Tuyết Rơi Đầy Núi

Chương 45 - Chương 45

Trước Sau

break
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

‘Lúc nào gửi thư cho em, anh cũng mang thẳng ra bưu điện, không thích thả trong những thùng thư màu xanh bên đường, anh luôn hồ nghi để ở đó nó sẽ đến tay em chậm hơn.’

—— ‘Lưỡng địa thư – Thư từ hai nơi’ (L ỗ Tấn)

***

Tô Nam trở lại trường đăng ký, sau đó lập tức đến công ty H báo danh.

Vốn dĩ trước tết mọi người đã bắt tay vào guồng thực tập, nhưng vì phải nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe nên Tô Nam đã trao đổi cùng giám đốc bộ phận cho được kéo dài thời gian qua sau tết.

Loay hoay suốt buổi sáng, đầu tiên là lắng nghe công ty truyền đạt mục tiêu của việc đưa thực tập sinh ra nước ngoài, sau đó chưa kịp nghỉ ngơi lấy một giây, giám đốc bộ phận đã bắt đầu phân bổ nhiệm vụ.

Không có cả thời gian để thở, Tô Nam ngồi trong khu vực làm việc của mình lúi húi luôn tay hết việc này đến việc khác suốt mấy tiếng đồng hồ. Buổi trưa gọi điện thoại cho Cô Điền, cả hai cùng đi xuống nhà ăn của công ty ăn cơm.

Cô Điền rất lo lắng chuyện của Tô Nam và Trần Tri Ngộ, trong lòng cứ cảm thấy hối hận vì lúc đó không giữ được mồm miệng, bao nhiêu ấm ức thay cho Tô Nam đều văng hết tán tàn ra; không ngừng hỏi cô tình hình sau đó thế nào.

Tô Nam cong veo khóe môi trả lời ngắn cụt: “Kết hôn.”

Cô Điền nghệt mặt.

Tô Nam cười khúc khích: “Không được kỳ thị phụ nữ có chồng.”

Cô Điền nào còn tâm tư quản tới chuyện đó, đầu óc đã hoàn toàn chệch khỏi đường ray: “… Cậu xác định sẽ ra nước ngoài thật hả? Không hối hận chứ? Tớ nghe rất nhiều người nói, đi qua đó làm việc rồi lúc quay về chẳng có kết cục gì tốt đẹp hết. Mấy tay đàn ông đi Châu Phi, kiếm được tiền, mò sang Đông Âu bao nuôi mấy cô nàng nho nhỏ, giấu trong biệt thự, ban ngày thì giúp việc nhà, ban đêm làm nô lệ tình dục… Mặc kệ kết hôn hay chưa kết hôn.”

Tô Nam: “… Cậu bảo tớ đi bao tiểu soái ca Đông Âu hả? Tớ không có hợp khẩu vị ngoại quốc này đâu.”

Bàn tay Cô Điền ra sức phẩy lia lịa trước mặt cô: “Nghiêm túc cái coi.”

Tô Nam cười: “Cậu biết ưu điểm lớn nhất của nghề dạy học là gì không?”

Cô Điền: “… Ổn định?”

Tô Nam: “Có nghỉ đông và nghỉ hè.”

Mặc dù cái ‘có nghỉ đông và nghỉ hè’ đó đã bị Trần giáo chủ phũ đẹp, thể hiện quan điểm rất rõ ràng: ‘Nghỉ đông và nghỉ hè, thứ quý giá như thế, anh có thể lãng phí trên người em sao?’

Mấy ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Tô Nam cũng bận rộn tối tăm mặt mũi. So với Cô Điền đã bắt tay vào công việc trước tết, tiến độ của Tô Nam bị bỏ xa khá nhiều. Nhịp độ làm việc của công ty H lại rất nhanh, đa phần trong đội ngũ là tầng thấp nhất mới lơ ngơ ra đời, đều thuộc dạng liều mạng dốc sức cắn răng chém giết. Ngoại trừ ra vào nhà ăn, thỉnh thoảng cô cũng bắt gặp những ánh mắt ngó nghiêng dò xét của đồng nghiệp nam trong công ty vốn dương thịnh âm suy. Nhưng Tô Nam cũng không vì giới tính của mình mà nhận bất kỳ ưu đãi nào; trái lại cô còn nổ lực, cố gắng nhiều hơn cả đàn ông để có thể gạt bỏ những thành kiến cố hữu.

Chín giờ sáng, bảy giờ tối; thường xuyên tăng ca, đến khi xong việc về tới nhà, căn bản ngã đầu xuống là có thể ngủ thiếp đi.

Vừa bắt đầu đi dạy lại sau kì nghỉ lễ, Trần Tri Ngộ cũng bộn bề công việc.

Cuối năm rồi, anh giúp viện trưởng Tôn giành được hai giải thưởng mà học viện tha thiết bấy lâu, tiếng tăm càng lan rộng trong giới học thuật. Những lời mời phát biểu tọa đàm không ngừng được gửi tới, cũng không thể từ chối toàn bộ, nên đã chọn ra những buổi nói chuyện có tiêu chuẩn cao, mang ý nghĩa giao lưu trao đổi kinh nghiệm để nhận lời.

Không chỉ thế, thi thoảng viện trưởng Tôn còn nhét thêm cho anh mấy nhiệm vụ. Như học kỳ này, ông cụ người bảo anh đứng ra tổ chức một khóa tự chọn tổng cộng tám tiết, mỗi tối thứ năm trong hai tuần. Đây là một tiết học mở, là dự án hợp tác nền tảng của viện trưởng Tôn và một vị giáo sư tên tuổi, nhằm mục đích mở rộng sức ảnh hưởng của môn học và học viện.

(*Tiết học mở – open class: là một dạng lớp học dạy về một chủ đề nào đó, ngoài sinh viên còn có các giáo sư, lãnh đạo tham gia. Là dịp để giáo viên thể hiện trình độ giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm…)

Dạng lớp học mở này, nội dung không thể qua loa sơ sài cho có lệ, mà phải suy xét tất cả các nhân tố liên quan, một buổi đứng lớp mất xấp xỉ gần một tuần soạn giáo án.

Tô Nam ủ rũ: “Híc, sao lại trúng ngay thứ năm chứ? Thứ năm là ngày em bận nhất…”

Trần Tri Ngộ: “Em muốn đến nghe à?”

“Dạ.”

Trần Tri Ngộ: “Trước kia, khi em chọn môn của anh, sao anh không thấy em có nhiệt tình này?”

“Em còn chưa đủ nhiệt tình sao? Giờ lên lớp của viện trưởng trường em, có khi em còn dám trốn, giờ của anh em không trốn bữa nào, còn ghi chép cả quyển tập dày thế này.” Cô làm điệu bộ dày thiệt dày.

Trần Tri Ngộ cười vang, nhớ lại lúc đó cô ngồi ở hàng ghế đầu tiên, thở phì phò hổn hển, cắm mặt cắm mũi ghi chép giống y hệt như ‘bé củ cải’.

Có lần, thừa dịp Tô Nam đi vào nhà vệ sinh, anh cầm quyển sổ ghi chép của cô lên xem.

Lắng nghe bài giảng cặn kẽ từng chi tiết, ghi chép tỉ mỉ rõ ràng. Anh loạt soạt lật giở đến trang cuối cùng, một tờ giấy rơi ra. Là trang giấy gấp đôi được xé từ quyển sổ. Mở ra, bên trong cẩn thận mà trang trọng viết hai chữ ‘Tri Ngộ’, sau đó là những dòng bút bâng quơ:

‘Nhân sinh tương tri, như hạnh hoa ngộ vũ, như trọc tửu ngộ ca.’ (*Đời người biết nhau, như hoa hạnh gặp giọt mưa, như rượu đục tương ngộ khúc hát.)

Khoảnh khắc nhìn thấy dòng chữ này, tựa bước đi trong đêm khuya muộn, ánh trăng trong suốt như sương, giăng ngập cõi lòng.

“Em đợi khi nào đăng lên mạng thì xem,” Trần Tri Ngộ đứng dậy, duỗi tay gập nắp laptop của cô lại: “Bây giờ đi ngủ với anh nào.”

“Em còn chưa làm xong việc …”

“Em làm việc không đúng phương pháp,” anh đứng đó, lấy một tờ giấy trên bàn, duỗi tay rút cây bút chì trong ống đựng bút, sột soạt vẽ một chữ thập 十.

Tô Nam: “… Hệ trục tọa độ hả anh?”

Trần Tri Ngộ: “…”

Bắt đầu nhấc bút viết: “Anh chưa dạy cho em sao? Quan trọng – khẩn cấp; quan trọng – không khẩn cấp; khẩn cấp – không quan trọng; không quan trọng – không khẩn cấp… Em phân loại công việc cần phải làm hàng ngày theo thứ tự ưu tiên này mà làm.”

(*Đây là cách quản lý thời gian theo thứ tự ưu tiên – phương pháp Eisenhower: dùng ma trận để sắp xếp công việc do tổng thống Mỹ thứ 34 Dwight D. Eisenhower nghĩ ra.)

Tô Nam: “Em có nghe qua, nhưng chưa thử áp dụng bao giờ…”

Cô vừa nói vừa lấy cây bút trong tay anh, viết viết vẽ vẽ nhiệm vụ ngày mai.

Trần Tri Ngộ: “… Chuyện này nhất định phải làm ngay bây giờ à? Khẩn cấp? Quan trọng?”

Tô Nam chớp chớp mắt.

Trần Tri Ngộ nhìn cô, buồn cười nhưng cố nén xuống: “Chỗ anh có một việc vừa quan trọng lại khẩn cấp…” Búng cây bút chì văng sang một bên, nắm lấy cổ tay cô kéo cô đứng dậy khỏi ghế.

Tô Nam: “Em… ngày mai em còn phải đi làm.”

Trần Tri Ngộ đè cô ra sau, một tay chống lên bàn, cúi đầu hôn: “Anh sẽ làm nhanh…”

***

Qua ba bốn ngày tiếp theo, Tô Nam đã bước đầu thích ứng với nhịp độ công việc của công ty, sau đó được dẫn vào tổ.

Tổ trưởng là một người đàn ông trung niên mập mạp, nhìn có phần hơi quen mắt.

Tô Nam ngẫm nghĩ chốc lát, nhớ ra, chính là cán bộ phỏng vấn ở vòng đầu tiên.

Tổ trưởng cũng nhận ra cô, mỉm cười giơ tay: “Anh tên Từ Đông, mọi người đều gọi là anh Đông.”

Tô Nam vươn tay ra bắt: “Em là Tô Nam, còn phải làm phiền anh chỉ bảo nhiều ạ.”

Từ Đông khoát khoát tay: “Không dám, không dám —— anh không huyên thuyên nữa, còn một núi việc phải làm, em vào đây đi, bây giờ bắt đầu họp luôn. Trước tiên em đi theo thư ký ghi chép biên bản cuộc họp.”

Tô Nam chính thức tiếp xúc với nội dung công việc, vừa bắt tay vào thì cảm thấy khẩn trương lo lắng, nhưng cuộc họp diễn ra chưa tới mười phút, những căng thẳng đó đã biến hết thành ủ rũ, nhuệ khí bị đánh cho tan tác —— toàn bộ đều là tiếng Anh, giao tiếp hàng ngày cô có thể nói chuyện lưu loát, nhưng lúc này từ vựng chuyên ngành bay đầy trời, còn chưa kịp phản ứng với mớ này, mớ khác đã chui tọt vào tai, chỉ có thể mơ hồ đoán ý chính để nắm được nội dung.

Giữa trưa tạm dừng nghỉ ngơi giây lát, đầu giờ chiều lại bắt đầu họp tiếp tục.

Đến sáu giờ khi cuộc họp kết thúc, đầu óc Tô Nam cũng đông đặc hoàn toàn, ù ù cạc cạc như bò nghe radio, thế nhưng vẫn chưa được tan việc mà còn phải giúp thư ký chỉnh sửa biên bản cuộc họp.

Từ Đông đi tới, đặt lên bàn của cô một quyển sách dày cộp, cười nói: “Lắng nghe vất vả lắm đúng không?”

Tô Nam hết sức thành thật đáp ‘dạ’.”

“Không có việc gì đâu, ai mới vào cũng đều thế cả —— em cầm quyển sách này về xem qua một lượt, gặp chỗ nào không hiểu thì hỏi anh.”

Tô Nam vội gật đầu.

Từ Đông vỗ vỗ vai cô: “Trước mắt em sẽ phải bận rộn nhiều đó —— tranh thủ thời gian chuẩn bị thi TOEIC.”

Tô Nam chỉnh sửa xong biên bản cuộc họp, sau đó cẩn thận ghi lại những từ vựng chuyên ngành vào một quyển sổ nhỏ, tra nghĩa, viết ví dụ minh họa vào…

Điện thoại reo lên.

Là Trần Tri Ngộ gọi, hỏi cô tan việc chưa.

Tô Nam nhìn đồng hồ, đã gần tám giờ, vội vàng tắt máy tính, thu dọn đồ đạc: “Dạ, xong rồi… em sẽ xuống liền.”

Khoác ba lô, bước nhanh ra cửa, nhìn thấy phía đối diện một chiếc xe đang bật đèn đỗ nhấp nháy.

Trụ sở của công ty H cách đô thị đại học khá xa, xung quanh xe cộ thưa thớt, Tô Nam không nghĩ Trần Tri Ngộ sẽ đến đón, đưa mắt dòm trái phải rồi chạy thật nhanh qua đường, kéo cửa bên ghế phụ lái ra.

Trần Tri Ngộ đang hút thuốc, lúc cô ngồi lên, anh dụi tắt đầu thuốc, chống khuỷu tay lên vô lăng, quay đầu nhìn cô: “Em quên ngày mai là ngày gì rồi à?”

“Ngày mai…” Tô Nam ngẩn người giây lát: “…là ngày gì anh?”

Trần Tri Ngộ giơ tay vỗ cái nhẹ lên đầu cô, khởi động xe: “Ngốc. Sinh nhật em.”

Tô Nam ‘a’ một tiếng: “Ngày mai là mười sáu rồi hả anh?”

“Ừ,” Trần Tri Ngộ cho xe chạy vào làn đường chính: “Đi vào thành phố, ăn với ba mẹ chồng bữa cơm. Ngày mai, ba không sắp xếp được thời gian.”

Đầu Tô Nam hoàn toàn ngốc đặc: “… Ai cơ?”

Trần Tri Ngộ liếc cô một cái: “Không phải anh đang nói tiếng Trung hả?”

“… Sao anh không nói với em sớm hơn, em…”

“Chứng nhận kết hôn cũng đã lấy rồi, ông lão còn làm khó dễ được em sao?” Cánh tay lại duỗi qua vuốt ve tóc cô: “Em nghỉ ngơi một lát đi, phải ba mươi phút nửa mới đến nơi.”

Tô Nam ngủ gật trong xe, bị Trần Tri Ngộ đánh thức.

Xe dừng lại ở một nơi rất yên tĩnh, trước một khoảnh sân nhỏ đèn đuốc sáng trưng.

Đi xuyên qua sân, đến một gian phòng riêng.

Trần Tri Ngộ đẩy cửa ra, nắm chặt tay Tô Nam, hướng về phía hai người đang uống trà trong phòng: “Ba, mẹ.”

Người đàn ông tóc hoa râm ngồi bên trái chiếc bàn, chậm rãi ngước mắt nhìn sang. Nét mặt trông có vẻ như rất hiếm khi biểu lộ cảm xúc, ánh mắt cương nghị chứa đựng thần uy khiến người ta không dám nhìn thẳng.

Tô Nam run run: “Chú…”

Thấy ánh mắt Trần Tri Ngộ quét qua, vội vàng sửa lại cách xưng hô: “Ba…” Rồi lật đật nhìn sang Cố Bội Du đang mỉm cười ở phía đối diện: “… Mẹ.”

Nét mặt Trần Chấn nhàn nhạt: “Ngồi đi.”

Tô Nam nơm nớp lo sợ, bị Trần Tri Ngộ kéo lại ngồi xuống bên cạnh.

Cố Bội Du cười hiền lành nhìn Tô Nam: “Con mới tan tầm à?”

“Dạ…”

“Làm ở đâu?” Trần Chấn bất thần thảy ra một câu.

“Dạ, công ty H.”

Trần Chấn dùng ngữ khí giải quyết việc chung đánh giá: “Công ty này mấy năm gần đây đang trên đà phát triển tốt —— con làm ở vị trí nào?”

Tô Nam vô thức lia mắt nhìn Trần Tri Ngộ, đáp lời: “Dạ, cung cấp giải pháp, chủ yếu là…”

“Khi nào thì tốt nghiệp?”

“Dạ, tháng sáu…”

Trần Chấn gật gù, trên mặt vẫn là biểu cảm bê nguyên xi y hệt lúc mới vào phòng, không có lấy mảy may thay đổi.

Tô Nam hồ nghi, không biết liệu có phải suốt ba mươi năm qua, ông cụ người chưa từng có bất kỳ biểu lộ cảm xúc nào trên gương mặt không.

Tưởng ông cụ còn muốn tiếp tục hỏi, nào ngờ sau khi hỏi han vài câu không mấy quan trọng đó, không nói gì với cô nữa cũng không thèm nói chuyện với ai. Trong lúc đợi thức ăn được bê lên, hoàn toàn chỉ có ba người Tô Nam, Trần Tri Ngộ cùng Cố Bội Du rôm rả trò chuyện với nhau. Trần Chấn trầm ngâm ngồi, trầm ngâm ăn cơm, trầm ngâm uống rượu, không quan tâm hứng thú đến chủ đề bọn họ tán gẫu, cũng không hề có ý định tỏ vẻ quan tâm.

Một bữa cơm kỳ lạ, cứ như vậy ăn xong.

Nhân viên phục vụ thu dọn bàn, bưng lên một ấm trà.

“Tô Nam,” Trần Tri Ngộ liếc mắt nhìn Cố Bội Du và Trần Chấn: “Rót hai chung trà đi em.”

Tô Nam lập tức hiểu ý anh, bưng ấm trà, rót vào hai cái chung sứ nhỏ màu trắng, nâng từng chung một lên, kính cẩn dâng cho Trần Chấn.

Trần Chấn khựng một giây, đưa tay nhận lấy.

Cố Bội Du mỉm cười dịu dàng nhận lấy một chung khác.

Uống xong, bà lấy từ trong túi xách bên cạnh ra một bao lì xì căng phồng: “Cho con cháu chút tiền tiêu vặt, con đừng chê ít, sau này Tri Ngộ tính tình thối, phải nhờ con khoan dung nhiều.”

Tô Nam hoảng hốt sợ hãi, chân tay luống cuống nhìn về phía Trần Tri Ngộ.

Trần Tri Ngộ tỏ ý bảo cô nhận lấy.

Tô Nam vội vàng đưa hai tay đón nhận. Một phong bì nặng trịch, đè trên tay, xem chừng không hề ít.

Bên ngoài, đêm đã rất sâu, Trần Tri Ngộ đỡ Cố Bội Du ngồi vào xe, dặn dò Trần Chấn lái xe cẩn thận, chú ý an toàn.

Trần Chấn liếc anh một cái: “Không có việc gì thì tranh thủ ghé về nhà, đừng có mất tăm mặt mũi.”

Trần Tri Ngộ gật đầu đáp ứng, lại nhìn Cố Bội Du đang ngồi phía sau: “Mẹ, mẹ nghỉ ngơi sớm.”

Tô Nam bên kia cũng vô cùng nhanh nhẹn nói tạm biệt Trần Chấn và Cố Bội Du.

Đợi xe lăn bánh biến mất sau lối rẽ, Tô Nam ôm lấy thắt lưng Trần Tri Ngộ: “Thầy Trần, có phải ba anh không hài lòng em không?”

“Cái gì ba anh… đổi cách xưng hô mất phí hả?” Trần Tri Ngộ liếc cô: “Ông lão khen công ty em không tệ rồi, còn hy vọng ông lão khen em sao? Anh lớn ngần này, chưa từng nghe thấy ông lão khen lấy một câu.”

Tô Nam cười giòn tan: “… Sao anh của em lại đáng thương thế này, vậy mai mốt em sẽ khen anh nhiều thiệt nhiều.”

“Thôi bỏ đi, ngoại trừ nói anh nhìn đẹp mắt, em còn nói được cái gì khác sao? Nông cạn.”

Tô Nam tròn xoe hai mắt chớp chớp, kiễng chân dí sát môi vào tai anh, thì thầm một câu.

Trần Tri Ngộ thiếu điều sặc sụa.

Đưa tay bẹo má cô, cúi đầu trầm giọng cười nói: “… Sao da mặt em càng ngày càng dày thế này, hửm?”

Tô Nam không thèm để ý tới anh, lo lúi húi mở bao lì xì.

“Bao nhiêu tờ thế nhỉ?”

“Em tự đếm đi.”

Tô Nam vô cùng thành thật, đếm: “Một, hai…”

Trần Tri Ngộ: “…”

Hai phút sau: “Một trăm, một trăm linh một”

Tờ cuối cùng, là tờ tiền một trăm đồng nhân dân tệ mới cáu.

Ngàn dặm mới có một.

Cô lớn ngần này, chưa bao giờ nhận được bao lì xì nào nhiều như thế: “Quá trời đất luôn…”

“Không có cách nào từ chối được. Đây là lễ nghi. Em cầm lấy đi mua kẹo ăn.”

“Ăn cho sâu răng …”

Trần Tri Ngộ kéo mở cửa xe: “Đi thôi, về nhà nào.”

Về đến nhà đã hơn mười giờ, Tô Nam tắm rửa trước, nằm trên giường, lấy bao lì xì ra, cười phớn phở sướng rân đếm lại một lần nữa, vừa đợi Trần Tri Ngộ.

Đếm tới tờ thứ ba mươi… ngoẹo đầu ngủ thiếp đi.

Bị Trần Tri Ngộ lay tỉnh, vừa mở mắt ra, cảm giác trên trán mình có dán cái gì đó, đưa tay sờ, là tiền.

Đảo mắt dòm tiếp, nhìn thấy Trần Tri Ngộ lấy tiền trong bao lì xì của mình đắp khắp người mình.

Tô Nam: “…”

Ngồi bật dậy: “… Anh thật ấu trĩ!”

Trần Tri Ngộ cười vang, nhét vào tay cô một phong thư: “Sinh nhật vui vẻ. Mau ngủ nào.”

“Anh đánh thức em dậy, chỉ để nói ‘sinh nhật vui vẻ’ sao?!”

Trần Tri Ngộ nhướn mày.

Tô Nam không biết nên khóc hay cười, thu dọn xong một giường đầy tiền giấy mới tinh, sau đó định xé mở phong thư ra.

“Không quan trọng, không khẩn cấp, đừng xem bây giờ… Ngủ nào.”

Tô Nam dòm anh lom lom, cười hì hì nói: “Có phải thư tình không ạ?”

Trần Tri Ngộ nghiêm mặt: “Em tưởng tượng đến là hay.”

Giật lại, ném vào trong hộc tủ đầu giường, tắt đèn, nhét cô vào chăn: “Ngủ nào!”

Nửa đêm, Tô Nam tỉnh dậy.

Bên cạnh, Trần Tri Ngộ đang ngủ rất say, hơi thở phả ra sâu trầm đều; cô rón rén lấy phong thư và điện thoại, dùng ánh sáng màn hình rọi đường, yên lặng không một tiếng động đi ra ngoài.

Vào thư phòng, bật đèn lên, mở phong thư ra.

Tổng cộng có ba món đồ.

Đầu tiên là một bản kết quả kiểm tra sức khỏe chi tiết, tất cả các chỉ số đều bình thường.

Tiếp đến là một tấm bưu thiếp, chính là chữ ‘Phúc’ hôm đó cô đã cắt trong bảo tàng nghệ thuật cắt giấy ở Nam Sơn, bên trên là hàng chữ Trần Tri Ngộ viết tay bằng bút máy, mạnh mẽ phóng khoáng, thanh thoát tiêu sái như nước chảy mây bay: ‘Nhân sinh tương tri, như hạnh hoa ngộ vũ, như trọc tửu ngộ ca.’

Cuối cùng, là một bức thư tình bốn trang giấy, cũng là viết tay.

Câu sau cùng, anh viết:

‘Chẳng qua đợi em thêm một ít thời gian.

Chẳng qua dùng tuổi tác trải kiếp phù hoa của anh, vặn kim tháng ngày chậm lại một ít.’

Đêm thinh lặng trôi chảy.

Tô Nam bụm miệng, vội vàng lau nước mắt.

Thật lâu sau, trái tim mới lấy lại được nhịp thở bình ổn.

Xếp ngay ngắn những trang giấy vào phong thư, yên lặng trở lại phòng ngủ, đặt phong thư vào chỗ cũ, vờ như mình chưa hề xem qua.

Cô vén chăn nằm xuống, có lẽ do tiếng động làm ồn Trần Tri Ngộ, anh xoay người, cánh tay theo quán tính vòng qua ôm cô vào lòng.

(Thùng thư màu xanh)

(Ma trận Eisenhower – hệ trục tọa độ của Tô Nam)

***

‘Lưỡng địa thư’: là tuyển tập những lá thư tình của Lỗ Tấn và Hứa Quảng Bình được xuất bản năm 1933.Các bạn thử đọc phần này về tình yêu của Lỗ Tấn và cô học trò Hứa Quảng Bình kém ông mười bảy tuổi.

Lỗ Tấn: sinh năm 1881 mất năm 1936.

Có thể nói đời Lỗ Tấn là một chuỗi bi kịch. Cha chết khi ông mới 16 tuổi; là con trưởng, ông phải thay cha trông nom mẹ và các em. Vì thế mặc dù là người dẫn đầu trào lưu chống lại các hủ tục của xã hội phong kiến, nhưng chính ông lại buộc phải tuân theo các hủ tục ấy.

Năm 25 tuổi (1906), mới sang Nhật du học được 4 năm Lỗ Tấn nhận được điện báo “Mẹ ốm về ngay”. Ông tức tốc về quê. Đến nơi thì thấy trong nhà treo đèn kết hoa, thì ra mẹ gọi về bắt lấy vợ. Cô dâu bà chọn là Chu An, cùng quê Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Để chiều lòng mẹ và biết rằng có phản đối cũng vô ích, ông đành chấp nhận tất cả. Đến lúc cưới, ông mới biết mặt vợ – một cô gái thấp nhỏ, bó chân, mù chữ và hơn ông 3 tuổi.

Trong bài viết Phạm Tú Châu dịch từ Trung Hoa văn học tuyển san có đoạn ‘bà Lỗ Thụy đã tinh ý kinh sợ khi thấy mắt con trai sưng mọng, mặt xám ngoét. Rõ ràng là nếu không khóc suốt đêm thì chú rể đã không phải ở vào trạng thái đó.’

Bị ép lấy người mình không yêu, Lỗ Tấn dứt khoát không chịu coi Chu An là vợ. Đêm tân hôn, chú rể không ngủ cùng cô dâu. Bốn hôm sau ông lên đường trở lại Nhật, mang theo em là Chu Tác Nhân vừa thi đỗ lấy được học bổng du học Nhật.

Về sau ai hỏi về chuyện này Lỗ Tấn đều nói: ‘Đây là mẹ tôi lấy con dâu chứ đâu phải chuyện của tôi.’

Năm 1909 Lỗ Tấn về nước đi làm, có sống ở quê nhà cùng mẹ và vợ một thời gian ngắn, nhưng cũng hoàn toàn ly thân với vợ.

Hôn nhân có thể gán ghép nhưng tình yêu thì chưa bao giờ có thể miễn cưỡng. Ông sống cuộc sống độc cư của nhà tu khổ hạnh. Lỗ Tấn từng thử kêu gọi trái tim mình thích Chu An nhưng mỗi lần cố gắng là một lần đổ công, đổ sức ra sông, ra biển, bởi vì tình yêu xưa nay đều phải nhờ có sự giao lưu tâm linh mới có thể nhen nhóm được đốm lửa. Nhưng hai người lại ở hai cực của lĩnh vực tinh thần thì làm thế nào mà thực hiện được sự giao lưu về mặt tâm linh?

Vụ hôn nhân cưỡng ép này khiến Lỗ Tấn càng nhận thức sâu sắc hơn nỗi khổ của người Trung Quốc do các hủ tục của xã hội phong kiến đem lại.

Mẹ ông kể: Suốt ngày hai vợ chồng Lỗ Tấn chỉ nói với nhau ba từ. Buổi sáng vợ gọi chồng dậy, chồng đáp “Ờ”; đến bữa ăn, vợ gọi, chồng cũng đáp “Ờ”; buổi tối vợ đi nằm sớm nên hỏi có khóa cổng không, chồng đáp “Có” hoặc “Không”. Chỉ khi nào vợ xin tiền thì chồng mới nói thêm vài câu như “Cần bao nhiêu?” hoặc bảo nên mua thứ này thứ nọ, nhưng chuyện ấy mỗi tháng chỉ xảy ra một hai lần. Về sau bà Chu An kể lại: “Mẹ chồng tôi cứ trách tôi không có con, nhưng suốt năm ông ấy không nói với tôi câu nào thì sao mà có con được”.

Lỗ Tấn từng khuyên vợ đi học chữ, nhưng Chu An không chịu học. Ông bảo: ‘Thế thì mỗi người một nơi vậy, hay mình về nhà mẹ đẻ mà ở’. Chu An tỏ ý suốt đời chỉ ở với mẹ chồng.

Sau Phong trào Ngũ Tứ, trong trào lưu phá bỏ hủ tục cũ, không ít nhà trí thức từng bị hành hạ bởi kiểu hôn nhân hủ lậu đều tự giải thoát bằng cách li dị vợ, như hai nhà thơ Quách Mạt Nhược và Uất Đại Phu. Có người khuyên Lỗ Tấn làm thế nhưng ông không nghe. Dân Thiệu Hưng thời ấy coi phụ nữ bị chồng li dị là loại người bỏ đi, họ không dám về nhà bố mẹ đẻ vì sợ bị khinh ghét; có người quẫn trí tự tử. Lỗ Tấn đã cân nhắc kỹ việc này, ông không nỡ để vợ rơi vào cảnh khốn cùng ấy.

Rốt cuộc Lỗ Tấn vẫn tìm thấy tổ ấm của mình. Năm 1925, ông nhận được thư của Hứa Quảng Bình, cô học trò kém ông 17 tuổi từng tích cực tham gia phong trào Ngũ Tứ, có tư tưởng cách mạng và hiểu biết nhiều. Qua đọc tác phẩm của Lỗ Tấn mà cô cảm phục và đi đến chủ động yêu ông.

Năm 1926 Lỗ Tấn về làm việc tại Hạ Môn; để vợ và mẹ ở lại Bắc Kinh. Từ tháng 10/1927 ông chung sống với Hứa Quảng Bình. Suốt đời ông gửi tiền nuôi mẹ và Chu An. Sau khi ông mất, Hứa Quảng Bình tiếp tục làm bổn phận ấy.

Bà giúp ông rất nhiều trong việc chép bản thảo, thu xếp chỉnh lý sách vở, thư từ, giấy tờ của ông. Suốt hơn 30 năm sau khi ông mất, bà vẫn tiếp tục dùng ngòi bút bảo vệ ông. (Trích từ vannghequandoi và một số nguồn khác.)

*

Sự kiện cô nữ sinh Hứa Quảng Bình trao đổi thư từ với ông và đem lòng yêu ông đã thực sự mở ra cho Lỗ Tấn một trang đời mới…

Khoảng năm 1923 Lỗ Tấn được mời làm giảng viên Trường Cao đẳng nữ sư phạm. Là một nhà văn nổi tiếng, lại có kiến thức uyên bác kết hợp với lối kể chuyện dí dỏm, đầy chất trào lộng, Lỗ Tấn trở thành một ông thầy được hâm mộ nhất trong số các cán bộ giảng dạy của trường. Đặc biệt, với những người có ý chí cầu tiến, ông là một ‘thần tượng’.

Hứa Quảng Bình là một trong số đó. Mặc dù hàng tuần thầy trò vẫn có những buổi gặp nhau trên lớp, song Hứa Quảng Bình lại chọn hình thức thư từ để biểu lộ những vấn đề thuộc về tri thức và… tình cảm của mình. Suốt từ 1925 đến 1929, cô viết cho Lỗ Tấn hàng trăm bức thư. Mối quan tâm của cô đa phần là những vấn đề liên quan đến thời cuộc, đến vận mệnh dân tộc.

Lỗ Tấn không phải người theo chủ nghĩa khắc kỷ. Sống trong một xã hội mà tàn tích phong kiến còn rất nặng nề, ông được xem là người có nhiều tư tưởng tiến bộ. Ngay việc yêu đương nam nữ, ông cũng có cái nhìn tương đối cởi mở. Hồi Viên Lương – người của Quốc dân đảng làm Thị trưởng Bắc Kinh, với đầu óc nặng tính thủ cựu, ông ta đã ra sắc lệnh cấm nam nữ học chung trường, cấm bơi lội cùng nhau để bảo vệ…thuần phong mỹ tục.

Trong một lần nói chuyện với các bạn trẻ, Lỗ Tấn đã giễu cợt lệnh mới của viên Thị trưởng bằng cách đề ra “sáng kiến”: Để tránh cho nam nữ hít thở trong cùng trời đất, mỗi khi ra khỏi nhà, nam nữ cần phải mang mặt nạ phòng độc, sau lưng cõng một bình dưỡng khí, vừa tránh lưu thông không khí (từ mũi người con trai sang mũi người con gái, và ngược lại), vừa tránh xuất đầu lộ diện với nhau. Như thế mới thật ‘bảo vệ thuần phong mỹ tục’…

Tuy nhiên, về nhận thức thì như vậy, song trong thực tế cuộc sống của Lỗ Tấn với ‘bà cả’ Chu An, ông còn thể hiện sự ‘thủ cựu’ hơn nhiều so với cái sắc lệnh mà viên Thị trưởng Bắc Kinh đưa ra. Để hạn chế việc tiếp xúc với nhau, mặc dù sống cùng trong một nhà, song cả ông và bà đã đặt ra một cách thức: Họ cho làm hai chiếc hòm, một chiếc chứa những quần áo cần giặt, chiếc kia chứa những quần áo đã giặt rồi. Như vậy mọi sinh hoạt của Lỗ Tấn vẫn được duy trì mà sự ‘đối mặt’ giữa hai ông bà cũng được giảm thiểu.

Với Hứa Quảng Bình, vì là cuộc hôn nhân xuất phát từ tình yêu, nên Lỗ Tấn đã có nhiều thay đổi trong cách cư xử. Sống cùng nhau vẻn vẹn có 9 năm (1927 – 1936), song đó thực sự là những năm tháng đáng nhớ nhất trong cuộc đời họ, cho dù cuộc sống của cặp vợ chồng khá chênh lệch về tuổi tác này không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái và hoàn cảnh kinh tế đã có những lúc thực sự thiếu thốn. Lỗ Tấn là người vốn dĩ hay tin người nhưng lại có phần…nóng tính. Những khi bị vợ phàn nàn về cách xử thế, ông ‘giận dỗi’ làm thinh, không hỏi chuyện, bỏ trà, bỏ thuốc như người…ốm. Hứa Quảng Bình – bởi lợi thế tuổi trẻ cũng không ‘vừa’: Cô cũng một mực im lặng, không chịu xuống thang, mãi rồi Lỗ Tấn cũng phải làm lành: ‘Tính tôi như thế, thật chẳng ra sao cả’. Đến ‘nước’ này, Hứa Quảng Bình mới lên tiếng: ‘Vì em vẫn xem anh như thầy học, nên em nhịn, chứ bằng vai phải lứa thì không thể như thế được’. Lỗ Tấn thừa nhận: ‘Tôi cũng biết thế!’.

Sau một thời gian ăn ở với nhau, Hứa Quảng Bình đã sinh hạ cho Lỗ Tấn một cậu con trai.

Với Chu An, Hứa Quảng Bình luôn thể hiện một cách xử sự ân tình, chu đáo, xứng với tư cách của người có học thức và phận ‘đàn em’. Điều này khiến bà Chu An rất vì nể. Sinh thời, bà Chu từng từ chối tiền tài trợ của Chu Tác Nhân, em trai Lỗ Tấn, nhưng riêng tiền trợ cấp của Hứa Quảng Bình thì bà ưng thuận. Bà phát biểu với báo giới: ‘Bà Hứa là người rất tâm lý. Bà ấy luôn hiểu được tâm tư, nguyện vọng của tôi. Bà ấy là người thường xuyên gửi tiền, duy trì cuộc sống cho tôi’.

Ở Trung Quốc, Hứa Quảng Bình được xem là một nữ văn sĩ có nhiều đóng góp cho nền văn chương mới.

***

Đọc xong, nghĩ đến ‘Thư tình gửi một người’ Trịnh viết cho Dao Ánh, hơn ba trăm lá thư – đóa hướng dương bé nhỏ – mặt trời rực rỡ nhất trong cuộc đời ông còn lưu giữ lại được.

Nhưng Lỗ Tấn và Hứa Quảng Bình đã hạnh phúc bên nhau dù ngắn ngủi.

Còn Trịnh ‘Nỗi nhớ đã đi qua hết quãng đời dài hơn hai mươi năm. Đi từ Huế lên Đà Lạt về Sài Gòn và âm ỉ như một dòng nước ngầm không quên lãng.’, để rồi đến tận cuối đời,

‘Nỗi buồn xin lỗi bàn tay. Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình’.

‘Trả nợ một đời không hết tình đâu, nợ lại lần này trong cõi đời nhau.’
break
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H) Ngon ngọt nước
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc