Trúc Mã Thanh Mai

Chương 15

Trước Sau

break
Mẹ nói:

- Không đủ tiền? Vậy thì thôi vậy, chị đưa nó vào đồn đi, đợi bố nó lên đồn đón nó về.

Mẹ nói rồi giơ tay định lấy lại số tiền đã đưa cho người đàn bà mặt mụn, nhưng bà ta nhất quyết không buông, lại đếm lại lần nữa, rồi nói:

- Mấy đồng này chắc chắn không đủ, nhưng tôi là người sống biết điều, không nhẫn tâm bắt nó ngồi tù, nể chị đã từng dạy thằng lớn nhà tôi nên lần này coi như tôi chịu thiệt vậy.

Người đàn bà mặt mụn ra phía sau một lát rồi dẫn Vệ Quốc ra, trên mặt cậu có những vết máu, mắt trái sưng húp.

Mẹ nhận Vệ Quốc từ người đàn bà mặt mụn, nói:

- Còn không mau nói cảm ơn đi?

- Cháu cảm ơn cô Đào.

- Không phải bảo cháu cảm ơn cô, là cảm ơn cô Uông kia.

Vệ Quốc liếc người đàn bà mặt mụn một cái không chịu nói cảm ơn.

Mẹ nói:

- Mau nói đi, nói rồi cô đưa cháu về.

- Cảm ơn.

Họ đã đi ra khỏi quầy, người đàn bà mặt mụn còn hét lên phía sau:

- Bảo bố nó dạy dỗ nó cho tử tế, nếu không sớm muộn cũng sẽ ăn đạn đấy.

Đi được một đoạn, mẹ lấy nải chuối đã mua ra bẻ cho cô và Vệ Quốc mỗi đứa một quả, rồi hỏi:

- Vệ Quốc, bà ta dùng gì đánh cháu? Sao mắt lại bị sưng lên như vậy?

- Dùng cân đánh cháu, lấy đĩa cân đập vào mắt cháu.

- Còn mặt và người? Sao lại đều có vết máu vậy?

- Bà ấy dùng cái chổi tre hố xí đánh cháu.

- Thế thì chúng ta phải đến bệnh viện trước đã, cái chổi tre cọ hố xí bẩn lắm, kẻo bị nhiễm trùng, lại cả cái đĩa cân nữa, vừa bẩn vừa có gỉ sét, khéo bị uốn ván đấy, may mà không đưa hết tiền cho bà ta, nếu không tiền lấy số cũng không có.

©STENT

Mẹ đưa hai đứa đến bệnh viện, lấy số khám bệnh, nhưng bác sĩ đều đã đi họp, phải đợi tan họp mới có bác sĩ. Họ đợi rất lâu mới có một người trông giống như bác sĩ đi tới, ông ta chỉ nhìn lướt qua rồi nói:

- Có tí bằng móng tay thế này cũng chạy đến bệnh viện khám? Nếu ai cũng giống như các người chỉ biết đến “triết lý sống” của giới giai cấp tư sản thì bác sĩ chúng tôi còn làm nổi cách mạng không?

Mẹ chán chường đưa hai đứa rời bệnh viện. Đi được một lát, Vệ Quốc hỏi:

- Cô Đào, cô có chịu thu nhận cháu không?

- Nghĩa là thế nào?

- Bố cháu chắc chắn sẽ không nhận cháu làm con nữa.

- Không đâu, cháu là con trai của ông mà.

- Đúng thế, lần trước ông đã nói, nếu cháu còn ăn trộm nữa thì ông sẽ không nhận cháu làm con nữa.

- Lần trước ông ấy đã nói thế sao cháu còn ăn trộm?

- Kim Kim nói muốn ăn chuối tiêu.

- Em muốn ăn chuối tiêu thì cô có thể mua cho em ăn, sao có thể đi ăn trộm được?

Vệ Quốc đứng lại không đi nữa:

- Nếu cô không thu nhận cháu thì cháu sẽ không về nữa.

- Cháu không về thì cháu định đi đâu?

- Cháu đi bộ đội.

- Tuổi còn nhỏ như vậy đâu thể đi bộ đội được?

Vệ Quốc vẫn nói rất quả quyết:

- Được chứ ạ, hồi bố cháu bằng tuổi cháu cũng vào bộ đội, ông ấy đã ăn trộm ngô ở ruộng địa chủ, bị địa chủ phát hiện, bắt ông ấy, bảo sẽ lôi ông ấy lên quan phủ cho đi tù, ông ấy đã nhân trời tối chạy trốn, rồi đi bộ đội.

Mẹ nói:

- Thời bố cháu là thời nào? Bây giờ là thời nào? Lúc đó đi bộ đội chỉ cần chịu đến là có người nhận cháu. Giờ đi bộ đội nếu chưa đến tuổi, không có đơn vị nào chứng nhận, thì cháu có đi nổi không?

Vệ Quốc há hốc mồm.

Mẹ hỏi:

- Bố cháu không nói với cháu những điều này à?

- Cháu chưa từng nói với bố chuyện cháu đi bộ đội.

- Đừng có nghĩ đến việc đi bộ đội nữa, thôi ngoan ngoãn về nhà đi, bố cháu có muốn đánh cũng đành phải để cho ông ấy đánh một trận, ai bảo cháu không nghe lời, lại đi ăn trộm? Lần này bị đánh rồi lần sau đừng đi ăn trộm nữa, nếu ăn trộm nữa thì đến cô cũng không cứu nổi cháu đâu.

Lúc về đến nhà đã là buổi trưa. Cơm ở bếp ăn của trường đã bán hết, bác sĩ quan sau giờ ngủ trưa cũng đã đến trường học tập chính trị. Mẹ vội vàng nhóm lò nấu mì, Vệ Quốc cũng giúp một tay, hai người bận rộn một hồi thì cả ba mới được ăn cơm trưa.

Ăn cơm trưa xong, mẹ lại hớt hải đi học chính trị, Vệ Quốc ngồi ì ở nhà. Buổi chiều ăn cơm tối xong, mẹ mới đưa Vệ Quốc về, sợ rằng trước khi ăn mà đưa về sẽ bị bố cậu biết chuyện thì đến cơm tối cũng không cho ăn.

Mẹ vừa đi khỏi nhà Vệ Quốc thì cô liền nghe thấy tiếng hét thảm thiết của Vệ Quốc. Cô hỏi:

- Mẹ ơi, mẹ không bảo bố anh ấy đừng đánh anh ấy à?

- Mẹ nói rồi.

- Vậy sao bố anh ấy lại đánh anh ấy? Người lớn nói lời mà không giữ lời.

Mẹ không đáp gì.

Cô lo lắng nói:

- Mẹ, mẹ sang cứu anh ấy đi! Bố anh ấy nghe mẹ, nếu mẹ bảo bố anh ấy đừng đánh thì bố anh ấy sẽ không đánh nữa đâu.

- Hôm nay mẹ sẽ không cứu nó. Thằng bé đó phải cho ăn đòn, nếu không thật sự sẽ có ngày đi tù. Mẹ không cho phép con chơi với nó nữa, bố nó đã hại bố con, nó đã hại con.

- Anh ấy không hại con.

- Còn không? Một đứa con gái như con lại bị mang tiếng là “con ăn trộm”, sau này làm sao có thể ngẩng đầu trước mặt mọi người? Chỉ trách mẹ hay mềm lòng, không kiên quyết ngăn cản việc con chơi với nó, giờ ngoài chuyển đi thì không còn cách nào khác nữa. Nhưng để được điều chuyển đi thì khó biết bao, đặc biệt là tình cảnh như chúng ta, chỉ có chuyển về quê thôi.

- Vậy ta chuyển về quê đi mẹ.

- Con còn nhỏ chưa hiểu chuyện, về quê thì dễ nhưng từ quê để quay lại thành phố thì khó. Nếu mẹ chuyển về quê thì cả đời con chỉ có ru rú ở quê thôi, nếu không phải đến bước đường cùng thì sẽ không đưa con về quê sống cả đời ở đó. Còn về phía Quốc, con không cần phải lo cho nó, bố nó là quân nhân, hay được thuyên chuyển, cho nên nó không sợ, làm chuyện xấu, hủy hoại danh tiếng thì cùng lắm là chuyển đi. Không giống như mẹ con mình, Ở một nơi thì như cắm rễ ở nơi đó, không thể đi đâu dược.

Sau đó, đúng là mẹ bắt đầu chạy chọt lo việc thuyên chuyển thật, thỉnh thoảng lại về thông báo với cô tiến độ công việc.

Có một trường tiểu học Ngưu Trại, đang cần người, nhưng họ không có cấp hai, chỉ có cấp một.

Trường trung học Hồng Tinh tìm ngưởi, nhưng ở đó lại cách một con sông, rất bất tiện, chẳng ai muốn đi, chỉ có người chuyển đi chứ không có ai chuyển đến. Ai cũng bảo mẹ mà chuyển từ trường cấp ba này về đó thì có mà điên.

Còn cô, tất cả đều phụ thuộc vào tâm trạng lúc đó, nếu mấy hôm đó có người gọi cô là “con ăn trộm” thì cô thiết tha muốn mẹ chuyển đi. Nếu không có ai gọi cô là “con ăn trộm” thì cô lại không muốn mẹ chuyển đi, vì cô không nỡ xa Vệ Quốc.

Kể từ sau hôm xảy ra chuyện Vệ Quốc lại bị nhốt trong nhà, có lúc cô nói chuyện với cậu từ cửa sổ nhà mình, có lúc chạy đến cửa số nhà cậu để chơi cùng với cậu.

Vệ Quốc hỏi:

- Em đến chơi với anh không sợ mẹ đánh em sao?

Cô ra vẻ thông minh nói:

- Nếu mẹ em đánh em, em sẽ đi nhảy hồ, mẹ em sẽ không dám đánh em nữa.

- Tại sao nhảy hồ thì mẹ em không đánh em nữa?

- Bởi vì em là người thân duy nhất của mẹ em, em nhảy hồ rồi thì mẹ chẳng còn có ai.

Vệ Quốc chán nản nói:

- Anh cũng là người thân duy nhất của bố anh, nhưng ông ấy chắc chắn sẽ không sợ anh nhảy hồ, ông nói anh chết thì càng tốt, bớt mối họa.

- Anh đã bao giờ nghĩ tới chuyện nhảy hồ chưa?

- Chưa, anh biết bơi, nhảy hồ chẳng có tác dụng gì.

- Nhưng anh có thể buộc bên mình một hòn dá.

- Buộc hòn đá cũng vô dụng, bố em cũng buộc hòn đá đấy thôi. Vẫn bị nổi lên, vẫn được bố anh cứu đó sao?

- Đó là vì cạnh của hòn đá đó quá sắc, đã cắt đứt dây thừng, anh có thể tìm hòn đá tròn tròn ý.

- Hòn đá tròn tròn thì buộc làm sao được? Rơi cái nó lại tuột ra ngay?

Cô nghĩ một lát cuối cùng nghĩ ra cách:

- Vậy anh ôm em nhảy xuống hồ, bố em nói, ông ấy biết bơi, rơi xuống nước cũng không bị chết chìm, nhưng nếu bố ôm em, ông ấy có thể chết chìm, bởi vì em như một hòn đá vậy, có thể kéo ông xuống tới đáy.

- Ừ! Em thật giống như một hòn đá, nặng lắm, lần đó em rơi xuống nước, lúc anh kéo em lên, em ôm lấy cổ anh, hai chân kẹp chặt vào bụng anh, anh tách mãi cũng không được, suýt chút nữa thì anh cũng bị lôi xuống đáy.

- Em nói đúng không? Chỉ cần ôm em nhảy xuống hồ thì đảm bảo có thể chìm tới đáy.

Tối đến khi mẹ về, cô liền thông báo cho mẹ phát minh vĩ đại của mình:

- Con và anh Vệ Quốc đã bàn rồi, nếu bố anh ấy đánh anh ấy, chúng con sẽ cùng nhảy xuống hồ, anh ấy ôm con nhảy, không thể nổi lên được, có thể chìm xuống tới đáy.

Suýt nữa thì mẹ sốc ngất, mắt trợn trừng, mồm há hốc một lúc mới nói một thôi một hồi:

- Hãy dẹp ngay cái ý nghĩ quái đản đó đi, con tưởng con là Tôn Ngộ Không chắc? Rơi xuống đáy rồi thì còn có thể đi Long Cung chơi một chuyến sao? Tôn Ngộ Không là thần thánh, con là người trần mắt thịt, con mà rơi xuống nước thì chết chìm.

- Chết chìm thì có làm sao không ạ?

- Chết chìm thì vĩnh viễn không còn có Kim Kim nữa! Người ta thì ăn cơm, ăn kẹo, ăn chuối, nhảy dây chun, nhưng con thì bị chôn duới đất, chẳng được ăn gì, không được chơi gì.

Cô cố tưởng tượng, nhưng nghĩ mãi cũng không nghĩ ra chết chìm rót cuộc đáng sợ bằng từng nào, chẳng qua chỉ là không ăn, không chơi thôi sao? Tối cô đi ngủ cũng chẳng không ăn không chơi đấy sao, hình như cũng không đáng sợ lắm.

Hai hôm sau, Vệ Quốc chạy đến nhà cô:

- Sao cái gì em cũng đều nói hết với mẹ em hết vậy?

- Sao?

- Mẹ em đã nói với bố anh chuyện chúng mình hẹn với nhau cùng nhảy xuống hồ rồi.

- Bố anh lại đánh anh à?

- Không, nhưng ông ấy đã khóc.

Cô ra vẻ đầy kinh nghiệm:

- Nếu ông ấy khóc chứng tỏ ông ấy sẽ không đánh anh nữa, anh xem, giờ ông ấy có nhốt anh lại nữa đâu?

- Không nhốt nữa, ông ấy nói sau này sẽ không nhốt anh nữa, nhưng anh không muốn bố anh khóc, thà ông ấy đánh anh còn hơn.

Buổi tối, cô lại tường thuật lại nguyên xi, không bỏ lọt chữ nào cho mẹ nghe, mẹ cũng khóc, lẩm bẩm:

- Đấy, cái thằng này, cái thằng này.

Cô vội vàng lấy lòng:

- Mẹ, con cũng không muốn mẹ khóc, thà mẹ đánh con còn hơn.

- Mẹ đã đánh con lúc nào? Con là bảo bối máu mủ của mẹ, hai mẹ con mình phải dựa vào nhau mà sống.

Cô vội ôm chầm lấy cổ mẹ, áp mặt mình lên mặt mẹ, cảm thấy đây chính là ý nghĩa của câu “dựa vào nhau mà sống”.

Việc mẹ cô xin chuyển đi vẫn chưa đâu vào đâu thì bác sĩ quan lại nhận được quyết định thuyên chuyển trước. Ngày hôm đó, mẹ nói với cô:

- Đội quân huấn luyện đã rút khỏi trường học chúng ta rồi.

Cô hiếu kỳ hỏi:

- Đội quân huấn luyện là ai ạ?

- Đội quân huấn luyện không phải là ai, mà là Đội giải phóng quân tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông, chính là ba người sĩ quan ở trường học của chúng ta.

- Ba người sĩ quan? Bác sĩ quan đó cũng phải đi ạ?

- Thật ra ba người họ đều là sĩ quan, nhưng mẹ không biết sao chỉ gọi ông ấy là sĩ quan. Đúng thế, ông sĩ quan đó cũng phải đi.

- Họ đi đâu ạ?

- Sao mẹ biết được? Trở về đội ngũ của họ.

- Tại sao họ phải trở về đội ngũ cùa họ?

- Họ là người của quân đội, sao lại không trở về đội ngũ? Họ đến đây là để giúp đỡ trường học chúng ta làm cách mạng, giờ cách mạng đã làm xong, họ sẽ phải đi.

- Cách mạng đã làm xong rồi ạ?

Mẹ vội dặn dò:

- Mẹ vừa nói sai rồi, không phải cách mạng đã làm xong, mà là đã hoàn thành, nếu cách mạng chưa làm xong thì mãi mãi phải làm tiếp, ý của mẹ là nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn này đã hoàn thành, họ phải thực hiện các nhiệm vụ cách mạng tiếp theo. Con nói “cách mạng đã làm xong” với người ngoài, người ta nghe thấy sẽ gắn cho con mác phản động đấy.

- Vậy anh Vệ có đi không?

- Bố nó phải điều đi thì sao nó lại không đi?

Tin này khiến cô rất buồn, trong suy nghĩ của cô, Đội quân huấn luyện chính là một bộ phận trong trường học của mẹ, mãi mãi ở cùng với trường, không có chuyện chuyển đi như vậy. Cô vẫn luôn tưởng rằng nhà bác sĩ quan sẽ mãi mãi ở phía sau nhà cô, Vệ Quốc sẽ mãi mãi ở bên khung cửa đó gọi cô “Kim Kim, Kim Kim”.

Nhưng cô thấy nhà Vệ Quốc đang thu dọn đồ đạc, còn gọi cả người bán đồng nát đến thu gom chỗ giấy báo và sắt vụn. Như vậy cô biết nhà bác sĩ quan đích thực sẽ chuyển đi, cô buồn quá khóc một trận.

©STENT

Tối đến, bác sĩ quan đến nhà cô, nói có mấy cái nồi niêu xong chảo, bát đĩa không mang đi, hỏi mẹ có cần không.

Mẹ nói chắc như đinh đóng cột:

- Tôi không cần.

- Mấy cái bàn học và ghế đều là của nhà trường, nếu cô cần tôi có thể chuyển đến cho cô.

- Không cần.

Bác sĩ quan còn muốn nói điều gì đó, mẹ đã nói:

- Xin lỗi, chúng tôi phải đi ngủ.

Bác sĩ quan đành phải ngượng ngập ra vể.

Mẹ tắm cho cô, bảo cô lên giường đi ngủ, trời rất nóng, cô chỉ mặc độc cái quần cộc đi ngủ, không mặc áo, mẹ phải quạt cho cô.

Bên ngoài có người gõ cửa, mẹ hỏi:

- Ai đấy?

- Cháu ạ.

Mẹ nói nhỏ:

- Là Vệ Quốc.

Sau đó nói vọng ra cửa:

- Vệ Quốc à? Nhà cô đi ngủ rồi.

Cô vội vàng nhảy ra khỏi giường, áo còn chưa kịp mặc đã chạy ra mở cửa:

- Em vẫn chưa ngủ

Mẹ vội lấy cái áo mặc vào cho cô, nói với Vệ Quốc:

- Mau vào nhà đi, mở cửa muỗi bay vào.

Vệ Quốc ăn mặc rất chỉnh tề, cái đầu tổ quạ hàng ngày hình như cũng được chải lại, trông như một người lớn:

- Kim Kim, anh đến để nói với em, anh phải đi rồi, nếu không ngày mai em đến tìm anh chơi anh lại không có nhà.

Có khóc rưng rức hỏi:

- Anh Vệ Quốc, anh phải đi đâu?

- Anh phải về đội cùng với bố anh.

- Đội bố anh ở đâu?

- Một nơi rất xa rất xa, nơi đánh nhau.

- Anh còn trở lại nơi này không?

- Anh sẽ quay lại thăm em.

Mẹ nói:

- Cháu à, đừng nóí khoác, đường xa xôi như vậy, cháu bay về thăm nó sao? Kim Kim nhà cô là đứa thật thà, cháu nói về thăm nó nó sẽ ngày ngày đợi cháu đấy.

Vệ Quốc nói:

- Cháu không nói khoác, thật sự cháu sẽ quay về thăm em ấy.

Mẹ hỏi:

- Khi nào cháu về thăm nó?

- Đợi cháu lớn lên, kiếm được tiền, cháu sẽ mua vé tàu hòa, đi tàu đến thăm em.

- Anh nhất định phải về đấy.

Cô chạy đến bên giường, lấy từ dưới gối ra cái cặp tóc hồng còn lại đưa cho cậu:

- Em tặng cái cặp này cho anh, anh nhìn thấy cái cặp hồng thì giống như đang được nhìn thấy em.

Mẹ quở:

- Trẻ con, nói linh tinh cái gì vậy!

- Bố cũng nói như vậy.

- Bố là bố.

Vệ Quốc hơi ngại ngùng nhận cái cặp hồng, gãi gãi đầu nói:

- Anh chẳng có gì tặng em, nhưng lớn lên anh sẽ vào bộ đội, nếu anh đánh trận hi sinh thì anh sẽ bảo họ tặng huy chương cho em.

Mẹ lại mắng:

- Mấy cái đứa này, nói linh tinh cái gì vậy!

- Không phải nói linh tinh, anh nói thật đấy, anh xin hứa với Mao Chủ tịch.

Nhà Vệ Quốc chuyển đi, cô khóc rất nhiều lần, cứ bò nhoài bên cửa sổ sau nhà, nhìn cánh cửa nhà cậu đóng im im, đặc biệt là chỗ tấm gỗ khác màu đã được lắp thêm, lại không kìm được lòng mà khóc.

Mỗi ngày qua cô lại hỏi mẹ:

- Anh Vệ Quốc sao không đến thăm con?

Mẹ an ủi cô:

- Nó chẳng đã nói rồi sao? Phải đợi nó lớn lên, kiếm được tiền, mới có thể mua vé tàu hỏa đến thăm con, giờ nó mới bao nhiêu? Còn xa mới đến lúc kiếm được tiền.

- Vậy anh ấy phải lớn thế nào mới có thế kiếm tiền?

- Cũng phải đến mười tám tuổi? Mười tám tuổi mới có thể học nghề.

- Còn mấy năm nữa anh ấy mới mười tám tuổi?

- Cũng phải năm sáu năm nữa.

Dường như mẹ sợ sau năm sáu năm nữa cô lại đòi người, nên vội vàng sửa lại:

- Làm thợ thì cũng không kiếm được nhiều tiền, nào thì ăn ở, quần áo, chẳng còn mấy đồng để mua vé tàu. Có thể phải đợi đến lúc nó thăng cấp, làm thợ bậc hai, bậc ba thì may ra mới mua được vé tàu.

- Vậy phải cần bao nhiêu năm mới được làm thợ bậc hai bậc ba?

- Chắc cũng phải đến mười mấy năm ấy chứ.

Cô còn chưa có khái niệm “mười mấy năm”, nhưng nhìn thái độ của mẹ thì chắc hẳn là khoảng thời gian rất dài rất dài, cô không kìm nổi lại bật khóc.
break
Cùng Trúc Mã Luyện Tập Kỹ Năng
Ngôn tình Sắc, Sủng
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Hẹn Tình Với Người Nổi Tiếng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc