Cảm ơn ông trời đã không để cho hắn sinh ra vào thời Minh Thanh mà lại sống lại vào thời đại rung chuyển nhưng văn hóa tương đối khai sáng vào những năm cuối thời Đông Hán...
Trên thực tế, nếu dựa theo học thuật của Nho gia phát triển thì đại khái chia ra làm bốn giai đoạn.
Từ thời Hán cho tới nay, tuy Đổng Trọng Thư phế truất trăm nhà, độc tôn học thuật Nho gia. Đó là cả giai đoạn Nho học ở trong thời kỳ lần mò và hoàn thiện. Nho đã hình thành một đường lối nhưng còn chưa đạt tới đỉnh cao của học thuật. Các nhà nho đang hoàn thiện các loại kinh điển của Nho học. Vì thế mà các loại tư tưởng, các chú thích ở thời đại này có thể nói là rất đa dạng. Nếu ngươi nói có lý thì mọi người sẽ đồng ý. Điều này không hề quan hệ tới việc xuất thân hay danh tiếng. Cũng không phải trăm nhà cùng ganh đua như trong thời Xuân thu chiến quốc. Mà đây là trăm nhà học Nho gia cùng ganh đua.
Trải qua loạn Ngũ Hồ, Nam Bắc giằng co,Huyền học hưng thịnh, phật học cũng từ từ thịnh hành khiến cho trong văn hóa của Nho gia lại tăng thêm rất nhiều nội dung.
Các đại gia tộc sửa đổi huyền nho, phật nho... Trải qua mấy trăm năm cuối cùng thì học đã tạo ra cho Nho gia một hệ thống độc đáo. Rồi sau đó trải qua thời Đường đã làm cho Nho học phát triển rực rỡ... Nếu như nói nhà Nho thời Hán là những người thăm dò tìm ra cái mới thì Nho học thời Đường có thể nói là từ trên cao nhìn xuống, khiến cho mọi nước cùng hướng về. Khi đó Nho gia có thể nói là kiêu ngạo đối diện với thế giới.
Sau thời kỳ nhà Đường tới thời lưỡng Tống. Tâm tính của Nho gia thời Tống khác với thịnh Đường và nhà Hán. Bọn họ chìm trong sự mâu thuẫn và bàng hoàng. Cùng lúc với việc văn hóa phát triển cực cao thì thực lực quân sự lại bị dị tộc chèn ép. Sự đau khổ và tự hào đan xen với nhau từ từ hình thành một thời kỳ hưng thịnh.
Sau nhà Nguyên lại tới nhà Minh... Nhà nho thời Minh cũng đồng dạng sống trong sự mâu thuẫn. Sự hẹp hòi và tự phụ đã tạo ra cái gọi là thanh lưu. Còn về phần nhà Nho đã trên nên bị nô lệ, mất đi cái bản chất ban đầu của văn hóa Nho học.
Nếu Tào Bằng sống lại ở thời thịnh Đường thì lời nói của hắn sẽ bị người ta xem thường, thậm chí không có người thèm để ý. Nếu sống ở thời Tống thì sẽ bị người ta nhạo báng. Còn nếu sống lại vào thời Minh thì hắn sẽ là một người bất kính. Bởi vì lời nói của hắn vào một mức độ nhất định đã động chạm tới quyền lợi của sĩ phu. Ngay cả một người không biết chữ mà cũng bảo là có học vấn? Vậy thì những đại thi hào học đủ mọi thi thư đang ở đâu?
Vì vậy phải nói là hắn may mắn. Hắn sinh vào những năm cuối thời Đông Hán. Mặc dù đây là thời kỳ rung chuyển nhưng học thuật lại đang vào thời kỳ khai sáng. Các loại tư tưởng đan xen, giao thao, dung hợp với nhau. Vì vậy mà cho dù Tào Bằng có nói cái gì thì chỉ cần có lý sẽ được thế nhân coi trọng.
Lúc này, Bộc Dương Khải không còn dùng thái độ coi thưởng để hỏi Tào Bằng. Thậm chí lão còn dùng cái giọng thỉnh giáo và ngang hành để giao lưu với Tào Bằng.
Có lẽ Tào Bằng cũng không biết rằng những lời nói của hắn hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai của mình.
Tào Bằng đang trong trạng thái hưởng thụ nên cũng không chú ý nhiều tới Bộc Dương Khải.
- Người nghiên cứu học vất thì nhất định phải chuẩn bị sẵn sàng. Mà chuẩn bị cái gì? Tiểu tử nghĩ đó là hưởng thụ sự cô quạnh.
Bộc Dương Khải lặng đi một chút, nghi hoặc nhìn Tào Bằng rồi chờ hắn giải thích.
Tào Bằng bằng nói:
- Quân tử có những việc nên hoặc không nên làm. Cái gì cần tới nghĩa thì phải làm là chuyện đương nhiên. Khổng Tử là một người cô quạnh. Mặc dù người có ba ngàn đệ tử nhưng cũng không phải là người giàu sang phú quý. Nhưng có thể nói những việc người làm cả đời thì có bao nhiêu người có thể hiểu? Đúng như ngài nói, trong ba nghìn đệ tử có lẽ chỉ có Nhan Hồi (1). Ngoại trừ người đó ra cho dù là Tằng Tử, Tử Cống cũng không ai hiểu được.
Nhưng ngài còn có thể giữ vững sự bần cùng, kiên trì với lý tưởng của mình. Vì vậy mà tiểu tử nghĩ rằng, học vấn của Khổng Phu tử là vì quốc gia, thiên hạ, vì thiên thu muôn đời sau. Không người nào có thể hiểu được sự cô quạnh của ngài. Khổng Tử ở thời Xuân Thu từng nói rằng "Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ!" (Người biết ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu (2), người trách tội ta cũng chỉ ở Kinh Xuân Thu). Năm trăm năm sau, Thái Công (sử ký Tư Mã Thiên) sáng tác sử ký xếp Khổng Tử và nhóm thế gia. Đổng Trọng Thư trục xuất trăm nhà độc tôn Nho gia... Tiên sinh. Khổng phu tử chịu đựng năm trăm năm cô quạnh mà được người ta chấp nhận. Người ta thường nói có được người tri kỷ thì có chết cũng không đáng chết. Nếu Khổng Tử có linh thiêng mà biết năm trăm năm sau có người hiểu mình, tôn sùng mình thì có coi là tri kỷ không? Có phải là bằng hữu không? Cho dù thì nào thì dưới cửu tuyền ngài cũng sẽ thoải mái.
Nét mặt Bộc Dương Khải thay đổi.
Nét mặt Đặng Tắc cũng thay đổi...
Tri kỷ?
Bộc Dương Khải đội nhiên ngửa mặt lên trời mà thở dài:
- Nếu Khổng Phu tử có biết tám trăm năm sau có người tri kỷ như ngươi thì lại càng thêm cao hứng.
Trong lòng lão có một thứ cảm xúc không thể nói thành lời. Bộc Dương Khải thường tự hào mình là nhà nho. Y nghiên cứu thơ Hàn, chăm đọc Chu lễ, tự nhận là một người hiểu rõ về Xuân Thu. Có thể nói y đọc Xuân Thu mấy chục năm mới hiểu được Xuân Thu và luận nhưng phải nghiên cứu nhiều như vậy mới có thể hiểu được nó.
Tri ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả kỳ duy Xuân Thu hồ!"
Đây là một sự cô quạnh tới mức độ nào? Khổng phu tử! Cho dù ngài có ba ngàn đệ tử thì có ai có thể thực sự hiểu người?
Ít nhất ta không làm được điều đó.
- Như vậy có người hiểu được mà không hờn....
- Đủ rồi!
Bộc Dương Khải đột nhiên cắt đứng lời nói của Tào Bằng rồi đứng dậy. Y hướng về phía Tào Bằng mà chắp tay vái chào, sau đó thở dài nói:
- Khổng Tử viết trong ba người đi cùng tất cả một người là thầy của ta. Cho đến hôm nay ta mới thực sự hiểu được điều đó.
- Tiên sinh...
- Hữu Học! Ta hơi mệt, muốn về nghỉ ngơi một chút. Nếu có chuyện gì thì để ngày mai nói sau.
Nói xong, Bộc Dương Khải xoay người rời đi. Dưới ánh đèn tù mù, cái lưng của y có chút hơi còng xuống. Bộc Dương Khải giống như già hơn rất nhiều. Bước chân mạnh mẽ trước đây vào lúc này hơi tập tễnh giống như một người mất hồn.
Y nghiên cứu cả đời cuối cùng phát hiện ra cơ bản mình không biết gì về Khổng Phu tử. Nếu như người nói những lời đó là Khổng Dung, Chung Do, Trịnh Huyền...hay cho dù là Đặng Tắc thì Bộc Dương Khải ít nhiều còn thấy dễ chịu một chút. Nhưng những lời đó lại xuất phát từ một đứa bé mới có mười bốn tuổi thì còn ai dám xưng là đã đọc thi, luận nữa?
Thật ra nếu ở thời hậu thế, dưới cách mạng văn hóa, tất cả con chó con mèo đều lên trên TV thì những lời của Tào Bằng cũng chẳng có gì đặc biệt. Nói không chừng khi hắn nói xong, còn bị người ta chửi bới là điên.
Sau khi tốt nghiệp, Tào Bằng có mua một quyển Luận Ngữ tuyển chọn. Lúc đầu hắn chỉ đọc cho biết nhưng sau mỗi lần đọc lại hiểu ra được một chút. Vì vậy mà hắn nhớ rất sâu đối với ba bản Luận Ngữ tuyển chọn.
Những năm cuối thời Đông Hán, sách không được phát triển lắm. Những bản khắc in ấn vẫn còn chưa xuất hiện chứ đừng nói là thuật in ấn... Rất nhiều người đọc sách dựa vào bản sao. Nhưng trong nhà đám sĩ phu phần lớn là một cuộn thẻ tre nặng trịch. Rất nhiều người đọc thi những lại không biết tới Luận. Học qua Xuân Thu nhưng lại không biết tìm đâu ra Thượng Thư.
Mà cho dù có người chuyên chú giải về thư tịch thì cũng chỉ lưu truyền trong một phạm vi nhỏ.
Chẳng hạn như tất cả đều biết rằng, Trịnh Huyền là một người chú giải về Hán thư, Thượng thư nhưng mấy người có thể làm được như vậy? Những quyển sách trong tay sĩ phu có thể nói là vô cùng lạc hậu, có từ rất lâu rồi. Mọi người đọc sách, hay nghiên cứu chỉ có thể nói là tiến hành một cách phiến diện. Còn như cái loại người có được kinh nghiệm từ thời đại tin tức như Tào Bằng thì cảm quan của hắn không mấy người ở thời đại này có thể hiểu được.
Khi Tào Bằng nói tới Luận có thể nói là nói có sách, mách có chứng, thậm chí còn trích dẫn một chút nội dung trong Xuân Thu, Thượng Thư.
Nhưng Bộc Dương Khải lại không có được những điều kiện đó.... Nếu nói y bị luận điểm của Tào Bằng đánh bại thì chẳng bằng nói y bị bại bởi một thế hệ tri thức, một người sông lại từ thời đại thông tin...
Vì vậy cái tâm trạng của Bộc Dương Khải, Tào Bằng không thể hiểu được.
(1): Nhan Hồi, họ Nhan, tên Hồi, tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, là con của ông Nhan Do, người nước Lỗ.
Nhan Hồi theo học với Đức Khổng Tử, và là học trò giỏi nhứt trong số các học trò của Đức Khổng Tử.
Nhan Hồi kém hơn Đức Khổng Tử 30 tuổi, thiên tư thông minh, nhanh nhẹn, hiếu học, chuộng Lễ, làm việc gì cũng không lầm lỗi đến hai lần, nói điều gì cũng không cẩu thả, khi giận người nầy không giận lây người kia, đứng đầu khoa đức hạnh trong cửa Khổng.
Đức Khổng Tử thường khen rằng: Ta có trò Hồi, cho nên các học trò ngày càng thân với Ta.
Nhan Hồi nhà nghèo, ở trong ngõ hẹp, giỏ cơm bầu nước, nếu là người khác thì không chịu được mà lo buồn, Nhan Hồi thì tự nhiên vui vẻ, học đạo. Đức Khổng Tử khen là người hiền và có nhân. Năm Nhan Hồi 29 tuổi thì tóc đã bạc trắng.
Lúc Đức Khổng Tử và các môn đệ bị nước Trần và nước Sái vây khổn ở ngoài đồng, không cho đi qua nước Sở, Khổng Tử hết lương thực. Những người đi theo đều ốm, dậy không nổi, nhưng Đức Khổng Tử vẫn dạy các môn đệ, rồi ngâm thơ, đánh đàn, ca hát, không tỏ ra suy yếu.
Tử Lộ (tên là Trọng Do) thấy thế có vẻ giận, đến hỏi:
- Người quân tử cũng có lúc cùng khốn ư?
Đức Khổng Tử đáp:
- Người quân tử trong lúc cùng khốn thì giữ vững, còn kẻ tiểu nhân trong lúc cùng khốn thì làm bậy.
Đức Khổng Tử nhìn mặt Tử Cống (tên là Đoan Mộc Tứ) thấy có vẻ giận, liền nói:
- Này anh Tứ, anh cho ta học nhiều mà biết phải không?
Tử Cống đáp:
- Dạ, đúng thế, không phải thế sao?
Đức Khổng Tử nói: - Không phải đâu! Ta lấy một điều để quán triệt tất cả. (Nhà triết học khác với người thường ở chỗ đó). Đức Khổng Tử biết các học trò còn có chỗ tức tối, bèn gọi Nhan Hồi đến hỏi:
- Này anh Hồi! Kinh Thi có nói: Chẳng phải con trủy, chẳng phải con hổ, ở ngoài đồng vắng. Đạo của ta phải hay sai? Tại sao ta gặp cảnh nầy?
Nhan Hồi đáp:
- Đạo của Phu Tử hết sức lớn lao, nên cả thiên hạ không ai dung nạp được. Nhưng Phu Tử cứ theo đó mà làm, người ta không dung nạp được thì có hại gì! Người ta không dung nạp, nhưng sau nầy người ta sẽ thấy Phu Tử là người quân tử. Đạo không được trau giồi, đó là cái điều mà ta lấy làm xấu hổ. Đạo đã được trau giồi mà vẫn không được dung nạp thì đó là điều xấu hổ của kẻ làm vua một nước. Người ta không dung nạp được Phu Tử thì có hại gì! Về sau người ta sẽ thấy Phu Tử là người quân tử.
Đức Khổng Tử hớn hở cười nói:
- Đúng lắm! Hỡi con người họ Nhan, nếu nhà ngươi lắm của cải thì ta sẽ làm người quản lý của cải cho nhà ngươi.