Thi hội đã kết thúc từ lâu nhưng số thư sinh tới ở Vạn Thư Lâu không giảm.
Sau khi Tần Dục đồng ý để những thư sinh có gia cảnh nghèo khó, gia đình không đủ điều kiện chu cấp tới Vạn Thư Lâu ăn ở miễn phí thì đã có rất nhiều thư sinh đến ở, ngoài ra những người trượt thi hội, rớt cử nhân cũng tới Vạn Thư Lâu.
Có những người chỉ ở Vạn Thư Lâu vài ngày rồi về quê nhà nhưng cũng có người tính toán ở lại lâu dài. Đường trở về quê nhà vừa xa xôi vừa nguy hiểm không bằng ở lại học tập dùi mài kinh sử, ba năm sau lại tái chiến.
Nếu may mắn, có khi... có khi không cần chờ đến ba năm. Nghe nói Vĩnh Thành Đế không còn trụ được bao lâu nữa, đợi tân đế đăng cơ sẽ tổ chức ân khoa[1]. Nếu Vĩnh Thành Đế đi sớm thì không tới một năm, bọn họ có thể tham gia ân khoa.
[1]Ân khoa: Khoa thi đặc biệt được tổ chức ngoài kì hạn thường lệ để đánh dấu việc vui mừng của quốc gia, triều đình hoặc hoàng tộc.
Thật ra không phải người đọc sách nào cũng không để ý chuyện thế sự. Ban đầu nhiều người lo lắng Vạn Thư Lâu không cho họ ở lâu dài nhưng mọi người nhanh chóng phát hiện ra điều đó là dư thừa.
Đoan Vương không đuổi họ đi, ngược lại còn phái người hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của bọn họ. Sau khi nghe mọi người trình bày hoàn cảnh gia đình, Đoan Vương còn sai người kiểm tra, đối chiếu lại thông tin hộ tịch.
Nghe nói, đây là điều cần thiết để đảm bảo an toàn. Quy trình tham gia thi hội vốn nghiêm ngặt, phải kiểm tra công văn nhiều lần, lại cần có người bảo đảm nên mọi người thấy việc Đoan Vương kiểm tra hộ tịch không hề kỳ lạ, thậm chí tất cả đều chấp nhận cách giải thích này. Những cử nhân đó không biết được rằng tất cả chỗ tư liệu cá nhân đó đều bị thu thập, kể cả biểu hiện của bọn họ khi ở Vạn Thư Lâu cũng bị theo dõi, ghi chép lại rồi đưa tới tay Tần Dục.
Người phụ trách làm tất cả những việc đó là Ngô Thiên Dương.
Ta không quản người đó là tú tài hay cử nhân, chỉ cần trong sạch, không liên lụy người nhà đều xếp riêng ra. Tần Dục nói.
Vương gia? Ngô Thiên Dương không hiểu lý do Tần Dục làm vậy.
Ta muốn đưa những người đó đi Tây Bắc. Tần Dục ngẩng đầu, nhìn về phía Ngô Thiên Dương.
Đôi mắt của Ngô Thiên Dương trợn tròn. Những lời này Tần Dục không chỉ nói với mình Ngô Thiên Dương.
Tần Dục để lại cho Triệu Nam một ít nhân thủ, nói là muốn hắn chuyển ít thứ, giờ nghe vương gia nói vậy, mấy thứ kia hẳn là đám tú tài cử nhân.
Bên Tây Bắc vừa hoang vu vừa vô cùng thiếu người, giải pháp cho việc này là đưa nạn dân từ vùng hạn hán tới, tuy nhiên có bá tánh thì cũng phải có quan viên. Cơ bản là không ai nào tự nguyện đến Tây Bắc làm quan, kể cả là đám tú tài cử nhân, vì bên đó không chỉ nghèo mà còn nguy hiểm.
Với những học sinh này mà nói, thà đi Giang Nam làm phụ tá cho huyện lệnh còn tốt hơn tới Tây Bắc làm quan. Tần Dục bất đắc dĩ phải dùng biện pháp khá là... thiếu đạo đức này. Tần Dục sai người gom đám học sinh lại với nhau rồi sai Triệu Nam trói người lại, trực tiếp mang đi Tây Bắc.
Với bên ngoài, Tần Dục sai người giải thích, những người này cảm động trước ân đức của hắn, tự nguyện đi Tây Bắc. Những học sinh được đưa đi lần này đã được chọn lọc trước, bọn họ không có người nhà liên lụy, có thể một mình đi Tây Bắc. Những người đạt được điều kiện như vậy ước chừng hơn năm trăm người. Không có người nhà liên lụy không có nghĩa họ là cô nhi. Tần Dục chọn ra những người không phải con trai độc nhất trong nhà lại chưa thành thân, còn anh chị em khác để phụng dưỡng cha mẹ.
Những người tới Vạn Thư Lâu ăn ở miễn phí vốn không phải người đồng ý tiếp nhận của ăn xin, đều là người có khí khái. Tần Dục tin tưởng, thời điểm bọn họ mới bị trói đều nảy sinh bất mãn nhưng sẽ nhanh chóng tiếp thu hiện thực. Hắn lại sai người ngày ngày thuyết phục, có khi bọn họ còn mong đợi việc tới Tây Bắc.
- ----
Thời điểm Tần Dục rời Kinh thành, thời tiết đã bắt đầu nóng bức nhưng số học sinh tới đưa tiễn rất đông. Bọn họ ngồi trên xe ngựa do Ngô Thiên Dương chuẩn bị rồi ra ngoại thành. Những học sinh ở Vạn Thư Lâu đều muốn tiễn Tần Dục nên xe ngựa nào cũng kín người. Đi ra tới ngoại thành một đoạn, vài chiếc xe rẽ sang hướng khác dần đi tới một con đường hẻo lánh.
Trên xe ngựa, các học sinh đang nói chuyện rôm rả.
Lần này đi thật sự có điều thú vị, ngồi xe ngựa cũng phải ngồi đúng số. Một tú tài cầm thẻ tre hào hứng nói.
Lần này số người tới tiễn Đoan vương quá đông, nếu không có thẻ tre thì chắc mọi người loạn lên mất. Người bên cạnh nói.
Mấy người chúng ta ngồi chung một xe ngựa cũng coi như là một loại duyên phận.
Ngô Thiên Dương ngồi ở trong góc, nghe này mấy học sinh đó nói chuyện, trong lòng cười thầm mấy tiếng. Thẻ tre viết tên và số thứ tự không phải là ngẫu nhiên mà do hắn tự mình sắp xếp, không phải là duyên phận gì.
Sau khi Ngô Thiên Dương thề trung thành với Tần Dục đã quyết cả đời đi theo vị chủ tử này, Tần Dục muốn đi Tây Bắc, hắn lập tức xin đi cùng. Có điều Ngô Thiên Dương không ngờ tới Tần Dục ngoài việc mang theo hắn còn mang theo một đám tú tài cử nhân. Cách làm này... quả thực là không phúc hậu chút nào nhưng Ngô Thiên Dương không thể không thừa nhận, đây là một chủ ý không tồi, có thể nói là tuyệt diệu.
Cách này đối với đám tú tài cử nhân cũng không phải chuyện xấu. Bọn họ muốn làm quan, chờ ở kinh thành không biết là chờ bao nhiêu năm nữa, đi Tây Bắc có khi lập tức phong quan.
Tây Bắc đúng là nơi vừa nghèo vừa nguy hiểm nhưng đám người này cả ngày đều nói muốn tạo phúc cho bá tánh, không bằng đưa hết đi Tây Bắc giúp đỡ bá tánh.
Ngô Thiên Dương nghĩ như thế càng cảm thấy yên tâm.
Ngô huynh. Đột nhiên có người gọi Ngô Thiên Dương.
Không biết Hà huynh có việc gì?
Hà Diệp Đồng đã từng được Đoan Vương chú ý hỏi qua, lại là từ Tây Bắc tới, Ngô Thiên Dương nghĩ hắn hẳn hiểu biết tình huống ở Tây Bắc, liền an bài hắn ngồi chung xe ngựa với mình.
Ngô huynh, huynh nói xem có phải Đoan Vương đã đi Tây Bắc trước, còn đội ngũ này chuyển đồ theo sau không? Hà Diệp Đồng hỏi.
Sau khi thi hội kết thúc, Hà Diệp Đồng biết với khả năng của bản thân rất khó đậu cử nhân. Kì thực, Hà Diệp Đồng không phải người thông minh xuất chúng, lại sống ở Tây Bắc nên không có danh sư chỉ bảo, dựa vào nỗ lực để thi, tới kì thi hội đã đã là cố hết sức, khó đậu nổi tiến sĩ.
Người như thế ở kinh thành chỉ lãng phí thời gian, không bằng về Tây Bắc tiếp tục làm hậu cần cho quân doanh.
Hà Diệp Đồng vốn căm hận người Nhung. Vào mùa đông năm ngoái người Nhung tiến đánh phía nam, hắn bận chuẩn bị cho kì thi hội nên không thể ở biên quan góp sức. Vì việc này mà Hà Diệp Đồng tức giận rõ lâu.
Ban đầu, Hà Diệp Đồng dự định trở về Tây Bắc sau khi kì thi hội kết thúc, khổ một nỗi là hắn hết tiền. Sau khi Ngô Thiên Dương biết được chuyện đã quả quyết đồng ý cho Hà Diệp Đồng đi cùng đội ngũ của Đoan Vương đến Tây Bắc, kết quả là...
Ngô Thiên Dương không những không đi cùng Đoan Vương mà còn kéo hắn đi tiễn xe ngựa. Hắn không muốn tiễn xe ngựa của Đoan Vương mà muốn cùng đi về Tây Bắc. Lòng Hà Diệp Đồng rối như tơ vò, khó hiểu nhìn Ngô Thiên Dương.
Huynh yên tâm, ta đảm bảo huynh nhất định có thể đi Tây Bắc. Ngô Thiên Dương nói.
Đấy là đương nhiên. Đoan Vương không biết nhiều về tình hình Tây Bắc, giá mà ta được đi cùng ngài ấy thì có thể giúp đỡ phần nào. Hà Diệp Đồng lại nói.
Huynh không cần lo việc đó, Vương gia hiểu rõ tình trạng của Tây Bắc. Ngô Thiên Dương đột nhiên nói.
Thật không? Hà Diệp Đồng cảm thấy bất ngờ.
Chuyện đó là thật. Ngô Thiên Dương nói: Trước giờ Vương gia luôn quan tâm tình hình Tây Bắc nên biết không ít việc. Ngày trước huynh là thủ hạ dưới trướng tướng quân Lý Sùng An đúng không?
Đúng thế, Vương gia biết cả việc này sao? Hà Diệp Đồng kinh ngạc.
Lý tướng quân đúng là nhân vật lớn nhưng hắn chỉ là một kẻ vô danh, không ngờ Vương gia lại biết được quá khứ của nhân vật nhỏ như hắn.
Vương gia thật giỏi. Ngô Thiên Dương nói, ngay lúc này từ phía xa truyền đến tiếng vó ngựa.
Còn có người khác tới tiễn Vương gia sao?
Nghe nói lần này Vương gia đi Tây Bắc, bệ hạ sai Cấm vệ quân hộ tống, liệu có phải Cấm vệ quân không?
Không phải Cấm vệ quân, những người đó nhìn kì lạ lắm...
Các học sinh nhấc rèm cửa lên, tò mò nhìn ra ngoài thì thấy một đám người mặc đồng phục cưỡi tuấn mã, từ xa tới bao vây xe ngựa.
Tất cả đều bị bắt cóc.
- ----
Cùng lúc đó tại Kinh thành, tổng quản thái giám Phúc Quý đổ bệnh. Mấy ngày nay Phúc Quý hầu hạ Vĩnh Thành Đế vô cùng vất vả, cả người đều uể oải, đợi mãi mới có cơ hội rời khỏi Vĩnh Thành Đế. Phúc Quý không ở trong cung nghỉ ngơi mà kiên trì xuất cung.
Phúc Quý cảm thấy chỉ có ngắm nhìn chỗ vàng bạc mà bản thân tích góp được mới làm hắn thoải mái, có khi còn vui vẻ đến khỏi bệnh luôn.
Đi xuống cầu thang hướng tới ngân khố, tuy Phúc Quý chưa nhìn thấy chỗ vàng bạc bảo bối nhưng khóe miệng đã không kìm được mà cong lên.
Tuy nhiên ngay sau đó, nét mặt Phúc Quý cứng lại, bởi vì ngân khố của hắn trống rỗng.
Không, nơi này hình như còn cái gì đó... Trên tường treo một tờ giấy, nét chữ này Phúc Quý rất quen thuộc, là chữ của Thái Bình đạo nhân.
Nét chữ thiết họa ngân câu[1], vô cùng đẹp đẽ nhưng khi Phúc Quý nhìn lại thấy vô cùng đau lòng.
[1]Thiết họa ngân câu: miêu tả nét chữ trong mạnh mẽ lại chứa gì đó mềm mại.
Mượn tiền bạc của ngươi dùng một chút, tương lai ngươi tất có phúc báo.
Kể cả tương lai có phúc báo, hắn cũng tiếc tiền!