Tống Chân Tông cũng sửng sốt, những câu nói như vậy tuyệt đối không được nói ra, nếu truyền ra ngoài sẽ ảnh hưởng không tốt tới tương lai đứa nhỏ kia, nhưng lời nói cũng như bát nước, hắt đi sẽ không lấy lại được
Lưu Nga nói:
- Hoàng thượng nói cũng có phần đúng, nếu đứa nhỏ này không phải thánh nhân chuyển thế, sao có thể thông minh vậy?
Tống Chân Tông lại sửng sốt, nghĩ thầm, mình chỉ nói bậy, muốn quên đi không được giờ hoàng hậu ngươi cũng… ?
Chợt Lưu Nga đổi giọng:
- Quan gia là đại thánh nhân xuất thế, vậy phong tiểu tử Thạch Kiên là tiểu thánh nhân, quan gia, điều này rất hợp lý, biết đâu Thạch Kiên là hậu thân của Khổng Tử thì sao ?
- Tuyệt !!
Tống Chân Tông cao hứng nói rồi ôm chặt lấy nàng. Chỉ bằng một câu nói vừa rồi nàng đã trả lại thanh danh cho tiểu tử kia, sau này sẽ không có ai có thể bắt tội hắn.
Thạch Kiên chưa vào kinh đã trở thành tiểu thánh nhân. Ban đầu nhiều người phản đối, nhưng khi xem Tự Trị Thông Giám, tất cả đều á khẩu không nói được lời nào.Một quyển sách như vậy, dù là bậc danh nho cũng đừng hòng viết ra, mà hắn lại mới chỉ mười hai tuổi….tài văn chương thế này….là thế nào ? Thậm chí cả Khổng Tử sống lại sợ rằng mười hai tuổi cũng không có học thức như vậy.
Tống Chân Tông mở cuốn Tự Trị Thông Giám ngắm nhìn, luyến tiếc mãi mới đặt xuống. Một hồi lâu sau hắn chợt thấy một quyển sách, tên là Ngụy Thượng Thư Kỳ, khi hắn mở quyển sách ra, lại một lần nữa hắn chết lặng.
Ngụy Thượng Thư Kỳ, tên khác là Thượng Thư là một trong những kinh sách then chốt áp dụng trong các kỳ thi trạng nguyên.
Tần Thủy Hoàng ngày xưa đốt sách, Hán Huệ đế khuyến học, Văn Đế cổ vũ nhân dân đọc sách.
Hán Cảnh Đế, Lỗ Cung Vương vì mở rộng cung điện của mình mà phá hủy tòa nhà cũ của Khổng Tử, thấy trên vách tường có một bộ Thượng Thư, khoảng hơn mười chương. Thượng Thư được viết bằng cổ văn, cái gọi là cổ văn chính là những văn tự cổ dân gian tự chế biến, không theo khuôn khổ.
Khi nhìn thấy, Cung Vương cúi đầu lễ tạ, không dám phá hủy căn phòng này, sau đó đem toàn bộ sách trong nhà trả lại cho hậu nhân của Khổng Tử, Khổng An Quốc.
An Quốc sau đó chỉnh sửa tu bổ lại toàn bộ, trong quá trình kiểm tra chợt phát hiện ra thêm vài trang cổ văn, tổng hợp tất cả lại thành một cuốn sách, lấy tên Thượng Thư.
Tới thời Ngụy, Ngụy Quốc, Vương Túc lại viết một bộ sách, lấy danh nghĩa tổng hợp lại toàn bộ Thượng Thư của Khổng Tử.
Sau Vĩnh Gia loạn thế, bộ sách này thất lạc, tới thời kỳ Đông Tấn, Nguyên Đế, Dự Chương nội sử phát hiện ra, sau đó hiến cho triều đình.
Tới thời Trịnh, các học giả phía nam bắt đầu nghiên cứu, phát hiện ra một số điểm không hợp lý, trái với quy tắc của Khổng Tử.
Tới thời của Đường Thái Tông, phần lớn áng văn này đã bị thất truyền, chỉ còn lại một bản thảo do Khổng Dĩnh biên soạn, lấy tên là Ngũ Kinh, vào năm thứ tư Vĩnh Huy, Cao Tông hoàng đế bố cáo thiên hạ, dùng Ngũ Kinh làm tiểu chuẩn thi cử, mở ra một thời kỳ mới về văn học. Sau đó cho người soạn thảo lại Thượng Thư của Khổng Tử, đồng thời dựng một pho tượng thờ.
Trải qua ngàn năm, Thượng Thư, Ngũ Kinh đã gây ra rất nhiều nghi vấn.
Thời Nam Tống, Chu Hi Nhân bắt đầu xem xét cuốn Thượng Thư, sau đó dịch ngược, phát hiện vô số điểm khả nghi. Nhưng bọn họ không kiếm được chứng cớ, vì thế tới đời Minh, cuốn sách chỉ còn là phiên bản qua nhiều lần chỉnh sửa, lấy tên Ngụy Khổng.
Tới thời Thanh, sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, kiếm được những chứng cứ vô cùng xác thực, các học giả mới có thể khẳng định về bản Ngụy Khổng này, đồng thời kết tội Vương Túc ngụy tạo Thượng Thư của Khổng Tử, làm sáng tỏ một vụ án ngàn năm.
Cuối cùng Thượng Thư, Ngũ Kinh mới được đưa ra ánh sáng, với đầy đủ 29 chương.
Đối với bản Ngụy Thư này Thạch Kiên cũng rất coi trọng, hơn nữa còn nghiên cứu, đưa ra rất nhiều chứng cứ. Luận điểm hắn đưa ra cực kỳ chính xác, lập luận có lý, từng địa danh, từng câu chữ đều chỉnh sửa, thậm chí bác bỏ. Toàn bộ bí mật bị hắn vạch trần, khi chưa làm được, tất cả đều thật huyền bí, nhưng khi làm xong, tất cả đều thấy như sự thật hiển nhiên.
Tống Chân Tông đọc xong phần này, nhăn mặt cười khổ:
- Thật là làm khó trẫm, trẫm vừa phổ biến cho thiên hạ cuốn sách này thì ngươi lại chứng minh nó ngụy tạo….
Lưu Nga thấy hắn khó xử, cũng cảm thấy không vui, nàng lắc đầu, nói:
- Quan gia, không thể mắc thêm lỗi lầm.
- Từ từ sửa sai…
Tống Chân Tông gật đầu, nhưng vẫn còn nghi hoặc, thiếu niên này thực là thánh nhân chuyển thế sao ?
Việc này sự tình trọng đại, bất kể là mấy bản Truy Nguyên Học, cội nguồn để chế tạo ra con thuyền chạy rất nhanh, hay bất kỳ thư sách nào đều khiến Tống Chân Tông đau đầu, không biết có nên phổ biến cho thiên hạ hay không, nhưng hiện tại Thạch Kiên cũng đã cho Liêu Quốc xem, có lẽ cũng không cần giấu…Có điều bản số học mà Gia Luật Dung mang về chỉ là một phần nhỏ,…..
Thêm nữa còn có sơ đồ phác thảo loại thuyền mới nữa, hiện tại, nó là một bí mật không thể để lộ.
Quyết định xong, hắn gọi người sao chép lại toàn bộ Ngụy Thượng Thư Kỳ, cùng mấy bản Truy Nguyên Học, Số Học. Số người hắn triệu tập để sao chép lên tới hàng ngàn người.
Chưa đầy mười ngày, cuốn sách đã được sao chép xong xuôi. Tống Chân Tông triệu tập các đại thần tới Ngự hoa Viên dự yến, sau khi ăn uống xong, hắn nói:
- Tiểu thần đồng có viết hai quyển sách, trẫm cảm thấy rất hay, vì thế triệu các ái khanh tới cùng thưởng thức.
Các đại thần có chút buồn bực, thiếu niên này mỗi năm lại gây ra chuyện, không phải hắn không gây chuyện không an tâm ?
Trước thì Tam Quốc, Hồng Lâu, sau lại so đấu trí lực với Liêu Quốc, càng kỳ quái hơn, sau khi thi tài, Hoàng đế Liêu Quốc chẳng những không tức giận mà ngược lại còn cho người đi ngàn dặm mang tặng phẩm thưởng cho Thạch Kiên.
Vừa mới yên được nửa năm, lại có chuyện. Tuy nhiên, thấy bộ dạng cao hứng của Hoàng Đế, khẳng định việc này là việc tốt. Tống Chân Tông đầu tiên đưa ra cuốn số học và Truy Nguyên Học, tất nhiên, đa phần chẳng ai hiểu gì. Hắn thấy vậy cười thầm, cũng còn may, hóa ra học vấn của trẫm cũng không phải không sâu, chỉ là mấy thứ mà tiểu thần đồng viết ra quá khó mà thôi.
Sau đó, Tống Chân Tông đưa ra cuốn Tự Trị Thông Giám.
Các đại thần không hiểu được toán học, vật lý, nhưng đối với kinh sử thì không ai không tinh thông.
Biểu tình của họ lúc này chẳng khác gì Tống Chân Tông lúc trước.
Hiện tại, đa số sách sử đều lưu truyền qua các cuốn sách, qua gia phả, truyền miệng….
Thoạt nhìn có rất nhiều điểm khác nhau, muốn hiểu rõ hết sức phiền toái, nhưng sau khi đọc cuốn Tự Trị Thông Giám, bọn họ lặng người, cuốn sách này thực do một thiếu niên mười hai tuổi viết ?
Tống Chân Tông thấy bọn họ không tin lại đem bản gốc do Thạch Kiên viết ra. Đối chiếu với bản thảo, từ bản thô chỉ có vài ý, tới bản hoàn thiện, rồi tới những hiệu chỉnh gần nhất của Thạch Kiên, họ trợn mắt, cứng lưỡi.
Tất cả ngơ ngác nhìn nhau, không biết dùng lời nào để diễn đạt cảm xúc hiện tại.
Sau đó, Tống Chân Tông lấy sơ đồ phác thảo con thuyền hơi nước ra, về nguyên lý, tất nhiên chẳng ai hiểu, các đơn vị đo thì nhiều ít cũng có chút ngộ ra, sau khi tính toán, họ tính ra con thuyền này một ngày có thể đi ngàn dặm……
Họ lại mở mấy quyển sách kia ra, sau một hồi lâu xem xét, rốt cuộc cũng có người tìm thấy bản hướng dẫn nguyên lý chế tạo con thuyền, chỉ là dù cố đọc, họ cũng không hiểu.
Tống Chân Tông lúc này rất vui vẻ, thấy bọn họ lắc đầu, cãi nhau ầm ĩ, hắn lại tràn ngập hi vọng chiếm lĩnh hai đại lục kia.
Đợi một lúc nữa, khi hắn đưa ra bộ Ngụy Thượng Thư Kỳ, không biết họ sẽ còn ầm ĩ thế nào.
Một lão thái giám thấy vậy, bực mình lẩm bẩm:
- Các ngươi không cần phải tranh cãi ầm ỹ như vậy, chẳng phải quan gia đã nói, sẽ phong thiếu niên kia là tiểu thánh nhân sao.