Do Mã đồ tể đặc biệt thối nhường, chiến trường không còn nổi sóng, Viên Thiệu nhân tiện công chiếm toàn bộ Tịnh Châu, nhưng do hai bộ kỵ binh Mạc Bắc của Chu Thương, Bùi Nguyên Thiệu áp cảnh, Viên Thiệu bị bức phải dẫn trọng binh về thủ quận Nhạn Môn, Trung Sơn. Viên Thiệu chuẩn bị nhân cơ hội tiến công Hà Sáo, bóp chết kế hoạch của Mã đồ tể khi còn ở trong trứng nước.
Tháng năm năm Kiến An Hiến Đế thứ chín (196).
Trải qua một phen cò kè mặc cả, Viên Thiệu mà Mã Dược cuối cùng cũng đạt thành hiệp nghị bí mật, Viên Thiệu cung cấp năm vạn thạch quân lương, hai ngàn thớt vải, năm trăm thớt tơ lụa cho Chu Thương, Bùi Nguyên Thiệu. Còn Chu Thương và Bùi Nguyên Thiệu thì cung cấp hai vạn thớt ngựa chân ngắn, mà năm trăm thớt Sơn Đan quân mã.
Song phương ước định trong vòng hai năm sẽ không công phạt nhau.
Quân Hà Bắc nhường quận Tây Hà làm lá chắn mặt đông cho Hà Sáo, xem như trao đổi quân Lương phải hiệp trợ quân Hà Bắc đoạt được quận Thượng Đảng, coi như là lá chắn mặt tây cho Ký Châu.
Tháng tư năm Kiến An thứ chín.
Sau khi ký hiệp nghị, Viên Thiệu lập tức phái đại tướng Trương Cáp lĩnh binh hai vạn, hào xưng là năm vạn quân nam hạ quận Thượng Đảng, chuẩn bị đông tây giáp kích với ba vạn đại quân của Thuần Vu Quỳnh, nhất cử tiêu diệt Trương Dương. Mà lúc này, Trương Dương vì thế công cường đại của quân Hà Bắc, liên tục cầu cứu quân Tịnh Châu và quân Lương.
Tháng năm, Mã Dược phái đại tướng Cao Thuận dẫn tám ngàn quân bắt đầu tiến tới Thượng Đảng, Trương Dương vui mừng quá đỗi không hề biết rằng quận Thượng Đảng của hắn sớm đã thành thẻ tính điểm trên bàn đàm phán của Mã đồ tể và Viên Thiệu. Hắn sớm đã bị Mã đồ tể vô tình bán đứng rồi. Trương Dương đến chết cũng không minh bạch, Mã đồ tể sao lại cấu kết với Viên Thiệu? Vì sao lại bán đứng hắn?
Bởi vì theo hắn thấy, Mã đồ tể làm vậy thì không có được lợi ích gì cả.
...
So sánh với sự yên ả của chiến trường Tịnh Châu thì chiến trường Dương Châu ở phương Nam lại lộ ra thế như phá trúc.
Mùa xuân năm Kiến An thứ chín, Chu Du tự mình dẫn mấy trăm thuyền vận lương men theo ven xông mà lên. Thái thú Trương Duẫn không biết là kế, phái thuyền nhẹ và đấu hạm ồ ạt truy kích. Kết quả ở trên hồ Phàn Dương gặp mây mù thành ra mất phương hướng, nhân lúc thuyền nhẹ và đấu hạm của thủy quân Kinh Châu bị cách ly, hãn tướng Chu Thái, Tưởng Khâm của thủy quân Đông Ngô dẫn thủy quân tinh nhuệ từ đám lau sậy ở ven sông đột nhiên giết ra.
Mất đi sự bảo hộ của thuyền nhẹ và đấu hạm, lâu thuyền cỡ lớn của thủy quân Kinh Châu lộ ra hành động chậm chạp, động tác vụng về. Sau cùng bị chiến thuật lang quần của thủy quân Đông Ngô vây kín, mười chiếc lâu thuyền cỡ lớn toàn bộ bị thiêu hủy. Thái Trương Duẫn chỉ đành suất lĩnh mấy chục thuyền nhẹ để trốn chạy.
Thủy quân Kinh Châu đại bại, Lư Giang Lưu Huân mất hết viện trợ từ bên ngoài, đành ra khỏi thành đầu hàng Tôn Kiên.
Sau khi công chiếm Lư Giang, Chu Du ngay đêm tới Thư huyện hiến kế cho Tôn Kiên, đề xuất chiến lược vạch sông mà cai trị.
Chu Du cho rằng, hiện giờ phương bắc kiêu hùng đầy rẫy. Tây bắc Mã đồ tể, phương bắc Viên Thiệu, Trung Nguyên Tào Tháo đều là bất thế kiêu hùng, cho nên không thể mưu cầu. Quân Ngô lúc này nên đặt mình ở bên ngoài, ngồi đợi phương bắc hỗn chiến, chứ không nên tùy tiện tham gia vào hỗn chiến Trung Nguyên, để tránh lấn sâu vào rồi không thể rút chân ra được.
Nhưng Lưu Biểu Kinh Châu, Lưu Chương Ích châu lại là hạng vô năng.
Chu Du kiến nghị Tôn Kiên nên lệ binh mạt mã, tích súc quân tư. Nhân lúc tam đại quân phiệt ở phương bắc đang hỗn chiến không ngừng mà vượt sông thảo diệt Lưu Biểu, Lưu Chương. Có được Kinh Châu, Ích Châu, như vậy thì có thể vạch sông mà cai trị. Nếu thời cơ thỏa đáng (ví dụ như quân phiệt phương bắc vì nhiều năm hỗn chiến mà đại thương nguyên khí) thì có thể mang trăm vạn cường binh bắc phạt Trung Nguyên, nếu thời thế không thuận tiện (Chư hầu phương bắc bị một trong ba người Mã đồ tể, Tào Tháo, Viên Thiệu nhất thống), cũng có thể nhờ Trường Giang hiểm yếu để tự thủ.
Sách lược này của Chu Du có thể nói là rất có nhãn quang chiến lược.
Theo phát hiện nhạy cảm của Chu Du, chiến trường Trung Nguyên là một đầm bùn lầy, với thực lực hiện tại của Đông Ngô mà đầu nhập vào trong thì vị tất đã đạt được ích lợi. Hơn nữa Đông Ngô thiếu lực lượng có tính chiến lược để tranh giành Trung Nguyên. Đó chính là kỵ binh! mà dưới tiền đề không có đủ kỵ binh, quân Ngô tùy tiện bắc thượng Trung Nguyên là rất bất trí, đặc biệt là lúc đối diện với Mã đồ tể lấy kỵ binh để khởi nghiệp, càng ở vào thế yếu.
Nhưng Kinh Châu Lưu Biểu và Ích Châu Lưu Chương thì lại khác.
Trước tiên vị trí của Kinh Châu, Ích Châu là ở phương nam, đường sông ngang dọc, kênh rạch chằng chịt, vì vậy mà hai nơi này không thuận lợi để vận dụng kỵ binh. Hơn nữa lại có Trường Giang tương liên với Đông Ngô. Thủy quân Đông Ngô có thể men theo sông mà lên, trong chiến tranh mang tới tác dụng có tính quyết định. Sau khi công chiếm được Kinh Châu, Ích Châu rồi, Đông Ngô cũng có thể dựa vào đường sông, kênh rạch để chống đỡ lực lượng kỵ binh của quân phiệt phương bắc.
Sách lược này của Chu Du hoàn toàn là tránh được thế yếu về chiến lược của Đông Ngô, mà lại phát huy được ưu thế chiến lược của Đông Ngô tới cực trí.
Tôn Kiên tiếp thu kiến nghị của Chu Du, lấy trưởng tử Tôn Sách làm lục quân đại đô đốc đóng binh ở Lư Giang Thư huyện. Cho Chu Du làm thủy quân đại đô đốc đóng binh ở Hồ Khẩu. Đại Tướng Thái Sử Từ, Phan Chương, Chu Thái, Tưởng Khâm tới trước trướng nghe điều động, lại lệnh cho Trương Chiêu, Trương Hoành, Cố Ung, bắt tay xây dựng thủy lợi, chỉnh đốn nông nghiệp, mau chóng trữ bị lương thảo quân tư, thời khắc chuẩn bị công đánh Kinh Châu.
...
So sánh với thế như phá trúc của quân Ngô trên chiến trường Dương Châu thì quân Tào và quân Lữ Bố ở chiến trường Duyện Châu lại đánh tới mức nan giải nan phân. Có điều tới tháng năm năm Kiến An Hiến Đế thứ chín (196), chiến trường Đông quận và chiến trường Lương quốc đồng thời xuất hiện chuyển cơ!
Bắt đầu từ loạn khăn vàng năm Trung Bình Linh Đế thứ ba (84), chiến hỏa Dự Châu, Duyện Châu một mực chưa hề ngừng nghỉ. Chiến loạn nhiều năm dẫn tới nhân khẩu hai Châu này giảm mạnh, dân chúng lầm than. Một lượng lớn nhân khẩu thanh niên chết trận vẫn tạo thành sự thiệt hại có tính hủy diệt đối với sản xuất nông nghiệp.
Đây cũng là nguyên nhân lớn nhất mà Tào Tháo tuy nghênh đón và hầu hạ thiên tử, chiếm được đại nghĩa triều đình nhưng thủy chung vẫn ở thế yếu.
Có điều, đáng để thấy may mắn là Quách Gia (trong lịch sử chân thực là Mao Giai, đừng bị cuốn sách này làm nhầm) khi Tào Tháo sắp lâm vào tuyệt cảnh thì lại xuất hiện, đề xuất kế sách đồn điền cho Tào Tháo.
Cái gọi là đồn điền, dùng thuật ngữ hiện tại để giải thích thì chính là thành lập binh đoàn sản xuất và xây dựng. Cách làm của nó chính là thống nhất an trí bạo dân khăn vàng bị ép hàng và lưu dân chiêu mộ được lại với nhau, tiến hành quản lý quân sự hóa. Do chính phủ thống nhất đề cung các loại vật tư sản xuất như ruộng đất, dụng cụ nông canh, trâu cày, cây trồng. Để bạo dân khăn vàng và lưu dân xuất công xất lực tiến thành canh tác, lương thực sản xuất ra thì tiến hành chia năm năm hoặc là sáu bốn.
Đồn điền mà Mã đồ tể thực hiện ở bắc địa Hà Sáo kỳ thực cũng na ná như cách làm của Tào Tháo.
Lợi ích của đồn điền là rất kinh người.
Gánh nặng của bách tính thời Hán là rất lớn, tuyệt đại bộ phận thu hoạch đều phải dùng để nộp thuế ruộng, nhưng đại bộ phận đều bị địa chủ hào cường ở giữa khấu lưu, thuế ruộng nộp lên quốc khố chỉ còn một phần mười hoặc là một phần mười lăm. Lúc thuế nhẹ nhất thậm chí chỉ có một phần ba mươi!
Tới hậu kỳ Đông Hán, triều đình kỳ thực cũng muốn tăng thuế, nhưng đã không thể tăng thêm được nữa. Bởi vì thu hoạch của bách tính chỉ còn lại một hai phần, nếu còn tăng nữa thì lão bách tính sẽ không còn đường sống! Để bảo hộ lợi ích của mình, đại chủ hào cường thời Hán mạt và các sĩ tộc lực lượng trung kiên đều cùng nhau phải đối triều đình tăng thuế. Hoàn Đế, Linh Đế bị bức tới bất lực, mới nghĩ ra cao chiêu là bán quan. Kết quả là đẩy đế quốc Đại Hán cực thịnh một thời tới bờ diệt vong.
Đồn điền dưới tiền đề không chất thêm gánh nặng cho bách tính, khiến tiền lương thu được tăng lên mấy lần thậm chí là mấy chục lần, quốc khố được tăng cường hơn hiều. Lợi ích của nó từ đó cho thấy là rất không tầm thường. Chính bởi vì có cường lực của chế độ đồn điền giúp đỡ, Tào Tháo mới có thể đứng vững ở hai châu Duyên, Dự đói nghèo tới cực điểm này.
Tuy bốn mặt đều có cường địch, nhưng Tào Tháo vẫn đứng vững.
Lại nói Tào Tháo và Lữu Bố đang giằng co nhau ở Lương quốc thì nháy mắt đã tới tháng năm năm Kiến An thứ chín, đột nhiên phát hiện chiến cơ không ai ngờ tới xuất hiện. Quân Tào vì thiếu lương, bị bức vào Tựu cốc ở Hướng quận.
Bởi vì Lương quốc không có nông trường đồn điền. Nhân quân Tào đóng ở Bộc Dương cũng đối diện với khốn cục là thiếu thốn quân lương, không thể không mạo hiểm phái binh tới Tể Bắc quốc, Đông Bình quốc để cướp luá mì. Bởi vì Tể Bắc quốc, Đông Bình quốc đều có nông trường đồn điền. Quân Từ Châu của Tào Báo, Trương Liêu tuy đã công chiến Tể Bắc và Đông Bình, nhưng lại không phá hủy nông trường đồn điền, cũng không phái binh đóng giữ.
...
Trong đại trướng, Tào Tháo đang triệu tập đám văn võ tâm phúc Quách Gia, Tuân Du, Lưu Diệp, Quan Vũ, Tàng Bá tới nghị sự. Lưu Diệp phụ trách tình báo bước lên trước, nói: Chúa công, thám mã hồi báo, Lữ Bố vẫn chưa suất lĩnh đại quân tiến công Hứa Đô mà lại suất lĩnh đại quân chiếm đóng Kiến Bình của huyện đông bắc.
Tới năm Kiến An Hán Hiến Đế thứ chín, trải qua chiến loạn trong thời gian dài. Thành trì trong biên giới Duyện Châu, Dự Châu đã bị tổn hại nghiêm trọng, trừ số ít mấy tòa thành như Hứa Xương, Bộc Dương ra, đại đa số thành trì khác đều đã tan vỡ bất kham, căn bản không có giá trị để chiếm lĩnh, giống như Kiến Bình, huyện đông bức mà Tào Tháo, Lữ Bố đóng binh hiện tại đều là thành trì bỏ hoang, căn bản chỉ làm được quân doanh mà thôi.
Tào Tháo vuốt râu cười nói: Lữu Bố chí cao mà tài hèn, Công Đài thì lại là người thông minh.
Quách Gia nói: Lữu Bố xuất quân chiếm giữ Kiến Bình, dụng ý của hắn không nghi ngờ gì nữa chính là phá rối Tựu cốc của quân ta. Chúa công sao không lợi dụng bố cục này, để kẻ thông minh lại bị thông minh hại, cuối cùng giết cho Lữ Bố hoa rơi nước chảy.
Tào Tháo mắt lộ ra vẻ kỳ dị, cười hỏi: Không biết Phụng Hiếu có kế gì vậy?
Quách Gia nói: Đợi ngày mai, các quân không cần để ý đến kẻ địch ở Kiến Bình, cứ ra ngoài thu cắt lúa mạch như bình thường.
Tàng Bá nói: Khi các quân ra ngoài thu lúa mạch, nếu Lữ Bố đột nhiên xuất quân đánh lén thì chư quân đều không kịp về đại doanh. Chúa công chẳng phải là gặp nguy sao?
Quách gia nói: Lữ Bố nếu dẫn quân đánh lén, tại hạ tự có tính toán.
Tàng Bá ôm quyền nói với Tào Tháo: Chúa công, mạt tướng cho rằng cứ lưu lại một nhánh quân mã bảo hộ an nguy cho chúa công là tốt nhất.
Không cần đâu, ha ha. Tào Tháo vuốt râu cười nói: Thế nhân đều cho rằng cô giảo hoạt đa nghi, tuyệt sẽ không cho đối thủ cơ hội, lần này cô đột nhiên mở cửa, để cho đối thủ thời cơ. Công Đài tất nhiên sẽ hoài nghi, cho rằng trong đó có trá, chắc không dám tùy tiện vào thành, bản tướng vẫn sẽ vững như Thái Sơn thôi.
Chư tướng bất đắc dĩ chỉ đành vâng lời.
Tới ngày hôm sau, chư tướng mỗi người suất quân ra ngoài thu gặt lúc mạch, Tào Tháo chỉ lệnh cho Quan vũ dẫn năm trăm đao thủ lưu lại giữ doanh trại, lại lệnh cho hai trăm thần xạ thủ mai phục trong hai mảng rừng rậm ở hai bên ngoài thành, an bài xong tất cả, Tào Tháo lại thiết yến trong trướng, cùng bọn Quách Gia, Tuân Du đối ẩm.
Khi sắp đến giữa trưa, thám mã hồi báo, Lữ Bố quả nhiên dẫn quân tới tập doanh.
Tào Tháo mừng rỡ đứng bật dậy, cao giọng nói: Quan Vũ ở đâu?
Quan Vũ ứng tiếng bước vào trướng, ôm quyền nói: Có mạt tướng.
Tào Tháo nói: Dẫn năm trăm đao thủ bày trận ở ngoài thành.
Quan Vũ nói: Tuân lệnh.
Nhìn bóng của Quan Vũ rời đi, Tào Tháo lại phân phó thân binh: Người đâu, chuyển tiệc rượu lên thành lâu.
Đợi thân binh chuyển bàn rượu đi rồi, Tào Tháo mới vỗ vỗ tay, nói với Quách Gia, Tuân Du: Phụng Hiếu, Công Đạt, theo cô tới thành lâu ẩm yến, có lưỡi mác của Lữ Bố trợ hứng chẳng phải là vui lắm sao.
Quách Gia, Tuân Du đồng thời chắp tay nói: Mời chúa công.
Lại nói tới Lữ Bố.
Sớm đã nhận được hồi báo của mật thám rằng đại đội quân Tào từ huyện xuất phát đi thu gặt lúa mạch, Trần Cung cho rằng huyện đông bắc nhất định là phòng bị trống rỗng, liền kiến nghị Lữ Bố khởi binh đánh lén. Lữ Bố tiếp nhận kiến nghị của Trần Cung, lại lệnh cho Tốn Hiến bảo vệ Kiến Bình, còn mình và Trần Cung dẫn hai vạn đại quân tới đánh lén huyện.
Lữ Bố, Trần Cung suất lĩnh hai vạn đại quân giết tới thành đông của huyện, chỉ thấy Quan Vũ đang ghìm ngựa hoành đao chặn đường. Năm trăm đao thủ ở đằng sau Quan vũ xếp thành hình chữ nhất, tuy dùng năm trăm tướng sĩ đối diện với hai vạn đại quân Từ Châu, nhưng vẫn đằng đằng sát khí, không chút sợ hãi. Quan Vũ cùng năm trăm đao thủ đứng sau, cửa huyện thành mở rộng, một đội lính già yếu đang quét đường.
Chúa công, quân sư mau nhìn kìa, Tào A Man đó!
Thành Liêu mắt tinh đột nhiên hét to.
Lữ Bố, Trần Cung nghe vậy bèn ngẩng đầu lên nhìn, thuận theo hướng chỉ của Thành Liêm, quả nhiên nhìn thấy Tào Tháo và hai nho sinh đang uống rượu trên thành lâu, hai đội nữ tử trẻ tuổi, mặt mày xinh đẹp đang oanh ca yến vũ trước bàn rượu. Ba người thì đàm tiếu phong sinh, không ngờ lại coi hai vạn đại quân ở ngoài thành như vô vật.
Tháo tặc chớ có cố lộng huyền hư! Đợi bản tướng quân vào thành bắt giữ!
Lữ Bố ghìm ngựa lại, nghi hoặc hỏi Trần Cung: Công Đài sao lại ngăn cản bản tướng quân?
Trần Cung đưa tay ra chỉ trái phải, rồi nói với Lữ Bố: Mời chúa công nhìn, hai bên có hai mảng rừng rậm, trong rừng thỉnh thoảng lại có chim kinh hãi bay lên, chắc có quân Tào mai phục! Hơn nữa Tào Tháo tính tình xảo trá, luôn luôn đa nghi, dùng binh có thể nói là không chê vào đâu được. Sao lại dễ dàng lộ ra sơ hở, trong đây tất nhiên có huyền hư khác.
Lữ Bố nghĩ một lát, cuối cùng vẫn cảm thấy không cam lòng, nói với Thành Liêm: Thành Liêm, phái hai đội khoái mã vào rừng, tra xét ngọn ngành!
Tuân lệnh!
Thành Liêm lĩnh mệnh mà đi.
Chưa tới một tiếng sau, Thành Liêm lại vội vàng quay về, nói với Lữ Bố: Chúa công, trong rừng quả thật có quân Tào mai phục. Thám mã mà mạt tướng phái ra có một nửa bị bắn chết rồi.
Trần Cung nói: Chúa công, chuyện đã rất rõ ràng rồi, Quan Vũ cùng hai trăm đao thủ ở ngoài thành chỉ là mồi nhử, quân ta nếu ồ ạt tiến công, thì phục binh trong rừng sẽ xông ra, trong ngoài giáp kích. Hơn nữa Tào Tháo dùng binh rất tàn nhẫn, rất có khả năng là lại phái thêm một nhánh kỵ binh vây bọc đường lui, chặn quân nhu của ta, nơi đây không thích hợp ở lâu, mau rút binh thôi.
Đáng ghét! Lữ Bố hung hăng trừng mắt nhìn Tào Tháo ở trên thành lầu một cái, quơ Phương Thiên ngọa kích trong tay, cao giọng nói: Truyền lệnh, toàn quân rút lui!
Sau khi Lữ Bố hạ lệnh, hai vạn đại quân Từ Châu lập tức rút như thủy triều.
Trên thành lâu, Tào Tháo thở phào một hơi, nói với Quách Gia, Tuân Du: Công Đài trúng kế rồi, lần này về doanh tất sẽ mất lòng tin của Lữ Bố. Giờ phút quân Từ Châu bại vong không còn xa nữa đâu. Ha ha!
....
Kiến Bình, đại doanh quân Lữ Bố.
Lữ Bố dẫn quân vừa về đại doanh, các lộ mật thám liền nhao nhao truyền tin tức về. Lúa mạnh của huyện đông bắc đã bi quân Tào gặt hết, mật thám tiềm nhập vào quân Tào cũng truyền tin tức về (kỳ thực là Tào Tháo cố ý bắn tin). Trong rừng cây ở ngoài thành không hề có phục binh, kỳ thực chỉ có hai trăm thần xạ thủ, đương thời huyện trừ năm trăm đao thủ của Quan Vũ ra thì dưới tay Tào Tháo không có một binh một tốt.
Trần Cung sau khi biết tin thì xấu hổ vô cùng.
Lữ Bố thì hối hận đến thối cả ruột, trong lòng thầm nghĩ nếu lúc đó không phải là Trần Cung ngăn cản, thì giờ Tào Tháo đã tiêu đời dưới kích của Lữ Bố hắn rồi, vì lần này Lữ Bố tức giận đến nỗi hai ngày liền không nói chuyện với Trần Cung.
Kết quả tới ngày thứ ba, mật thám lại truyền tin tức tới, quân Tào lại một lần nữa ồ ạt xuất thành chuẩn bị gặt gấp lúa mạch của huyện tây bắc, Lữ Bố nghe thấy tin này lại khởi binh. Lần này Lữ Bố dứt khoát để Trần Cung lại thủ thành Kiến Bình, bản thân dẫn hai vạn đại quân trước sau đánh lén huyện, Trần Cung tìm mọi cách để ngăn cản nhưng Lữ Bố vẫn không nghe.
...
Lữ Bố suất lĩnh đại quân tới ngoài huyện thành, Tào Tháo lại giở trò cũ, cùng Quách Gia, Tuân Du nhấm rượu trên đầu thành, lại lệnh cho Quan Vũ dẫn năm trăm đao thủ bày trận hình chữ nhất ở ngoài cửa đông, lần này Lữ Bố quát một tiếng, suất quân chém giết. Quan Vũ đoán chừng không địch lại, vung Thanh Long Yển Nguyệt đao ra sau, dẫn năm tăm đao thủ quay đầu chạy vào trong thành.
Lữ Bố không biết là kế, dẫn quân giết vào thành.
Lữ Bố đánh lui Quan Vũ, khi đang muốn xông lên đầu thành giết Tào Tháo mới đột nhiên phát hiện đó căn bản không phải là Tào Tháo, mà chỉ là một tượng gỗ mặc quan phục của Tào Tháo, lập tức biết là trúng kế, đang muốn dẫn quân chạy ra ngoài thành thì trong thành đột nhiên vang lên tiếng kèn lệnh, xung quanh có phục binh ùa ra, loạn tiễn bắn tới tấp, quân Từ Châu xông vào trong thành lập tức ngã rạp.
Dưới tình thế cấp bách, Lữ Bố vung Phương Thiên Họa kích từ trong quân Từ Châu giết ra một đường máu, khó khăn lắm mới ra được ngoài thành. Song rừng rậm ở hai bên lại đột nhiên vang lên tiếng hô giết, lần này, Tào Tháo thật sự mai phục tám ngàn tinh binh ở trong rừng, nhân lúc quân Từ Châu ồ ạt nhập thành mà giết ra, lập tức cắt đứt đường lui của quân Từ Châu.
Quân Tào trong ngoài giáp kích, quân Từ Châu binh bại như núi lở. Lữ Bố tả xung hữu đột nhưng thủy chung vẫn không chọc thủng được vòng vây, khi thầm nghĩ rằng chắc mình tiêu đời thì quân Tào ở góc đông bắc đột nhiên trận cước đại loạn. Lữ Bố thấy vậy liền mừng rơn, vội vàng thu thập đám tàn binh giết về góc đông bắc, lại phát hiện là Trần Cung suất quân tới cứu, lập tức hai quân hội hợp, chọc thủng vòng vây của quân Tào, cắm đầu chạy về Kiến Bình.
Song, khi Lữ Bố, Trần Cung dẫn quân lui về tới Kiến Bình thì lại phát hiện trên thành lâu Kiến Bình đã treo cờ của quân Tào. Thì ra Tào Tháo nhân lúc Lữ Bố, Trần Cung dẫn hết quân đi, sớm đã ra lệnh cho Tàng Bá dẫn một nhánh khinh kỵ nhân cơ hội mà tập kích chiếm lĩnh Kiến Bình. Quân lương của Lữ Bố bị mất hết, vô kế khả thi đành chật vật lui về.
Tào Tháo đương nhiên không bỏ qua cho cơ hội trời ban này, lập tức lệnh cho Tàng Bá suất lĩnh đại quân tiến lên, còn mình thì dùng Quan Vũ làm tiên phong, dẫn tám ngàn tinh binh khinh trang nhanh chóng tiến tới chém giết. Kết quả Lữ Bố, Trần Cung vừa lui về thì đại quân của Tào Tháo đã theo đuôi mà tới bao vây ở Hạ.
Cuối tháng năm, Tàng Bá suất lĩnh hai vạn đại quân đuổi tới ngoài Hạ thành hội hợp với Tào Tháo. Tào Tháo không gấp công thành mà hạ lệnh đào rãnh sâu men bên ngoài Hạ thành. Trong rãnh trải đầy chướng ngại vật, ngoài rãnh thì xây lầu quan sát, bày ra tư thế trường kỳ vây khốn. Lữ Bố trong lòng lo lắng liên tục năm lần bảy lượt thử đột vây, kết quá đều bị loạn tiễn của quân Tào bắn lui.
...
Lữ Bố bị Tào Tháo đánh cho đại bại. Tào Báo, Trương Liêu tại đông quận cũng giành được toàn thắng, đánh cho Tào Nhân, Tào Hồng thua chạy tơi bời.
Bộc Dương chi chiến và huyện đông bắc chi chiến cơ hồ đồng thời diễn ra.
Sách lược mà Tào Nhân áp dụng giống y như sách lược của Tào Tháo, nhưng vì đối thủ khác nhau nên kết quả giành được cũng khác nhau. Tào Tháo đại thắng còn Tào Nhân thì đại bại.
Đầu tháng năm.
Lương thảo trong thành Bộc Dương đã hết sạch, Tào Nhân quyết định chia binh xuất thành gặt lúc mạch, nhưng lại lo lắng Tào Báo, Trương Liêu nhân cơ hội mà vào đánh lén Bộ Dương nên liền bày ra một kế. Lệnh cho tòng đệ Tào Hồng dẫn quân rầm rộ xuất thành, tới Tể Bắc lấy lúa mạch, tới đêm thì lặng lẽ mai phục ở rừng rậm bên ngoài thành Bộc Dương.
Hôm sau, Trương Liêu quả nhiên dẫn quân tới đánh lén Bộc Dương, kết quả bị Tào Nhân, Tào Hồng trong ngoài giáp kích đánh cho đại bại.
Trương Liêu đã bị đại bại, Tào Nhân cho rằng quân Từ Châu sẽ không dám đánh lén nữa, liền lệnh cho Tào Hồng dẫn quân rầm rộ ra khỏi thành, lần này thì thực sự đi tới Tể Bắc gặt lúc mạch, kết quả là ngày hôm sau, Tào Báo, Trương Liêu dốc hết đại quân tới đánh lén Bộc Dương, Tào Nhân binh ít không địch được, cho nên Bộc Dương thất thủ.
Thì ra Trương Liêu sớm đã nhận ra quỷ kế của Tào Nhân, lần đầu tiên có ý dẫn tàn quân lão nhược công đả Bộc Dương, kết quả bị quân Tào giết cho đại bại, thành công hóa giải lòng cảnh giác của Tào Nhân. Lần thứ hai Tào Hồng thực sự tới Tế Bắc gặt lúa mạch, Trương Liêu mới cùng Tào Báo dẫn hết binh tinh nhuệ tới công đánh Bộc Dương, giết cho Tào Nhân đại bại.
Tào Hồng nghe thấy tin tức vội vàng dẫn quân về cứu Bộc Dương, kết quả lại bị Trương Liêu giết cho thảm bại.
Tòa Nhân Tào Hồng bị đánh cho tơi bời, thảm bại lui về Trần Lưu. Tào Báo, Trương Liêu dẫn quân truy đuổi không tha, dẫn quân công nhập cảnh nội Trần Lưu, chỉ đáng tiếc là lúc này Lữ Bố đã bị Tào Tháo giết cho đại bại phải quay về Hạ thành. Nếu không, một khi Tào Báo, Trương Liêu chia binh nam hạ bao vây hậu lộ của Tào Tháo, Tào Tháo sẽ rơi vào tuyệt cảnh tiến thối lưỡng nan. Một khi như vậy, kết quả của Duyện Châu chi chiến sẽ hoàn toàn bị thay đổi.
Cuối tháng năm.
Tào Báo, Trương Liêu nghe tin Lữ Bố binh bại bị vây khốn, vội vàng quay về Từ Châu, Trần Lưu đang bị vây không chiến mà tự thoát. Mà lúc này, trong thành Trần Lưu đã không còn lương để ăn, dưới trướng Tào Nhân, Tào Hồng chỉ còn lại gần ba ngàn binh tốt có thể chiến đấu. Nếu không phải vì Lữ Bố thua trận, tối đa qua ba ngày nữa là Tào Nhân Tào Hồng sẽ binh bại mà bị giết, quân bắc lộ của Tào Tháo sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt.
Nếu sự tình thực sự phát triển như vậy, điều này đối với quân tâm, sĩ khí của quân Tào mà nói thì không nghi ngờ gì nữa chính là một sự đả kích trầm trọng. Đáng tiếc rằng đây chỉ là giả thiết, bởi vì Lữ Bố chiến bại, nên tất cả những điều này đều không phát sinh. Thắng lợi huy hoàng ở chiến trường Đông quận của Trương Liêu, Tào Báo nháy mắt đã trở thành công cốc.
Hạ thành bị vây đã hơn một tháng.
Ở hậu viên của dinh thự, Lữ Bố đang ngẩng mặt lên trời nhìn trăng rồi than ngắn thở dài, ánh trăng dật dờ khiến bóng người của Lữ Bố hắt lên mặt đất càng dài hơn, vẫn là lưng hổ eo gấu, vẫn là anh tư bột phát, mãnh tướng ở ngoài Hổ Lao quan độc chiến quần hùng năm đó vẫn còn đây, Phương Thiên Họa kích khiến mười tám lộ chư hầu Quan Đông thấy mà kinh hồn tảng đảm cũng vẫn còn đây. Song, trái tim vô địch của võ tướng lại không còn nữa.
Tướng quân!
Một giọng nói gợi tình từ phía sau vang lên, Lữ Bố chậm rãi quay người lại. Dáng người đẫy đã xinh đẹp như hoa của Điều Thiền dưới ánh trăng càng lộ ra vẻ duyên dáng đến mê người. Phong sương tuế nguyệt không hề lưu lại một chút dấu tích nào lên mặt nàng ta. Sự tưới tắm ngày đêm của Lữ Bố càng khiến nàng ta càng lúc càng đẹp hơn.
Thiền nhi.
Lữ Bố thấp giọng gọi khẽ một tiếng, không ngờ lại nhìn đến ngây ngốc, vừa nghĩ tới sau khi binh bại giai nhân tuyệt sắc này sẽ luân lạc thành chiến lợi phẩm của Tào Tháo, Lữ Bố đau lòng cơ hồ muốn ngạt thở. Nhưng giết nàng ta ư? Lữ Bố bất kể là như thế nào cũng không đành lòng làm vậy. Thiền nhi à Thiền nhi, nàng bảo ta phải xử trí nàng thế nào mới phải đây?
Lữ Bố đột nhiên có chút minh bạch tâm tình của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ khi đối diện với Ngu Cơ năm đó, phần nhi nữ tình trường đó, phần anh hùng khí đoản đó. Hắn hối hận vì sao không nghe lời Công Đài, không nghe lời khuyên của Công Đài, chỉ hận thế sự vô tình, không thể làm lại.
...
Ngoài Hạ thành, trong quân trướng của Tào Tháo.
Thân binh bỗng nhiên bước vào bẩm báo: Thừa tướng, Quan Vũ tướng quân ở ngoài trướng xin cầu kiến.
Vân Trường ư? Tào Tháo ngạc nhiên ngẩng đầu lên, nói với thân binh: Mời hắn vào.
Thân binh lĩnh mệnh đi ra, một lát sau Quan vũ liền lách người tiến vào đại trướng, cung kính vái chào Tào Tháo, rồi thấp giọng nói: Thừa tướng, Hạ thành sắp bị phá rồi, Vũ có một chuyện muốn cầu.
Tào Tháo nói: Vân Trường cứ nói ra đi.
Quan Vũ nói: Vũ năm nay đã ba mươi bảy tuổi rồi nhưng lại chưa cưới vợ. Sau khi thành bị phá, xin được nạp thiếp của Lữ Bố là Điêu Thiền làm vợ, xin thừa tướng thanh toàn.
Ồ, chuyện này thì có gì khó đâu, cô bằng lòng.
Tào Tháo thuận miệng đáp ứng ngay, nhưng trong lòng lại thầm để lại một cái tâm nhãn.
Thầm nghĩ đây đã là lần thứ hai Quan Vũ ở trước mặt hắn nhắc tới thị thiếp Điêu Thiền của Lữ Bố, chẳng lẽ ả này đúng là quốc sắc thiên hương, thiên kiều bách mị ư? Nếu không sao Quan Vũ lai nhớ nhung mãi như vậy? Ừ, xem ra sau khi thành bị phá mình trước tiên đi xem thế nào, nếu thực sự là quốc sắc thiên hương, thiên kiều bách mị, nói không chừng chỉ đành ủy khuất cho Vân Trường rồi, hắc hắc.