Tịnh không sư thái nhìn thấy thần sắc đệ tử hớt hải, la lên như thế liền nhíu mày hỏi :
- Chuyện gì thế?
Tiểu ni run giọng đáp:
- Có người.. chết ở bên ngoài cửa am!
Mạng người trọng đại, chẳng trách nào vị tiểu ai sợ hãi đến thế.
Tịnh Không sư thái trầm tĩnh nói :
- Đồng Vân! Người xuất gia không được làm kinh động lên như vậy ! Ta đã nói nhiều lần, chẳng lẽ ngươi quên rồi sao?
Tiểu ni cô vội đáp - Dạ! Nhưng bẩm sư phụ.. người ngoài cửa..
Tịnh Không sư thái ngắt lời:
- Có thể thí chủ đó cư trú ở gần đây, uống rượu nhiều quá nên say mà đi nhầm đường, có gì phải sợ hãi đến thế?
Đồng Vân lắc đầu nói :
- Sư phụ! Không phải đâu! Đệ tử không ngửi thấy mùi rượu !
Tịnh Không nghĩ ngợi giây lát rồi bảo:
- Thôi được ! Chúng ta ra đó xem sao?
Đồng Vân vội xách cây Tử phong đăng dẫn sư phụ đi ra cửa am.
Nạn nhân nằm sấp, ăn vận theo kiểu nho sinh, vai đeo một cái túi vải khá to đựng hành lý. Vị nho sinh này tay vươn tới cửa chừng như vừa chạy tới vừa định gõ cửa nhưng không đủ sức ngã xuống.
Quả nhiên đúng như tiểu ni cô nói, hoàn toàn không có mùi rượn. Như vậy giả thiết say rượu bị loại trừ Có thể nho sinh đã chết rồi chăng?
Tịnh Không sư thái sai Đồng Vân lật ngửa nạn nhân lên xem đã chết thật chưa. Tiểu ni cô đặt cây đèn xuống, toàn than run rẩy, cố trấn áp nỗi sợ hãi lật người kia ngửa mặt lên. Chỉ thấy đó là một trung niên nam nhân chừng ba sáu ba bảy tuổi, da mặt trắng như giấy, có vết máu đọng ở khóe môi đã khô lại.
Tịnh Không sư thái cúi xuống đưa tay sờ mũi nạn nhân thấy còn chưa đoạn khí nhưng hơi thở rất mong manh, tuy chưa chết nhưng chắc chẳng còn sống được bao lâu.
Vị sư thái nhìn tiểu ni bảo :
- Đồng Vân! Giúp sư phụ một tay đưa người này vào am!
Tiểu ni cô mở tròn mắt hỏi:
- Sư phụ ! Đưa người chết vào am làm gì?
Tịnh Không sư thái lắc đầu nói:
- Người này còn chưa chết! Nhưng nếu chúng ta không cứu thì chỉ nội trong một canh giờ nữa tất sẽ chết chẳng nghi! Cứu một mạng người bằng xây bảy tòa lầu.. Người xuất gia quý tính mạng cả loài sâu kiến, huống chi loài người? Ngươi đừng nói nữa.
nhanh lên ! Cứu người là việc cấp thiết..
Đồng Vân không dám nói gì nữa. tuy trong lòng đầy miễn cưỡng nhưng đành phải giúp sư phụ đưa người sắp chết vào am.
Thủy Nguyệt am chỉ là một am nhỏ một gian hai chái. Gian giữa là Phật đường, một chái làm phòng ngủ cho Đồng Vân, chái kia rộng hơn một chút ngăn làm đôi, vừa là phòng ngủ vừa là tịnh thất của trụ trì Tịnh Không sư thái.
Sau Phật đường có một ngôi nhà nhỏ ba gian, vừa làm nhà bếp, vừa để các thứ lặt vặt, cũng là nơi ở của một ni cô già phục dịch trong am.
Sau ngôi nhà là giếng nước, vườn rau được ngăn lại bằng một hàng rào thấp.
Thủy Nguyệt am cách trấn thành gần nhất tới bốn năm mươi dặm, ra tới quan lộ cũng không gần, vì thế là nơi hết sức yên tĩnh, rất ít khi có người đến cúng tế dâng hương.
Hai người đưa nạn nhân vào cửa xong, Đồng Vân hỏi:
- Sư phụ ! Để người này ở đâu?
Đó là một vấn đề không đơn giản ! Để ở Phật đường thì đương nhiên là không được rồi. Nhưng nếu để trong chái phòng của Đồng Vân thì tiểu ni cô biết ngủ ở đâu?
Tịnh Không sư thái bảo khiêng về tịnh thất của mình.
Giữa tịnh thất và Phật đường có một hành lang nhỏ đặt chiếc chõng tre. Trung niên văn sĩ được đặt lên đó.
Tịnh Không sư thái kiểm tra mạch tượng nạn nhân lần nữa rồi bảo Đồng Vân :
- Ngươi ra bảo Tống bà nấu một bát cháo loãng, nhưng trước hết hãy mang ấm nước sôi tới đây.
Đồng Vân nhanh nhẹn chạy đi, chẳng bao lâu đã mang nước sôi đến.
Tịnh Không sư thái rót ra một bát thổi cho nguội rồi bảo Đồng Vân nâng đầu trung niên văn sĩ lên, đổ bát nước vào miệng.
Chờ nạn nhân uống xong hai ngụm, Tịnh Không sư thái bảo Đồng Vân đặt xuống, gật đầu nói :
- Bây giờ thì không còn nguy hiểm đến tính mạng nữa.
Đồng Vân ngạc nhiên hỏi :
- Sư phụ ! Nước nóng mà cũng chữa bệnh được sao?
Sư thái lắc đầu đáp:
- Thật ra người này không có bệnh tình gì. Chẳng qua do nhịn đói quá lâu và chạy nhiều nên kiệt sức.
Vị sư thái nhìn nạn nhân nói tiếp:
- Người này võ công cao cường, chỉ nhờ vào thực khí mà chạy, không biết có chuyện cấp bách gì. Mãi đến khi chân khí cạn kiệt thì ý chí cũng tiêu tán, tất kiệt sức mà ngã xuống thôi !
Đồng Vân lại hỏi:
- Sư phụ! Vậy nguyên nhân là gì? Do đói hay do kiệt lực?
Tịnh Không đáp:
- Đương nhiên là do cả hai. Nhưng với võ công người này thì do nhịn đói quá lâu mới sinh ra kiệt sức.
Đồng Vân lại hỏi:
- Nếu vậy tại sao trên miệng người này có máu?
- Đó là vì nội tâm thí chủ này có điều gì rất trầm trọng. Đó gọi là hiện tượng "Huyết bất quy kinh" kết hợp với chạy quá sức mà bật ra. Tình trạng đó rất nguy hiểm.
Đồng Vân càng nghe càng hứng thú, thốt lên :
- Thì ra sư phụ còn giỏi về y lý như thế.
Sư thái lắc đầu cười nói:
- Đó đâu phải là y thuật! Chẳng qua chỉ là một số hiểu biết thường thức mà thôi. Ngươi nghe qua một lần, sau này sẽ biết cách cứu trị trong trường hợp gặp người lâm vào cảnh ngộ này.
Đồng Vân ngượng ngùng đáp :
- Không dám đâu! Đệ tử ngu muội, làm sao có thể nhận định được nguyên nhân?
Tịnh Không cười nói:
- Sau này ngươi sẽ biết! Nhưng lần này cứu được thí chủ này là hoàn toàn nhờ vào ngươi cả. Nếu không được phát hiện sớm, chỉ sau vài khắc, chỉ e gặp được thầy thuốc giỏi bao nhiêu cũng khó lòng cứu được.
Lúc đó, một vị đạo cô luống tuổi mang tới một tô cháo còn nóng.
Tịnh Không sư thái bảo đặt xuống chiếc ghế bên cạnh mình múc ra một bát nhỏ cho nguội rồi sai Đồng Vân đỡ trung niên văn sĩ ngồi lên, bắt đầu đổ từng thìa vào miệng.
ăn xong được một bát, trung niên văn sĩ chợt mấp máy môi rồi mở mắt ra.
Đồng Vân reo lên:
- Sư phụ! Người này tỉnh lại rồi !
Tịnh Không không đáp, vẫn ngồi trên ghế bình thản múc thêm cháo vào bát rồi đưa mắt chăm chú nhìn trung niên văn sĩ Đột nhiên từ khoé mắt người kia lăn ra hai giọt lệ. Y mấp máy đôi môi một lúc rồi run giọng hỏi:
- Xin hỏi.. tôi đang ở đâu..
Đồng Vân lúc đó vẫn đỡ sau lưng trung niên văn sĩ, nhanh nhảu đáp:
- Đây là Thủy Nguyệt am!
Người kia "à " một tiếng, thều thảo nói :
- Thì ra đây là am đường..
Nói rồi chống tay cố ngồi thẳng dậy.
Tịnh Không sư thái nghiêm nghị nói :
- Bần ni biết thí chủ võ công rất cao cường, nếu không đã chết lâu rồi! Thế nhưng bây giờ thể trạng còn yếu, nên ăn hết chỗ cháo này và nằm đây tĩnh dưỡng một thời gian đã.
Trung niên văn sĩ lắc đầu nói :
- Tôi.. phải đi..
Sư thái vẫn nghiêm trọng:
- Bây giờ thí chủ có thể đi khỏi đây, nhưng tất sẽ chết trong vòng trăm bước !
Nhưng người kia ngập ngừng nói :
- Nhưng đây là chốn.. am đường tịnh tu..
Tịnh Không sư thái ngắt lời:
- Chính vì đây là am đường nên chúng tôi không thể thấy chết mà không cứu. Thí chủ cứ yên tâm ở đây tịnh dưỡng. Trước hết hãy ăn xong tô cháo này, sau đó nằm dưỡng thần một lúc, sẽ nhanh bình phục thôi.
Trung niên văn sĩ trầm ngâm chốc lát rồi gật đầu:
- xin đa tạ!
Tay run run bưng bát cháo được Đồng Vân đưa cho, trung niên văn sĩ cố ăn xong bát rồi đặt xuống nhìn Tịnh Không nói:
- Tôi no rồi ! Xin đa tạ..
Giọng y không còn yếu ớt như trước, chứng tỏ thể lực đã hồi phục được mấy phần.
Tịnh Không sư thái bảo vị đạo cô dọn chén bát, sau đó cùng Đồng Vân ra khỏi Phật đường đóng cửa lại để trung niên văn sĩ yên tĩnh nghỉ ngơi.
Vị này ăn xong hai bát cháo, cơ thể hồi phục lại rất nhanh. Nằm ở tịnh thất yên tĩnh, chẳng bao lâu thì ngủ thiếp đi Mãi đến tối, trung niên văn sĩ mới thức dậy cũng vừa lúc Đồng Vân tay xách đèn bước vào, theo sau là vị đạo cô tay bưng một mâm trà và thức ăn. Tịnh Không sư thái đi sau cùng.
Trung niên văn sĩ vội xuống khỏi giường chắp tay cúi mình nói:
- Xin đa tạ sư thái..
Tịnh Không xua tay nói:
- Thí chủ cứ ngồi xuống đi.
Người kia theo lời ngồi xuống giường.
Tịnh Không sư thái nói:
- Bần ni biết rằng thí chủ lâu ngày không ăn uống gì, lại hao tốn quá nhiều tâm lực và khí lực. Bây giờ ăn vài chén cơm đã. chúng ta sẽ nói chuyện.
Quả tình sau một giấc ngủ dài, trung niên văn sĩ thấy cơ thể đã hồi phục, nhưng bụng đói cồn cào.
Mùi cơm cháy bốc lên rất quyến rũ, thêm nữa được lời của vị sư thái, y thấy không nên tiện khách sáo nữa liền bưng bát lên ăn.
Cơm chỉ có canh rau, đậu hủ nhưng trung niên văn sĩ ăn rất ngon, xong ba bát mới buông đũa đứng lên cười ngượng nghịu nói :
- Bữa cơm thật ngon. Xin đa tạ sư thái và hai vị..
Tịnh Không sư thái cười đáp:
- Bần ni rất hân hạnh vì chỉ bát cơm đạm bạc cũng giúp thí chủ lấy lại sức khoẻ. Thí chủ có thể cho biết..
Trung niên văn sĩ vội đáp:
- Tại hạ họ Tiêu, gọi là Tiêu Kỳ Vũ. ân cứu mạng của sư thái chẳng bao giờ dám quên. Chỉ là thân lưu lạc giang hồ không thể nói lời báo đáp. Xin sư thái nhận cho tại hạ một bái..
Nói rồi quỳ ngay xuống.
Tịnh Không sư thái vội tránh sang bên xua tay nói :
- Tiêu thí chủ đừng làm thế! Và cũng đừng lưu tâm đến chuyện báo đáp gì cả! Gặp tình cảnh đó, bất cứ ai cũng hành động như vậy, huống chi người xuất gia lấy từ bi làm gốc, có gì đáng cảm tạ đâu?
Đồng Vân nữ ni đứng một bên chen lời :
- Tiêu thí chủ! Sư phụ tôi nói rằng thí chủ nhịn quá lâu, lại ra sức chạy hàng chục dặm nên mất hết sức lực.
Thêm nữa trong lòng có điều phiền não nên sinh ra hiện tượng "Huyết bất quy kinh" miệng thổ ra máu dẫn đến hôn mê bất tỉnh. Có phải đúng như vậy không?
Tiêu Kỳ Vũ ôm quyền nói:
- Thì ra sư thái còn là một cao nhân rất giỏi về y thuật nữa. thật là Tiêu Kỳ Vũ này phúc phần không nhỏ !
Tịnh Không sư thái không đáp, trên mặt chợt thoáng hiện vẻ gì đó rất khó tả. nhưng chỉ chốc lát đã trấn tĩnh lại ngay.
Tiêu Kỳ Vũ nói tiếp:
- Đại ân không dám nói một chữ "tạ" là xong.
Nhưng bây giờ không còn sớm nữa. không tiện ở lâu.
Xin cáo biệt sư thái và hai vị, sau này xin quay lại bái Tịnh Không sư thái chợt hỏi:
- Tiêu thí chủ định đi đâu?
Tiêu Kỳ Vũ đáp:
- Không giấu gì sư thái, tại hạ nhận lời phó thác đi tìm một người bỏ gia đình lưu lạc giang hồ. Bởi thế nên không có nơi nào xác định.
Tịnh Không sư thái nói:
- Nếu Tiêu thí chủ không có việc cấp bách hơn thì đừng nên lên đường sớm. Biết rằng Tiêu thí chủ nội lực thâm hậu, võ công cao cường. Nhưng vừa qua một biến cố không nhỏ, chẳng khác gì vừa lâm trọng bệnh.
Hiện cơ thể còn chưa hồi phục, nếu lại bôn ba giang hồ, dọc đường lại bị suy nhược mà tái phát thì rất nguy hiểm.
Tiêu Kỳ Vũ chắp tay đáp:
- Sư thái nói vậy rất đúng. Thế nhưng Thủy Nguyệt am là nơi tĩnh tu, tại hạ không dám làm phiền thêm nữa.
Tịnh Không sư thái nói:
- Phật môn tuy là chốn tịnh tu nhưng gặp khổ nạn, người xuất gia có nghĩa vụ giúp đỡ. Huống chi bây giờ trời đã tối, xung quanh Thủy Nguyệt am mấy chục dặm không có chỗ nghỉ chân? Nếu lúc này mà chúng tôi để thí chủ đi thì đắc tội..
Rồi không chờ Tiêu Kỳ Vũ phản ứng, sư thái quay sang vị đạo cô nói:
- Tống bà! Hãy về thu dọn gian để các thứ đồ cúng đem tạm sang gian bếp chi Tiêu thí chủ ngủ tạm.
Vị đạo cô vâng lệnh đi ngay.
Tiêu Kỳ Vũ chắp tay bái tạ rồi được Đồng Vân dẫn đi nghỉ ở gian chái trong ngôi nhà ngang sau sau Phật đường Gian phòng vừa được vị đạo cô quét tước rất sạch sẽ, bà ta còn nhường tấm nệm bồ đề cho chàng.
Tiêu Kỳ Vũ ngồi hành công một lúc rồi nằm xuống nệm.
Vừa được ăn no, chàng định ngủ thêm một giấc rồi ngày mai bái biệt sư thái lên đường sớm.
Tiêu Kỳ Vũ không ngủ được ngay, cứ nằm thao thức nghĩ mãi về ba vị nữ tu từ bi trong Thủy Nguyệt am này. Biết khi nào chàng mới báo đáp được ân cứu mạng của vị sư thái nhân hậu đó? Xem ra cuộc sống ở đây rất khắc khổ, các vật phẩm hầu như đều tự túc, trong am chẳng có vật gì đáng giá. Phật tượng cũng vào loại rẻ tiền. Hơn nữa ở xa xôi hẻo lánh thế này thì mấy khi có người đến cúng viếng?
Tiêu Kỳ Vũ càng nghĩ càng cảm động. Xem ra trong thiên hạ. người cành khổ cực càng giàu lòng từ tâm.
Chàng lại nghĩ đến "Khoái Đao" Thẩm Giang Lăng và thê tử đang mòn mỏi trông chờ, nghĩ đến vị Tư Mã Hoàn Thúy của Kỳ Môn bang và lời hứa của mình với vị lão phụ nhân đưa đồ ở thượng nguồn Ly Giang.
Tiếp đến là những biến cố mới xảy ra ở "Thi Hoa Tiểu Trúc" và Bối Trang, số phận bi thảm của Bối Diệp Phạn..
Cuối cùng chàng nghĩ đến cảnh ngộ của mình.
Sau khi rời khỏi Bối Trang, trong lòng vô cùng thương cảm và kích động, chàng vùng chạy như phát điên suốt hai canh giờ, vượt qua đồng không mông quạnh và nói hoang rừng rậm, hầu như không nhận ra những gì xung quanh cho đến khi ngã gục bất tỉnh..
Nếu lúc đó không được vị sư thái cứu giúp nhất định chàng đã chết từ lâu, "Xích Bát Vô Tình Tiêú từ nay thất tích trong giang hồ..
Nếu vậy lời ước của chàng với Thẩm Lăng Yến thì sao? Hai mẹ con mòn mỏi đợi tin chàng, số phận họ sẽ ra sao nếu không đưa được Thẩm Giang Lăng trở về?
Lại còn lời ước một năm sau gặp lại với Tư Mã Hoàn Thúy ở Ly Giang nữa?
Nghĩ tới đó bỗng Tiêu Kỳ Vũ toát mồ hôi.
Đột nhiên chàng bỗng đi đến một quyết định.
Trong thời hạn một tháng, bất luận có tìm được "Khoái Đao" Thẩm Giang Lăng hay không cũng quay trở lại Ly Giang thơ mộng khai mấy mẫu đất, đóng một chiếc thuyền cùng Tư Mã Hoàn Thúy vui thú điền viên với nghiệp cày cấy chài lưới từ bỏ mọi ân oán giang hồ.
Yên tâm với quyết định này, chẳng bao lâu chàng ngủ thiếp đi.
Chừng nửa đêm, Tiêu Kỳ Vũ tỉnh giấc, cảm thấy trong người rất khó chịu. Chàng sờ tay lên trán thấy nóng ran, hơi thở cũng nóng hầm hập, đầu nhức như búa bổ, mắt nhức nhối như bị kim châm.
Là thầy thuốc, Tiêu Kỳ Vũ biết rằng mình đã lâm bệnh và bệnh tình không nhẹ.
Yù nghĩ đầu tiên của chàng là phải rời khỏi Thủy Nguyệt am, bởi vì khi đã lâm trọng bệnh không nên là liên lụy tới ân nhân của mình thêm nữa.
Nhưng chỉ vừa mới đứng lên, Tiêu Kỳ Vũ đã thấy đầu óc choáng váng, chân mềm nhũn không đứng vững lại ngã nhào xuống.
Tiếng động làm vị đạo cô tỉnh giấc chạy sang, thấy vậy hốt hoảng vội vàng lên báo với Tịnh Không sư thái vị trụ trì đánh thức Đồng Vân dậy xách đèn đến.
Thấy Tiêu Kỳ Vũ nằm bất tỉnh, Tịnh Không sư thái dìu chàng lên đưa trở lại nằm trên tấm đệm bồ đoàn.
Chàng tỉnh lại ngay, ngượng nghịu nói :
- Sư thái ! Tại hạ làm.. phiền quý am quá..
Tịnh Không sư thái quan thiết hỏi:
- Tiêu thí chủ thấy trong người thế nào?
Tiêu Kỳ Vũ mặt đỏ bừng, hơi thở hồng hộc, lắc đầu đáp:
- Tại hạ.. sốt rất cao..
Tịnh Không sư thái sai Đồng Vân ra sau giếng múc một thùng nước, dùng khăn thấm ướt đắp lên đầu bệnh nhân, cứ sau một lúc lại giặt khăn thay nước một lần Đồng Vân lo lắng hỏi :
- Sư phụ! Vị thí chủ này sốt rất cao như vậy, liệu có chết ở đây không?
Tịnh Không sư thái nghiêm giọng:
- Ngươi đừng sợ! Chỉ cần chúng ta chăm sóc cẩn thận, nhấp nước lạnh đều đặn để hạ nhiệt, đồng thời đừng để Tiêu thí chủ ngất đi, cơn sốt sẽ lùi nhanh thoi, lúc đó không đáng lo nữa.
Đồng Vân băn khoăn:
- Nhưng hôm qua thí chủ đã khá lên nhiều rồi mà?
Tại sao bây giờ đột nhiên lại nguy kịch như thế?
Tịnh Không sư thái giải thích:
- Những người luyện võ công không sợ ngoại thương mà rất nguy hiểm khi bị tổn thương đến tâm lực Hôm trước Tiêu thí chủ chạy đến kiệt lực, còn bị cấp huyết công tâm, chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian thì sẽ hồi phục lại thôi. Có lẽ hồi tối, Tiêu thí chủ vận công và trầm tư hơi nhiều nên mới sinh ra hậu quả như vậy Đồng Vân nói:
- Nếu vậy thì sư phụ cứ nghỉ đi, để đệ tử chăm sóc thay khăn nhấp nước cũng được.
Tịnh Không sư thái gật đầu đi ra nhưng không về tịnh thất mà lên Phật đường tĩnh toạ.
Từ đó tới sáng, Đồng Vân tiểu ni nhấp khăn không biết bao nhiêu lần Tiêu Kỳ Vũ đỡ sốt rất nhiều.
Trời sáng hẳn, Tịnh Không sư thái quay lại.
Sau khi xem mạch xong, bà gật đầu nói:
- Tiêu thí chủ, bây giờ không có gì đáng ngại nữa đâu!
Tiêu Kỳ Vũ nói:
- Làm liên lụy đến sư thái và vị nữ ni, tại hạ áy náy vô cùng!
Tịnh Không sư thái cất tiếng niệm Phật nói :
- Đối với người xuất gia. có gì đâu mà sợ liên lụy?
Nhưng bần ni có một câu này khuyên thí chủ.. Tuy trong giang hồ có người tốt kẻ xấu, nhưng người tốt bao giờ cũng nhiều hơn, họ coi việc giúp đỡ người khác không những là trách nhiệm mà còn là niềm hạnh phúc nữa. Thí chủ chắc không ít lần cứu giúp người khác và không thấy phiền lòng, cớ gì lúc này được người khác giúp một chút mà tỏ ra áy náy như thế? Chẳng hóa ra người khác không vô tư bằng mình hay sao?
Tiêu Kỳ Vũ trầm ngâm một lúc rồi nói :
- Điều sư thái chỉ dạy thật chí lý lắm, tại hạ tỉnh ngộ ra rất nhiều. Xin đa tạ!
Tịnh Không sư thái nói tiếp:
- Hơn nữa Tiêu thí chủ ở đây cách xa Phật đường, đâu có ảnh hưởng gì đến việc tịnh tu đâu? Thậm chí chúng tôi còn áy náy vì đối với khách không đúng lễ Tiêu Kỳ Vũ vội nói:
- Đâu có gì..
- Bởi thế nên thí chủ đừng phiền lòng. Việc dưỡng thương và trị bệnh chẳng qua chỉ mất vài thứ cây cỏ và ít nước giếng mà thôi, việc ăn uống thì cũng như khất thực, đó là việc làm thường xuyên của người xuất gia.
Vì thế thí chủ cứ yên tâm ở đây cho đến khi bình phục hẳn, có ngại gì đâu?
Tiêu Kỳ Vũ không biết nói gì hơn, chỉ đành cảm tạ.
Thế là chàng ở Thủy Nguyệt am dưỡng bệnh.
Những chuyện xảy ra trong đời người thật khó mà dự liệu! Và một trong những bất ngờ lớn là một nhân vật phiêu lãng giang hồ, võ công cái thế như "Xích Bát Vô Tình Tiêú có lúc lâm nạn phải náu thân trong một am đường hoàn toàn không tên tuổi, nằm sâu giữa chốn lâm tuyền là Thủy Nguyệt am và dưới một vị sư thái mà không một ai trong giang hồ biết đến cứu mạng!
Tiêu Kỳ Vũ ở liền trong Thủy Nguyệt am đến mười mấy ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm, thể trạng hoàn toàn hồi phục. Đến lúc đó thì chàng thấy cần phải cáo biệt rồi.
Trong suốt mười mấy ngày đó, chàng ở tiệt trong gian chứa đồ được dành riêng cho mình ở ngôi nhà bếp phía sau Phật đường. Hàng ngày chỉ trừ mỗi bữa vị đạo cô họ Tống mang cơm chay đến, chàng không gặp Tịnh Không sư thái và tiểu ni cô Đồng Vân lần nào.
Ngày hôm đó, Tiêu Kỳ Vũ cảm thấy đã hoàn toàn bình phục liền sắp xếp hành lý, lưng đeo túi dược, giắt ngọc tiêu vào người chuẩn bị đến Phật đường bái biệt Tịnh Không sư thái.
Chàng vừa ra khỏi phòng thì nghe trong Phật đường có người to tiếng.
Tiêu Kỳ Vũ ngạc nhiên thầm nghĩ:
"ớ Thủy Nguyệt am chỉ có ba người, hầu như suốt ngày không nghe một âm thanh nào, hơn nữa Tịnh Không sư thái rất ghét to tiếng, sao hôm nay lại khác thường như vậy? Ơù đây rất ít khách đến cúng hương, thậm chí hàng năm không có lấy một người. Mà cho dù có, ai lại nói năng oang oang ở chốn tịnh tu?" Hơn nữa Tiêu Kỳ Vũ nghe ra hình như đó là tiếng của nam nhân !
Thế là chàng từ bỏ ý định đến bái biệt vị sư thái, quay về nơi dành riêng cho mình trong gian chứa đồ.
Lý do rất đơn giản, bởi Tiêu Kỳ Vũ không muốn liên quan đến những việc không phải của mình, đặc biệt là chuyện riêng người khác.
Thủy Nguyệt am là nơi tịnh tu, tất không có chuyện riêng tư gì đáng nói, nhưng có tiếng ồn ào, tới đó cũng không dễ chịu gì.
Nhưng trong Phật đường âm thanh phát ra càng lúc càng gay gắt. Tiêu Kỳ Vũ bỗng nghe được một câu:
- Hãy nghe cho rõ đây! Nếu không nói ra số tiền cất giấu ở đâu, ta sẽ tàn sát hết Thủy Nguyệt am này, sau đó còn phóng hoả thiêu thành bình địa!
Nghe câu đó, Tiêu Kỳ Vũ bỗng thấy lòng chấn động! Giết người phóng hoả là hành vi của quân cường đạo. Làm sao lại có kẻ tới một nơi tịnh tu như Thủy Nguyệt am dọa sẽ giết người phóng hoả được chứ ?.
Hơn nữa đối phương lại tra khảo chỗ cất giấu tiền.
Chẳng lẽ đúng là quân cường đạo tời đây cướp bóc?
Nhưng một am đường nhỏ bé sống kham khổ như Thủy Nguyệt am thì đâu đáng cho quân cường đạo chọn làm mục tiêu đánh cướp?
Tiêu Kỳ Vũ vốn đã về tới phòng, nhưng lại nghe câu này liền quay lại, không chút do dự đi thẳng vào Phật đường.
Vừa tới cửa. Tiêu Kỳ Vũ chưa kịp nhận rõ quang cảnh bên trong thì có người kêu lên kinh ngạc. Sau đó là giọng thô bạo cật lên :
- Thì ra có một lão tiểu tử trốn trong am của nữ tu !