Thập Niên 70: Xuyên Thành Nữ Phụ Yếu Ớt

Chương 26: Ông Ban 2

Trước Sau

break

Lời nói trêu ghẹo như vậy, Chu Mãn Mãn sao mà không hiểu?  

Cô lập tức nhặt mấy củ khoai mài dưới đất lên, bước vào, đáp lảng đi: “Cháu đến đưa đồ.”  

Bốn khúc khoai mài, Chu Mãn Mãn không biết bọn họ có quen ăn không, nên không mang nhiều.  

Ông Ban chỉ vào nhà bếp, không khách sáo mà bảo: “Để đấy đi, lát nữa Hoài Giản sẽ dọn.”  

Chu Mãn Mãn ngoan ngoãn làm theo, rồi chợt thấy không đúng.  

Dân làng ở thôn Điềm Táo đều coi thứ này là khoai độc cơ mà, sao ông Ban lại bình thản như vậy? Cô còn định giải thích, ai ngờ người ta chẳng hề lo lắng.  

Chu Mãn Mãn hỏi: “Ông không sợ độc à?”  

Ông Ban rít một hơi thuốc, chậm rãi nói: “Trước đây từng ăn rồi, nhưng về đây thì không có nữa. Đi ra ngoài mua thì đắt quá, ăn không nổi.”  

Trước kia tuy chưa đi hết từ bắc xuống nam, nhưng cũng thường xuyên tiếp xúc với nhà quyền quý, chủ nhà có món gì ngon cũng thường mời ông ấy ăn cùng. Những món ngon ông ấy từng nếm qua, đương nhiên là không ít.  

Thứ mà người người đều sợ, ông lại không hề sợ.  

Chu Mãn Mãn khen: “Ông đúng là từng trải, còn giỏi hơn cả anh cháu.”  

“Không dám nhận là từng trải, nhưng chút mắt nhìn này thì vẫn có.”  

Ông Ban tò mò liếc cô một cái, như đang suy nghĩ, lông mày nhíu lại.  

Rít mấy hơi thuốc, lão mới hỏi: “Cháu là con gái nhà họ Chu? Dáng dấp xinh xắn, tính cách cũng tốt, là cô bé xinh đẹp nhất ông từng gặp. Trời cho khuôn mặt này, nếu là trước đây, chỉ dựa vào mặt mũi thôi, ông có thể lăng-xê cháu thành một ngôi sao.”  

Nói xong, ông bỗng khựng lại, tự vả vào miệng mình.  

“Lão già này lẩm cẩm rồi, lại nói linh tinh, thứ đó không tốt đẹp gì đâu, cháu đừng dính vào.”  

Lời của ông Ban với người bây giờ mà nói, còn độc hơn cả khoai độc, là thứ có thể hại người.

Ông ấy đã chịu nhiều đau khổ vì mấy thứ đó, đương nhiên cũng không muốn người khác dính vào.

Nếu để người ngoài nghe được, phút chốc là bị lôi đi giáo dục tư tưởng ngay.

Cái tật lắm mồm này, đúng là không sửa nổi.

Hiếm hoi mới có một cô gái xinh đẹp đến nhà, vậy mà lại lỡ lời dọa người ta chạy mất, sau này ngày nào cũng chỉ có thể đối mặt với cái hũ nút như Ngủ Hoài Giản.

Cả ngày Ngủ Hoài Giản mở miệng được mấy câu?

“Ừm.” “À.” “Ồ.”

Chán đến chết người.

Ông Ban căng thẳng nhìn cô, xấu hổ đến mức trán túa mồ hôi.

Trong ánh mắt đầy lo lắng của ông, Chủ Mãn Mãn nở nụ cười tươi rạng rỡ. Không những không nổi giận, ngược lại còn tự mình kéo một cái ghế nhỏ lại, ngồi trước mặt ông, hai tay chống cằm, ra dáng đang chuẩn bị nghe kể chuyện.

Chu Mãn Mãn nói: “Cháu làm sao mà thành đào kép được? Ngũ âm của cháu không hoàn chỉnh, giọng hát thảm họa, người ta hát lấy tiền, cháu hát là đòi mạng đấy.”

Ông Ban sững lại, cúi đầu có vẻ cảm khái. Một lúc sau mới lấy lại bình tĩnh.

Ông ấy lại rít một hơi thuốc, mơ hồ nói: “Người quê làm gì biết đến mấy thứ tao nhã? Không biết thưởng thức, còn không bằng một khuôn mặt đẹp. Cháu cứ tùy tiện hát vài câu, họ cũng vui rồi.”

Chu Mãn Mãn lại nói: “Cháu không thích nghe hát tuồng vì cháu không hiểu. Nhưng trước đây bà cháu, à không, cháu nghe người già kể, ngày lễ tết trước kia đều mời đoàn hát đến biểu diễn, ai cũng thích xem. Hay là ông dạy cháu hát vài câu đi? Biết đâu cháu hát nhạc không được, nhưng lại có thiên phú hát tuồng thì sao?”

Ông Ban lắc đầu: “Ông không dám dạy cháu đâu.”

Chu Mãn Mãn không ép, cô chỉ thuận miệng nói thế thôi. Rồi lại hứng thú hỏi: “Ông hát tuồng gì vậy? Kinh kịch? Biến diện Tứ Xuyên? Hay là… còn gì nữa không?”

Cô thật sự không hiểu.

Ở thời đại của cô, hát tuồng đã trở thành quốc túy.

Người hát tuồng, gọi là nghệ sĩ.

Tuy thế hệ trẻ không nghe, cũng không hiểu, nhưng vẫn giữ một lòng ngưỡng mộ với loại nghệ thuật cổ xưa này. Dù không hiểu vẫn thấy cao siêu.

Tính ra, có một người nghệ sĩ trước mặt cô.

Ông Ban kìm nén lắm rồi, tuy trong lòng vẫn sợ hãi, nhưng cũng tận lực thỏa mãn yêu cầu của cô, bắt đầu kể lại những chuyện xưa xa lắc xa lơ.

“Ông xuất thân là dân nghiệp dư. Nhà đông con, bố mẹ thật sự không nuôi nổi, đành ký khế ước bán thân cho đoàn hát. Nhưng đó là chuyện cũ rồi, bây giờ không còn cái đó nữa, thời đại này đề cao tự do dân chủ, cháu tuyệt đối đừng kể ra ngoài.”

“Ông chủ đoàn thấy ông không có thiên phú, không dạy tận tình, chỉ cho làm thằng nhóc sai vặt. Nhưng ông muốn học lấy nghề kiếm sống, nên tự tìm tòi, bên đông học một câu, bên tây học một câu. Không ai chỉ ông hát đúng hay sai, ông chỉ đành bắt chước hát theo. Đoàn hát lớn dần, chủ đoàn dẫn tụi ông đi nhiều nơi, đi xa lắm. Gặp nhiều đồng nghiệp, thấy nhiều thứ, rồi cũng bị ảnh hưởng.”

Ông Ban gãi đầu: “Ông cũng không nói rõ mình theo trường phái gì, chỉ là hát được vài câu Kinh kịch, mấy loại khác cũng gào được mấy câu. Cháu nói biến diện Tứ Xuyên, ông cũng biết. Nhưng chỉ đổi được hai khuôn mặt, một cái mặt dài, một cái mặt bình thường.Tháo ra rồi hết.”

Chu Mãn Mãn phì cười.

“Đoàn ông hát nhiều nhất là Tần Thương. Không gào không hát được, dân quê mà, thích náo nhiệt. Kinh kịch ấy à, ê a ê a, giống như người có học cãi nhau, không ầm lên được. Dịu dàng quá, họ không thích nghe.”

Ông Ban lại nói: “Sau này giải phóng rồi, không cho phép làm mấy trò phong kiến nữa. Chủ đoàn để ông đi, không giữ lại. Ông về quê, tự lập đoàn nhỏ, dựng sân khấu cỏ, cầm cự sống qua ngày.”

Chu Mãn Mãn liếc nhìn căn phòng đóng kín, thần bí

hỏi: “Ngu Hoài Giản, anh ấy cũng biết hát à?”

break
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc