gần cửa sổ, hơi chếch về phía sau, không nói gì, chỉ lật xem một cuốn sách cũ.

“Các cậu thấy kịch nào hay không?” Thục Anh hỏi chung, mắt quét khắp lượt.

Một cậu bạn đẩy gọng kính: “Lão Hạc được đó, ít nhân vật, cảm động.”

“Hoặc Chiếc thuyền ngoài xa, diễn cảnh mâu thuẫn tâm lý cũng hay,” một bạn nữ khác chen vào.

“Nhưng vấn đề chúng ta không phải diễn viên, kịch bản nặng tâm lý quá làm sao diễn được,” Một bạn khác lên tiếng.

Nhóm bạn trong đội kịch tiếp tục thảo luận về các kịch bản. Hoài Châu thoáng nghĩ đến việc họ có thể chọn một tác phẩm mang tính biểu tượng, như Chí Phèo hay Tắt đèn. Nhưng một phần trong cô lại mong muốn điều gì đó khác biệt, một thứ có thể khắc họa được cảm xúc sâu lắng của mình, một vai diễn có thể khiến cô nhìn lại chính mình.

"Châu, cậu có ý tưởng gì cho kịch bản không?" Thục Anh gọi cô, giọng nhẹ nhàng nhưng đầy sự mong đợi.

Hoài Châu quay lại, gượng cười. “À, tớ nghĩ có thể thử một câu chuyện mang hướng đất nước và dân tộc, kiểu chiến tranh bom đạn rồi mất mát.”

Thục Anh nhíu mày, suy nghĩ một chút rồi gật đầu. “Cũng hay đó, nhưng mà cần phải làm cho mọi người hiểu rõ cảm xúc của nhân vật, không đơn giản đâu.”

Hoài Châu gật đầu, cảm giác lòng mình vẫn chưa thỏa mãn. Cô muốn tìm một cái gì đó sâu sắc hơn, cái gì đó có thể khiến mọi người cảm nhận được sự đau đớn, hy sinh nhưng cũng là sức sống mạnh mẽ trong mỗi con người. Câu chuyện về chiến tranh có thể hay, nhưng cô không muốn chỉ dừng lại ở đó. Cô muốn tìm một kịch bản mà trong đó, mỗi nhân vật đều mang một phần của chính mình, có thể chạm đến cảm xúc thật sự của người xem.

“Còn một ý tưởng khác mà tớ đang nghĩ đến,” Hoài Châu nhẹ nhàng lên tiếng, không muốn bỏ lỡ cơ hội. “Một câu chuyện có thể nói về những mối quan hệ gia đình, tình yêu và sự hy sinh. Chúng ta không cần phải nói về chiến tranh trực tiếp, nhưng có thể là những người con chiến đấu với chính mình, đấu tranh với kỳ vọng từ gia đình, từ xã hội. Một câu chuyện về sự mất mát nhưng lại đầy hy vọng.”

Mọi người trong nhóm im lặng một lúc, lắng nghe cô. Cảm giác rằng ý tưởng này có thể chạm đến trái tim mỗi người khiến không khí trong phòng bỗng trở nên lắng đọng.

“Nghe có vẻ thú vị đấy, nhưng kiểu kịch này khó lắm,” một bạn trong nhóm lên tiếng. “Những cảnh gia đình, tình cảm có thể rất nặng, dễ làm người diễn viên cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi không có sự dẫn dắt đúng đắn.”

“Quan trọng là kịch bản kìa, ai viết kịch bản?” Thục Anh nói.

Hoài Châu im lặng, nhất thời cũng chưa có hướng giải quyết.

“Chúng ta đều có thể cùng nhau đưa ra cách phát triển cốt truyện, diễn văn nghệ chắc chắn thời lượng không được dài, nên chúng ta không cần đọc thoại, chỉ cần biểu diễn như kịch câm thôi,” Đình Quân đột nhiên lên tiếng.

Thục Anh nhìn Đình Quân một hồi, rồi gật đầu. “Kịch câm… Nghe cũng hợp lý, nhưng chúng ta phải làm sao để khán giả hiểu được câu chuyện mà không có lời thoại?”

Đình Quân suy nghĩ một chút rồi đáp, “Chúng ta có thể dùng ngôn ngữ cơ thể, ánh sáng và âm thanh để thay thế cho lời nói. Các cảnh hành động mạnh mẽ như chiến tranh, sự đau khổ trong gia đình, có thể thể hiện qua động tác, nét mặt và không gian.”

Hoài Châu bắt đầu có vẻ hào hứng. “Vậy chúng ta sẽ chia kịch bản thành những cảnh chính, mỗi cảnh phải có một thông điệp rõ ràng. Chẳng hạn, một cảnh có thể miêu tả sự chia ly, khi người lính rời xa gia đình để ra trận. Một cảnh khác có thể thể hiện nỗi lo lắng của vợ con khi họ nhận được tin chiến tranh…”

“Đúng rồi,” Thục Anh thêm vào. “Chúng ta sẽ cần những cảnh kịch tính, đầy cảm xúc, để khán giả cảm nhận được sự căng thẳng mà các nhân vật phải trải qua.”

“Vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?” Đình Quân hỏi, ánh mắt sáng lên khi thấy mọi người đã sẵn sàng.

Hoài Châu nhìn quanh, rồi chậm rãi nói, “Tớ nghĩ chúng ta nên bắt đầu từ cảnh người lính tạm biệt gia đình, rồi phát triển dần dần qua các cảnh tiếp theo. Cũng có thể thêm một chút không khí của chiến tranh, nhưng không quá nặng nề, chỉ đủ để khán giả cảm nhận được sự mất mát.”

Thục Anh gật đầu, “Tớ sẽ làm phần thiết kế ánh sáng và âm thanh, tớ nghĩ một chút nhạc nền phù hợp sẽ làm không khí thêm phần sâu lắng.”

Cả nhóm đều nhìn nhau, vẻ mặt đầy quyết tâm. Dù thử thách đang chờ đợi phía trước, nhưng họ đã tìm ra hướng đi chung. Câu chuyện về chiến tranh và gia đình này chắc chắn sẽ làm rung động người xem.

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc