- Vi thần có vài lần gặp gỡ với tiểu Thạch tướng công. Tiểu Thạch tướng công quả thực thiên tư hơn người, lại chăm chỉ, cố gắng học tập, ngoài thời gian hướng dẫn nông phu gieo trồng, hắn cơ bản chỉ đống cửa đọc sách, học tập từ lúc mặt trời mới mọc tới tận tối khuya mới nghỉ, bốn năm như một ngày. Bởi vậy tài hoa hôm nay của tiểu Thạch tướng công không phải do trời sinh, tất cả đều nhờ sự cố gắng của hắn. Hiện tiểu Thạch tướng công còn nhỏ, như cây mạ non, đang phát triển, như đóa hoa vừa hé nụ, nếu bệ hạ phong hắn là tiểu thánh nhân sợ rằng không phải là khen thưởng mà chính là giết hắn.
Mọi người nghe xong đều thở dài, nghĩ thầm, một thiếu niên không phải lo cơm ăn áo mặc, ở cái tuổi trẻ con, ham chơi đã có tài hoa và thanh danh lớn như vậy mà vẫn kiên trì khổ học. Kỳ thật Thạch Kiên không phải không muốn đi chơi, hắn cũng muốn đi dạo trên đường, không muốn suốt ngày ngồi nhà, nhưng chỉ cần hắn đi ra ngoài sẽ khiến mọi thứ rối loạn, hắn hết cách, đành phải đóng cửa ở trong nhà. Một tiểu hài tử lại không ham chơi ? Chẳng có ai như vậy.
Có điều cái danh hiệu thánh nhân này đối với Thạch Kiên thật quá lớn, không phải chỉ một quyển Tự Trị Thông Giám thôi sao ? Tư Mã Thiên từng viết sử ký, Hán Vũ Đế chỉ thưởng vài thứ. Nếu luận công tích, so với Gia Cát Lượng, Vương Mãnh, Phòng Huyền Linh, Trương Lương, Thạch Kiên chưa thể bằng, vậy mà bọn họ chẳng ai được phong làm thánh nhân.
Tống Chân Tông mấy ngày hôm nay nghiên cứu Tự Trị Thông Giám. Đọc qua những trận chiến lịch sử như trận Xích Bích, trận Hợp Phì….
Hắn cũng nhìn ra dụng ý của Thạch Kiên khi viết cuốn sách này, chính là gieo mầm mống trung lương, giết chết những ý tưởng loạn đảng từ trứng nước, giúp đỡ hoàng đế.
Bản Tự Trị Thông Giám đưa ra cả những giai đoạn lịch sử như Hàn, Ngụy, Triệu, tóm lược vô cùng đầy đủ, đề cao chữ Lễ, lễ là gì ? Là kỷ cương, là lễ giáo. Quân thần cần danh, cái gì gọi là danh ?
Công, hầu, khanh…..cũng là danh.
Con người lấy tứ hải làm nhà, làm vua phải lấy dân làm gốc, nếu không dù có trí tuệ tuyệt luân, chí khí ngất trời sớm muộn cũng sẽ mất giang sơn.
Quyển sách được soạn thảo vô cùng nghiêm cẩn, từng câu từng chữ xúc tích, khẳng khái, không chút nịnh bợ.
Tống Chân Tông khi đọc cuốn sách này, đã từng hỏi Lưu Nga:
- Hiện tại, có ai có được tất cả những đức tính này không ?
Lưu Nga trầm tư một hồi, rồi nói:
- Nếu khẳng khái như Phạm Trọng Yêm, trí tuệ như Vương Khâm, anh dũng như Khấu Chuẩn, sợ rằng không có ai.
Tống Chân Tông nói:
- Chẳng lẽ văn võ toàn triều, không ai được như vậy ?
Lưu Nga lại trầm tư:
- Giờ không có, sau cũng không có, nếu có chỉ có thể là Thạch Kiên, nhưng phải đợi, đợi hắn trưởng thành, bây giờ còn rất nhiều thứ chưa thực sự bộc lộ.
Ý nàng nói Thạch Kiên còn nhỏ, không biết sau này lớn lên có biến hóa gì không. Nàng cũng lựa lời nói, không làm Tống Chân Tông mất hứng.
Đôi khi Tống Chân Tông nghĩ tới Thạch Kiên, hắn lại hình dung ra một hình ảnh:
Trong một căn phòng tăm tối, ánh sáng mù mờ, Thạch Kiên đốt đèn, cầm sách chăm chú đọc, ngay cả Hồng Diên, Lục Ngạc mang cơm tới cũng không biết, học quên cả ăn, mọi người thúc dục mới bừng tỉnh.
Mỗi lần như vậy, hắn lại bật cười, lắc lắc đầu:
- Thật là một đứa trẻ tốt.
Đôi khi hắn lại nghĩ, Thạch Kiên mặc dù còn nhỏ, nhưng đã giúp được hắn rất nhiều thứ. Đầu tiên là giống hoa màu mới, rồi lại giúp con dân của hắn có áo ấm mặc, khám phá mở rộng lãnh thổ đất nước.
Nói tới hai đại lục này, hắn lại sáng mắt, thậm chí nắm mơ cũng mỉm cười.
Rồi lại con thuyền mới, rồi bản Tự Trị Thông Giám này.
Tiểu thần đồng, còn chưa làm quan, nhưng là một đứa nhỏ thật tốt.
Tống Chân Tông lại thở dài.
Khi nghe các đại thần nghị luận, hắn nói với Phạm Trọng Yêm:
- Phạm ái khanh, khanh đã xem qua cuốn sách, tài năng của khanh trẫm rất hiểu, cũng là người nổi bật trong các quan. Nhưng nếu ta bảo khanh viết một cuốn sách, liệu khanh có thể viết được như thế này không ?
Phạm Trọng Yêm thầm nghĩ, nếu luận văn chương, hắn có thể, nhưng nếu thực sự viết, sợ rằng hắn không thể viết được như vậy. Hắn cũng không thể nào nghĩ tới những manh mối để vạch trần lịch sử như Thạch Kiên nghĩ ra, suy nghĩ một hồi, hắn cung kính nói:
- Thần không thể.
Tống Chân Tông nhìn hắn một lúc, rồi nói với các quan:
- Các vị ái khanh, các người ai có thể viết được một tác phẩm lớn như vậy vào lúc mười hai tuổi ?
Các đại thần ngẩn ngơ nhìn nhau, nghĩ thầm.
Ngoại trừ tiểu thàn đồng, sợ rằng suốt cả lịch sử Trung Quốc chưa ai làm nổi.
Tống Chân Tông lại hỏi:
- Các vị ái khanh, các người đã đọc rất nhiều kinh sách, có ai biết Thượng Thư là ngụy thư hay không ?
Các đại thần lại sửng sốt, trong đầu thầm nghĩ, cái này chắc lại do Thạch Kiên…
Dương Ức, một đại học sĩ bước lên nói:
- Bẩm bệ hạ, Thượng Thư là do đại sĩ Khổng Dĩnh sau vô số lần kiểm tra chứng thực đã chứng minh đó chính là bản gốc, thần thấy việc này không thể nói bừa được.
Ý hắn chính là muốn kết thúc ngay việc này.
Tống Chân Tông đối với Dương Ức cũng rất coi trọng, trước đây từng mời hắn làm tể tướng, nhưng hắn cự tuyệt.
Lúc này, Tống Chân Tông nhìn hắn, nói:
- Dương ái khanh, ngươi nói trẫm không được nói bừa ? Vậy ngươi đọc cuốn sách này đi.
Nói xong liền sai người mang cuốn Ngụy Thượng Thư Kỳ ra, đồng thời phát cho các đại thần mỗi người một bản.
Nhưng càng đọc, họ càng hối hận, cuốn sách như một cái tát giáng thẳng vào mặt bọn họ, giáng thẳng vào cuốn sách mà bọn họ coi là Thánh Điển (Thượng Thư), thật không ngờ đa phần là do hậu nhân giả tạo, tiền hậu bất nhất, nội dung sai lệch.
Lúc mới nhận sách, một sốt người còn cẩn thận liếc qua các đại thần, xem xem bao giờ thì họ phát tác.
Quả nhiên chỉ một lúc sau, mọi người bắt đầu kêu la, nói thiếu niên này ỷ tài hoa, cuồng vọng, không biết trời cao đất rộng, bắt đầu chửi bới.
Nhưng tiếng la hét cứ càng lúc càng nhỏ, không phải bọn họ không muốn la hét, mà do quyển sách của Thạch Kiên có luận chứng vô cùng xác thực, bọn họ có muốn phản bác cũng không cách nào làm nổi.
Khi Thạch Kiên viết cuốn sách này, hắn đã lường trước hậu quả, hắn đã căn cứ trí nhớ, trải qua vô số lần kiểm tra mới đặt bút, thậm chí so với những luận chứng sau này ở thời Minh còn chắc chắn hơn.
Nhìn biểu tình của đám đại thần, Tống Chân Tông biết họ đã cam chịu, thầm cười:
- Vô Lượng Thọ Phật, thật không ngờ điều mà trẫm lo ngại nhất lại dễ dàng như vậy.
Khấu Chuẩn lúc này lại nói:
- Bệ hạ, thiếu niên kia thiên tư xuất chúng, lại được hoàng thượng thương yêu, nhưng bệ hạ không thể phong là tiểu thánh nhân được, sẽ không tốt cho tương lai của hắn, cũng như người xưa từng nói, thuốc bổ rất tốt, nhưng uống quá nhiều sẽ phản tác dụng.
Khấu Chuẩn nói xong lại nhìn quyển sách, phản ứng của hắn rất khác đám đại học sĩ kia, hắn rất cao hứng đối với Thạch Kiên, hắn rất cao hứng với tính cách thấy sai là vạch trần, cần gì phải là thánh nhân ? Đối với Thạch Kiên lúc này, hắn vô cùng yên tâm, hắn biết rằng tương lai dù không có hắn, chỉ cần Thạch Kiên còn thì mọi thứ xấu xa sẽ bị hắn vạch trần, không chút e ngại.
Tống Chân Tông tủm tỉm cười:
- Khấu ái khanh, đó chỉ là ý nghĩ của trẫm, giờ nghĩ lại, thực không nên.
- Bệ hạ, quân vô hí ngôn (vua không nói đùa)
- Là trẫm sai, không được sao ?
Tống Chân Tông đối với Khấu Chuẩn có tình cảm rất phức tạp.
Lúc trước không có Khấu Chuẩn, hắn cũng không thể làm Thái Tử, nhưng tính cách quật cường của Khấu Chuẩn nhiều lần khiến hắn không biết phải làm sao.
Hắn cũng chiếu cố Khấu Chuẩn, nhưng vì tính cách hắn quá cuồng vọng nên nhiều nhất chỉ có thể làm tới Tể Tướng mà thôi, mặc dù tới hiện tại, hắn đã có tuổi, nhưng càng già tính cách càng thêm cuồng liệt (điên cuồng, cương liệt) khiến cả Tống Chân Tông đôi khi cũng thấy e ngại.
Thấy Hoàng đế nhận sai, đám đại thần cũng không dám mở mồm truy cứu.
Tống Chân Tông lại hỏi quan chưởng quản Đại Lý Tự: