Yểu Điệu Như Nàng

Chương 34

Trước Sau

break

“Thế gian lìa sanh diệt. Ví như hoa hư không. Trí chẳng thấy có, không. Mà khởi tâm đại bi. Tất cả pháp như huyễn. Xa lìa nơi tâm thức. Mà khởi tâm đại bi(1)…”

Chàng tụng kinh niệm Phật, giọng điệu không mấy làm thong dong, trái lại còn có phần gấp gáp.

Lúc này, Phật pháp trang nghiêm cũng đã không thể xóa đi cát bụi trong lòng chàng, chàng luôn cho rằng mình tu hành đã đủ, nhưng khi ngửi thấy mùi máu tươi trong không khí, chàng vẫn bị rơi vào trạng thái mất khống chế.

Rõ ràng đều là người, chúng sinh bình đẳng, nhưng không biết vì sao, máu thịt người Sôn lại có sức hấp dẫn đáng sợ với người Hoạch như thế.

Đầu óc chàng ong ong, nước bọt tiết ra liên hồi. Thực sắc tính dã(2), thực sắc luôn đi đôi với nhau, nhưng nếu bàn về nặng nhẹ, thực chắc chắn luôn ở trước sắc.

Đêm trúng thuốc kia, bọn họ từng ở trên cùng một cái giường, khi đó thuốc khiến chàng yếu đi, công chúa đốt lửa trên người chàng, nhưng sự tự chủ mạnh mẽ khiến tất cả vốn nên xảy ra đã không xảy ra.

Lần này không giống thế, chàng không biết có phải công chúa cố ý hay không, dù sao mùi máu kia len lỏi vào mũi chàng, thẩm thấu vào từng lỗ chân lông chàng. Chàng bỗng nhiên phát hiện, trước kia sở dĩ mình có thể khống chế không phải vì tu vi không chê vào đầu được, mà là chưa thật sự phải chịu đựng dụ hoặc mạnh mẽ nhất.

Bây giờ thì gặp phải rồi, chàng nhịn đến mức cơ bắp cả người cứng lại, nhịn đến mức người cong xuống, cổ kêu răng rắc. Khát vọng đối với con mồi là loại khát vọng trời sinh, có lẽ chàng khó mà phá được tình cảnh này. Nàng nói chuyện với chàng, giọng nói như một lớp mực nước thật dày. Chàng bắt đầu sợ hãi, sợ đầu óc bỗng nhiên không chịu khống chế, sẽ nhào vào nàng như dã thú.

Công chúa luôn luôn có một tật xấu, thời điểm nên tính kế thì khôn khéo, thời điểm nên khôn khéo thì lại tùy tiện.

Mười bảy năm trôi qua, nàng chưa từng phải chịu một chút thương tích nào, cũng chưa từng thấy mình chảy nhiều máu như vậy, nàng kinh hoàng, không biết phải làm sao, muốn gọi Thích Tâm đến băng bó thì chàng lại cố ý né tránh, nàng chỉ đành khóc sướt mướt rồi tự mình túm váy bao lấy miệng vết thương.

Lòng bàn tay đau, trong lòng lại sợ, công chúa ngẩng đầu khóc hu hu: “Mất máu quá nhiều sẽ không chết chứ? Đại sư, chàng mau đến chăm sóc ta đi.”

Nhưng dù nàng có ra vẻ khổ sở thế nào Thích Tâm cũng hoàn toàn không dao động, khi công chúa tạm dừng khóc lóc, nàng lại nghe thấy tiếng chàng tụng inh, cái gì mà Quan Tự Tại Bồ Tát, cái gì chiếu kiến ngũ uẩn giai không, cái gì độ hết khổ đau…

Nàng khó hiểu đi vòng quanh chàng: “Đại sư, nhà Phật không thể thấy máu ạ? Đại sư…”

Bất đắc dĩ chàng luôn trốn tránh để không đối diện với nàng, điều này khiến công chúa cực kỳ khó hiểu.

“Chàng bị sao vậy? Ta chỉ chảy chút máu chứ chưa chết đâu, chàng không cần siêu độ cho ta ngay từ bây giờ.”

Chàng không nghe nàng, trốn tránh không có lý do khiến lòng hiếu kỳ của công chúa bùng lên. Cuối cùng công chúa lấy tư thái ương ngạnh nhảy đến trước mặt chàng, nàng nói: “Hòa thượng, trong lòng chàng có mờ ám! Đang yên đang lành lại đứng niệm kinh ở bờ ruộng, chẳng lẽ bị quỷ ám? Ta đào khoai lang đỏ đến mức vết thương cũ rách ra mà chàng cũng bỏ mặc ta, ta chảy rất nhiều máu, chàng xem…”

Công chúa giơ bàn tay chảy máu ra trước mặt chàng, Thích Tâm vội vàng lùi bước như bị kim đâm, loại kháng cự từ tận đáy lòng này chàng không mở miệng cũng có thể nhìn ra từ hành động.

Cô chúa ngây người, nàng nhìn chàng, lại nhìn tay của mình, bỗng nhiên nàng tự thấy mình đã hiểu ra, rằng đại sư Thích Tâm sợ máu.

Nhưng cái gọi là sợ cũng phân rất nhiều loại, nếu nói một người chinh chiến sa trường mà không thể thấy máu là chuyện không có khả năng. Thử nghĩ mà xem, đang dũng mãnh trên lưng ngựa, mà lại bất chợt ngã đùng xuống đất vì thấy máu, vậy thì chiến thần sẽ thành trò cười khắp thiên hạ rồi.

Như vậy chỉ có một cách giải thích, cái “sợ” của đại sư Thích Tâm không phải ý trên mặt chữ. Chắc chàng có điều kiêng kị khác, có đôi khi sợ hãi lại là không muốn thừa nhận đam mê mãnh liệt của bản thân.

A, công chúa cảm thấy mình thật là trí giả, thỉnh thoảng ý tưởng trong đầu cũng khiến nàng tự thấy sợ.

Nàng thử duỗi tay ra: “Đại sư, sao chàng không nói lời nào? Chàng không thương ta à?”

Khuôn mặt Thích Tâm cứng lại, bởi vì chàng quá căng thẳng khiến vẻ mặt có phần mất tự nhiên. Chàng lui ra sau nửa bước: “Mong thí chủ tự trọng.”

Không thể nói trong lòng công chúa không căng thẳng, nhưng tình huống thế này khiến nàng biết đại sư Thích Tâm đã đến rìa phá giới rồi.

Nhìn xem có thể một tiếng trống làm hăng hái tinh thần, đột phá phòng tuyến này hay không. Vì hoàn thành nhiệm vụ, có thể nói công chúa trở nên không biết sống chết.

“Chàng… Có muốn nếm thử không? Đại sư, người Hoạch có ý xấu với người Sôn là chuyện thường tình, chàng không cần áp chế thiên tính của mình.” Nàng nuốt nước miếng, tim đập như sấm nhưng vẫn cuốn tay áo lên. dũng cảm giơ tay ra trước mặt chàng: “Chàng sẽ không làm ta bị thương, đúng không? Ta có thể cho chàng mượn hút một ngụm… Hút xong chúng ta lại nói chuyện nhé?”

Thích Tâm vẫn cúi đầu, ánh nắng chiếu lại đây khiến khuôn mặt chàng nửa sáng ngời nửa âm u.

Công chúa nỗ lực chống cánh tay, lần này không thể thất bại trong gang tấc như lần trước được, thậm chí nàng còn vẫy tay quạt gió rồi nói: “Chàng ngửi xem, thơm không?”

Cuối cùng chàng cũng có phản ứng, chàng máy móc ngẩng mặt nhìn nàng. Khuôn mặt kia, cánh tay kia, bị áo cưới đỏ tươi tôn lên càng xinh đẹp, càng ngon miệng…

Công chúa thấy ánh mắt chàng thay đổi, nàng không chỉ không lùi bước mà còn tiến lên.

Tiếng nói của chàng bị ép xuống rất trầm, loại âm sắc này rất gợi cảm, cũng vô cớ làm người sởn tóc gáy.

“Thí chủ, có một số việc chỉ cần bắt đầu là không thể dừng lại được.” Chàng nói nhỏ nhẹ, phảng phất như tình nhân đang thì thầm: “Tu vi của bần tăng không đủ, không thể khám phá được vô lượng pháp môn, nếu thí chủ một lòng muốn xả thân bố thí, vậy thì bần tăng sẽ vui lòng nhận lấy. Có điều… Bố thí xong rồi, thí chủ còn sống hay không, bần tăng cũng không dám nói chắc. Cuối cùng hòa thượng hoàn tục nhưng người cưới lại không phải cô, thí chủ liều mình may áo cưới cho người khác, có đáng không?”

Chú thích:

(1) Trích trong Kinh Lăng Già, có nghĩa là: bốn câu đầu, thấy thế gian này chẳng thật có sanh, chẳng thật có diệt, ví như hoa đốm trong hư không, trí Bát-nhã chẳng kẹt nơi có nơi không mà khởi tâm đại bi. Bốn câu kế, thấy tất cả pháp như huyễn, nên xa lìa vọng thức phân biệt, trí Bát-nhã chẳng dính vào có và không, mà khởi tâm đại bi.  

(2) Thực sắc, tính dã: hưởng thụ sắc, là tình dục (Mạnh Tử – Cáo Tử thượng); “háo sắc, niềm ham muốn của con người” (Mạnh Tử – Vạn Chương thượng”; “ăn uống, trai gái – niềm ham muốn lớn của con người vậy” (Lễ ký – Lễ vận)  
 

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc