Tống Y

Chương 281: Nạn dân ngộ độc thức ăn

Trước Sau

break
"Ta nói cho ngươi lúc nào" Tiểu nhị tái mặt nói.

Đỗ Văn Hạo cười nhạt nói: "Trên đầu ngươi có dính rơm rạ chắc chắn là do khi ngươi chui vào đống rơm rạ giấu bánh xe nên dính vào, dù ngươi đã rất cẩn thận vuốt ve lại quần áo trên người nhưng ngươi lại quên mất đỉnh đầu cũng có rơm rạ".

Tên tiểu nhị bất giác đưa tay vỗ vỗ đầu.

"Không cần vuốt đầu nữa, bây giờ vuốt đầu vẫn còn ý nghĩa gì sao? Lúc nãy ngươi xua tay ta đã nhìn thấy trên ống tay áo ngươi có dính mỡ. Chắn hẳn là vết mỡ dính vào khi ngươi tháo bánh xe. Ta nói cho ngươi biết mỗi chiếc xe sử dụng mỡ bôi trơn không giống nhau. Sáng sớm nay cửa khách điếm vẫn chưa mở, chắc chắn vẫn chưa có khách trọ nào rời khỏi đây. Chỉ nhìn qua cũng biết mỡ này mới dính vào ngươi. Ngươi nói ngươi giúp khách trọ cởi ngựa nên mỡ đó dính vào ngươi. Chúng ta chỉ cần so sánh mỡ bôi trục xe là biết có phải ngươi đang nói dối hay không. Chờ lát nữa tìm được trục bánh xe của chúng ta. Chúng ta sẽ so sánh mỡ ở trục bánh xe chúng ta có giống với mỡ ở ống tay áo của ngươi không là biết ngươi có phải là kẻ trộm hay không?"

Tên tiểu nhị hoàn toàn mất hy vọng, hắn há hốc mồm không biết nói gì nữa.

"Hay!" Từ phía sau vang lên âm thanh trầm trồ khen ngợi, Đỗ Văn Hạo quay đầu nhìn thì thấy đó là Tống Thần Tông và Vương An Thạch. Âm thanh trầm trồ khen ngợi là của Tống Thần Tông.

Tống Thần Tông đi tới trước mặt Đỗ Văn Hạo, Tống Thần Tông khẽ liếc mắt nhìn Đỗ Văn Hạo rồi nói: "Thật không ngờ Đỗ chưởng quỹ lại am hiểu phá án".

"Đa tạ Ngũ gia khích lệ!" Đỗ Văn Hạo chắp tay cười nói: "Là do hắn là tên trộm rất ngu xuẩn. Giấu đầu hở đuôi, quá nhiều sơ sót".

Dụ Cáp Nhi vỗ tay nói: "Thật tốt quá! Bắt được tên ăn trộm này rồi, hãy giải hắn đến quan phủ trị tội".

Tên tiểu nhị hoảng sợ tới mức lùi lại phía sau, mắt hắn nhìn chưởng quỹ.

Chưởng quỹ khách điếm nghe Đỗ Văn Hạo nói xong nhìn thấy đệ đệ của mình lặng yên chấp nhận, ông ta nhất thời tức giận đến run cả người, chỉ vào hắn quát: "Ngươi! Ngươi là đồ vô liêm sỉ! Đúng là ngươi!".

Phu nhân chưởng quỹ dậm chân hét lên với chưởng quỹ: "Tất cả do ông. Thiếp đã nói không cho hắn can dự vào công việc của khách điếm rồi!” Bà ta vác gậy tới nện cho tên tiểu nhị này mấy cái thật mạnh: “Ngươi nói xem, tại sao lại muốn trộm bánh xe của khách?”

Tên tiểu nhị vừa trốn tránh vừa kêu lên: "Ai bảo bọn chúng là kiêu căng như vậy. Chúng còn hại đệ nữa".

"Ngươi! Ngươi đúng là tai hoạ! Ta đánh chết ngươi! Phu nhân chưởng quỹ đuổi đánh tên tiểu nhị.

Vẻ mặt chưởng quỹ đau khổ, ông ta dậm chân nói: "Được rồi! Đừng đánh nữa. Mau mang bánh xe ra đây, lắp vào giúp quý khách".

Tên tiểu nhị bị đánh đau nhức khắp người, nét mặt đau đớn hắn đi vào chuồng ngựa tới trước đống cỏ khô, bới cỏ ra, bên trong lộ ra một bánh xe hình tròn, hai tiểu nhị khác tới hỗ trợ khiêng bánh xe ra.

Dụ Cáp Nhi luôn miệng nói muốn báo quan khiến chưởng quỹ khách điếm phải cung kính nhận lỗi. Ông ta phải miễn hoàn toàn tiền trọ và tiền rượu thịt để bồi thường, lúc đó Dụ Cáp Nhi mới đồng ý bỏ qua cho bọn họ.

Sau khi rời khỏi trấn Vãn Hà, xe ngựa tiếp tục đi về huyện Đông Minh.

Hệ thống thủy lợi xây dựng bên ngoài kinh thành khá tốt. Hơn nữa dù có mưa tuyết và giá rét tháng ba nhưng tình hình hạn hán với hoa mầu là không nghiêm trọng. Tuy nhiên càng đi về gần huyện Đông Minh càng thấy tình hình đồng ruộng có gì không ổn.

Tới xế chiều đã nhìn thấy những mảnh ruộng ven đường nứt nẻ, khô hạn, thỉnh thoảng còn bắt gặp cảnh nông dân ngồi trên bờ ruộng nhìn hoa màu khô héo, đổ rạp khóc không ra nước mắt.

Tâm trạng Tống Thần Tông và Vương An Thạch nặng trĩu. Hôm qua trong xe còn có tiếng nói cười, hôm nay không khí rất trầm lắng. Khi Hoàng thượng không vui, không ai dám tự tiện nói cười.

Trong lúc mọi người đang xúc động khi nhìn cảnh đồng ruộng hạn hán bên ngoài, bất chợt xe ngựa dừng lại. Thò đầu ra ngoài nhìn thì thấy có rất nhiều người đứng quanh một cây cỏ thụ ven đường, nhiều người còn đứng tràn ra đường, chắn lối đi.

Ninh công công quay đầu lại nói: "Ngũ gia, tiểu nhân đi xem đang xảy ra chuyện gì. Có nhiều người vây quanh như vậy xe chúng ta không qua được, phải bảo bọn họ tránh ra nhường đường".

Dụ Cáp Nhi nghe nói có náo nhiệt cũng xuống xe, đi tới chỗ đám đông, chỉ lát sau nàng đã chạy trở lại nói với Đỗ Văn Hạo: "Đỗ chưởng quỹ, ven đường có người bị bệnh, miệng sùi bọt mép, lăn lộn trông sợ lắm. Hay ngài xuống đó nhìn xem đi".

Đỗ Văn Hạo nghe nói có người bị bệnh hắn liền đưa mắt nhìn Tống Thần Tông, Tống Thần Tông gật đầu nói: "Vậy ngươi hãy xuống xem thế nào. Chúng ta không thể thấy chết mà không cứu".

“Được!”

Nói xong Đỗ Văn Hạo cầm cái rương khám bệnh tại nhà, xuống xe đi tới chỗ đám đông, hắn thấy đám người đó quần áo tơi tả. Mỗi người đầu tóc rối bời, thần sắc uể oải, trong xe đẩy đều là những vật rách nát, dường như là là những người dân chạy nạn tới đây xin cơm. Nhân tiện nói: “Chư vị, ta là đại phu, để cho ta tới quan sát một chút được không”.

Đám đông lập tức rạt ra hai bên nhường đường cho Đỗ Văn Hạo. Đỗ Văn Hạo đi vào trong xem xét thì thấy một nam tử hơn hai mươi tuổi đang nằm trên mặt đất, miệng sùi bọp mép, thân thể co giật giống như Dụ Cáp Nhi đã nói, Đỗ Văn Hạo hỏi: "Có chuyện gì vậy?"

"Đại phu, con ta đói, nó nhường hết cơm thừa, thức ăn thừa cho tôi còn bản thân nó thì ăn vỏ cây, rơm rạ nên mới như vậy" Một lão tóc bạc trắng trông vô cùng đáng thương ngồi dưới đất, lão cúi đầu, dậm chân, khóc rống lên nói.

Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: "Không phải! Hắn không phải vì ăn vỏ cây bị như vậy mà do hắn trúng độc. Phải nhanh chóng rửa ruột cho hắn. Dụ cô nương, phiền cô mang túi nước lại đây cho tại hạ".

"Được" Dụ Cáp Nhi vội chạy lại xe lấy túi nước.

Lão nhân đó lắp bắp kinh hãi: "Trúng độc? Tại sao lại trúng độc? Người nào mưu hạ độc con ta?"

"Không phải hắn bị đầu độc mà là do hắn ăn phải thức ăn có độc nên mới trúng độc. Bởi vì hắn trúng phải độc có độc tính bình thường nên đây chỉ là phản ứng của dạ dày vì vậy có thể là do trúng độc thức ăn".

Đỗ Văn Hạo đang nói thì phía sau có người nói: "Hay lắm! thì ra Đỗ chưởng quỹ không những am hiểu y thuật mà còn nghiên cứu cả phương diện trúng độc sao?"

Đỗ Văn Hạo vội quay đầu nhìn thì ra đó là Tống Thần Tông, hắn vội vàng đứng dậy, khom người nói: "Đa tạ Ngũ gia quá khen!".

"Nước đây rồi, mau cứu người đi".

Dụ Cáp Nhi đưa túi nước cho Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo lấy một ít muối bỏ vào túi nước để rửa ruột cho người nọ.

Người cha già tóc bạc đáng thương nghe Đỗ Văn Hạo nói con mình bị trúng độc thức ăn, nhất thời hiểu ra, đấm ngực, dậm chân nói: "Lúc trước đi ngang qua một thôn, có người hảo tâm cho một ít thức ăn thừa. Nó nhường cho ta những thức ăn còn ngon, nó chỉ ăn những thức ăn đã ôi thiu. Chắc chắn là do vậy rồi".

Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: "Thức ăn ôi thiu có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, rất nhiều tà độc. Thà rằng bị đói còn hơn ăn những thức ăn đó. Ăn vào chắc chắn mắc bệnh".

Một lão nhân quần áo tả tơi ngồi bên cạnh giận dữ nói: "Vị tiểu ca này, làm gì chúng ta không biết điều ấy chứ nhưng chúng ta chạy nạn bên ngoài có thức ăn ôi thiu mà ăn cũng rất tốt rồi. Chúng ta làm gì được quyền lựa chọn".

Lão nhân tóc bạc kia dập đầu nói với Đỗ Văn Hạo: "Đại phu, cầu xin ngài cứu con ta'.

Đỗ Văn Hạo vội đỡ ông lão dậy nói: "Lão nhân gia đừng lo lắng, tại hạ sẽ chữa khỏi bệnh cho hắn. Hắn trúng độc thức ăn cũng nhẹ. Tại hạ lại vừa dùng nước muối rửa ruột của hắn. Lát nữa tại hạ cho hắn uống thuốc nữa, chắc chắn không có gì đáng ngại".

Lần này Đỗ Văn Hạo theo Tống Thần Tông vi hành hắn phụ trách vấn đề sức khoẻ của Tống Thần Tông vì vậy hắn đã mang theo một cái rương có rất nhiều dược liệu thường dùng, cùng với cả một bộ đồ chữa bệnh nặng cấp cứu.

Vương An Thạch vuốt râu, ông ta trầm giọng hỏi: "Các ngươi là người ở đâu, tại sao không ở nhà cấy cày mà lại kéo nhau tới đây ăn xin?'

Vương An Thạch vừa nói xong đám người đó đã nhao nhao phàn nàn: "Nếu có thể ở nhà cày ruộng, trồng cây, ai còn ra ngoài chịu khổ thế này làm gì".

"Không phải vào lúc giáp hạt có thể vay tiền quan phủ mua lương thực rồi sẽ trả lại sau khi thu hoạch sao? Trong biến pháp có quy định rõ ràng rồi".

Mọi người càng nhao nhao bàn tán, sắc mặt ai cũng vô cùng oán giận.

Một nam nhân trung niên sắc mặt vô cùng thù hận cười bi thương nói: "Ha, ha! Biến pháp? Chính vì biến pháp mà hại chúng ta tan cửa nát nhà".

"Ngươi nói vậy có ý gì?" Sắc mặt Vương An Thạch ảm đạm.

Một lão nhân bên cạnh vội vàng kéo vai hắn nói: "Câm miệng! Đừng ăn nói lung tung!".

Nam nhân trung niên tức giận nhỏ bọt xuống đất rồi không nói gì. Nhất thời xung quanh rơi vào cảnh yên ắng.

Sắc mặt Tống Thần Tông ôn hoà, nói: "Chư vị hương thân, các vị là người phương nào?"

"Huyện Đông Minh" Lão nhân tóc bạc rơi lệ nói: "Ở đó không sống được nữa, đoàn chúng ta chuẩn bị vào kinh thành kiếm miếng cơm".

Dụ Cáp Nhi nói: "Thật trùng hợp chúng ta cũng đang tới huyện Đông Minh. Nơi đó thế nào vậy?"

Nam nhân trung niên lúc trước tức giận nói: "Thế nào là sao? Nếu ở đó tốt thì chúng ta còn phải tha hương làm cái gì?"

"Đã bảo ngươi không được nhiều chuyện". Lão nhân nọ lại cố sức đánh mạnh nam nhân trung niên một cái.

Tống Thần Tông cười ha hả nói: “Đến đây ngồi nói chuyện đi!. Bọn ta là người buôn bán, định tới huyện Đông Minh buôn bán dược liệu vừa lúc gặp mấy người các ngươi, chúng ta hãy cùng nhau trò chuyện để hiểu thêm tình hình. Trên xe của ta có thức ăn, Cáp Nhi, ngươi hãy mau đi lấy thức ăn mang lại đây”.

Ninh công công, Dụ Cáp Nhi và Lâm Thanh Đại vội chạy tới xe, luộc thịt bò, làm bánh bột mì ngoài ra còn có rượu và nước uống. Ninh công công mang tới một cái đệm cói cho Tống Thần Tông ngồi nhưng đã thấy Tống Thần Tông và Vương An Thạch đã ngồi bệt xuống bãi cỏ dưới gốc cây, ông ta đành ngượng ngùng mang cái đệm quay trở lại xe.

Những nạn dân này sáng mắt lên khi nghe nói có thức ăn nhưng ngại ngùng không dám cầm ăn. Tống Thần Tông cười ha hả cầm lấy một miếng thịt bò ân cần đưa cho một đứa bé ngồi ngay bên cạnh mình nói: “Này! Ăn đi, thúc thúc cho cháu”.

Đứa bé đó nuốt nước bọt đánh ực một cái nó quay đầu nhìn phụ nhân trên mặt đã có nếp nhăn. Phụ nhân đó chắc hẳn là nương tử của đứa bé đó. Bà ta nhìn thấy con mình có ý muốn ăn, đương nhiên chuyện con cái được ăn no bụng là quan trọng hơn nên bà ta vội gật đầu để cho nó ăn.

Lúc này đứa bé đó mới cầm miếng thịt bò nhưng nó không ăn ngay mà lại chạy ra chỗ một lão nhân gầy trơ xuơng, hai mắt vô thần đang ngồi dựa vào cái xe cút kít, nó vừa để miếng thịt vào miệng lão nhân vừa nói: “Gia gia! Gia gia ăn đi”.

“Ngoan lắm!” lão nhân đó cầm miếng thịt bò, nuốt nước miếng, đưa lên mũi ngửi ngửi rồi lại đưa miếng thịt cho đứa bé nói: “Cháu ăn trước đi, lát nữa gia gia ăn”.

Tống Thần Tông thở dài, cầm một miếng thịt bò đưa cho một nạn dân bên cạnh mình nói: “Ngươi cũng ăn đi, tất cả ngồi xuống ăn đi, trên xe có đủ thức ăn cho mọi người”.

Các nạn dân nhìn nhau rồi khom người cảm tạ rồi tất cả ngồi xuống đất xung quanh Tống Thần Tông, cầm thịt bò, bánh mì ăn ngấu nghiến.

Lâm Thanh Đại vội nói: “Đừng vội. Coi chừng bị nghẹn. Hãy uống nước đã!”.

Lúc này sau khi rửa ruột bằng nước muối nam nhân đó đã nôn hết các dịch chất trong dạ dày. Sau khi dùng nước muối rửa lại một lần nữa Đỗ Văn Hạo bắt mạch rồi cười nói: “Được rồi, chất độc trong cơ thể mười phần đã bài trừ được bảy, tám phần chỉ cần uống thêm hai thang thuốc là khỏi hẳn”.

Đỗ Văn Hạo lấy thuốc, trên xe có bếp lò sắc thuốc. Lâm Thanh Đại phụ trách việc nhóm lửa sắc thuốc.

Lão nhân tóc bạc vô cùng cảm kích, luôn miệng nói cảm tạ khi thấy nhi tử của mình đã tỉnh lại, dù sức khỏe còn yếu nhưng không còn gì đáng ngại. Trước tiên lão nhân đó cầm hai miếng thịt bò để dành cho nhi tử của mình rồi mới cầm một miếng thịt khác bỏ vào miệng, vừa chậm rãi nhai vừa nói với Tống Thần Tông: “Vị đại gia này cần biết những gì nữa. Lão hán sinh trưởng ở huyện Đông Minh, có biết một số việc”.

Tống Thần Tông nói: "Trước tiên chúng ta hãy nói về thiên tai ở huyện Đông Minh. Tình hình thiên tai thế nào?

Lão nhân tóc bạc cố nuốt một miếng thịt, thở dài rồi khẽ nói: "Thiên tai thì tính gì? Thiên tai không bằng nhân hoạ".

"Hả? Nhân hoạ?" Tống Thần Tông và Vương An Thạch thoáng nhìn nhau: "Nhân hoạ? Người nào gây tai hoạ? Nha môn quan phủ?"

Lão nhân tóc bạc lại liếc nhìn Tống Thần Tông rồi lắc đầu nói: "Cái này lão hán khó nói hết được. Dù gì mấy vị cũng tới đó, cứ tới rồi sẽ biết".

Vương An Thạch hừ một tiếng nói: "Lão hán này, ăn lão cũng ăn rồi, uống lão cũng uống rồi. Tại sao lão lại ăn nói ấp a ấp úng, khó khăn vậy. Chẳng lẽ lão còn sợ chúng ta cáo quan bắt lão ư?'

Nam nhân trung niên lúc trước tay cầm bình rượu, ngửa cố uống mấy ngụm lớn rồi căm giận nói chen vào: "Không sai! Nhận ân huệ của người thì suốt đời phải báo ân. Dù gì cuộc sống đau khổ vừa qua cũng làm ta cũng chán sống rồi. Ta không sợ chết, để ta nói cho các vị biết. Không sai, nhân hoạ chính là quan phủ. Chính là do tên cẩu tặc Vương An Thạch ăn no không có việc gì làm mà đưa ra cái biến pháp chó má kia!”

"Ngươi!" Vương An Thạch tức giận đến ria mép rung lên, xem ra ông ta sắp phát hoả, Tống Thần Tông vội kéo ông ta lại, nhẹ nhàng lắc đầu. Tống Thần Tông nhìn nam nhân trung niên hỏi: "Ta xem ra các ngươi không vừa lòng với biến pháp".

"Không phải chỉ là không hài lòng mà là hận thấu xương. lần trước bọn họ đi kinh thành tìm con chó Vương An Thạch tính sổ, cha ta bị bệnh nên ta không đi được, bằng không ta nhất định đi, cho dù không thể đánh chết con chó sống dai đó thì cũng phải đập gẫy hai chân hắn, chọc thủng một lỗ lớn".

Vương An Thạch tức giận đến mức suýt ngất xỉu tại chỗ. Nếu không phải Tống Thần Tông ra hiệu cho ông ta không được phép thì ông ta đã sớm phun mưa nước bọt.

Phụ thân của nam nhân trung niên nhìn thấy sắc mặt Vương An Thạch bất thường. Mặc dù ông lão không biết thân phận thực sự của mấy người này ông vẫn có cảm giác không ổn nên kéo ống tay áo nam nhân trung niên: "Con à, hãy bớt tranh cãi đi".

"Phụ thân! Bọn họ chỉ là thương nhân buôn bán dược liệu, lại là người xứ khác. Nói với họ cũng chẳng sao cả. Huống chi bọn họ lại tốt với chúng ta như vậy”.

Tống Thần Tông nói: "Đúng vậy, cứ thoải mái tâm sự những gì muốn nói. Không muốn nói bọn ta cũng không gượng ép. Hàng năm chúng ta phải đi đây đi đó buôn bán dược liệu nên chuỵên của nhà nông chúng ta thực sự không biết vì thế mới tò mò hỏi mấy câu. Ha, ha".

Mọi người thấy sắc mặt Tống Thần Tông ôn hoà, ra dáng một thương nhân giàu có. Lão nhân đó cũng không ngăn cản nữa, chỉ khẽ thở dài.

Nam nhân trung niên vừa nhai thịt bò vừa nói: "Ban đầu khi mới tuyên bố áp dụng biến pháp, mọi người xem cáo thị nói về biến pháp đều tỏ ra rất vui mừng".

Cuối cùng sắc mặt Vương An Thạch cũng hiện lên sự vui vẻ: "Đúng vậy. Trước kia vào thời kỳ giáp hạt, dân chúng chỉ có thể tới các gia đình phú hộ trong thôn vay mượn, sống qua ngày. Dân chúng từ xưa tới nay đều thế. Ngày nay biến pháp sẽ thay đổi việc này, có thể nói, trước khi tới thời kỳ hạn hán thì hàng năm đã thu trước hai vụ hè và thu, đến thời kỳ giáp hạt có thể muộn tiền nong hoặc là lương thực của quan phủ. Với trợ cấp canh tác, cùng với tiền mượn các hộ gia đình lớn, làm sao có thể so sánh với việc mượn tiền của quan phủ có bảo đảm? Dân chúng được lợi ích thực tế, triều đình có tiền lời cả hai đều được lợi. Tại sao lại không hay? Các ngươi không mượn tiền của quan phủ, mà lại vứt bỏ ruộng đất rời nhà đi ăn xin là vì sao?”

Nam nhân trung niên hừ một tiếng rồi nói: "Ngươi nghĩ rằng chúng ta muốn như vậy hả? Ngươi phải biết rằng biện pháp mượn tiền của quan phủ này không phải những người nghèo chúng ta có thể làm”

"Vì sao lại không mượn, không phải lợi tức rất thấp sao?"

"Rất thấp? Ngươi nghe ai nói?"

"Quan phủ thông cáo chỉ có hai phân lãi, không cao mà”.

Hơi rượu đã ảnh hưởng tới nam nhân trung niên, hắn trừng mắt nói: "Hai phân lãi còn không nặng hả? Vị quan gia này vui tính thật. Mượn một trăm cân lương thực phải hoàn lại một trăm hai mươi cân. Hơn nữa chấp nhận hai phân lãi đó để vay chống đói cũng chỉ là gượng ép mà thôi. Nhưng không ngờ muốn vay cũng không được vay, buộc phải chờ mà lợi nhuận còn tăng cao hơn nhiều".

"Gấp bội? Nói bậy! Đây là quy định của triều đình, ai dám tự sửa?"

"Quan phủ dám sửa!" Nam nhân trung niên uống một ngụm rượu: "Hai phân lãi không thay đổi. Còn thời gian triều đình đưa thì không phải nói, chỉ điều chỉnh thời gian hoàn lợi tức là khác ngay”.

"Ngươi có ý gì?" Vương An Thạch trợn tròn mắt.

"Mượn tiền cho đến xuân hạ thì theo lý hẳn là thu hoạch vụ thu phải còn hai phần lợi tức đúng không?"

" Đúng vậy! Có chuyện gì sao?"

"Tại huyện nha Đông Minh chúng ta quy định, lợi tức gấp đôi. Mỗi lần đều thêm hai phần lợi! Nói cách khác trồng cây vụ hè giao một lần, đến vụ thu giao một lần nữa, một lần biến thành hai lần, hai phần lợi tức biến thành bốn phần".

Vương An Thạch trợn tròn cả mắt, thật sự là không hỏi không biết. Vừa hỏi đã giật mình, lão tuyệt đối không tưởng tượng được rằng, quan phủ lại có thể biến đổi hai phần lợi tức thành bốn phần, tăng lên gấp đôi.

Khuôn mặt của Tống Thần Tông cũng đã trở nên âm trầm, tức giận nói một câu: "Được lắm! Những cẩu quan này, tội phải diệt tộc".

Nghe Tống Thần Tông không kiêng nể mắng quan lão gia, khẳng định không phải quan phủ mà chỉ là người đi đường, sự cảnh giác trong lòng các nạn dân lập tức bay hết, lập tức mồm năm miệng mười kể ra hết.

Một cậu bé nói: "Huyện Đông Minh còn chưa tính là gì, cách đây vài ngày nghe một đám người chạy nạn kể lại mới gọi là quá đáng, nơi bọn họ lợi tức thu vào gấp ba. Sáu phần lợi! Mượn tiền thì phải sớm trả một lần, vụ hè một lần, vụ thu thêm một lần nữa!"

Đỗ Văn Hạo một mực yên lặng lắng nghe, nghĩ thầm: Thì ra việc trên có chính sách thì dưới có đối sách thì từ xưa đã có rồi! Từ việc ban ơn cho dân cuối cùng lại trở thành bức ép dân, tăng lợi tức cao như vậy không phải là đang bóc lột dân chúng sao.

Tống Thần Tông cau mày nói: "Vậy các ngươi có thể không vay mà! Việc này làm ra vốn là muốn giúp dân".

"Giúp dân? Giúp cái rắm!" Người đàn ông trung niên vừa rồi xoay người hung hăng nhổ một bãi nước bọt xuống đất: "Triều đình làm ra hiến pháp thanh miêu (mạ non) này là có giới hạn! Từng huyện được vay bao nhiêu, thì quan phủ ép buộc năm nhà phải cùng mượn, cái này gọi là "chia nhỏ mạ non", người không muốn cũng phải vay".

Lão nhân tóc trắng cũng nhịn không được mà mở miệng nói: "Đúng vậy, hơn nữa những quan lão gia này vì đảm bảo sau thu hoạch phải hồi lại toàn bộ vốn, cho nên cho vay phần lớn là các hộ khấm khá hơn mà không phải là những hộ nghèo, chính là vì sợ nghèo thì không có cách nào hoàn trả, người cần vay thì không cho vay, người không muốn vay thì ép buộc vay".

Một người trung niên vẻ mặt phúc hậu, xen vào nói: "Không sai! Nhà của ta ở trong thôn vốn có chút tiền của nhưng quan phủ đưa ra hiến pháp này bắt ép những người có chút tiền như chúng ta cùng một nhóm với những hộ nghèo, kết quả là những hộ nghèo không đủ tiền trả thì những hộ khấm khá hơn như chúng ta phải bồi thêm vào cho đủ. Cũng trở thành người nghèo, còn tiền thì chui vào túi của nha môn!"

Hán tử trung niên cũng căm hận nói xen vào: "Trước kia những người nghèo khổ chúng ta còn có thể mượn tiền của những đại gia đình, nếu không có hiến pháp Thanh Miêu ban ra. Không cần vay thuế của quan nha, mà mượn của những đại gia đình thì thời kì giáp hạt gặp đại hạn cũng không phải chạy nạn như thế này?"

Sắc mặt Vương An Thạch tái mét, ông ta nói: “Tại sao lại như thế vậy?”

“Tại sao không như thế như vậy chứ?” Lão nhân tóc bạc nói: “Sau khi có biến pháp năm nào cũng có thiên tai. Đừng nói người nghèo chúng ta mà kể cả những gia đình nông dân có chút tiền bạc mà không có thu hoạch cũng không trả đủ tiền quan phủ cho vay. Không trả được tiền thì sao? Bắt người! Đánh cho tới chết, hành hạ cho tới khi còn không ra hình người! Buộc người thân, bằng hữu đập nồi bán sắt, cầm tài sản lấy tiền trả nợ mới thả người. Nếu không có tiền thì sao? Bán ruộng trả nợ? Vẫn không đủ? Bán nhà trả nợ. Trong nhà từ khúc gỗ mục cũng bán đi trả nợ. Không còn cái gì, không bỏ đi lang thang thì làm gì bây giờ? Ôi, lũ quan lại cùng một giuộc với nhau, chỉ khổ bá tánh bình dân”.

Đỗ Văn Hạo nghe lão nhân đó nói xong không khỏi thầm gật đầu. Xã hội hiện đại có văn bản rõ ràng cấm chính phủ buôn bán đó là kết quả của ngàn năm máu và nước mắt, vì sợ quan lại cấu kết mà làm hại dân chúng, Vương An Thạch ngươi lại cổ vũ chính phủ kinh doanh, dùng quốc khố cho vay để kiếm tiền, chỉ cần quan nha cùng thương nhân cấu kết thì không phải là dân chúng sẽ càng bị bóc lột thậm tệ hơn sao.

Một nạn nhân khác cũng căm giận nói: "Đúng thế. Hàng năm dù nhà ta cực khổ cũng có cái ăn lửng dạ nhưng bây giờ thì không còn cái gì mà ăn, chỉ có thể ra ngoài ăn xin".

"Không chỉ có thế, nhà ta đã bị quan phủ bức chết mấy người, cha của hài tử bị bắt đi, ba ngoại, ông ngoại đều vì kinh sợ mà chết. May là ta trốn nhanh, bằng không cũng chắc chắn nằm trong nhà lao rồi".

"Đều là do tên chó chết Vương An Thạch, nghĩ ra biến pháp làm chén cơm cuối cùng của chúng ta cũng bị cướp mất, con mẹ nó!"

Người này mở miệng là mắng. Mắng tới tấp, một người mở miệng những người khác cũng hò theo mắng. Mắng Vương An Thạch cùng với biến pháp, những người nông dân không được học qua lễ giáo của Khổng-Mạnh, tất nhiên là lời mắng rất khó nghe.

Vương An Thạch tức giận đến thiếu chút nữa thổ huyết, tay áo phất một cái, đứng dậy đi về xe ngựa khoanh chân ngồi hồi lâu, đột nhiên đứng dậy, đầu óc choáng váng, ngã rầm xuống đất.

Mấy người Đỗ Văn Hạo vội vàng chạy tới đỡ lão dậy, Vương An Thạch ổn định tâm thần, cảm giác đỡ hơn lúc này mới xua tay: "Ta không sao!"

Đỗ Văn Hạo ghé vào tai lão, thấp giọng nói: "Vương đại nhân ngài đừng nóng giận, chờ chúng ta đến huyện Đông Minh xem tình huống ra sao rồi nói sau. Dù sao bây giờ cũng chỉ là lời phiến diện của vài dân chúng đi lánh nạn, không đủ để khẳng định".

Vương An Thạch lắc đầu không nói gì, lảo đảo tới nằm trong xe ngựa.

Lúc này, thuốc chuẩn bị cho trung niên hán tử bị ngộ độc đã sắc xong, Đỗ Văn Hạo lấy một chén cho hắn uống vào. Còn lại rót vào bình, dặn dò người nhà cho hắn phục thêm hai thang là khỏi.

break
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Chỉ Yêu Đỗ Nhược
Sắc, Sủng, Kiều nữ,Thanh niên nhà nghèo cao lãnh
Anh Rể Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc