Lão Đại Là Nữ Lang

Chương 35: Cao nhân

Trước Sau

break
Tôi tớ của Phó gia đã đưa kiệu xe tới đón, chờ sẵn ở ở bến tàu.

Phó Vân Chương đã từng đi học ở phủ Võ Xương, mấy năm trước y đã mua một tòa nhà nhỏ ở gần phố Cống Viện, giờ y không hay tới đó nữa nên đã để một nửa cho những học sinh quen biết thuê.

Phố Cống Viện ở ngay gần trường thi, đất đai đắt đỏ, ở quê mua một tòa nhà lớn ba mươi mấy gian cũng chỉ cần một trăm lượng bạc, nhà của Phó Vân Chương ở đây đã hơn tám trăm hai. Nhà trên phố Cống Viện đều như vậy, một nửa để ở, một nửa cho học sinh đi thi thuê.

Tiền thuê nhà cũng không phải là thấp, mỗi tháng một lượng bạc, không bao gồm tiền ăn, nhưng những học sinh có thể đi thuê nhà đều là người có tiền lại hào phóng, không tiếc mấy đồng tiền này. Đại đa số học sinh sẽ ở nhờ trong chùa miếu đạo quan, như thế tiết kiệm được tiền thuê, lại còn được tiếp đón ân cần.

Phó tứ lão gia cũng thường lui tới phủ Võ Xương nên cũng có chỗ nghỉ, chỉ có điều không ở phố Cống Viện.

"Biết phố Đại Triều không? Nhà chúng ta ở phố Đại Triều."

Phó tứ lão gia cười nói, mặt lộ vẻ tự hào.

Phó Vân Khải và Phó Vân Khái sáng mắt bừng phấn khích, tưởng như nhảy lên đến nơi, "Có thể nhìn thấy Vương thành phải không ạ?"

Từ khi khai quốc, Thái Tổ đã học được bài học "Chủ nhược thần cường" (vua yếu triều thần mạnh) của triều trước nên đã phong vương phân đất cho con cháu. Những phiên vương này có thể nắm binh quyền ở đất phong. Thái Tổ hy vọng có thể củng cố hoàng quyền, phòng ngừa quyền thần đoạt quyền, chống giặc ngoại xâm.

Phân đất phong vương vốn là để bảo vệ cho hoàng quyền của hoàng đế nhưng thế lực của phiên vương quá lớn thì ngược lại, sẽ gây áp lực lên hoàng quyền.

Sau đó, Thành Tổ, vốn là phiên vương, lại đoạt ngôi vị hoàng đế từ tay cháu gọi mình là chú, áp dụng sách lược vỗ về phiên vương, dần dần làm suy yếu thế lực của họ. Từ đó về sau, phiên vương không được can dự vào việc triều chính, cũng không thể can thiệp vào hệ thống chính trị ở địa phương, không được kết giao với các đại thần.

Phiên vương không có thực quyền, tuy giàu sang phú quý, sống cuộc sống xa hoa nhưng lại không thể bước ra khỏi đất phong một bước.

Năm Hoằng Ngộ thứ mười bốn, con trai thứ sáu của Thái Tổ được phân tới Võ Xương. Sở Vương phủ nằm dưới dãy Xà Sơn, tựa bắc nhìn nam, cột đỏ ngói màu, rường cột chạm trổ, rộng chừng hai dặm, dài chừng bốn dặm, gần như chiếm một nửa chủ thành.

Chùa chiền, miếu mạo, đạo quan, các nha môn trong phủ đều xây xung quanh Sở Vương phủ.

Quan lại ở Võ Xương, Hán Khẩu, Hán Dương, Giang Hạ về lý thuyết là dưới quyền Sở Vương phủ, nhưng thực chất là vâng mệnh triều đình. Ai cũng biết quan viên tới Võ Xương nhậm chức đều gánh thêm trọng trách giám sát Sở Vương, tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là Sở Vương phải khom lưng cúi gối. trên thực tế, Sở Vương vẫn cứ là "vua" ở phủ Võ Xương, các tộc lớn trong vùng này cơ bản đều con cháu những quan lại từng nhiều đời phò tá Sở Vương.

Phố Đại Triều đối diện với Sở Vương phủ, có thể nhìn thấy tường thành và các tòa nhà lớn của Sở Vương phủ.

Sở Vương phủ có tường thành bằng đá, sơn son thiếp vàng uy nghiêm hùng tráng chẳng khác gì cung điện, dân địa phương chưa từng tới kinh sư, chưa nhìn thấy Tử Cấm Thành cũng đoán chừng nơi ấy chắc cũng giống như Vương phủ mà thôi, bởi thế ngầm gọi Vương phủ là Vương thành.

Phố Đại Triều ở ngay đối diện Sở Vương phủ đấy!

"Đương nhiên là có thể nhìn thấy Vương thành rồi, mai đưa mấy đứa đi Quảng Phụ Truân, có khi còn có thể thấy quân sĩ luyện binh."

Phó tứ lão gia nói xong, thấy cháu trai và con trai đã kích động tới mức nói năng tía lia, vỗ vai hai đứa, dặn dò: "Ở đây là phủ thành, khác với khi ở trong huyện. Đừng có chạy lung tung. Vương thành canh phòng nghiêm ngặt, để vệ binh Vương phủ tóm được cũng không hay ho gì đâu!"

Phó Vân Khải và Phó Vân Thái tuy còn nhỏ nhưng đã biết kính sợ hoàng quyền, sợ hơn cả sợ thầy giáo và người lớn trong nhà, hơn nữa bị sự náo nhiệt đông đúc ở phủ thành làm cho choáng ngợp nên hai đứa cũng không dám nghịch ngợm, ngoan ngoãn đáp lời, "Hiểu rồi ạ."

thật sự vô cùng ngoan ngoãn.

Bên kia, Phó Vân Chương xuống thuyền xong lên xe ngựa luôn, tựa đầu vào gối ngủ thiếp đi, mặt tái nhợt, có vẻ như còn chưa tỉnh rượu.

Phó Vân anh nghĩ ngợi một lát, không đánh thức y, xin phép Phó tứ lão gia rồi cùng y về phố Cống Viện.

Phó tứ lão gia dặn dò nàng mấy câu, sai Vương thúc, Vương thẩm đi theo nàng, còn mình thì đưa Phó Nguyệt, Phó Quế, Phó Vân Khải và Phó Vân Thái sang phố Đại Triều.

Trong thành sông ngòi chằng chịt, cách một đoạn đường lại gặp một khúc sông, bến đò, thềm đá, nhân dân trong thành đa phần sống ven sông, phồn hoa tập nập. Người dân chủ yếu đi lại bằng thuyền, đi đường sông không chỉ nhanh hơn đường núi, còn tiết kiệm chi phí.

Tuy vậy, nếu đi thuyền sẽ không tránh khỏi việc phải lên bờ đổi xe đổi kiệu, như thế quá vất vả, Phó Vân anh thấy Phó Vân Chương đã rã rời, mắt thâm quầng nên không muốn gọi y dậy, dứt khoát sai Liên Xác đi vòng đường xa tới phố Cống Viện.

Phố xá bên trong thành được xây dựng thẳng thớm rộng rãi, lát gạch vuông màu xanh. Để thuận lợi cho việc thoát nước, đường xây cao ở giữa, hai bên có lan can bằng đá, người đi bộ không được đi ở giữa đường, chỉ có thể đi nép vào hai bên lề đường, nhường đường cho xe ngựa và kiệu.

Móng ngựa đập trên mặt đường lộc cộc, thi thoảng vang lên tiếng kẽo kẹt của bánh xe nghiến lên mặt đường.

Hai bên đường cửa hàng cửa hiệu san sát, thương nhân người nam kẻ bắc đều tề tựu về đây, hàng hóa từ khắp trời năm biển bắc cũng cuồn cuộn theo những con thuyền đổ về nơi này, thông qua trao đổi buôn bán giữa các thương nhân để tỏa đi những nơi khác trong cả nước.

Đủ thứ đồ, son phấn Hàng Châu, tạp hóa Tứ Xuyên, mứt hoa quả đủ vị Phúc Quảng, các loại hàng hóa quý hiếm từ Tây Dương, đặc sản Nam - Bắc Trực Lệ, cái gì cũng có, rực rỡ muôn màu.

Vương thúc thường ra ngoài làm ăn với Phó tứ lão gia nên từ bên ngoàn màn xe tỉ mỉ giới thiệu về phủ Võ Xương cho Phó Vân anh.

Nghề đóng thuyền, luyện kim, đúc đồng và làm đồ sứ ở đây phát triển. Những người làm đồ sứ chủ yếu tập trung ở ven hồ Lương Tử và hồ Phủ Đầu, nổi tiếng nhất với sản phẩm sứ men xanh, nước men trong sáng, ôn nhuận như ngọc, nổi tiếng xa gần, thậm chí còn được bán đi tận Tây Dương. Các cửa hàng trong thành chủ yếu bán hàng hóa từ nơi khác chuyển đến, từ bắc chí nam đều có cả. Xưởng ép dầu, phường nhuộm, hầm ủ rượu ở phía tây thành, các điểm tập trung mua bán trâu, lợn, dê, ngựa, gà vịt không sạch sẽ nên đã bị dời hết ra ngoại thành.

Chủ thành được xây dựng trên một vùng sông nước, những hồ nước lớn nhỏ như những viên ngọc được khảm chi chít lên toàn bộ thành, điểm xuyết bằng những bóng núi xanh, chia chủ thành thành những thị trấn nho nhỏ. trên núi, cây mọc san sát, chủ yếu là thông, xen kẽ là đủ loại mai, trúc, ngô đồng, bách, đào, mận.

Khi ánh mặt trời tháng ba trải khắp là lúc hoa đào trên núi nở rộ, cánh đào rơi xuống hồ nước trong xanh, tạo thành khung cảnh lộng lẫy. Tới hè, trong núi mát mẻ, tùng bách rợp bóng, nước suối ngọt lành mát lạnh, những gia đình quan lại giàu có có biệt viện trên núi thường tới đó nghỉ mát.

Phó Vân anh vén một góc màn xe, nhìn ra bên ngoài, cảnh dân cư phía đông đúc giàu có này không khỏi khiến nàng nhớ tới kinh sư ở phía bắc.

Trước cửa hàng ồn ào náo nhiệt, có người nói giọng Bắc Kinh, giọng Tô Bạch, có người lại nói tiếng địa phương Phúc Kiến, Lưỡng Quảng.

Đương nhiên, nghe thấy nhiều nhất vẫn là giọng phủ Võ Xương và các loại tiếng địa phương Hồ Quảng.

Vân anh có thể nói giọng Hồ Quảng và giọng miền Bắc, giọng Tô Bạch nàng cũng có thể vừa nghe vừa đoán nhưng tiếng địa phương Phúc Kiến và Lưỡng Quảng nàng có nghe cũng không hiểu gì.

Tuy vậy ngôn ngữ không phải là rào cản ở đây, tiểu thương có thể dùng tiếng địa phương thao thao bất tuyệt, trao đổi hàng hóa với nhau một cách thuận lợi vì đã có người trung gian phiên dịch.

Phương Tuế và Chu Viêm bên ngoài đang mải mê nhìn ngắm xung quanh, nhìn thế nào cũng chưa đủ, cái này cũng lạ, cái kia cũng chưa thấy bao giờ, đến kiểu tóc và quần áo của những người phụ nữ ở phủ Võ Xương cũng khác biệt, họ nào đã bắt gặp lần nào.

Tới phố Cống Viện, Liên Xác xuống xe gõ cửa.

Người gác cổng mở cửa, tươi cười chào đón, "Đồ ăn đã chuẩn bị xong, quan nhân chắc mệt mỏi rồi." Người nọ trước đây từng gặp Phó Dung, nay thấy Phó Vân anh cũng theo tiêu chuẩn đó, cung kính hành lễ với nàng, "Ngũ tiểu thư."

"Đưa nhị ca về phòng nghỉ ngơi trước đã."

Phó Vân anh hơi cau mày. Rốt cuộc tối qua Phó Vân Chương đã uống bao nhiêu rượu? Đến đi cũng không đi nổi, phải có Liên Xác đỡ.

Người khác cổng vội nói: "Trong phòng có chuẩn bị nước tắm rồi ạ."

Loạn lên một hồi, cuối cùng ai cũng về phòng nấy.

Phó Vân anh rửa mặt, thay một bộ đồ mới ngồi đọc sách bên cửa sổ.

Bỗng có tiếng cười nói vang lên từ phía tường viện đằng sau, đến chim chóc trong bụi cây cũng giật mình đập cánh bay bên, làm hoa lá rụng lả tả.

Phương Tuế ra ngoài hỏi thăm một chút rồi nhanh chóng quay lại: "Mấy vị tướng công đang trọ ở đây nghe nói nhị thiếu gia tới nên cùng nhau sang thăm."

Phó Vân Chương không thiếu tiền, lý do y cho những người này thuê phòng thực ra là để giúp đỡ bạn học trong trường, do vậy tiền thuê nhà rất thấp lại còn có người hầu kẻ hạ giúp đỡ bọn họ chuyện bếp núc giặt giũ. Mấy người kia rất cảm kích sự giúp đỡ của y nên mỗi lần y tớ đây, họ lại lập tức tới chào hỏi.

Quen biết càng lâu, Phó Vân anh càng hiểu rõ về Phó Vân Chương, bề ngoài thì có vẻ như y không thèm để ý mấy chuyện xã giao nhưng thực ra những chuyện lung lạc nhân tâm như thế này đối với y đã trở thành thói quen, không cần để ý cũng làm được.

Khổng tú tài toàn tâm toàn ý với y, những người ở đây cũng thế, y không ở phủ Võ Xương nhưng chỉ cần ở phủ Võ Xương có động tĩnh gì, những người này sẽ chủ động để ý giúp y.

Thảo nào y chỉ là một cử nhân nhưng lại có thể dễ dàng đưa văn thơ của mình tới trên bàn của Đề đốc Học chính Diêu Văn Đạt.

Phó Vân anh thất thần một lát, nha hoàn bưng một hộp đựng đồ ăn vào phòng, tiếng bước chân nhẹ nhàng khiến nàng bừng tỉnh, "Ngũ tiểu thư, thiếu gia bảo tiểu thư dùng bữa trước, ăn xong thiếu gia đưa tiểu thư đi Trường Xuân Quan."

Trường Xuân Quan?

Nàng ngẩn ra rồi bật cười.

Y muốn đưa nàng đi đoán mệnh hay là trừ tà đây?

Nàng bảo Phương Thuế chuẩn bị giày và dù lụa. Ăn xong, nàng thay một bộ váy áo khác. Tuy trên núi sẽ râm mát hơn nhưng ngày nóng như thế này leo lên núi vẫn sẽ toát mồ hôi, cần chọn một bộ quần áo thoáng mát một chút.

Phó Vân Chương tiễn mấy vị tướng công ra về rồi mới sang gặp nàng. Mặt y tuy vẫn hơi nhợt nhạt nhưng tinh thần đã khá hơn nhiều, gương mặt thanh tuấn mang nụ cười ôn hòa, trên người mặc một đạo bào màu nguyệt bạch thêu hoa văn chìm, eo đeo thắt lưng, tóc buộc nho khăn, trong tay cầm một cây quạt xếp.

"đã thoa thuốc mỡ chưa?"

Y thấy Phó Vân anh ăn mặc chỉnh tề, đầu đội mũ sa (mũ có che mặt), chân đi giày nhẹ thì gật đầu, quay qua hỏi Vương thẩm.

Vương thẩm đáp, "Thoa rồi ạ."

trên núi âm u, nhiều muỗi, ngay cả ban ngày cũng nhiều muỗi, đi lên núi mà không thoa thuốc mỡ phòng côn trùng thì chắc chắn bị đốt cho mẩn ngứa đầy người.

"Cầm đi này, trên núi nhiều côn trùng."

Phó Vân Chương lấy từ trong tay áo rộng ra một cây quạt xếp nan trúc đưa cho Phó Vân anh.

"Cảm ơn nhị ca."

Phó Vân anh mở quạt xếp ra xem, trên mặt quạt trống không.

"Thích cái gì thì tự vẽ cái đó vào, đề mấy chữ cũng được."

Phó Vân Chương phe phẩy chiếc quạt, cười nói.

Phó Vân anh gật đầu, ánh mắt hướng về chiếc quạt trên tay y, trên quạt vẽ mấy cây trúc, thẳng tắp tinh tế nhưng đường nét lại quá nhu hòa. Nàng hỏi: "Nhị ca, huynh vẽ à?"

Phó Vân Chương nhướn mày, mở quạt ra nhìn một lát rồi thở dài, "Chẳng có việc gì nên vẽ cho vui thôi."

Triệu sư gia thường nói Phó Vân Chương vẽ tranh không tốt, chữ y viết cũng không đẹp lắm. Nhưng nếu y viết một cách nghiêm túc cẩn thận thì vẫn có thể viết đẹp... Y không phải là người lười nhác, nếu chịu khó kiên trì luyện tập thì cũng chưa chắc không thể trở thành một người viết chữ đẹp.

Vậy tại sao y lại dừng bước?

Phó Vân anh không nỡ làm Phó Vân Chương buồn nên khẽ cười nói: "một cây quạt cũng chưa đủ cho muội vẽ đâu."

"Biết vòi vĩnh nhị ca rồi đấy hả?" Phó Vân Chương phấn chấn lại tinh thần, nhướn mày mỉm cười, lấy chiếc quạt trong tay gõ nhẹ lên đầu nàng, "Đợi muội vẽ đẹp thì nói sau nhé."

Phó Vân anh cười, lúm đồng tiền bên má lại hiện lên trong thoáng chốc.

Hai anh em không đi xe ngựa, mỗi người cưỡi một con lừa, dẫn người hầu kẻ hạ nha hoàn bà tử đi bộ theo sau, rời khỏi phố Cống Viện, đi về hướng Xà Sơn.

Phủ Võ Xương có một ngôi tháp nổi tiếng là Hoàng Hạc Lâu, Hoàng Hạc Lâu cất trên đỉnh Hoàng Hạc. Nghe nói nơi đây từ có một ngôi tửu lâu, thường có tiên nhân đến thổi sáo, những áng mây trắng lững lờ bay lại, bỗng một ngày con hạc vẽ trên tường tửu lâu hóa thành tiên hạc, tiên nhân nhẹ nhàng cưỡi lên tiên hạc ngao du sơn thủy. Người đời sau tưởng nhớ tiên nhân mà dựng lên một tháp cao gọi là Hoàng Hạc Lâu.

Câu chuyện về tiên nhân nọ chỉ là hư cấu, Hoàng Hạc Lâu ban đầu được xây dựng với mục địch quân sự, để quan sát quân tình từ xa, sau này quan lại, quý nhân lui tới nhiều, người làm ăn, lữ khách phương xa tới thường mở tiệc tiễn bạn bè tại đây, nơi này dần trở thành danh lam thắng cảnh.

Trường Xuân Quan cách Hoàng Hạc Lâu không xa, Trường Xuân Quan ở lưng chừng núi còn Hoàng Hạc Lâu ở trên đỉnh núi.

Con lừa dừng lại trước Trường Xuân Quan, đạo sĩ trong quan hẳn đã biết Phó Vân Chương từ trước, sau khi nói chuyện vài câu liền đưa bọn họ vào trong.

Đạo quan ở thế tựa lưng vào núi, toàn bộ xây bằng gạch mộc, chia làm ba phần.

Ở giữa có năm tòa nhà, Linh Quan Điện, Nhị Thần Điện, Thái Thanh Điện, Cổ Thần Đàn, Cổ Tiên Nông Đàn, nối giữa hai đàn là Địa Bộ Thiên Cơ và Hội Tiên Cầu.

Phía bên phải là Thập Phương Đường, Kinh Đường, Đại Khách Đường, Công Đức Từ, Đại Sĩ Các và Tàng Kinh Các.

Phía bên trái là Trai Đường, Liêu Đường, Khâu Tổ Điện, Phương Trượng Đường, Thế Phổ Đường, Thuần Dương Từ.

Phó Vân Chương nắm tay dẫn Phó Vân anh vào bên trong, thi thoảng quay qua nói chuyện với đạo sĩ, có vẻ đã rất quen thuộc với đường đi lối lại trong đạo quan.

Chẳng lẽ nhị ca từng làm đạo sĩ rồi à?

Phó Vân anh ngẩng đầu nhìn xung quanh, trong viện có mấy chục chiếc cọc gỗ cao thấp khác nhau, mấy cái trùm khăn, có mấy tiểu đạo sĩ mặc vải đang giẫm trên cọc gỗ luyện quyền.

trên bãi đất trống, chừng hai mươi tiểu đạo sĩ hàng ngũ chỉnh tề đang luyện kiếm, xoạt một tiếng, các đạo sĩ đồng loạt rút kiếm, bóng kiếm loang loáng rất có khí thế.

Họ đi qua một lối nhỏ rất dài, dừng lại trước một sân rộng.

Trong viện trống trải, chỉ có một cây cổ thụ, vỏ cây đen sì, tán cây trụi lủi, nhìn mãi không ra đây là cây gì.

Phó Vân Chương gõ cửa.

"Vào đi."

Bên trong vang lên một giọng già nua.

Phó Vân Chương cúi đầu, nhìn Phó Vân anh, chậm rãi buông tay nàng ra, đẩy nàng đi vào, "Nhị ca ở đây chờ muội, đạo trưởng bên trong là người quen của nhị ca, đừng sợ nhé."

Phó Vân anh gật đầu, vâng một tiếng rồi vào một mình bước vào trong.

Màn trúc được vén lên một nửa, ánh nắng chiếu xuyên qua hành lang, rọi vào một lão giả đang ngồi xếp bằng trước đình.

Lão giả đầu đội khăn lưới, người mặc đạo bào bằng vải thô nhưng không tạo cho người ta cảm giác thanh cao lãnh đạm như các đạo sĩ bình thường, ngược lại khuôn mặt với nụ cười hiền từ lại làm cho người ta gợi nhớ đến những vị hòa thượng già trong chùa.

"Đạo trưởng hữu lễ."

Phó Vân anh chậm rãi bước tới bên hành lang, làm một lễ tục gia với lão giả.

Lão giả giơ tay, ý bảo nàng ngồi trên đệm hương bồ đối diện với mình.

Phó Vân anh bước lên thềm đá, ngồi xuống.

"Duỗi tay ra."

Lão giả nói.

Nàng vươn tay.

Lão giả ấn ngón tay trên cổ tay nàng, trầm ngâm một hồi lâu, mỉm cười nói: "không sao, ngươi có thể ra ngoài."

Thế này là xong rồi.

Phó Vân anh ngơ ngác nhưng cũng không hỏi nhiều, đứng dậy đáp lễ rồi từ từ ra khỏi sân.

Mặt trời chói chang, ve ngân từng đợt, gió từ bên ngoài thổi vào, lão giả ngồi ngay ngắn trước đình, chăm chú nhìn theo bước chân thong dong của nàng, khẽ gật đầu.

Phó Vân Chương vẫn ở ngoài viện chờ Phó Vân anh, thấy nàng ra sớm như vậy cũng có vẻ rất kinh ngạc.

"Vân Chương, ngươi vào đây."

Y còn chưa kịp hỏi gì, lão giả đã lên tiếng gọi tên y.

"Qua bên kia hành lang ngồi chờ ta, ta sẽ qua ngay."

Phó Vân Chương chỉ về phía hành lang, nơi ấy râm mát rợp bóng, mát mẻ yên tĩnh,

Phó Vân anh vâng một tiếng, nhìn theo Phó Vân Chương đi vào.

oOo

​"Sao rồi ạ?"

Phó Vân Chương bước tới hành lang, vén áo bào ngồi xuống, hỏi.

Lão giả không cười nữa, hừ nhẹ một tiếng, quay mặt đi, không thèm nhìn y, "Ta thấy nàng còn khá hơn ngươi."

Phó Vân Chương mỉm cười, không nói gì.

Lão giả đợi một lúc lâu, thấy y không nói lời nào liền quay mặt lãi, nhìn y nói: "Được rồi, không đánh đố ngươi nữa. Nàng trước kia dường như từng trải qua một lần bệnh nặng tới cửu tử nhất sinh, được cái giờ mạch tượng đã vững vàng, khí huyết dồi dào, chỉ cần chăm sóc cho tốt, tuy không thể chắc chắn sẽ sống lâu trăm tuổi nhưng mấy chục năm thì không thành vấn đề."

"Nàng thật sự đã từng bị bệnh nặng." Phó Vân Chương lẩm bẩm, ánh mắt hơi tối lại như thể đang suy tư điều gì.

"Ta nói nàng khá hơn ngươi, không phải ý đơn giản là như thế." Mắt lão giả sáng lấp lánh, nói, "Đôi mắt của nàng rất trong sáng, không phải loại trong sáng vì chưa trải nghiệm nhiều mà là trong lòng đã sáng tỏ nhưng vẫn trong sáng như cũ, tuy là tảo tuệ nhưng cũng không quá u ám, chỉ là hơi cố chấp thôi, ngươi không cần quá lo lắng, nàng sẽ không giẫm lên vết xe đổ của ngươi. So với ngươi, người ta biết cách buông bỏ hơn nhiều..."

Những sầu lo trong bao ngày qua chợt tan thành mây khói, Phó Vân Chương mỉm cười, "Vậy là tốt rồi."

Gió nhẹ nhàng thổi qua, đưa tới làn hương thanh khiết thấm vào tâm can, đều là mùi hương của các loại hoa cỏ lấy từ trên núi xuông, các đạo sĩ cũng không chăm sóc tỉ mỉ, cứ để tự nhiên như vậy mà dây leo đã bò kín tường viện.

"Ngươi thật sự không nghĩ tới chuyện trở thành môn hạ của ta sao?" Lão giả đột nhiên tiến đến cạnh Phó Vân Chương, đụng vào cánh tay hắn, khuôn mặt hiền hòa đối diện với Phó Vân anh khi nãy đã hoàn toàn biến mất, tưởng như đã trở thành một người khác, mắt láo liên nhìn đầy gian xảo, "Ta có thể dạy ngươi cách kéo dài tuổi thọ."

Phó Vân Chương liếc nhìn lão giả, lắc đầu, đứng dậy chào từ biệt, "Những linh đan diệu dược vô cùng kì diệu của ngài, tiểu tử không có phúc được dùng, xin ngài cứ giữ lại cho Sở Vương đi."

Lão giả bĩu môn, nhìn y đi ra ngoài, lầm bầm vẻ không phục, "Sớm muộn gì cũng có ngày ngươi phải cúi đầu trước ta thôi."

oOo

​Gió lùa qua hành lang đưa tới một luồng không khí mát mẻ.

Phó Vân anh tựa vào hành lang, một tay chống cằm, chăm chú nhìn về phía các tiểu đạo sĩ đang luyện kiếm.

Gió thổi lung lay cành bách, rì rào tựa tiếng mưa rơi.

Bỗng có tiếng sột soạt, một thứ âm thanh vừa khẽ khàng tinh tế, vừa thong thả mềm dẻo đập vào tai nàng.

Nàng sợ hãi đột ngột đứng dậy.

âm thanh này rất quen.

đã bao lần giữa đêm khuya thanh vắng nàng đã giật mình tỉnh dậy trong thứ âm thanh này.

Đó là tiếng lên dây cung, dây cung đã kéo căng.

Lời tác giả:

Cấu trúc bên trong Trường Xuân Quan tham khải tài liệu thực tế.

Phủ Võ Xương là có thật nhưng câu chuyện này là hư cấu, trong đó sẽ có thêm nội dung hư cấu, khoa trương, có thể không giống với hiện thực.
break
Cô Nàng Livestream Web Người Lớn
Ngôn tình Sắc, Sủng
Cùng Trúc Mã Luyện Tập Kỹ Năng
Ngôn tình Sắc, Sủng
Công Nhân Nhập Cư Và Nữ Sinh Viên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nam Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc