Năm Kiến An thứ nhất, Tào Tháo đưa Hán Đế về Hứa Đô, Mãn Sủng liền trở thành huyện lệnh của Hứa huyện.
Lúc ấy, người thân của Gián Nghị đại phu nhiều lần phạm pháp, Mãn Sủng cho người bắt họ cũng không để ý tới Tào Hồng, dám chém trước khi lệnh ân xá của Tào Tháo tới. Vì vậy mà cái tên Mãn Sủng không ai ở Hứa Đô nhắc tới mà không sợ hãi.
Sau đó có danh sĩ nuôi ngựa béo lấy mỡ, Mãn Sủng không để ý tới Tuân Úc, Khổng Dung nghiêm hình khảo vấn.
Nhưng cuối cùng Dương Bưu không nhận tội khiến cho Tào Tháo phải thả y ra. Bởi vậy mà vì nguyên nhân đó, Mãn Sủng liền đắc tội với thế tộc Dĩnh Xuyên.
Dương Bưu là người họ Dương ở Hoằng Nông cùng là một danh gia vọng tộc ở Quan Trung.
Dụng hình đối với một danh sĩ khi đó là chuyện gần như nạo mặt thế gia. Tào tháo thấy vậy biết Mãn Sủng không thể ở Hứa huyện. Khi Tào Tháo chinh phạt Dương Phụng thì Nhữ Nam không được thái bình. Nhữ Nam là do lão gia của Viên Thiệu phân cho tân khách để cầm binh kháng cự. Còn Viên Thiệu hùng bá Hà Bắc cũng âm thầm giúp đỡ họ.
Tào Tháo thấy vậy liền lệnh cho Mãn Sủng làm thái thú Nhữ Nam.
Mãn Sủng đến Nhữ Nam lập tức chiêu mộ năm trăm người, mười ngày tấn công hai mươi nhà, dụ ra để giết hơn mười người cầm đầu khiến cho Nhữ Nam được bình định.
Tào Tháo nói:
- Có Mãn Bá Ninh có dũng lại có mưu khiến cho ta không phải lo lắng khi xuất chinh lại nảy sinh hỗn loạn...
Điển Vi dự định đi tìm Mãn Sủng nói một chút chuyện Lang Lăng.
Không ngờ, không đợi hắn đi tìm Mãn Sủng, Mãn Sủng lại dẫn theo năm trăm người tìm tới cửa.
Sau khi giết Thành Mạc Ngôn, Điển Vi cảm thấy thoải mái.
- Cái loại tham quan đó giữ lại làm gì?
Đặng Tắc hơi nhíu mày, nhỏ giọng nói:
- Tên huyện lệnh Lang Lăng đó đúng là đáng chết nhưng có lẽ mọi chuyện không đơn giản như vậy.
- Thúc Tôn! Ngươi nói vậy là sao?
Đặng Tắc cười cười:
- Lang Lăng mặc dù là một huyện nhỏ nhưng là một lá chắn ở phía Tây Nam của Nhữ Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một tên huyện lệnh Lang Lăng mặc dù gan to như thế nào cũng có chút khác thường. Ta đoán sau lưng y sẽ còn có người. Nếu không có thì tại sao dám làm bậy như vậy? Tào công định pháp nghiêm minh, chẳng lẽ y không sợ tội chết hay sao?
- Ý ngươi nói là...
Điển Vi lập tức hiểu ý của Đặng Tắc.
Đúng là một tên huyện lệnh Lang Lăng là sao to gan như vậy.
Có thể khiến cho y không quan tâm tới luận pháp chắc chắn có chỗ dựa.
Có điều Điển Vi lại sợ hay sao?
Y cười to một tiếng:
- Cho dù là ai, nếu vi phạm pháp luật cũng không dung tình. Ta nghe nói, Chủ công tại Lạc Dương đặt gậy ngũ sắc ngay cả Kiển Thạc cũng dám đánh. Hiện giờ ngài quản lý triều cương càng không bỏ qua đám trộm cướp đó.
Tào Tháo khi còn làm Bắc Bộ Úy từng đánh chết chú Kiển Thạc khiến cho trị an của Lạc Dương trở nên yên bình. Đặng Tắc cũng nghe nói tới chuyện này. Trên thực tế, lúc đó y còn lấy Tào Tháo làm thần tượng, cực kỳ kính trọng. Có điều đó cũng chỉ là nhất thời. Năm đó, Tào Tháo giận giết hoạn quan, thân phận và địa vị không như bây giờ, làm sao y còn có thể cương trực được như trước?
Chỉ có điều Đặng Tắc cũng không thể nói ra được điều đó mà chỉ nghĩ vậy thôi.
- Đại ca! Phía trước có quan quân chặn đường.
Mọi người vừa đi vừa nói chuyện thì có một tên hảo hán núi Thổ Phục phóng ngựa quay lại trước Vương Mãnh.
Mặc dù Vương Mãnh đi theo Tào Tháo, trong đoàn người Điển Vi có quyền nhất nhưng đối với hảo hán núi Phục Sơn thì Vương Mãnh vẫn là đại soái của họ.
Điển Vi nghe nói có người cản đường liền nổi giận.
Vốn y cho về tới địa bàn của mình sẽ nhẹ nhàng nhưng không ngờ liên tục gặp biến cố.
Điển Vi nổi giận nói:
- Để ta xem người nào dám ngăn cản đường ta.
Nói xong, hắn liền phóng ngựa xông ra.
Trên đường lớn có một đội nhân mã chặn giữa đường.
Con chiến mã đứng đầu có một văn sĩ đang ngồi ngay ngắn. Nói y là văn sĩ nhưng ăn mặc theo phong cách võ tướng, lại có mỗi cái cử động có một sự nho nhã.
Phía sau hắn, một đội hình xếp hàng nghiêm chỉnh.
Thấy Điển Vi lao tới, văn sĩ ngưng thần đột nhiên biến sắc.
Trong mắt y xuất hiện vẻ mừng như điên. Chỉ thấy văn sĩ phóng ngựa lao ra, đồng thời hét to:
- Điển Quân Minh vẫn còn sống? Điển Quân Minh vẫn còn sống... Sơn Dương Mãn Sủng đây.
Mãn Sủng không phải là người đầu tiên đi theo Tào Tháo nhưng lại là quan phụ tá nên là người mà Tào Tháo tín nhiệm nhất. Còn Điển Vi là người hầu cận bên cạnh Tào Tháo cũng được coi trọng. Vì vậy mà từ lúc còn ở Duyện Châu, Mãn Sủng và Điển Vi đã có quan hệ rất sâu với nhau.
Mãn Sủng mặc dù là danh sĩ Duyện Châu nhưng không phải là đệ tử thế gia.
Điển Vi lại xuất thân từ thứ dân dựa vào võ nghệ mà chiếm được sự ưu ái của Tào Tháo.
Con đường của hai người không giống nhau nhưng có cùng một hướng. Do Mãn Sủng chấp pháp nghiêm khắc, tính tình cương trực nên bị bãi quan. Còn Điển Vi thì dũng khí hơn người, vũ lực siêu quần cũng bị đồng môn ghen ghét, thậm chí suýt chút nữa mất mạng. Vì vậy mà có những lúc hai người tâm đầu ý hợp. Sau khi Tào Tháo bị thua ở Uyển thành, Mãn Sủng biết Điển Vi chết trận liền bất tỉnh, bệnh nặng một thời gian.
Mãi cho tới ba ngày trước y mới hồi phục có thể ăn ngủ và đi lại.
Không ngờ bệnh vừa mới tốt thì lại nhận được báo cáo của huyện lệnh Lang Lăng nói có một đệ tử thế gia ở Lang Lăng giết người bừa bãi, không coi pháp luật vào đâu.
Mãn Sủng nghe thấy vậy liền nổi giận.
Tính tình y ghét ác như thù, hơn nữa từ nhỏ học luật pháp vì vậy mà đối xử rất khắc nghiệt.