Vĩnh Dạ

Chương 37: Xuất giá bỏ đi

Trước Sau

break
- Chỉ còn thiếu nghi thức nhập cung nữa thôi! – Thái tử Yến cười nói – Mười ngày sau, trên kim điện sẽ tiến hành nghi thức sắc phong, Vĩnh Dạ nhận ngọc sắc kim ấn rồi sẽ là chủ nhân của loan điện Đông cung.

Vĩnh Dạ vung áo đại nộ:

- Chưa nhận ngọc sắc kim ấn, ta vẫn là công chúa của An quốc, mời Thái tử về!

Ba ngày bình an trôi qua.

Đại lễ đăng cơ, phong Hậu vừa kết thúc, hôm sau Thái tử Yến đã cáo từ về nước. Trước khi đi lại tới Đoan Vương phủ một chuyến, Phong Dương Hề với chàng ta như hình với bóng, làm đúng chức trách, tận lực bảo vệ.

Đoan Vương cũng vào cung bẩm báo với Thiên Hựu chuyện hôn sự của Vĩnh Dạ.

Nghe nói từ năm năm trước đã hứa gả Vĩnh Dạ cho Thái tử nước Tề, Thiên Hựu im lặng hồi lâu rồi mới hỏi:

- Nàng đồng ý không?

Đoan Vương trầm giọng nói:

- Nó không đồng ý cũng phải đồng ý, cũng như Hoàng thượng lập Hậu.

Câu này khiến Thiên Hựu á khẩu.

Tối hôm đó Thiên Hựu len lén xuất cung, trèo tường vào Hoàn Ngọc viện.

Dưới ánh trăng, Vĩnh Dạ đang ôm đàn. Khúc nhạc đau thương thê mỹ, Thiên Hựu si mê đứng nghe.

- Hoàng thượng, ngài không thể xuất cung như thế. – Vĩnh Dạ phá lệ mặc một bộ áo bào màu trắng ngọc, chất vải lụa dưới ánh trăng tựa một lớp sương mỏng phủ lên người, khiến nàng toát lên phong thái tựa thần tiên.

Mình sắp phải gả đi rồi, đầu tiên phải an ủi Lý Thiên Hựu. Vĩnh Dạ không muốn y trút giận lên phụ vương, còn biện pháp nào tốt hơn việc khiến y cảm thấy áy náy không?

Nàng đóan Lý Thiên Hựu mà biết tin này nhất định sẽ tới, thế nên đã thay y phục, mượn ánh trăng, tiếng đàn và một chút nước mắt, Vĩnh Dạ nghĩ chắc chắn nam nhân sẽ động lòng.

Vĩnh Dạ nhìn Thiên Hựu đang chầm chậm lại gần, ánh mắt dịu dàng, ngón tay lướt qua dây đàn, mang theo một tiếng đàn nghe như tiếng thở dài. Nàng nhàn nhạt nói:

- Nửa tháng sau, tôi sẽ được gả sang nước Tề. Hoàng thượng tới thăm Vĩnh Dạ lần cuối sao?

Ánh trăng phủ lên đình viện một màu bàng bạc. Vĩnh Dạ ngồi trên khoảng sân trước phòng như một đóa bạch ngọc lan đang nở rộ, diễm lệ mà cô độc.

Thiên Hựu trước nay chưa bao giờ thấy Vĩnh Dạ như thế. Ngày trước y chỉ biết nàng văn nhược tuyệt mỹ, sau đó biết nàng tinh nghịch lanh lợi, rồi thấy nàng ngang ngược, bướng bỉnh, nhưng chưa bao giờ thấy lặng lẽ nhìn y như hôm nay, khiến y thấy tim mình đau nhói.

Y biết Đoan Vương vì muốn lôi kéo nước Tề nên mới định hôn sự này, Đoan Vương còn nói rõ rằng nếu Vĩnh Dạ vào cung, Du Li Cốc chắc chắn sẽ tiết lộ thân phận của nàng. Lý Thiên Hựu kinh ngạc hỏi ông sao lại biết y đã sớm hay Vĩnh Dạ là thích khách Tinh Hồn rồi. Đoan Vương cười nói:

- Thiên Hựu tâm tư cẩn mật, có lẽ cũng đoán ra rồi.

Quả thật y đã đoán ra, vốn tưởng rằng có thể dùng thân phận này để ép Vĩnh Dạ vào cung.

Là con dao hai lưỡi sao? Khó khăn lắm mới phá hoại được âm mưu của Du Li Cốc, không lẽ lại vì Vĩnh Dạ mà dấy lên sóng gió. Để Du Li Cốc không vạch trần nàng, nàng hạ thủ giết bao nhiêu trung thần? Thiên Hựu nhớ tới Binh bộ Thượng thư Quách Kỳ Nhiên mà nhiều năm trước y đã cứu, ngay sau khi biết tin, y gần như đã phái toàn bộ cao thủ trong phủ Hựu thân vương tới bảo vệ ông. Một khi Du Li Cốc đồn tin này ra ngoài, như Đoan Vương đã nói, cho dù không nhận thì cũng không thể bảo vệ được nàng.

Nàng vì đại nghiệp của y nên mới nữ cải nam trang suốt nhiều năm, lại vì y mà nay phải gả cho Thái tử Yến.

Thiên Hựu trầm giọng nói:

- Tối qua… nàng cùng hắn ở Cố Nhã Viên dùng cơm, nghe nói trò chuyện rất vui vẻ. – Nói xong trong lòng bất giác thấy khó chịu.

Vĩnh Dạ cười cuời, nụ cười như là cố nặn ra, khóe miệng nhếch lên. Nàng thản nhiên nói:

- Khi ăn cơm tôi còn không biết người mình phải cưới là chàng ta, giấu tốt thật.

Thiên Hựu nghe nàng nói đầy thê lương thì bước lên một bước, yên lặng nhìn nàng rồi nói:

- Hoàng thúc vì ta mà quyết định hôn sự này. Ông biết Thái tử Yến không có bá khí vương giả, sẽ không bắt nạt nàng, đồng thời cũng khiến giao tình giữa hai nước An, Tề càng tốt hơn. Nhưng ông không biết rằng, ta không đồng ý… cho dù phải giao chiến với Tề.

Vĩnh Dạ rũ mi, khóe miệng nở nụ cười giễu cợt:

- Ba ngày trước, hình như Hoàng thượng còn nói với Vĩnh Dạ, Công chúa chờ Hoàng thượng đã lâu, nước Tề luôn ủng hộ ngài, Hoàng thượng không thể nào tự ý hủy bỏ hôn ước, không thể để nước Tề dẫn quân xâm phạm, gây ra chiến hỏa! Nổi giận vì hồng nhan chẳng qua chỉ là nhất thời mà thôi.

Nàng ngẩng phắt đầu lên, quát khẽ:

- Giang sơn nặng nhẹ ra sao? Hoàng thượng có chịu cùng Vĩnh Dạ cao chạy xa bay, nhường ngôi cho Tam hoàng tử không? Không, ngài mới đăng cơ, năm xưa ngài xuất cung lập phủ, ẩn nhẫn nhiều năm chẳng phải là để được làm vua thiên hạ đó sao? Tôi… sao có thể vì sự ích kỷ cá nhân mà liên lụy tới ngài? Cho dù Hoàng thượng không cho Vĩnh Dạ lấy chồng thì trách nhiệm gây ra chiến hỏa, Vĩnh Dạ cũng không gánh vác nổi, mà Hoàng thượng cũng không gánh vác nổi!

Nói rồi giọt lệ trong mắt rốt cuộc lăn ra, long lanh đọng trên gò má.

Thiên Hựu không nhịn được nữa, kéo Vĩnh Dạ vào lòng. Y không nói gì, vừa thương xót, vừa đau lòng vì Vĩnh Dạ. Y rất muốn giữ nàng lại, nhưng muốn là một chuyện, làm lại là chuyện khác.

Vĩnh Dạ chỉ cảm thấy trái tim y đang đập thình thịch, cánh tay siết chặt nàng vào lồng ngực. Bất giác nàng cảm khái, cho dù mình có ghét Lý Thiên Hựu tới đâu thì ít ra y cũng có vài phần thật lòng với nàng. Y không thể từ bỏ Hoàng vị, nàng hiểu được. Vĩnh Dạ ngẩng đầu lên, gương mặt thanh tú của Lý Thiên Hựu dường như hơi méo mó, nàng giật mình, giơ tay đẩy y ra.

Lý Thiên Hựu bỗng dưng vùi đầu vào vai nàng, khẽ nói:

- Xin lỗi, Tiểu Dạ.

Hơi thở của y mang theo hơi nóng ẩm ướt phả lên gáy nàng. Vĩnh Dạ vô cùng khó chịu, nàng cố kiềm chế ước muốn đẩy y ra thật xa, ngẩng đầu lên nhìn vầng trăng sáng, lẩm bẩm:

- Còn nhớ tòa thủy tạ ở phụ Hựu thân vương không? Ngày trước Vĩnh Dạ thường cùng Hoàng thượng uống trà ngắm trăng tại đó. Ánh trăng ở Tề quốc không biết có đẹp được như thế không? Phụ vương chỉ có mình tôi, sau này cách biệt hai phương trời, mẫu thân sẽ buồn lắm.

Thiên Hựu khàn giọng:

- Ta đã đoán được… hắc y nhân tới thư phòng ta là nàng, nàng chính là thích khách Tinh Hồn mà Phong Dương Hề luôn tìm kiếm. Ta vốn nghĩ rằng, nếu nàng không chịu vào cung, ta sẽ lấy chuyện đó ra uy hiếp. Nhưng ta không ngờ được rằng Hoàng thúc lại vì ta hi sinh nhiều tới vậy. Tiểu Dạ, nay nàng gả cho gã phế nhân Thái tử Yến, chắc chắn là nàng không thích, ta… ta cũng đâu có vui?

Trước đây y luôn cảm thấy Vĩnh Dạ yếu ớt, tưởng rằng mình thực sự có hứng thú với một nam nhân. Khi biết nàng là nữ nhi, không biết y đã vui mừng đến thế nào. Vậy mà nay y vẫn không có được nàng…

- Trẫm sẽ phong nàng thành Vĩnh An công chúa, ban cho nàng nghi trượng công chúa, để nàng xuất giá được nở mày nở mặt. – Thiên Hựu chậm rãi nói.

Vĩnh Dạ loạng choạng lùi về sau, bộ áo bào rộng rãi trên thân thể càng khiến nàng mỏng manh tới đáng thương. Gương mặt đỏ hồng, nàng mừng là Thiên Hựu đã buông tay, sau này sẽ vì vậy mà hậu đãi Đoan Vương. Liếc nhìn ánh mắt y, nàng lại dở khóc dở cười.

Y quay người đi không nhìn nàng:

- Vì Hoàng vị này, tất cả mọi người đều phải hi sinh quá nhiều, ta… sẽ không phụ lòng mọi người, sẽ làm một Hoàng đế tốt. Tiểu Dạ, nàng không cần lo lắng cho phụ vương nàng. Ông ấy mà muốn ngồi lên Hoàng vị thì đã ngồi từ lâu rồi, ta không phải là loại Hoàng đế tận diệt trung thần để cầu an.

Vĩnh Dạ thở phào nhẹ nhõm, nhìn bóng lưng Lý Thiên Hựu, cảm thấy mình hơi quá đáng. Không thích y lại khiến y tưởng rằng mình si tình, lại còn vì y mà xuất giá. Nhưng nghĩ lại, nàng chẳng nói gì nữa. Diễn kịch tới phút cuối rồi, không thể diễn hỏng được. Dẫu sao Lý Thiên Hựu cũng chẳng chút tổn thất.

Lý Thiên Hựu biết mình nên làm gì và không nên làm gì, y sẽ không vì nàng mà từ bỏ Hoàng vị hoặc gây ra chiến tranh. Còn bản thân nàng muốn gì? Vĩnh Dạ lại nhớ tới Nguyệt Phách. Điều nàng muốn là một người tòan tâm toàn ý với nàng, không lừa gạt nàng, không hãm hại nàng, yêu nàng suốt đời suốt kiếp.

Quyền thế phú quý đều chỉ là thêm hoa trên gấm mà thôi. Chẳng lẽ với kinh nghiệm của nàng, kiếp này lại phải sống cuộc sống nghèo khổ hay sao?

Nàng run giọng cúi đầu:

- Vĩnh Dạ cung tiễn bệ hạ!

Thiên Hựu thở dài:

- Ta thậm chí còn chẳng có dũng khí quay đầu lại nhìn nàng. Vốn tưởng rằng ta có thể đón nàng vào cung, nàng đồng ý cũng được, không đồng ý cũng được, đều không thể nào tử chối… Nhưng ngay cả dáng vẻ mặc nữ trang của nàng ta cũng không nhìn thấy.

Nhớ tới Nguyệt Phách, Vĩnh Dạ mỉm cười dịu dàng:

- Được, Vĩnh Dạ nam trang xuất giá!

Thiên Hựu giật mình, hai tay nắm chặt, nam trang xuất giá, nàng vì y mà nam trang xuất giá! Viền mắt nóng bừng lên, Thiên Hựu khắc chế bản thân, run giọng đáp:

- …Được! – Y nhanh chóng rời đi, không quay đầu lại.

Vĩnh Dạ mỉm cười nhìn theo, bĩu môi nói:

- Vì ngươi? Ngay cả phụ vương và mẫu thân ta còn không chịu cho nhìn cơ mà! – Nàng che miệng cười rồi vui vẻ về phòng.

Một tháng sau, Vĩnh Dạ được gả sang Tề quốc với nghi thức của một công chúa.

Vương phi cùng Đoan Vương ngồi ở đại sảnh tiền đường chờ Vĩnh Dạ mặc hỉ phục đỏ tươi tới bái biệt, hung phấn đỏ bừng cả má:

- Không biết Vĩnh Dạ mặc nữ trang sẽ đẹp thế nào?

Đoan Vương mỉm cười nói khẽ bên tai bà:

- Có đẹp cũng không thể đẹp hơn nàng. Năm xưa…

Vương phi bỗng dưng nhảy dựng lên, trợn tròn mắt nhìn Vĩnh Dạ đang bước vào:

- Cái này…

- Vĩnh Dạ bái biệt phụ vương, mẫu thân! – Vĩnh Dạ đầu đội kim thiền quan, mặc chiếc áo bào lụa thêu chỉ vàng màu trắng, trông vô cùng tiêu diêu. Nàng ngoan ngoãn dập đầu ba cái rồi đứng lên.

- Đường đến nước Tề xa xôi diệu vợi, mẫu thân nhẫn tâm để Vĩnh Dạ đội mũ ngọc nặng mấy cân sao?

- Nhưng… - Vương phi líu lưỡi, không nói được lời nào.

Đoan Vương cau mày đang định lên tiếng thì Vĩnh Dạ đã cười tươi ngắt lời:

- Hoàng thượng nghe nói Vĩnh Dạ xuất giá trong bộ dạng này thì vui lắm! Tới nước Tề rồi thay y phục cũng được.

- Tốt lắm! – Đoan Vương bật cười, chắp tay sau lưng tới gần Vĩnh Dạ, đi quanh nàng một vòng, cúi đầu nói nhỏ bên tai nàng. – Mặc màu trắng này để cho ai ngắm? Đừng quên con đã hứa với ta, không qua lại với tiểu tử tên Nguyệt Phách ấy!

Vĩnh Dạ bĩu môi, phẩy tay áo, rất hài lòng với màu trắng như mặt trăng này. Nàng chớp mắt nói:

- Xuất giá tòng phu, không phải tòng phụ! Hay là con không cưới nữa?

Đoan Vương nghĩ ngợi, nói:

- Con cứ mặc y phục tím bình thường hay mặc đi! Không thì mặc y phục tân nương đỏ rực! Nếu không… con đừng trách phụ vương độc ác.

Vĩnh Dạ mỉm cười quay mặt đi:

- Con cũng thấy màu tím tốt hơn, bộ này không quen lắm! – Nàng nhìn Đoan Vương tuy ngoài mặt thì cười vui vẻ, nhưng ánh mắt đã lấp loáng hàn quang, chọc giận lão gian trá này thì chắc chắn sẽ không được yên ổn. Vĩnh Dạ là người rất thức thời.

Lát sau, nàng thay y phục, như y phục bình thường đi dạo phố. Trước khi đi còn không quên nói với Đoan Vương phu phụ:

- Con sang Tề quốc chơi, khi nào nhớ cha mẹ sẽ về thăm.

Vương phi vẫn còn chìm đắm trong sự kinh ngạc, giương mắt nhìn Vĩnh Dạ ra khỏi cổng phủ. Các thị nữ đứng bên hầu hạ chẳng còn dũng khí lại gần đỡ tân nương lên xe. Thấy Vĩnh Dạ đi ra ngoài, cũng ngơ ngác đi theo sau. Đi tới cổng, Vĩnh Dạ vươn tay:

- Đưa đây!

Nhân Nhi cẩn thận lấy một tấm khăn màu đỏ đưa cho nàng.

Vĩnh Dạ đội lên đầu, bĩu môi:

- Đỏ với tím, xấu chết được!

Nhân Nhi phì cười thành tiếng, rồi lại cố nhịn.

Bên ngoài phủ tiếng trống chiêng ầm ĩ, đội ngũ đưa dâu hoành tráng xếp hàng chỉnh tề suốt một con phố, khi Vĩnh Dạ đội khăn hỉ ra cửa, tất cả đều ngỡ ngàng dừng lại, chưa từng nghĩ rằng tân nương tử xuất giá lại mặc màu tím! Vĩnh Dạ mặc kệ, ngồi thẳng lên kiệu hoa, ra lệnh:

- Tiếp tục, dừng cái gì mà dừng! Gõ tiếp cho ta!

Tiếng kèn trúc nổi lên, tiếng pháo đùng đoàng. Vĩnh Dạ vén khăn che đầu, nằm trên kiệu ngủ bù.

Trong mắt Đoan Vương lóe lên vài phần ưu tư, nhưng suy nghĩ một lát rồi lại thôi.

- Vương gia! Liệu có làm nước Tề sợ… - Mắt Vương phi đỏ hoe.

Đoan Vương vỗ tay bà, cười nói:

- Vĩnh Dạ nhà chúng ta khác người, muốn cưới nó thì phải thế! Thái tử Tề quốc… có lẽ cũng không dọa nổi hắn đâu.

- Nhưng…

- Cuối cùng cũng gả được đứa con gái này đi rồi, sau này được sống bình an rồi. Mai ta vào cung giao quân quyền và sự vụ, làm một Vương gia nhàn nhã. – Đoan Vương không tiếp lời Vương phi, vui vẻ nói.

Tháng Bảy, mặt trời như đổ lửa, đội ngũ ra khỏi Kinh Đô bèn dừng lại nghỉ ngơi.

Vĩnh Dạ xuất giá với nghi thức của công chúa. Thị vệ trưởng là phó thống lĩnh Vũ Lâm Vệ Vương Đạt, sứ thần dẫn dâu là Mã thị lang của bộ Lễ. Vương Đạt là cựu tướng của Lý Thiên Hựu ở phủ Hựu thân vương, được Thiên Hựu dặn dò, vô cùng cung kính với Vĩnh Dạ. Trong lòng Mã thị lang ít nhiều cũng hiểu được đôi chút tâm tư Hoàng thượng, thấy công chúa nam trang xuất giá thì thầm thương cho cặp uyên ương khổ mệnh.

Mã thị lang chính là phó sứ An quốc ngày trước cùng Vĩnh Dạ đàm phán với nước Trần, vô cùng khâm phục Vĩnh Dạ, dọc đường luôn nghe theo lệnh nàng.

Vĩnh Dạ ngồi trong kiệu hoa rộng rãi mà còn thấy nóng bức khó chịu, bèn ra lệnh:

- Từ sau giờ Mão xuất phát, giờ Ngọ nghỉ ngơi, giờ Dậu lại đi tiếp!

Đội ngũ xuất giá hoành tráng tự nhiên lại phải ngày nghỉ đêm đi, lén lén lút lút. Mã thị lang chẳng dám ngăn cản, chỉ hận sao mình lại nhận công việc khổ sai này.

Thấy thần sắc vô cùng khó coi của ông, Vĩnh Dạ sầm mặt chỉ trích:

- Đi nắng nôi thế này trúng độc đấy, bao nhiêu thị vệ không được cởi khôi giáp, bổn cung còn chưa tới nước Tề đã bị hành hạ dở sống dở chết rồi, quan tâm mấy lễ tiết phàm tục ấy làm gì?

Mã thị lang không dám nói gì nữa, truyền lệnh xuống dưới. Chúng tướng sĩ lại cảm thấy Công chúa biết thông cảm cho mọi người, lại càng thêm kính trọng Vĩnh Dạ. Chỉ khổ cho các quận phủ dọc đường, phải thết yến vào nửa đêm.

Tới Tần Hà thì đội ngũ thay thuyền để qua sông. Vĩnh Dạ ra lệnh cho đội ngũ chỉnh đốn lại.

Ra khỏi kiệu, phớt lờ điệu bộ như muốn ngăn cản của Mã thị lang, Vĩnh Dạ bước lên đầu thành của Tần Hà.

Trăng sáng vằng vặc, Vĩnh Dạ buồn bã quay đầu. An quốc… Kinh Đô… Đoan Vương phủ đều đã ở rất xa sau lưng. Nàng hít sâu một hơi. Hòan cảnh mới, cuộc đời mới, tái sinh mười tám năm rồi lại có biến số mới.

Thấy Mã thị lang và Vương Đạt không rời mình nửa bước thì bật cười:

- Qua khỏi Tần Hà là sẽ vào nước Tề, Mã đại nhân có gì cần nói không? Giữ trong lòng các người không khó chịu nhưng ta cũng thấy bực mình.

Mã thị lang cười cầu hòa:

- Công chúa, sắp… qua Tần Hà rồi, sứ thần nước Tề tới tiếp giá, công chúa ăn mặc như thế này liệu có…

- Hoàng thượng còn chẳng nói gì, Mã đại nhân không cần lo lắng. – Vĩnh Dạ nhớ lời của Nguyệt Phách, nữ trang của nàng nhất định phải để chàng là người đầu tiên được ngắm!

Hôm sau, đội thuyền tới bờ bên kia của Tần Hà.

Tề quốc đã có đội ngũ nghênh đón hùng hậu ở đầu sông. Tiếng nhạc nổi lên, cờ bay rợp trời. Dưới cái nắng gay gắt, thị vệ mang đao sáng loáng.

- Ti chức là Lễ bộ Thượng thư Triệu Duy Khai của nước Tề, phụng chỉ chờ công chúa!

- Triệu đại nhân, công chúa nước ta dọc đường vất vả, sức khỏe không tốt, trời lại nóng nên ra lệnh bớt mấy nghi thức xã giao này. – Mã thị lang làm đúng như lời Vĩnh Dạ căn dặn.

- Vậy thì mời công chúa di giá! – Triệu Duy Khai khoảng bốn mươi tuổi, mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ cương nghị. Ông đưa mắt nhìn sang thuyền rồng, hồi tưởng lại sự tích của vị Vĩnh An công chúa này, trong lòng tràn đầy sự tò mò.

Cửa thuyền rồng mở ra, ba mươi hai thị nữ đi trước dẫn đường, ở giữa là một công tư hào hoa. Bộ áo bào rộng rãi màu tím thêu hoa mẫu đơn, chói mắt tới mức khiến người ta kinh ngạc.

Triệu đại nhân trợn tròn mắt, bàn tay run rẩy hỏi Mã thị lang:

- Đây là… công chúa?

Mã thị lang thấy Vĩnh Dạ vẫn không thay y phục bèn khổ sở quay mặt đi:

- Công chúa nhà chúng tôi nói hồi mới quen Thái tử đã ăn vận như thế này, nghĩ rằng chắc Thái tử sẽ thích.

Vĩnh Dạ thong thả xuống thuyền, ánh mắt dừng lại sau lưng Triệu Duy Khai. Trong đội thị vệ, ánh mắt sắc bén của Phong Dương Hề đang quan sát nàng. Nàng mỉm cười hỏi Triệu đại nhân:

- Phong đại hiệp dương danh giang hồ vẫn còn làm bảo tiêu của Thái tử nước ngài sao?

- Điện hạ… điện hạ sợ dọc đường có tai nạn! – Triệu Duy Khai liếc ra sau lưng, rồi lại cúi đầu.

Vĩnh Dạ ngưng thần nhìn Phong Dương Hề rất lâu, cười khinh bỉ. Tưởng rằng có ngươi thì ta không chạy được ư? Nàng lại thở dài, ban đầu Thái tử Yến không nhắc gì tới hôn sự là vì sợ nàng không đồng ý sao? Nàng không muốn tổn thương chàng ta, nhưng thực sự nàng không có cảm xúc gì. Vĩnh Dạ lên kiệu rồi dặn dò:

- Trời nóng quá, khởi hành luôn đi. Bổn cung mệt rồi, dọc đường đừng làm phiền ta.

- Vĩnh An công chúa không phải người thường, Triệu đại nhân không cần đối đãi theo lẽ thường. – Triệu Duy Khai nhớ tới lời dặn của Thái tử trước khi lên đường, chỉ đành khéo léo giải thích, lau mồ hôi đồng ý.

Tới nước Tề không được thoải mái như ở nước An. Trời nắng nóng, đội ngũ đi lại chậm chạp, Vĩnh Dạ hoa mày chóng mặt vì nóng, gọi Mã thị lang đi thương lượng xem liệu có thể đi vào ban đêm không. Triệu Duy Khai từ chối vì lý do không hợp lễ nghi.

Vĩnh Dạ cũng không giận, khi nghỉ đêm tại dịch trạm, nàng nằm trên phiến đá xanh trong sân cho mát.

Tiếng gió lướt qua, Phong Dương Hề đã ngồi cạnh nàng, thấy Vĩnh Dạ nằm ngắm trời sao, bất giác bật cười:

- Sao Công chúa lại đồng ý gả cho Thái tử?

- Tôi không muốn bị gả cho Lý Thiên Hựu, càng không muốn liên lụy tới phụ vương. Chỉ có điều, Phong đại hiệp có duyên với Tề quốc thật đấy. Một lần cứu mạng mà phải báo đáp cả đời sao? Cả ngày làm bảo tiêu mà không chán à?

Phong Dương Hề cũng nằm xuống, cười nhẹ:

- Sư phụ ta là đệ nhất kiếm khách của Tề quốc, nợ Tề Vương ân tình phải trả; ta nợ Thái tử Yến, cũng phải trả. Hộ tống cô tới Thánh Kinh là do Thái tử không an tâm, thực ra ngài rất quan tâm tới cô. Ta đã nói rồi, Thái tử điện hạ hình như rất thích cô, chẳng mấy khi ngài hợp với ai như thế.

Vĩnh Dạ trầm mặc, nhìn bầu trời sao ngơ ngẩn xuất thần.

- Hình như Công chúa rất thích ngắm sao và…t răng? – Phong Dương Hề nghiêng đầu nhìn Vĩnh Dạ.

Thế là ý gì? Vĩnh Dạ thót tim, rồi lại nghĩ, Lý Thiên Hựu chịu buông tay có một nửa nguyên nhân bởi nàng là thích khách Tinh Hồn, có lẽ sẽ không tiết lộ cho Phong Dương Hề, còn bản thân hình như cũng chưa hề bộc lộ võ công trước mặt hắn. Công phu nàng luyện không phải nội công bình thường, hô hấp đại pháp của Thanh y sư phụ và Thiên Mạch Nội Kinh chỉ cần không hiển lộ thì không ai phát hiện ra. Nhưng vì sao lời hắn nói luôn hàm chứa ý khác? Nàng nhắm mắt lẩm bẩm:

- Nếu Phong đại hiệp có thể biến ra một mặt trời trên trời thì Vĩnh Dạ cũng sẽ ngắm. Còn nữa, đêm khuya thanh tĩnh, Phong đại hiệp hãy mau rời khỏi viện tử của bổn cung, không hợp lễ nghi.

Phong Dương Hề mỉm cười đứng lên, nhìn Vĩnh Dạ, nói khẽ:

- Công chúa hãy ngoan ngoãn chờ cưới đi! Có Phong mỗ ở đây, cho dù có người muốn phá hoại hay Công chúa muốn trốn thì cũng không được đâu.

- Phong đại hiệp có tài như thế thì tốt nhất là hãy bảo vệ Thái tử đi! Coi chừng bổn cung chém hắn đây!

- Công chúa chẳng phải vốn yếu ớt, trói gà không chặt sao? Tuy rằng Thái tử nho nhã, nhưng nữ nhân không biết võ công có lẽ cũng không làm gì được đâu!

Vĩnh Dạ chậm rãi mở mắt ra, hai đôi mắt đen láy chạm nhau giữa không trung. Ánh nhìn sắc bén của Phong Dương Hề có vài phần như giễu cợt, trong mắt của Vĩnh Dạ lại có đôi chút mỉa mai. Đột nhiên nàng hét to:

- Cứu với! Có người muốn vô lễ với bổn cung! Người đâu!

Tiếng hét lanh lảnh xé tan bầu trời đêm, cánh cổng bị người ta đạp tung ra, tiếng bước chân hỗn lọan gấp rút vang lên.

Vĩnh Dạ nheo mắt cười:

- Còn không cút mau!

Ánh mắt Phong Dương Hề tối lại, quay đầu bỏ đi.

Vương Đạt đưa thị vệ xông vào viện tử, thấy Vĩnh Dạ đang đứng giữa sân như thể không có gì xảy ra, lên tiếng hỏi:

- Công chúa…

- Bổn cung nhìn thấy có một bóng đen lướt qua trên tường bèn hét lên. Sau này thị vệ không được rời bổn cung nửa bước! Gọi Nhân Nhi vào đây hầu bổn cung đi. – Vĩnh Dạ thở dài. Nàng vốn định tới Thánh Kinh rồi mới thoát thân, không ngờ trong đội ngũ nghêng đón lại có Phong Duơng Hề võ công cao cường. Nàng cần phải chuẩn bị trước.

Hôm sau đội ngũ lại đội nắng lên đường.

Vĩnh Dạ mệt mỏi nằm trong kiệu, khó chịu tới mức cả người toát mồ hôi, chỉ muốn cởi hết y phục ra uống chai bia mát, ăn dưa hấu lạnh. Mệt mỏi thở dài, nhịn vậy.

Trong lúc ngẩn ngơ, nàng lại nhớ tới Nguyệt Phách.

Chàng nói, chàng sẽ mở một Bình An y quán, nếu nàng muốn sống một cuộc sống bình an, chàng sẽ nuôi nàng.

Chàng nói, chàng còn mở một Bình An tửu lầu, làm những món ăn mà nàng thích.

Nhưng chàng chẳng có tin tức gì.

Tường Vi cũng không có.

Vĩnh Dạ nhắm mắt, dường như thấy hơi mệt mỏi.

- Công chúa, qua khỏi Ô Khẩu là tới Thánh Kinh rồi. – Vương Đạt đứng ngoài kiệu bẩm báo.

Vĩnh Dạ mở mắt, vén rèm kiệu. Chiếc xe ngựa đi qua một khúc rẽ trên sơn đạo, nàng nhìn thấy trước mặt xuất hiện một thành trì rộng lớn. Đi mấy ngày đường, cuối cùng cũng tới. Vĩnh Dạ ngồi thẳng lên, ló đầu ra nhìn Tề đô Thánh Kinh qua những cành cây đan xen.

Dưới núi là một lũng sông rất rộng, Thánh Kinh hiện lên trong vòng vây của một bức tường thành màu xanh đen. Lương Hà từ phía đông chảy tới, uốn lượn ngoài thành. Nhìn Thánh Kinh được bao bọc bởi ba ngọn núi, một mặt giáp sông, đúng thế đội sơn đạp thủy. Sông núi trở thành một tấm màn tự nhiên của nơi đây, thật là đặc biệt.

Tốc độ xuống núi của xe ngựa rất nhanh, ra khỏi Ô Khẩu, quan đạo trở nên rộng rãi và thẳng tắp, hai bên đường là những thửa ruộng bằng phẳng, không nhìn thấy một gốc cây nào.

- Sao ngòai thành lại trống trải thế? – Vĩnh Dạ gọi Triệu đại nhân tới hỏi.

- Mười dặm xung quanh Thánh Kinh không có một gốc cây, toàn bộ là ruộng quân đồn, đó là đề phòng kẻ địch che giấu hành tung tới đây đột kích! – Triệu Duy Khai tự nhiên đáp.

Vĩnh Dạ gật đầu, nhưng lại giật mình bởi một từ: Quân đồn! Nàng nhìn quanh, ngoài thành trống trải, những nóc nhà nhìn thấy phân bố rải rác. Thời chiến là quân, thời bình là nông, quan niệm quân sự này của Tề quốc quả thực rất hay.

An quốc không có quân đồn, toàn quốc gồm có sáu quận, có quận binh chuyên dụng, các quận rút ra một quận binh làm lục vệ kinh kỳ, đó chính là nguồn gốc của lục vệ ở Kinh Đô. Hoàng cung có Vũ Lâm tả hữu vệ là cấm quân.

Vĩnh Dạ biết một số tác dụng của quân đồn. Quốc gia không cần phải trực tiếp nuôi quân, có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho quân đội. Binh sĩ bình thường thì làm nghề nông, cách vài ngày lại tập trung thao luận, tới thời chiến là có thể tham gia đội ngũ. Như thế, thể lực và sức chiến đấu của binh sĩ không những không bị giảm sút mà ngược lại, còn tăng cường tinh thần trách nhiệm của họ đối với quốc gia.

Trong mắt Vĩnh Dạ lóe lên vẻ lo âu. Tam quốc tranh hùng đã là chuyện nhiều năm. Nàng lại nghĩ, thời đại binh khí lạnh, chế độ quân chủ tập quyền, thiên hạ vốn dĩ sẽ phải thống nhất sau một thời gian dài bị phân chia, thống nhất một thời gian rồi lại bị phân tách, bản thân mình chẳng qua chỉ là một người chuyển thế đầu thai tới thời loạn thế này mà thôi, cần gì phải lo Hoàng vị do ai ngồi, nhất thống thiên hạ liên quan quái gì tới mình?

Trong lúc suy nghĩ, tường thành cao lớn hùng vĩ của Thánh Kinh đã hiện ra trước mắt. Cổng thành mở rộng, cầu treo hạ xuống, bách tính thong thả qua lại. Vĩnh Dạ mỉm cười, cũng như Kinh Đô, đúng là một cảnh tượng thái bình thịnh thế.

Khi đội ngũ vào thành, ngoài kiệu vang lên tiếng hoan hô vang trời. Vĩnh Dạ không vén rèm kiệu lên, nàng không muốn bị coi như động vật trong sở thú. Vào tới Thánh Kinh, nàng được sắp xếp ở dịch quán. Đình viện rộng rãi, kiến trúc gỗ và đá cao lớn, hào nhoáng và hoa lệ, men các chân tường còn đặt mấy chậu băng lớn. Vừa bước vào, hơi mát ập tới, cuối cùng Vĩnh Dạ cũng thấy dễ chịu hơn.

Theo nghi thức thì mười ngày sau Vĩnh Dạ sẽ vào Hoàng cung nước Tề để nhận sắc phong, sau đó nhập Đông cung.

Hôm sau Thái tử Yến đã tới cầu kiến, Vĩnh Dạ né tránh, nói rằng theo quy củ của An quốc, trước hôn lễ không được gặp nhau, vậy mà chàng ta vẫn xông vào.

Vĩnh Dạ chống cằm nhìn chàng, nghĩ bụng, đúng là không nên trông mặt mà bắt hình dong, cuối cùng Thái tử Yến cũng có lúc tỏ ra mạnh mẽ.

Thái tử Yến lịch sự dừng lại cách nàng ba trượng, dịu dàng nói:

- Vĩnh Dạ gả tới Tề quốc, cần phải tuân theo quy củ của Tề quốc ta.

- Ồ? Tôi đã được coi là gả rồi ư?

- Chỉ còn thiếu nghi thức nhập cung nữa thôi. – Thái tử Yến cười nói, - Mười ngày sau, trên kim điện sẽ tiến hành nghi thức sắc phong, Vĩnh Dạ nhận ngọc sắc kim ấn rồi sẽ là chủ nhân của loan điện Đông cung.

Vĩnh Dạ vung áo đại nộ:

- Chưa nhận ngọc sắc kim ấn, tôi vẫn là công chúa của An quốc, mời Thái tử về!

Thái tử Yến giật mình, liên tục xua tay:

- Vĩnh Dạ, nàng đừng nổi giận! Ta… ta chỉ muốn tới thăm nàng…

- Xem tôi có còn ở dịch quán không hả, xem tôi đã chạy chưa, phải không? Điện hạ! – Vĩnh Dạ cười lạnh nói, -Có cao thủ như Phong Dương Hề ở ngoài kia, điện hạ còn lo lắng gì?

- Phong… Phong đại hiệp không có ở dịch quán, hắn… hắn còn có việc khác. – Mặt Thái tử Yến đỏ bừng, ánh mặt lạnh lẽo của Vĩnh Dạ khiến chàng chỉ muốn độn thổ mà đi.

Vĩnh Dạ cười lớn:

- Tôi sợ làm mất mặt phụ vương tôi! Thái tử yên tâm, mười ngày sau tôi sẽ vào cung quỳ lạy, nhận ngọc sắc kim ấn do Tề Hoàng đích thân ban. Mời Thái tử!

Thái tử Yến đỏ mặt, chắp tay cáo từ, trước khi đi lại quay đầu nói:

- Vĩnh Dạ đã đồng ý xuất quá thì vì sao không chịu mặc nữ trang?

Vĩnh Dạ chớp mắt:

- Muốn dành sự bất ngờ cho điện hạ!

Thái tử Yến vỡ lẽ ra, nói khẽ:

- Vĩnh Dạ mặc nam trang đã thiên hạ vô song, nữ trang chắc chắn cũng vô cùng diễm lệ, thật vui vì Vĩnh Dạ có tâm ý này. Muời ngày sau gặp ở kim điện, ta cũng muốn dành cho Vĩnh Dạ một bất ngờ.

Vĩnh Dạ nhún vai, nàng sẽ không đợi tới mười ngày sau đâu, chỉ mấy ngày nữa là sẽ đi. Phong Dương Hề dọc đường theo sát, nàng chỉ đành chờ tới Thánh Kinh thoát thân. Trong đầu lại nghĩ tới Bình An y quán của Nguyệt Phách, chỉ hận không thể lập tức bay ra khỏi dịch quán tìm chàng.

- Tiểu thư! – Nhân Nhi xông vào, mặt giàn giụa nước mắt, lắp bắp khua tay.

Vĩnh Dạ kinh ngạc. Thấy hai người quỳ ở ngoài sân sau lưng Nhân Nhi, toàn thân chấn động nhảy dựng lên, hét lớn:

- Ỷ Hồng! Lâm Đô úy!

Nàng không thể ngờ rằng họ vẫn còn sống, lại đang ở Thánh Kinh. Khi vén áo chạy ra, tim nàng thắt lại. Nàng đứng trước mặt Ỷ Hồng, đỡ hai người dậy, nói:

- Thái tử Yến cứu các người sao?

Ỷ Hồng ngẩng lên nhìn Vĩnh Dạ, gật đầu, nghẹn ngào nói:

- Thiếu gia đừng trách Ỷ Hồng, chàng… chàng…

- Mạt tướng bị trọng thương, chính Thái tử Yến đã cứu về Tề quốc, mạt tướng vô năng, không thể nào gửi tin về An quốc được. – Lâm Hồng cúi đầu.

Tiếng “thiếu gia” của Ỷ Hồng khiến Vĩnh Dạ thở dài, nắm tay nàng đi vào nội đường.

- Không cần giải thích nữa, ta biết, hắn là ân nhân cứu mạng của hai người, không cho hai người gửi tin về, cho dù các người có muốn gửi cũng không được.

Lâm Hồng cảm kích nhìn Vĩnh Dạ, lẳng lặng theo vào trong nội thất.

Những tảng băng lớn đặt trong chậu vàng tan ra, khói lạnh bốc lên, vốn dĩ cảm giác rất mát mẻ, mà sao lúc này thấy cái lạnh như thấu vào tận xương. Từ ngoài bước vào, bỗng dưng Vĩnh Dạ nổi gai ốc. Nàng cười cười:

- Hôm nay chịu cho các người tới đây, ta rất cảm kích hắn, các người cảm thấy thế nào?

- Thiếu gia, Thái tử là người rất tốt, thiếu gia gả cho ngài, nhất định sẽ hạnh phúc. - Ỷ Hồng khẩn thiết nhìn Vĩnh Dạ.

- Ta biết, ta có nói là không cưới đâu! Nếu như không, hà cớ gì ta phải vạn dặm xa xôi tới tận Thánh Kinh này? – Nụ cười của Vĩnh Dạ tươi như hoa, nhưng ánh mắt nhìn hai người có vài phần xa cách.

Phụ vương nói không sai, có thể ngồi được vào cái ghế Thái tử, đừng tưởng chàng ta trông yếu đuối, thực ra cũng không hề kém cỏi. Ơn hai lần cứu mạng, sai khiến được Phong Dương Hề và thu phục được Ỷ Hồng lẫn Lâm Hồng.

- Hai người lui xuống nghỉ ngơi đi, nếu muốn ở lại Tề quốc thì theo ta, còn nếu muốn về An quốc thì chờ đại hôn xong, theo Vương Đạt về.

- Trong phủ Lâm Hồng còn có mẹ già, em nhỏ, không thể ở lại Tề quốc cùng công chúa. Công chúa thứ tội! – Lâm Hồng không hề do dự, trên mặt thoáng vẻ ăn năn.

Vĩnh Dạ ngồi xuống, mỉm cười:

- Tận hiếu cha mẹ là lẽ thường tình. Có thể xin Lâm Đô úy hứa với bổn cung, về tới An quốc sẽ cưới Ỷ Hồng làm vợ không?

- Thiếu gia! - Ỷ Hồng đỏ mặt, ấp úng. – Lâm Đô úy đã… tôi đã là người của chàng rồi.

- Ha ha, càng tốt! Sau này đừng gọi ta là thiếu gia nữa, học Nhân Nhi gọi ta là tiểu thư đi, thiếu gia lấy chồng nghe chẳng ra sao cả. Quay về rồi là tốt, hôm nay đúng là một ngày tốt lành. Lui xuống đi, buổi trưa ta hơi mệt. – Vĩnh Dạ cười rất vui vẻ.

Hai người cáo lui. Vĩnh Dạ nhìn Nhân Nhi, không nói lời nào. Nàng không tin tưởng bất cứ ai.

break
Tập truyện: Nam Nhân Là Để Cưỡi (NP, Cao H)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại, Cao H
[H++] Đụng Chạm Da Thịt
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc