Ngọc Tam Sinh

Chương 3

Trước Sau

break

Chương 3:

Nam Chiếu, thành Dương Châu, tháng 8.

Sáng sớm đầu thu, trời se se lạnh, sương đêm vẫn còn lượn lờ bao trùm lấy kinh thành. Nắng vẫn chưa hé nhưng trời đã tờ mờ sáng, vốn dĩ dù có chăm chỉ đến đâu thì sẽ ít ai rời giường vào cái lúc gà chưa kịp gáy này nhưng trên hành lang phủ Từ gia, có một bà lão tóc đã bạc trắng mang theo hai nha hoàn từ tốn đi, dáng vẻ bà như đang đắm chìm trong suy nghĩ.

Ở thành Dương Châu, không ai không biết Từ gia - Gia tộc nổi tiếng lâu đời và chưa bao giờ gặp suy thoái. Ở thành Dương Châu, cũng chẳng ai không biết người có tuổi và địa vị nhất Từ gia - Từ lão phu nhân là một người rất nghiêm ngắc nhưng hầu như chưa bao giờ bà không đến chùa niệm kinh mỗi ngày. Ấy thế mà ở thành Dương Châu, cũng ở Từ gia ngoài các thế hệ trụ cột đời trước, thì không ai biết lý do vì sao chủ nhân gia tộc từ đời này đến đời kia vẫn luôn đến chùa bái Phật nhưng trong nhà lại chẳng hề có lấy một pho tượng dù nhỏ nhắn nhất. Nhìn thì có vẻ chuyện này cũng chẳng mấy gì làm mọi người để tâm và đúng là mọi người thật sự cũng chả bàn tán gì nhiều về điều này, tuy đôi khi cũng chỉ thắc mắc trong lòng nhưng rồi lại cho qua và than thở rằng họ - chủ nhân bao đời Từ gia thật có lòng tín ngưỡng sâu sắc, thế nhưng đối với những người trụ cột Từ gia như lão phu nhân đây thì việc này lại khiến tâm bà căng thẳng suốt mấy chục năm nay, phải nói mái đầu bạc trắng của bà mười phần thì tám phần cũng là từ chuyện này. Nhớ đến 70 năm trước, khi mà bà được gọi đến Chính đường để nhận việc tiếp quản Từ gia, Từ cố lão nhân cao cao đại thượng kia vô duyên vô cớ lại hỏi bà một câu rằng có biết vì sao Từ gia bao đời nay mỗi thế hệ đều chỉ thấy sinh con trai không, đương nhiên là bà chẳng thể giải thích được tại sao, mà dù có đoán đông đoán tây, bà cũng không thể ngờ bà lại được biết một sự thật mà suốt những năm tháng sau này, bà phải mang một nỗi lo lắng thường trực luôn canh cánh bên mình. Bà được nghe kể rằng vào một đêm ở thời điểm mấy nghìn năm trước, một vị Phật tiên đã xuất hiện trong mộng của Gia chủ thời bấy giờ và cho hay rằng, rất lâu trước đây khi người sáng lập Từ gia khởi nghiệp đã vô tình đập miếu một vị Phật để xây phủ, bởi thế Từ gia đến đời 27 nếu vẫn không có nữ tử mang họ Từ để cân bằng âm dương thì nhất định sẽ bị suy thoái mà diệt vong. Nói đến đây hẳn không ai không biết, Từ gia vốn luôn sinh con trai tưởng như là phúc phận trời cho nhưng thực sự lại là một lời nguyền đi suốt bao đời, thế nhưng cũng phải thừa nhận, Phật dù tức giận cũng có lòng từ bi, cho Từ gia đến đời 27 mới thật sự diệt vong nhưng không phải không có đường thoát, chỉ là đường thoát kia lại là một hi vọng quá mỏng manh so với sự tuyệt vọng mà lời nguyền kia đem đến, nói như vậy cũng là rất bao dung rồi. Khi bà nghe đến đây không khỏi cười khổ, phải biết rằng mặc dù những tổ tiên đi trước vẫn luôn mang lòng hoang mang nhưng bà lại hoang mang gấp trăm ngàn lần họ, vừa phải gánh trên vai sự nghiệp Từ gia vừa phải chịu đả kích bởi một sự thật, Từ gia đến đời này cũng là đến con số 27 nguyền rủa kia...

Aizzz..., thừa nhận rằng mệnh bà đã khổ lại càng khổ hơn, nói chính xác là chó cắn áo rách. Một Từ gia không thể nói diệt vong mà diệt vong được, trước đây bà cũng tin như thế, bất quá khoảng 20 năm trở lại đây, dù có tìm bao nhiêu lý do để biện minh nhưng bà vẫn thấy mồn một sự mục nát nhanh đến chóng mặt của Từ gia, bây giờ có lẽ phải nói Từ gia lâu giờ cũng tựa như một cây cổ thụ nhìn bề ngoài thì vững chãi, hiên ngang còn bên trong thì mục nát đến thảm hại. Từ xưa Từ gia vốn theo nghề thương nhân, đừng nghe như thế mà coi thường, dù là theo con đường buôn bán nhưng gia tộc lại rất coi trọng truyền thống nhã nhặn, thanh tao của bậc nho giáo. Thế nhưng đến đời của bà, hai đứa con trai duy nhất một người thì ăn chơi phong lưu, một người thì uống thuốc sống qua ngày, rồi lại bao nhiêu cửa hàng, nhà trọ,... không làm ăn thua lỗ thì cũng là sự cố mà bị cướp, bị cháy,... mà chỉ có thể cố gắng chống đỡ, duy trì. Không biết có thể cầm cự được đến bao lâu đây.

Haizzz.... Từ lão phu nhân khẽ thở dài.

Thực ra không phải bà không nghĩ đến nhận một đứa bé làm con/cháu nuôi, bất quá ở Đại lục này không nhà nào mà không quý con như vàng như bạc, có khi còn hơn ấy chứ. Phải biết rằng, không riêng gì Nam Chiếu người ở mọi đất nước đều có tuổi thọ rất cao, trung bình đạt đến 120 - 130 tuổi, thế nhưng cái giá để trả lại rất đắt, đắt đến ai cũng phải thở ngắn than dài, tỉ lệ có con ở mỗi gia đình là rất thấp. Bình quân một nhà thường dân một vợ một chồng nhiều nhất chỉ sinh được hai đứa, còn với những nhà giàu năm thê bảy thiếp thì nhiều nhất cũng chỉ bốn, năm đứa. Huống hồ Từ gia đã ít lại thêm ít, kể cả ba thê bốn thiếp đi nữa thì cũng là ba người là nhiều nhất, có đời chỉ sinh được một người con trai nhưng sau khi cưới chính thất và sinh được hai đứa con thì tai nạn mà chết, hiển nhiên người con trai đó là chồng bà. Và nói đến đây, hẳn không ai không biết, chỉ có những kẻ điên mới vứt bỏ con mình, dù có vạn bất đắc dĩ đi nữa thì vẫn là tên họ đầy đủ ghi vào gia phả, phải biết tên họ ở nơi này rất quan trọng, bởi nó đại diện cả nguồn gốc bản thân và đã có tên họ thì chẳng thể nhận nuôi được, vậy nên để tìm một đứa bé không người thân, tên họ để nhận nuôi thì thà xuống biển mò kim còn dễ hơn đi.

Từ lão phu nhân lại phiền não lắc đầu. Nha hoàn bên cạnh gọi bà mấy lần bà mới giật mình nhìn lại, hóa ra bản thân đã ra gần đến cổng từ lúc nào. Một nha hoàn cung kính cất tiếng thưa:

- Bẩm lão phu nhân, hình như có gì đó ở phía góc kia.

Nói rồi nàng ta chỉ về phía bụi cây trước đại môn, ở đó có một bọc vải dày cuốn lấy một đứa bé im lặng ngủ. Từ lão phu nhân sửng sốt, bà vội đi đến và ôm đứa bé lên nhìn. "Trời ơi, là nữ tử" Bà ngạc nhiên, chẳng lẽ trời cao có mắt, ban xuống một con đường cho Từ gia. Bà vội tìm xem trên người đứa bé cũng chỉ thấy có một miếng ngọc tinh xảo hơi lớn có hai chữ Tâm Sinh nổi bật, không hề có một vết xăm hay bớt đặc biệt nào. Vào những trường hợp như thế này, người ta vẫn thường xăm tên con hoặc làm vết bớt để sau này nhận biết, thế nhưng bà lại nhặt được... không, phải nói là được trời cao ban tặng một đứa bé không có lấy tỳ vể nào trên người, quả thật là quá may mắn. Từ lão phu nhân vui sướng, bà thập phần vui sướng. Là nữ tử, nữ tử đấy, không thể đùa đâu, là cứu tinh của Từ gia... 
Hai nhà hoàn bên cạnh bà mặc dù thấy trường hợp hiếm gặp này thì rất đỗi ngạc nhiên, tuy thế nhưng hai nàng thấy lão phu nhân cười đến trìu mến, lộ cả hàm răng thì lại càng kinh ngạc. Từ trước đến giờ vẫn thấy phu nhân luôn phiền não, dù có cười cũng chỉ nhàn nhạt cho có thôi.

- Phu... phu nhân, đứa bé này nhìn da rất hồng, có thể là bị sốt không ạ? _ Nha hoàn kia không kìm được nói.

Lão phu nhân bây giờ mới xem xét thân nhiệt đứa bé, quả là rất nóng.
- Xem ra đứa bé này bị bỏ mặc suốt một đêm rồi, thật tội nghiệp. A Kim, ngươi đưa đứa bé này vào phủ, gọi đại phu đi.

Nha hoàn vừa được phân phó vâng một tiếng rồi ôm đứa bé đi vào.
Còn Từ lão phu nhân đứng nhìn bóng hai người khuất đi rồi mới đến Chính đường tìm gia phả. Bà trầm ngâm một lúc rồi hỏi nha hoàn đi bên cạnh: 

- A Liên, ta vẫn phân vẫn giữa hai cái tên, ngươi nói phải làm sao mới vẹn toàn đây?

- Nô tỳ thấp kém không hiểu biết nhiều, chỉ là nghĩ rằng nếu như thế thì có thể đặt nhũ danh...

- Ta cũng nghĩ như thế. Vậy thì đặt nhũ danh của con bé là Mẫn Sương, còn đại danh là Thiên Lam đi...
Nói rồi bà đặt bút viết những nét vừa uyển chuyển lại đầy vẻ ấm áp. 
Ban mai hé lộ, sương mù dần tan, người ta vẫn cảm thán rằng trời thu cao xanh vời vợi, thoáng đãng không chút gợn mây. Từ ngày hôm nay, có lẽ người ta sẽ không còn thấy một bà lão đoan trang đi chùa lễ Phật, có lẽ người ta cũng sẽ xôn xao Từ gia lần đầu tiên có một thiên kim tiểu thư.


break
Công Nhân Nhập Cư Và Nữ Sinh Viên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nam Cường
Thiếu Niên Có Đôi Mắt Kỳ Lạ Và Thứ Nữ Hầu Phủ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc