Tử Chiến Phiên Ngung Thành
Chương 10: Lữ Gia Truyền Hịch
Thôn Cao Đồng, chốn núi rừng âm u sầm uất bỗng biến thành nơi luyện quân
của các nghĩa sĩ yêu nước, một lòng quyết đánh đuổi quân Hán ra khỏi bờ cõi và
tiêu diệt bè đảng Cù Thị.
Chốn Cổ Am của sư Lý Biểu đã mất hẳn vẻ trầm lặng ưu hoài, như lúc Vũ
Anh Kiệt trên đường về Hạnh Hoa Thôn đi ngang qua đây.
Cổ Am đã hân hạnh đón rước Thái Tử Kiến Đức. Người mà toàn thể các phái
võ trong nước nể phục, các lão quan và dân chúng tôn thờ. Chỉ có Thái Tử Kiến
Đức xứng đáng lên ngôi trị vì thiên hạ, thay thế cho vua Ai Vương.
Từ lúc Liêu Cốc đạo nhơn đưa người từ bờ Nam Hải về đây để cho sư Lý
Biểu, Hà Minh và một số đông tùy tướng bảo vệ thì khắp nơi, anh hùng hào kiệt
quy tụ về rất đông, họ quyết tâm theo Kiến Đức để dựng nghiệp lớn.
Lữ Quốc Công và các lão hiệp khéo chọn thôn Cao Đồng, nơi mênh mông núi
đồi sầm uất, địa thế rất thuận lợi cho việc luyện tập hàng ngàn, hàng vạn người.
Cả đội hộ thành bị Cù Thái Hậu bãi bỏ để cho quân Hán của tướng Cù Lạc
thay thế vào đều đến nơi đây.
Ngày đêm quân binh ẩn núp trong rừng núi, phân chia đội ngũ, luyện tập
không ngừng. Họ chờ lệnh của Lữ Quốc Công là kéo về Phiên Ngung giết con ác
phụ.
Thái Tử Kiến Đức là bậc hiền tài, luôn luôn theo sát quân sĩ để nung nấu tinh
thần trong lúc khổ cực. Thái Tử khuyên nhủ từng người cố tạo cho họ một tình
thương yêu chân thật với nhau.
Ai ai cũng mến phục tài đức của người.
Trong khi đó, ở Phiên Ngung quân Hán càng hống hách tàn bạo hơn. Chúng
bắt đầu nghi ngờ các lão quan trong triều đang thông đồng nhau lật đổ Ai vương.
Chúng ngang nhiên mượn lệnh Cù Thị lục xét dinh thự để tìm kiếm bọn phản
nghịch.
Thực ra Cù Thị cho chúng làm thế là nghi ngờ Thái Tử Kiến Đức đang lẩn
trốn trong hoàng thành.
Việc làm của Thái Hậu và quân Tàu càng gây thêm lòng uất hận của toàn thể
các quan
Còn gì nhục nhã hơn,.đường đường là thượng quan của triều đình mà bị quân
Tàu hạch sách, lục xét khắp dinh thự như những kẻ tội đồ.
Dinh thự của Lữ Quốc Công cũng không thoát khỏi bị chúng dòm ngó. Cù Thị
không còn nể sợ ai nữa nên truyền cho Cù Lạc cứ kéo quân tiến thẳng vào dinh
Quốc Công vì bà tin chắc Thái Tử Kiến Đức lẫn trốn ở đó.
Trước hành động hống hách đó, toàn thể quân sĩ trong dinh thề liều chết để
chống giữ.
Nhưng Lữ Quốc Công là người trầm t~nh, chỉ nghĩ đến đại cuộc mà thôi, nên
khuyên can quân sĩ và các tùy tướng:
- Các ngươi chớ nóng giận. Hãy mở cổng dinh rước chúùng vào và cố nhẫn
nhục đợi lệnh ta.
Quân sĩ không dám cãi lệnh, mở cửa dinh. Cù Lạc kéo quân vào trong với vẻ
hống hách lạ thường. Nhưng khi nhìn thấy sự niềm nở đón chào của Lữ Quốc
Công, viên tướng Tàu thay đổi thái độ, có phần nhã nhặn hơn. Hắn tin tưởng là Lữ
Quốc Công không dính líu tới bọn phản loạn.
Hắn hạ lệnh cho quân sĩ khám xét khắp nơi, nhưng dễ gì chúng tìm được con
đường hầm bí mật. Cả bọn trở về hoàng cung tâu lại, khiến Cù Thị càng tức giận
hơn.
- Kiến Đức ẩn nấp nơi đâu?
Bà nhất định là chúng đang âm thầm chuẩn bị một cuộc chiếm ngôi vua, chứ
không khi nào Kiến Đức thoát thân mà ẩn nhẫn chờ thời.
Phải tìm cho ra nơi ẩn trú của hắn mới yên lòng được.
Lệnh truyền ra, quân Hán ngày đêm lục soát khắp hoàng thành. Chúng đến rất
vô chừng khiến dân chúng và các quan lại ở Phiên Ngung lúc nào cũng hồi hộp lo
sợ Lỡ ra Thái Tử vào ẩn trong nhà mà chúng đến thình lình làm sao khỏi tội bêu
đầu
Dân chúng có biết đâu Thái Tử đang ở một nơi rất an toàn, lúc nào cũng có
hàng vạn quân sĩ phòng giữ.
Riêng Lữ Quốc Công, sau cuộc lục xét dinh thự của quân Tàu, ông có vẻ lo
nghĩ nhiều hơn.
Một đêm, ông bí mật rời Phiên Ngung đến thôn Cao Đồng để hội kiến với
Thái Tử và chư vị hào kiệt.
Vừa đến nơi, nhìn thấy Thái Tử, vị lão quan trung thần đã quỳ thụp xuống:
- Thần không gần được bên Thái Tử trong lulullg lúc nguy khốn thật tội đáng
Kiến Đức cúi xuống đỡ Quốc Công nói:
- Lão quan đừng làm thế, cơn quốc biến ai cũng sở lầm than, ta có gì hơn họ.
Thái Tử nói xong, đưa Lữ Quốc Công vào trong Cổ Am để gặp mặt sư Lý
Biểu và chư vị hào kiệt.
Mọi người vừa an toạ thì Lữ Quốc Công thuật rõ lulullg hành động của quân
Tàu ở Phiên Ngung.
Ai nấy đều uất hận căm gan.
Sư Lý Biểu vẫn trầm lặng ngồi lim dim mắt như tham thiền.
Đợi cho mọi người bình lặng trở lại, Quốc Công nói:
- Theo kế hoạch đã bàn định với nhị vị lão hiệp Liêu Cốc và Huyền Châu thì
đến ngày rầm tháng này sẽ khởi cuộc đánh phá khắp nơi, nhưng trong tình thế hiện
tại, quân Tàu càng ngày càng bạo tợn, sợ dân tình không chịu nổi, bạo động bất
ngờ. Lão đến đây và muốn bàn với chư vị một kế hoạch rõ ràng để nhất trí hành
động.
Hà Thiệu nói:
- Quân sĩ của ta đã luyện tập kỹ càng cũng chỉ chờ lệnh khởi binh thôi.
Kiến Đức lộ vẻ lo ngại:
- Nhưng ta động binh trước Liêu Cốc đạo nhơn và Huyền Châu đạo sĩ sợ bất
lợi chăng?
Quốc Công nói:
- Chính Liêu Cốc đạo nhơn cũng lo sợ điều đó nên định rằng Hạnh Hoa Thôn
và bờ nam Hải khởi cuộc tấn công trước để phân tán lực lượng quân Hán. Nếu
chúng cùng tập trung lại để đánh ta thì khó thể chống giữ nổi.
Mọi người đều nín lặng. Ai cũng thấy sự bất lợi đó.
Nhưng làm cách nào chặn bớt cơn uất hờn của dân chúng? Họ quá chịu đựng
mà bùng dậy lên, tất nhiên Thôn Cao Đồng phải ra quân tiến đánh quân Tàu, bảo
vệ họ, chứ đâu có thể làm ngơ cho quân giặc tàn sát dân chúng sao?
Sự khó khăn là ở chỗ đó.
Đường từ đây và Hạnh Hoa thôn và bờ bể Nam Hải xa diệu vợi, không thể ra
đến đó để thay đổi ngày hẹn rồi trở về ngay được.
Sư Lý Biểu bỗng mở mắt nhìn lên, Kiến Đức và Lữ Gia đều quay nhìn ông,
chờ ý kiến.
Lý Biểu khẽ nói:
- Bần đạo nghĩ là đã đến lúc chúng ta ra mặt đối đầu với Cù Thái Hậu, dù rằng
ta không tiến đánh chúng ngay.
Thái Tử và Lữ Gia đều lộ vẻ không hiểu. Lý Biểu tiếp:
- Dân chúng có khởi loạn càn bậy là khi nào họ không còn tin tưởng vào một
ai nữa. Nay ta phải tìm cách chặn đứng họ đừng hành động nông nổi để chờ sự tấn
công của ta.
Lữ Quốc Công nói:
- Thế thì quân Tàu vẫn có thể kéo đến đây đánh úp chúng ta.
Lý Biểu nói:
- Không đâu? Quốc Công nên truyền hịch trong dân chúng khuyên bảo, dẫn
dắt họ. Quân Hán tất nhiên sẽ căm giận vô cùng, nhưng khắp nơi đều như sôi sục
mầm khởi loạn, chúng cũng không dám hành động gì ngay đâu? Liền đó ta cho
phao truyền tin Quốc Công rời Phiên Ngung về Hạnh Hoa Thôn.
Dân chúng sẽ hướng về đó tất nhiên Cù Lạc sẽ kéo quân tới đánh Hạnh Hoa.
Đúng ngày rằm, Liêu Cốc đạo nhơn khởi cuộc tấn công, ta sẽ đánh bất thình
lình vào hoàng thành thì dù cho Cù Lạc có kéo quân về cũng không kịp.
Thái Tử Kiến Đức nói:
- ýù kiến của đại đức thật cao diệu. Nhưng điều cần nhất là làm thế nào đem
gia quyến Lữ Quốc Công về đây mà chúng không hay biết?
Lữ Quốc Công nói:
- Sau việc khám xét ngày qua, Cù Lạc rất tin tưởng hạ thần. Đêm đêm thần có
thể cho gia tướng di chuyển gia quyến lần lần đến đây.
Rồi ông quay sang Lý Biểu:
- ý kiến của đại đức thật sát đáng. Lão quan xin nghe theo. Vậy xin từ giã và
hẹn gặp lại sau:
Quốc Công cúi đầu từ biệt Thái Tử và mọi người rồi lên ngựa về dinh.
Đến nơi ông truyền Lữ Kỳ gọi Tiểu Lý Bá, Anh Kiệt, Lệ Hồng đến bàn việc
cơ mật và hạ lệnh cho quân sĩ và gia tướng chuẩn bị ngựa xe đưa gia quyến về
thôn Cao Đồng.
Thế rồi toàn thể dân chúng Phiên Ngung đều chấn động vì tờ hịch của quan tể
tướng Lữ Gia. Họ xôn xao bàn tán từ nơi này đến nơi khác như một luồng gió lớn
đi qua.
Ai đã lưu hành những tờ hịch đó? Ai đã dán lên khắp các cửa hoàng thành?
Họ như những bóng ma, chỉ trong một đêm làm cả hoàng thành chấn động và làm
khủng khiếp quân hộ thành của tướng Cù Lạc.
Buổi sáng nay bừng tỉnh dậy,.mọi người đều được lời tâm huyết của Quốc
Công: Họ bàng hoàng ngơ ngác rồi sung sướng vui mừng. Dân chúng không ngờ
bên họ luôn có những người bất phục Thái Hậu và âm thầm chiến đấu chống quân
Hán.
Lời hịch của Lữ Quốc Công hùng hồn mà thống thiết, gọi vào lòng yêu nước
mến dân, giúp họ thêm bình t~nh trước mặt kẻ thù chung.
Hịch rằng:
Đất nước lâm nguy, triều đình nghiêng ngã, hậu cung suy đồi là do tay Cù th.ị,
một kẻ ngoại bang đã rước bè đảng về đây lên đất tổ của ông cha ta.
Thái Tử bị truất phế, trung thần bị giết hại, hàng vạn dân sĩ và dân chúng chết
oan, đều do mưu mô của con ác phụ.
Ta hằng nghe tiếng kêu khóc vang trời, dậy đất, tiếng oán than lên ngút từng
xanh. Nhưng vẫn bóp bụng làm ngơ, vẫn cắn răng chịu đựng.
Quân Tàu bạo ngươc hống hách tàn hại đồng bào, chính ta cũng bị nhục
nhiều lần, song vận nước đến hồi suy nhươc, ta cũng đành nhẫn nhục với muôn
dân.
Đã hàng năm trời, ta qua mặt Cù Thị kết liên với các mônphái võ hiệp trong
nước để bàn kế hoạch đánh đuổi quân cướp nước, phế vua hèn, diệt bè lũ ác phụ,
dựng Thái Tử Kiế ạn Đức phục ngôi.
Nay việc sắp thành, quân binh hùng hậu chỉ chờ lúc diệt tan quân bạo ngươc.
Tờ hịch này thay ta kêu gọi muôn dân sẳn sàng bạo động những khi cần đến,
nhưng không đươc tự chuyên làm hỏng việc chung. . .
Hịch truyền ra, cố lưu chuyển đến nhiều người và lúc nào cũng phải tin là có
ta bên cạnh .
Lữ Gia.
Trong một ngày tờ hịch được lưu đi khắp nơi. Trên mặt ai nấy đều tràn trề, hy
họng.
Người căm thù tột độ thì dằn bớt cơn uất hận để đợi ngày, kẻ hèn yếu mất hết
tinh thần trước sức mạnh quân Hán lại thấy tươi tỉnh và hăng hái hơn. . .
Họ nghĩ đến một ngày đứng lên hơp với nghĩa quân đánh đuổi quân thù ra
khỏi nước.
Giữa lúc muôn dân xôn xao bàn tán thì quân Tàu càng nhốn nháo hơn.
Chúng đổ ra cửa thành lột các tờ hịch, xét bắt những ai lưu trữ, hay họp năm
họp ba bàn tán.
Bị một vố bất ngờ, chúng lồng lộn lên như thú dữ, đánh đập luôn cả những
người nhởn nhơ ngoài phố chợ.
Dân chúng chạy toán loạn, nhưng vẫn nhẫn nhịn để lưu hành tờ hịch khắp nơi.
Tướng Cù Lạc đọc tờ hịch, như điên dại, không đợi lệnh truyền của Thái Hậu
kéo đại quân đến vây kín dinh thự Lữ Quốc Công.
Nhưng hắn ngạc nhiên vì cổng dinh thự mở rộng bên trong vắng lặng như tờ.
Hắn thận trọng kéo quân vào và sau khi lục soát cùng nơi, hắn mới biết Lữ
Gia đã dời cả gia đình đi nơi khác tự bao giờ.
Cù Lạc nghiến răng tức giận:
- Hừ? Ta đã lầm mưu của tên giặc già này rồi.
Viên thượng tướng của Hán triều quày quả trở về hoàng cung vào thẳng nơi
hậu cung của Cù Thị.
Trong lúc ấy ác hậu đang ngồi trầm ngâm bên cạnh An Quốc Thiếu Quý, nét
mặt như sắc lại vì căm giận.
Vừa thấy Thái Hậu Cù Lạc thưa ngay:
- Lữ Gia đã...
Nhưng Cù Thị đã cướp lời:
- Đã trốn khỏi Phiên Ngung rồi chứ gì? Thật là tồi tệ? Đội hộ thành của hiền đệ
chỉ là đồ thừa. Cả một dinh thự to lớn như thế kia mà chúng dời tất cả người và vật
bên trong cũng không hay biết. Rồi đây chúng dời cả hoàng cung này mà đổ
xuống bể Nam hải cho ngươi xem.
Cù Lạc không ngờ Thái Hậu đã hiểu hết mọi việc nên lặng yên ngồi xuống,
trong lòng hết sức bực bội.
An Quốc Thiếu Quý bỗng cất tiếng:
- Việc đã lỡ rồi ? Hậu cũng không nên trách Cù tướng quân. Chúng ta phải nghĩ
bàn kế hoạch gấp lên để tiêu diệt tan bọn chúng.
Cù Thái Hậu tức giận gầm lên:
- Diệt tan bọn chúng? Diệt tan bọn chúng? Ai không biết điều đó? Nhưng diệt
chúng ở đâu? Chúng là ai? Và quân binh được bao nhiêu người? đấy là điều cần
biết mà hơn ba tháng qua, đội dọ thám của chàng có làm nên trò trống gì đâu?
Thật toàn là bọn ăn hại.
An Quốc Thiếu Quý xấu hổ cúi gầm mặt xuống.
Cù Thị tiếp lời:
- Bây giờ thì nơi nào cũng như sục sôi mầm loạn thật không biết quân binh
của Lữ Gia và Kiến Đức đóng ở đâu?
Ai đời giữa hoàng thành mà chúng ra vào như chổ không người: Nửa đêm
chúng truyền hịch, dán vào cửa hoàng thành bỏ vào nhà dân chúng mà quân sĩ
không một ai hay biết. Thật là tàn tệ? Thật là tàn tệ?
Bỗng tên nội giám rụt rè bước vào phòng quỳ xuống:
- Tâu Thái Hậu? Có đội trưởng dọ thám xin vào ra mắt.
Cù thị, An Quốc và Cù Lạc đều ngước nhìn lên.
Cù thị truyền cho vào ? Tên đội trưởng dọ thám bước vào quỳ thụp xuống:
- Tâu Thái Hậu và nhị vị tướng quân, chúng tôi vừa được tin Lữ Gia.
Cù Lạc đứng phắt dậy hỏi dồn dập:
- Thế nào? Hắn ở đâu?
Đội trưởng hấp tấp thưa:
- Bẩm tướng quân? Hắn đã đưa quân sĩ và gia quyến về Hạnh Hoa thôn hợp
với bọn Liêu Cốc đạo nhơn và Tiêu Hà lão hiệp.
An Quốc Thiếu Quý và Cù Lạc cùng kêu lên một lượt:
- Thế à?
Cù Lạc quay sang Thái Hậu:
- Xin hiền tỷ cho em đem quân đuổi theo chúng.
Cù Thái Hậu, từ nãy giờ vẫn trầm ngâm suy nghĩ bỗng cất tiếng.
- Hãy khoan? Hiền đệ không nên nóng nảy. Muốn hạ phái Hạnh Hoa thôn
không phải dễ dàng gì đâu. Địa thế của chúng rất hiểm trở, lại thêm môn đệ của
Liêu Cốc và Tiêu Hà, toàn là những kẻ tài nghệ tuyệt luân. Phải có sẳn kế hoạch
mới diệt được chúng.
An Quốc Thiếu Quý cho tên đội trưởng dọ thám lui ra, rồi hỏi Thái Hậu:
- ý hậu định thế nào?
Cù thị đáp:
- Thiếp đã nghĩ đến việc tiễu trừ bọn Hạnh Hoa thôn từ lâu rồi vì chúng vẫn
ngấm ngầm chống lại ta từ khi Hoàng Quốc Kính bị hạ nhục, vừa rồi bọn hải khấu
đảo Kỳ Sa đến nhờ ta giúp chúng phục thù bọn Hạnh Hoa thôn, thiếp đã hạ lệnh
cho Cù Lạc hiền đệ giúp chúng một đạo quân tinh nhuệ. Nhưng không hiểu sao
mãi đến nay vẫn không rõ được tin tức của chúng?
Ngừng lại một phút, Cù thị tiếp:
- Điều đoán được là hiện nay thôn Hạnh Họa bị bọn giặc bể vây phủ ngày
đêm, chắc quân lực suy giảm rất nhiều. Theo ý thiếp thì chúng ta cử đại quân thừa
thế đánh dẹp chúng và bắt sống Lữ Gia.
An Quốc Thiếu Quý có vẻ lo ngại:
- Toàn thể quân tinh nhuệ của ta. ĐÔ thống Phi Hồng Xà đã kéo ra bờ Nam
Hải để trừ loạn. Phiên Ngung thành hiện chỉ trông cậy vào đội quân của Hán triều?
Bây giờ chúng đi đánh Hạnh Hoa thôn, lỡ quân giặc khởi loạn, đánh phá Phiên
Ngung thì mới làm sao?
Cù thị nói:
- Chính vì chỗ đó mà thiếp không cho Cù Lạc hiền đệ thi hành ngay. Nếu đội
dọ thám của chàng biết Thái Tử ở nơi nào thì tính dễ tính biết bao. Thiếp chỉ sợ
Kiến Đức không cùng ở Hạnh Hoa thôn và đang luyện quân ở một căn cứ khác thì
bất lợi vô cùng.
Cù Lạc phì cười:
- Hiền tỷ và sứ giả chỉ lo chuyện không đâu? Với năm vạn quân ta cũng bằng
năm mươi vạn quân chúng. Có nghĩa gì bọn Ô hợp đó mà sợ hãi, tiểu đệ xin đem
theo phân nửa quân số và tướng sĩ, còn lại bao nhiêu xin để chống giữ hoàng thành
không biết có được chăng?
An Quốc Thiếu Quý có vẻ lưỡng lự nhưng không lên tiếng phản đối. Riêng Cù
thị suy nghĩ một lúc rồi quyết định:
- Được rồi? Hiền đệ nên kéo quân đi ngay và nên trở về gấp nếu hay tin hoàng
thành bị lâm nguy.
Cù Lạc vâng dạ, cúi chào chị và sứ giả An Quốc lui ra.
An Quốc bước đến gần Thái Hậu, nhưng bà khẽ bảo:
- Chàng nên thu nhận quân số của Cù Lạc giao cho ta và cắt đặt việc canh
phòng cho nghiêm mật hơn. Trong lúc này, sự biến chuyển của tình thế không biết
đâu mà lường trước được.
An Quốc Thiếu Quý nhìn Thái Hậu với đôi mắt đắm đuối, nhưng nghĩ đến
phận sự cần thiết, hắn gật đầu lui ra. Trong lúc ấy trống trên thành đã điểm sang
canh tư.
Ngôn tình Sắc, Sủng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Sắc, Sủng, Nữ Cường