Lại sắp sửa bắt đầu một mùa nghỉ hè, Gaby mừng thầm. Ngày mốt Tứ quái TKKG sẽ đổ bộ lên miền đất phương Nam rực rỡ ánh mặt trời thuộc khu vực hồ Lugano giáp ranh giữa Italia và Thụy Sĩ. Cứ hình dung đến bốn đứa tha hồ tung tăng đùa giỡn dưới những hàng cọ cao vút là Gaby đã thấy lòng rạo rực, một năm trôi qua quá là nhanh, nhanh nhu bước chân cô trên lộ trình dành cho khách bộ hành hôm nay.
Lúc này đã là cuối giờ hành chính, các cửa hàng đang lục tục đóng cửa. Công chúa rộn ràng treo túi hàng vào ghi-đông và dắt xe đạp lững thững dạo một đoạn cho đến phố Breiling. Đến đây có thể lên xe được, nhưng ngay ven đường có hai tốp nhạc công đang biểu diễn. Một nhóm gồm hai nhạc công đang biểu diễn một bản nhạc của Mozart. Nhóm thứ hai là mấy nhạc công người Mỹ Latinh, đang biểu diễn những bản nhạc Mỹ Latinh sội động, có lẽ là điệu Samcha. Mấy nhạc công Viôlông đỏ mặt vì giận dữ.
Đúng lúc đó thì Gaby trông thấy một tên móc túi.
Gã so vai rụt cổ lượn lờ quanh quầy bán báo chẳng khác gì con mèo đi quanh đĩa bột nóng. Khuôn mặt gã tàn tạ như bộ quần áo. Da mặt gã nhợt nhạt, tím tím, lông mày sâu róm, ria mép đen nháy. Gã rõ ràng không phải là người Đông Âu.
Tim Gaby đập thình thịch. Đúng là gã. Mắt cô dáo dác nhìn chung quanh nhưng đáng tiếc thay không có bóng cảnh sát lẫn trạm điện thoại nào. Trời ạ, cô đã nhận ra gã.
Hôm thứ ba vừa rồi, lúc cô và đại ca dừng lại trướng một cửa hàng đại hạ giá cho Tròn Vo mua mấy phong sôcôla thì gã xuất hiện bằng một phu vụ chớp nhoáng.Gã đã thó một chiếc ví da của một bà cụ gần đó cực lẹ.Vừa trông thấy,Tarzan đã vọt đi ngay.Cứ mỗi lần nghĩ tới lúc đó là Gaby thấy bủn rủn chân tay. Tarzan lao nhanh không để ý đến chiếc Porsche đang phóng tới. Không thể hãm người lại được, Tarzan đã đâm sầm vào xe. Già mà người khác thì đã mất mạng hoặc chí ít cũng bị thương nặng, nhưng với Tarzan thì khác, hắn đã kịp thời co người lại, lộn như một chú mèo và ngồi gọn trên hè đường. Tiếng người la hét thất thanh, tiếng còi ôtô inh ỏi, nhiều người xuýt xoa thán phục, riêng Gaby thì sợ thót tim, còn tên kẻ cắp kịp thời lặn mất, có lẽ gã cũng đoán được anh chàng suýt bị tai nạn kia định làm gì gã. Ấy thế mà gã chưa tởn sao để hôm nay lại “trồi” lên ở đây?
Tên móc túi đã thụp xuống đám đông sau quầy báo và buông cái bóp vừa “thổi” được xuống một thùng rác. Y chang lần trước, gã lủi còn nhanh hơn lươn. Gaby chỉ có thể đoán chắc chắn gã còn ăn cắp của một số người nữa.
Gaby buồn bực đẩy chiếc xe đạp tới gần quầy sách báo. Thùng rác được gắn vào bờ tường quầy báo, trong chứa đủ thứ rác thải: báo cũ, túi nilông, chai lọ và các cốc nhựa, túi giấy và…cái bóp bằng da màu đỏ.
Thế là rõ! Tên ăn cắp đã quẳng cái bóp rỗng vào sọt rác. Gaby cuối xuống và vươn tay lấy cái bóp.
Cô giật bắn mình bởi một giọng cợt nhả vang lên bên tai:
- Chào người đẹp moi rác!
Lạy chúa, Gaby quay người lại. Coi, sau lưng cô là một thằng con trai cỡ 17 tuổi nhe hàm răng vàng ệch cáu bẩn cười nhăn nhở. Gaby quát:
- Biến đi!
- Hề hề, hung hăng làm chi hả cô em. Cô em có lọt hẳn vô thùng rác cũng vẫn xinh đẹp cơ mà.
- Này, tôi không phải là hạng con giá như cậu nghĩ đâu nha.
- Hừm, cũng một thứ đứng đầu đường xó chợ như nhau còn bày đặt làm phách.
Gaby dằn từng tiếng:
- Nếu anh bạn không cút đi thì liệu hồn với người bạn trai võ sĩ của tôi đấy. Anh ta sẽ đến đây bây giờ.
Không phải nói, thằng lưu manh có là gan…thỏ đế chuồn một mạch. Nào, bây giờ thì Gaby có quyền mở bóp kiểm tra. Trong bóp không có tiền, chỉ duy nhất một thẻ căn cước có dán ảnh. Ảnh của một bà cụ 77 tuổi họ tên là Pauline Angermann, tên thường gọi là Nolte-Schreyhaltz. Cụ có khuôn mặt sang trọng, mái tóc bạc trắng, tai đeo khuyên mặt ngọc. Thẻ căn cước ghi bà cụ ở số 11 hẻm Pflaster. Con đường cụt ngủn này vắng vẻ, ngay ban ngày cũng có ít người qua lại.
Bất chấp con đường vắng, Gaby lên yên xe. Dù sao thì cô bé cũng đem trả cái bóp mất tích tận tay bà cụ.
*
Đồn trưởng cảnh sát Knotinger dùng bàn tay to bè của mình che ống nói điện thoại, ngáp dài.
- Saegerecht ơi, cũng lại bà già này nữa.
Trung sĩ Saegerecht mối được chuyển về đồn dừng tay viết, dỏng tai nghe.
Đồn trưởng Knotinger nói:
- Xin chào vụ Angermann, cụ định báo chúng tôi vụ gì nữa đây?
Bên kia đầu dây, giọng một bà già run run:
- Tôi cho rằng kẻ gian đã đột nhập vào…nhà băng, rõ ràng là tôi nghe một tiếng nổ lớn…
- Cụ chắc chứ?
- Chắc mà.
- Hay đó là tiếng nổ trên tivi?
- Không, trên tivi đang có phim, nhưng tôi bảo đảm với ông là tôi nghe rõ tiếng nổ mà.
- Thôi được, cảm ơn cụ. Chúng tôi sẽ quan tâm đến vụ việc này.
Viên đồn trưởng buông máy, Saegerecht lúc lắc đầu:
- Lại tin vịt phải không sếp?
- Còn hỏi. Bà già này đã “quậy” chúng ta cả thảy 19 lần, chiều thứ sáu tuần nào bà già cũng phôn cho đích danh tôi với nội dung như trên, báo hại chúng ta phải cử đội điều tra lưu động đến nhà băng để rồi cuối cùng tên trộm chỉ là sản phẩm tưởng tượng của bà lão.
- Phù, nhà băng nào thế hả sếp?
- Nhà băng tư nhân “Seidl-Brinkheym”, một cái nhà băng buồn thiu nằm gần khu vực dành cho khách bộ hành trong Khu Phố Cổ.Khu đó chẳng có gì vui vẻ, buồn như trong nghĩa trang vậy.
- Ừ…ừm, hèn chi bà già tìm niềm vui bằng cách thả tin vịt cồ nhỉ?
- Mới đầu tôi bị mắc bẫy bà lão, số là bà già ở ngay tầng trên nhà băng.
- Sao?
- Bà lão 77 tuổi này sống một thân một mình. Cô cháu giá tên là Florentine thì lấy chồng xa xứ ở tận Lugano. Có khi vì quá cô độc nên bà ta nghĩ ra các chuyện quái quỷ.
- Sếp hiểu sai thắc mắc của tôi rồi, tôi muốn biết tại sao bà già lại ở cùng một nơi với nhà băng kia?
- Thì bà ta là chủ nhà chớ sao. Nhà băng thuê tầng dưới và tầng hai. Bà cụ đòi sống trong căn nhà của mình. Cụ đã sống ở đây trên 50 năm.
Đồn trưởng cười và nói thêm:
- Có thể bà cụ tự cho mình là nhân viên bảo vệ cũng nên.
*
Gaby đạp xe dọc hẻm Pflaster. Đường phố lặng ngắt như đường đến nhà mồ. Chỗ nào cũng chỉ thấy đá, bê tông và đường nhựa. Không một ngọn cỏ, nhành cây, thậm chí không có cả chậu hoa trên cửa sổ nữa. Khi đứng trước ngôi nhà số 11 cô mới ngạc nhiên. Tại sao tư gia của bà cụ lại là Ngân hàng Seidl-Bringheym mới lạ chớ, chẳng lẽ bà cụ là chủ của ngân hàng này ư?
Cô bần thần rồi ngước mắt nhìn lên tầng trên. Nếu bà cụ sống ở đây thì hẳn là ở tầng trên. Nhưng không biết vào lối nào?
Gaby do dự một hồi rồi dắt xe đạp vào một con hẻm nhỏ nằm giữa ngôi nhà ngân hàng và tòa nhà bên cạnh. Trong hẻm, cô quả thấy lối đi vào sân, một cánh cửa sắt khép hờ hững. Gaby đẩy cửa vào và ngó thấy thùng thư để tên bà cụ Angermann nằm sau cánh cửa sắt. Kế thùng thư có nút bấm chuông đàng hoàng hẳn hoi.
Đúng vào lúc cô định bấm chuông bỗng đằng sau cánh cửa vang lên một âm thanh lệch xệch. Gaby ngơ ngác:
- Thưa, có phải cụ Angermann không ạ?
Không có ai hồi âm và cũng không có người. Thế thì tiếng chân kéo lê vừa rồi ở đâu ra? Gaby ngước mắt dòm khoảng hành lang dài lê thê, trong không gian nửa tối nửa sang, cô cầm chặt cái bóp sa trong tay và dò dẫm từng bước lên cầu thang lạnh lẽo.
Gaby đi qua cánh cửa thứ nhất tới cánh cửa thứ hai, cánh cửa này để ngỏ. Cô bé thấy ba người đàn ông, hai người quay lưng lại phía cô loay hoay với hộp cầu dao điện còn người thứ ba cúi xuống lục lọi đồ nghề. Đúng lúc đó Gaby thấy người đàn ông này nhìn cô chằm chằm. Gã có đôi mắt đen láy, lạnh lùng, trên mặt gã, phía má trái có một vết sẹo to tướng. Trông dáng dấp của gã, có thể đoán gã là người miền Nam châu Âu.
Không cần chờ giải thích, Gaby cũng có thể biết ngay bọn người này là thế nào.
Gaby mới nghĩ đến đó là gã đã nhảy bổ về hướng cô. Tên mặt sẹo ra tay nhanh như báo
vồ mồi. Gã chụp gọn cô và lẹ làng dùng bàn tay đeo găng da trám miệng. Ôi, gã khỏe hơn cả gấu, Gaby bị nhấc bổng lên, đồng thời gã đạp mạnh chân vào cánh cửa để đóng sập cửa lại. Lúc đó gã mới buông Gaby ra.
Gaby thở hổn hển và nhìn hai tên còn lại. Một gã trùm vớ nilông che kín mặt, tên kia cũng đang vội vàng kéo chiếc vớ xuống tới cằm nhưng Gaby đã kịp nhìn thấy bộ râu đen đậm rì của gã. Gaby lẩm bẩm:
- Các người là bọn ăn cướp nhà băng.
Gã mặt sẹo không cần che mặt, vả lại có làm cũng chẳng ăn thua. Gaby đã nhìn rõ mặt gã. Gã gầm lên:
- Mày đã biết mặt tao, nhóc con ạ. Số mày xúi quẩy đấy. Hừ, mày vô đây để làm gì hả?
- Tôi…tôi…nhưng làm sao tôi biết được là đã làm phiền các ông. Thế các ông là ai?
Tất nhiên Gaby không hy vọng bọn chúng trả lời, nhưng cô bé hỏi câu đó để tỏ ra mình hoàn toàn bình tĩnh. Không được để chúng thấy mình sợ, cô bé nhủ thầm.
Gaby làm rơi chiếc bóp tiền.
Một tên bịt mặt cầm chiếc bóp lên.
- Mày lấy đâu ra cái này?
- Tôi tình cờ lượm được của một bà cụ sống trong căn nhà này và đến đây để trả lại.
Gã mặt sẹo xoa cằm. Mẹ kiếp, con nhỏ có thể thành thực, một đứa con gái thật xinh đẹp, có điều nó gõ cửa không đúng lúc chút nào. Gã quay qua hai tên cộng sự hất hàm:
- Tụi bay tính sao với con bé tóc vàng này hử?
Gã nói giọng khàn khàn, có thể do hút quá nhiều thuốc lá, cũng có thể do uống quá nhiều rượu. Một tên nhún vai, tiếp tục quay lại với túi đồ nghề của mình.Gaby trông thấy nào búa, kìm cộng lực, một thanh sắt và một đống nhào nhão trông như đất sét màu xám và bóng nhẫy. Gaby cảm thấy bủn rủn tay chân, đúng là chất nổ rồi.
Tên còn lại làu bàu một tràng tiếng Italia và thuận tay moi trong túi áo khoác ra một thanh kẹo Chewinggum, y lột vỏ thanh kẹo mà không ngờ một mẩu giấy đỏ cũng rơi ra khỏi túi. Gã vén chiếc tất và nhổ toẹt bã cao su cũ xuống đất rồi ấn thanh Chewinggum mới vào mồm.
Gã mặt sẹo nói:
- Ừ, đành phải thế, không thể nào làm khác được.
Gaby bước nhẹ về phía có bã kẹo cao su.
Gã mặt sẹo nói với cô bé:
- Tụi tao buộc phải giữ mày lại đây để mày không thể phản bội chúng tao được.
- Thì các ông đang giữ tôi đây.
- Hà hà, không chỉ sơ sài vậy đâu. Mày sẽ bị giam đến sáng thứ hai.
- Sao??? Bữa nay mới là thứ sáu, chủ nhật này gia đình tôi lên đường đi nghỉ hè.
- Kệ mày, con nhóc. Ai biểu mày đến đây chứ? Mày sẽ được an tọa một chỗ dưới tầng hầm để miễn quấy rầy tụi tao. Tao muốn mày câm mồm cho tụi tao làm việc.
- Không, tôi xin các ông đừng làm như thế.
Gaby giả vờ phản đối bằng cách giãy nảy. Cô bé lại nhấc giò lên và lần này hạ bàn chân có dính kẹo cao su xuống mẩu giấy màu đỏ. Ngay lập tức mảnh giấy rơi dính chặt vô viên kẹo.
Ba gã đàn ông trói Gaby, buộc mồm cô bé lại rồi lôi cô vào một cái phòng nhỏ vốn được dùng làm văn phòng.
Gaby tức muốn trào nước mắt. Trời ơi, cô phải ở lại đây cho đến lúc các nhân viên ngân hàng tới nhiệm sở vào thứ hai tuần sau!!!
*
Giây phút ấy tự nhiên Tarzan bồn chồn. Không hiểu sao lòng hắn như có lửa đốt, hắn đâu có hẹn hò gì với Công Chúa bữa nay nhưng…cần gì phải hẹn hả, linh tính chưa bao giờ phản bội hắn, Gaby chẳng lẽ đã gặp rủi ro rồi sao?
Hắn phôn đến nhà Gaby và điếng người khi bà Glockner thông báo tin cô bé xách xe đạp đi mua sắm ở Khu Phố Cổ. Trời ạ,quãng đường từ đó đến Beitling vô cùng hoang vắng. Tarzan ba chân bốn cẳng phóng lên ngựa sắt phi nước đại tìm cô bé dù hiểu không hy vọng gì.
Mà đáng lẽ phải ngập tràn hy vọng mới đúng, phải không Gaby? Chúng ta sắp đi nghỉ hè sau một năm học tập bá phát. Chứ còn gì nữa, mở học bạ là thấy ngay ba quái Tarzan, Karl, Gaby được xếp loại xuất sắc, còn Kloesen cũng…rất hả hê với kết quả trung bình. Coi, chỉ cần cái kết quả tà tà ấy mà quý tử Tròn Vo muốn chi cũng được là cái chắc. Cu cậu đề nghị đi chơi xa, thế là ông chủ nhà máy sôcôla Sauerlich gật đầu chuẩn y ngay. Số là ông Sauerlich vừa tậu được một ngôi nhà nghỉ ở gần hồ Lugano, cạnh rặng núi Alpen hung vĩ. Vùng đất xinh đẹp này là trái độn giữa đất Italia và miền Nam Thụy Sỹ, chung quanh là rừng cọ thơ mộng miễn bàn.
Bà mẹ của Tròn Vo nói với cậu con trai cưng từ tuần trước:
- Mẹ sẽ đi qua đó trước để sắp xếp rồi đón bố con và Tứ quái đến khai trương nhà nghỉ sau.
Tròn Vo sướng rên mình mẩy. Đi du lịch mà đủ bộ tứ thì có xuống địa ngục nó cũng sẵn sàng. Nó đem tin lành ấy thông báo với cả đám. Coi như đứa nào cũng sống trên mây cho đến hôm nay.
Tarzan phóng xe dọc theo phố Mendian hẹp hun hút như một cái ống, chỉ đủ cho ôtô con đi một chiều.
Trời nóng nực đến nỗi các quán nhậu dọc đường tuôn bia vô ẩm khách như suối. Và lẫn lộn trong đám khách nhậu ào ào thưởng thức thứ nước cay mát dạ ấy, bỗng dưng có một gã đàn ông ria mép đen nháy chạy vụt ra xém lao thẳng vào xe đạp của Tarzan.
Quả là oan gia không hẹn mà gặp.
Tarzan ngẩn người. Vết xước ở cùi chỏ lúc hắn lộn người mấy vòng tránh chiếc ôtô đâm sầm đến tới bây giờ vẫn còn đau. Đầu đuôi cũng do ga móc túi tóc đen, ria đen, mắt đen đó chớ ai. Hắn lao thẳng con ngựa sắt về phía gã trong khi tiếng phụ nữ đằng sau la lên ơi ới:
- Bớ người ta, thằng ăn cắp…
Gã chôm chỉa nữa ư? Được rồi. Tarzan bay xuống xe đạp hất chiến mã vào vệ đường. Chỉ sau hai cú nhảy hắn đã tóm cổ được gã. Tên móc túi chới với. Gã cố móc ngược một nắm đấm vô cầm Tarzan nhưng vô ích.
Hự!
Mạng sườn của tên ăn cắp được nếm đòn, Tarzan đã dạy gã biết thế nào là lễ độ trước một bậc thầy môn võ Đông phương. Hắn đe:
- Nhúc nhích là mềm xương đấy.
Gã lưu manh co rúm như con sâu róm dưới mặt đất. Cái nhìn gã đầy hằn học. Một người đàn bà và hai người đàn ông cũng đã chạy tới nơi. Người đàn bà tóc vàng, đội mũ rộng vành thở hào hển:
- Chính nó vừa giật đồ của tôi…
Bà ta định nhào vô tát tên ăn cắp nhưng Tarzan gạt ra:
- Ô hay, gã đã bị tóm rồi cơ mà.
- Nó cướp của tôi…2.000 mark…
Một người đàn ông nói:
- Phải gọi cảnh sát.
Người thứ hai ôm bụng nhăn nhó như đang bị đau xóc:
- Để tôi gọi điện thoại, họ sẽ đến ngay thôi. Hình như nó là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Tarzan cuối xuống tên ăn cắp:
- Này, mày có nhớ tao không? Mày tên gì? Vì mày mà tao bị lao vào xe ôtô đấy. Hôm đó mày gặp may nhưng tao và bạn gái của tao đã nhận được mặt mày. Mày là kẻ cắp chuyên nghiệp hả?
Gã ria mép đen gật đầu nói một tràng tiếng ngoại quốc.
- Ơ, mày là dân Rumani hả?
Người đàn ông đứng cạnh người đàn bà nói:
- Gã vừa nói tiếng Nam Tư chứ không phải tiếng Rumani. Tôi biết thứ tiếng này.
Người phụ nữ thán phục:
- Tôi đã nhìn thấy cậu hạ nó như thế nào. Tôi muốn tạ ơn cậu…
Tarzan cười:
- Cất lấy mà xài đi cô. Tụi này là học sinh chưa biết cách xài tiền, thấy chuyện bất bình thì can thiệp thôi.
Tên lưu manh bị đưa lên xe tuần tra bởi hai viên cảnh sát. Gã tên là Branko Drutzki chiếu theo thẻ tùy thân. Trong người gã còn nguyên số tiền vừa ăn cắp của người đàn bà, ngoài ra còn có khoảng 1.500 mark nữa.
Người đàn bà mời Tarzan đi ăn kem nhưng hắn lễ phép từ chối. Hắn lên xe đạp, về phía nhà Gaby.