Tố Hoa Ánh Nguyệt

Chương 34 - Nhưng Lời Cha Mẹ Dạy Trông

Trước Sau

break
Người tặng hoa hồng đã đi vào mộng đẹp; người được tặng hoa hồng thì sai người lấy vài chiếc bình hoa tinh xảo đến, đích thân chọn một bình bằng sứ trắng đơn giản mà xinh xắn, đem cành hồng rực rỡ kia cắm vào.

- Hoa này đẹp đó.

Hoa Sơn lão nhân trong bộ đồ màu xanh mặt mày vui vẻ đi tới:

- Tuy chỉ có một cành nhưng nhìn rất đẹp.

Hoa hồng như lửa, kiều diễm quyến rũ; rực rỡ như ráng mây, tiên diễm chói mắt.

Trương Mại thản nhiên đem hai chiếc khăn gấm màu xanh nhạt và màu trắng bỏ vào trong tay áo:

- Sư công, tôn nhi cùng ngài hoạt động gân cốt một chút.

Bây giờ là thời gian đánh võ, sư công là tới tìm đối thủ.

Hoa Sơn lão nhân mỉm cười nhìn đồ tôn, tiểu tử thúi này lại đỏ mặt rồi! Ngượng thì ngượng, còn cố giả bộ trấn tĩnh! A Mại à, sư công là người phúc hậu nên không thèm lật tẩy con.

- Được rồi, hoạt động gân cốt một chút.

Hoa Sơn lão nhân cười ha hả, rồi phóng ra cửa phòng, hướng về phía rừng mai. Trương Mại khẽ cười, theo sát phía sau, cũng ra khỏi phòng.

Đánh nhau sảng khoái một trận, Hoa Sơn lão nhân tâm tình vui vẻ, đứng trên một cành mai lẻ loi vươn ra, lắc lư theo gió, rất là thích ý:

- A Mại, Từ gia bên kia có ánh đèn kìa, con đoán xem có phải là đèn trong phòng tiểu cô nương hay không?

Trương Mại nhảy lên trên cành, ôm sư công xuống:

- Sư công, trời không còn sớm nữa, ngài nên nghỉ ngơi đi.

Hắn không nói gì nữa mà kéo sư công trở về phòng, sai người chuẩn bị nước nóng rửa mặt súc miệng, nhét sư công vào chăn:

- Sư công ngoan, ngủ.

- Sư công quả thật mệt quá, buồn ngủ rồi.

Hoa Sơn lão nhân ngáp một cái:

- Ta ngủ đây, A Mại, con cũng về ngủ đi, nhất định đừng có thức khuya đó.

Trương Mại mỉm cười, đắp chăn cẩn thận cho sư công, rồi rời đi.

Mới sáng sớm hôm sau, Trương Mại đã rời khỏi Tây Viên, đến ngũ quân phủ đô đốc. Đang lúc quân vụ bận rộn, bỗng dưng nghĩ đến điều gì, hắn liền viết một lá thư, sai Tức Mặc đem đến Lễ bộ:

- Ngươi trực tiếp đưa cho Từ thị lang.

Tức Mặc trước giờ dày dạn kinh nghiệm, liền đáp ứng rồi lập tức đi đến Lễ bộ, tự tay đưa cho Từ Sâm. Từ Sâm xem thư, trầm ngâm suy nghĩ một chút, rồi vung bút viết thư hồi âm giao cho Tức Mặc:

- Đa tạ nhị công tử nhà ngươi đã nghĩ tới.

Buổi tối Từ Sâm về đến nhà, thương lượng cùng Lục Vân:

- Lễ vật gửi đến kinh thành đã chuẩn bị tốt chưa? Vẫn phái Lưu Bình An đi đi, chuyện này không thể chậm trễ, ngày mai liền xuất phát. Phủ đô đốc có văn kiện quan trọng gửi đến kinh thành, đúng lúc đi chung với bọn họ thì dọc đường cũng có người chiếu cố lẫn nhau.

Lục Vân không có ý kiến gì khác:

- Ừm, cứ vậy đi.

Thương lượng xong xuôi, Lục Vân thở dài sâu xa:

- Cũng không biết cha chồng và kế phu nhân có đập bàn giận dữ hay không.

Trưởng tôn đính hôn mà không hỏi họ tiếng nào đã định ra rồi, vừa nghĩ tới thì quả thật có hơi chột dạ.

- Chuyện gấp phải tùy cơ ứng biến, vốn nên như vậy.

Từ Sâm cười nhạt:

- Chẳng lẽ chúng ta phải cho người đi thật xa để vào kinh, sau khi xin ý kiến của phụ thân và kế phu nhân mới định ra hôn sự sao? Vậy thì lâu quá.

Hôm qua, Nam Kinh Hộ bộ Thượng thư, thượng cấp trực tiếp của Quý thị lang, lão đại nhân Hứa Thành Minh đích thân đến Quý phủ, muốn làm mai cho Quý Dao. Quý thị lang khéo léo nói rõ:

- Tiểu nữ đã trao đổi canh thiếp rồi.

Hứa đại nhân sau khi ngạc nhiên, liền chắp tay chúc mừng mà không nói gì nữa.

Đây là theo lẽ thường, trao đổi canh thiếp rồi thì phải làm như vậy, dù là ai cũng không nói được gì. Nếu chưa trao đổi thì Quý thị lang phải từ chối thế nào với Hứa đại nhân đây? Mặc kệ là lý do chính đáng cỡ nào thì cũng là làm mất thể diện của Hứa đại nhân.

Lục Vân vẫn lo lắng không yên:

- Thứ nhất, chúng ta không có xin ý kiến cha chồng; thứ hai, Quý gia cô nương sau bốn, năm năm nữa mới được thành thân. Bá Khải, ta sợ cha chồng sẽ không vui, kế phu nhân lại càng có chuyện để nói ra nói vào.

Từ Sâm nắm chắc trong lòng:

- Nương tử yên tâm, không sao đâu. Ta đã dặn kỹ Lưu Bình An rồi, sau khi vào kinh chỉ trông chừng ở cửa phủ, tự tay dâng thư cho phụ thân. Phụ thân dù trong lòng không vui nhưng “chuyện thành thì không nói, chuyện tốt thì không phá, chuyện cũ thì bỏ qua”, ông ấy cũng chỉ có thể thành toàn cho chúng ta thôi.

Thấy Lục Vân còn có vẻ nghi ngờ, Từ Sâm hơi cười cười:

- Nương tử, ta lúc nhỏ thường xuyên nghịch ngợm phá phách, ông ấy lúc không có người thì mắng ta, giáo huấn ta nhưng trước mặt người khác thì một câu nói nặng về ta cũng không nói.

Lục Vân thở phào nhẹ nhõm:

- Vậy thì tốt. Chỉ cần cha chồng chịu giúp chúng ta thì chuyện gì cũng dễ nói, chuyện gì cũng dễ làm.

Lão nhân gia chịu nói vài câu là được, ai dám không nghe. Kế phu nhân ở trước mặt ông ấy cũng phải cúi đầu nghe lời mà thôi.

Lục Vân không còn băn khoăn nữa, liền hào hứng hẳn lên:

- Mẫu thân gửi thư tới, bảo ta mang A Trì, A Thuật, A Dật về An Khánh chơi, ở lại đó khoảng hai tháng. Ta cũng có chút nhớ, đã bốn năm năm không về An Khánh rồi.

Từ Sâm bám dính lên người Lục Vân không chịu:

- Từ Nam Kinh đến An Khánh, cả đi cả về, dọc đường mất khoảng ba bốn tháng, ở lại đó hai tháng nữa thành ra nàng và ba đứa nhỏ cũng tới nửa năm không ở nhà! Vậy ta làm sao đây, Tốn nhi làm sao đây, không được, không cho đi. Nàng nếu nhớ nhà thì chúng ta đón nhạc phụ nhạc mẫu tới ở cũng được, hoặc là nàng đợi một chút, nếu ta có thể xin nghỉ dài hạn, sẽ đi cùng nàng về.

Lục Vân dịu dàng nói:

- Ta không đi, ta đi thế nào được? Thử nghĩ xem, A Thuật, A Dật phải đi học, đi hết nửa năm thì chuyện học hành của chúng chẳng phải bị bỏ bê sao? Chuyện sinh hoạt hàng ngày của chàng và A Tốn, ta cũng không yên tâm giao cho người khác trông nom. Còn có A Trì nhà chúng ta nữa, sức khỏe yếu đuối thế kia, sao chịu nổi việc lặn lội đường xa chứ.

Nhắc tới A Trì, Từ Sâm trầm ngâm hỏi:

- Nhạc mẫu đại nhân không đề cập tới nữa chứ?

Ông nói lời này không đầu không đuôi nhưng Lục Vân vừa nghe là hiểu:

- Không có. Tuy là không nói, nhưng ta đoán bà ấy vẫn còn ý định đó.

Từ Sâm chậm rãi nói:

- Nam tử lấy vợ là theo lệnh của phụ mẫu chứ không phải tổ phụ tổ mẫu.

Lục gia lão phu nhân thích ngoại tôn nữ, muốn cho tôn tử cưới ngoại tôn nữ về làm thê tử để thân càng thêm thân; Lục gia đại phu nhân lại thích chất nữ nhà mẹ đẻ, muốn nhi tử cưới chất nữ nhà mẹ đẻ về làm thê tử để thêm phần trợ lực cho mình. Mấy năm nay mẹ chồng nàng dâu âm thầm phân cao thấp, trước mắt là bất phân thắng bại.

Trước đây, nếu là toàn bộ Lục gia từ trên xuống dưới đều thích A Trì thì Từ Sâm cũng cảm thấy cửa hôn sự này không tệ lắm. Có ngoại tổ phụ ngoại tổ mẫu làm chủ, cha chồng là cữu cữu ruột, A Trì sẽ không chịu thiệt thòi. Nhưng nếu là Lục đại phu nhân có chủ ý khác thì Từ Sâm tuyệt đối không để khuê nữ bảo bối của mình chịu thiệt, chuyện của Lục gia nói cũng không cần nói nữa.

Từ Sâm vừa dứt lời thì Lục Vân phì cười một tiếng:

- Mẹ chồng nếu không vừa ý con dâu thì con dâu có thể sống tốt sao? A Trì nhà ta được cưng chiều từ nhỏ, ta sẽ không để nó trôi xuống vũng nước đục này đâu.

Làm như ta hồ đồ hay sao ấy, chỉ lo hiếu thuận mẹ ruột mà không biết suy nghĩ cho khuê nữ của mình.

Từ Sâm cũng cười:

- Thê tử của ta thật thông minh.

Lục Vân hỏi ông đến cùng:

- Không cho ta về An Khánh có phải là sợ ta không khống chế được, đem A Trì hứa hôn lung tung cho người khác không?

Từ Sâm không thừa nhận:

- Không phải đâu, là tại ta không nỡ xa nương tử mà.

Giọng nói dịu dàng triền miên, Lục Vân mặt đỏ tim đập, hai người liếc mắt đưa tình hồi lâu rồi nắm tay vào phòng trong.

Ngày hôm sau, trước khi Lưu Bình An mang theo lễ vật và thư từ theo binh mã của phủ đô đốc đến kinh thành, Từ Sâm lại dặn dò lần nữa:

- Trước tiên không cần vào phủ thỉnh an, cứ ở bên ngoài phủ của đại nhân là được. Thư nhất định phải đích thân giao tận tay đại nhân, không thể qua tay người khác.

Lưu Bình An đi theo người của phủ đô đốc, dọc đường không gặp trở ngại đến kinh thành. Ông nhớ kỹ lời dặn dò của Từ Sâm, sau khi tới nơi thì trước tiên đến đường Định Phụ ở, chỉnh lý xong xuôi, chạng vạng hôm sau mới đến Từ phủ đường Chính Dương Môn. Biết Từ thứ phụ khi về phủ đều là đi cửa hông phía tây nên ông ở xa xa canh giữ, khi thấy kiệu của Từ thứ phụ dừng lại mới vội vã chạy tới:

- Nô tài thỉnh an đại nhân.

Làm cho quản gia của Từ thứ phụ bị dọa giật nảy mình, tưởng rằng lại là một kẻ muốn kiện cáo giải oan nào đó. Đợi khi thấy rõ là Lưu Bình An, người của đại gia thì ông cũng không mắng, không trách cứ nữa mà vội bẩm báo với Từ thứ phụ:

- Là người của đại gia từ Nam Kinh phái đến, Lưu Bình An.

Lưu Bình An quỳ rạp người xuống đất dập đầu:

- Đại nhân, đại gia sai lão nô gửi thư tới.

Từ thứ phụ ôn hòa nói:

- Trình lên.

Lưu Bình An lấy ra một phong thư từ trong ngực, cung kính dâng lên.

Quản gia muốn tới nhận, Lưu Bình An vội rụt tay lại:

- Đại gia dặn phải trực tiếp trình lên đại nhân, không thể qua tay người khác.

Quản gia không khỏi có chút khó xử, Từ thứ phụ mỉm cười nói:

- Ông ấy tuy vụng về nhưng cũng là kẻ trung thành.

Ông tự tay nhận thư, căn dặn quản gia:

- Thưởng cho ông ấy.

Lưu Bình An tạ ơn rồi theo quản gia rời đi.

Từ thứ phụ chậm rãi vào thư phòng ở ngoại viện, mở thư ra đọc. A Tốn định hôn với khuê nữ của Quý Đào? Quý gia gia phong rất tốt, nữ tử chắc chắn cũng không tồi, chẳng qua là phải bốn năm năm sau mới có thể rước dâu về, chẳng phải là làm trễ nãi A Tốn sao.

Từ thứ phụ tuy không hài lòng lắm nhưng đúng như Từ Sâm đoán “chuyện thành thì không nói, chuyện tốt thì không phá, chuyện cũ thì bỏ qua”, hôn sự cũng đã định rồi, làm phụ thân chẳng qua là mắng hai câu, dạy bảo một trận, chứ cũng không thể thật sự làm khó Từ Sâm.

Từ thứ phụ dùng dằng ở thư phòng rất lâu, đến tận giờ cơm chiều Ân phu nhân sai thị nữ đến mời mới trở về nội viện. Từ thứ phụ luôn chú trọng việc “ăn không nói” nên khi ăn cơm lúc nào cũng yên tĩnh, một tiếng ho khan cũng không có.

Sau bữa cơm chiều, Từ thứ phụ hờ hững nói với Ân phu nhân:

- Vợ chồng Bá Khải định hôn sự cho A Tốn rồi, là nữ nhi của Ninh Tấn Quý gia, thục đức thiện lương, ôn nhu hiền tuệ.

Ân phu nhân ngơ ngác:

- Đã định rồi?

Không hỏi mình tiếng nào mà định rồi?

Từ thứ phụ gật đầu:

- Định rồi.

Ân phu nhân càng nghĩ càng giận tím mặt:

- Hôn sự của trưởng tôn, vậy mà không thèm hỏi ý ta đã định rồi? Nó rốt cuộc có xem ta là mẫu thân không?

Từ thứ phụ gặp sóng lớn vẫn không dao động:

- Ta sớm đã căn dặn Bá Khải, nếu thấy nữ tử nào ôn lương hiền thục thì trực tiếp định hôn cho A Tốn, không cần phải cách thiên sơn vạn thủy trở lại xin ý kiến ta và bà. Phu nhân là người hiền lương, bà nghĩ thử xem, những người nó ở Nam Kinh gặp gỡ thân thuộc, chúng ta đều không biết, cho dù có xin ý kiến thì thế nào? Huống hồ đường xá xa xôi, rất bất tiện.

Ân phu nhân giận ngồi lên giường, Úc ma ma bên cạnh bà vội vàng tới lấy lòng:

- Chứng đau đầu của phu nhân lại tái phát sao?

Ân phu nhân mệt mỏi nói:

- Đều là bị nghịch tử kia chọc tức mà ra.

Từ thứ phụ cũng không luống cuống, từ từ đi đến mép giường, nhẹ nhàng hỏi:

- Nữ nhi của Quý gia vừa qua sinh nhật thứ mười lăm, hôn sự định ra trước nhưng phải đợi bốn năm năm sau mới thành thân. Phu nhân cũng biết đấy, nữ nhi của Quý gia phải hai mươi tuổi mới được thành thân.

Ân phu nhân còn đang hậm hực, nhưng trong lòng lại vui mừng, bốn năm năm sau mới thành thân? A Viễn không đợi được lâu vậy đâu, nhất định phải thành thân trước, sinh con trước, đến lúc đó, con của A Viễn chính là tằng tôn đầu tiên rồi, chắc chắn sẽ được cưng chiều.

Ân phu nhân hầm hừ một lát rồi cũng không cần đại phu tới xem bệnh, dần dần đầu cũng không đau nữa. Từ thứ phụ nhẹ vỗ về bà vài câu, Ân phu nhân vành mắt đỏ lên:

- Ta không giận chuyện đó, ta chỉ giận nó không để ta vào mắt, phải biết kế mẫu cũng là mẫu thân mà.

Từ thứ phụ sắc mặt không vui:

- Sâm nhi luôn hiếu thuận, không chỉ với ta mà còn với bà nữa. Mấy năm gần đây, nó mặc dù không thể lúc nào cũng hầu hạ bên người chúng ta nhưng thư từ có từng đứt đoạn? Lễ nghi có từng thiếu? Việc thăm hỏi cũng có từng ít đi? Phu nhân, Sâm nhi là trưởng tử của chúng ta, là một người hiếu thuận, có đúng không?

break
Hệ Thống Xuyên Không Dục Nữ
Ngôn tình Sắc, Xuyên Không, Cổ Đại
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Bà Chủ Trọ Muốn Được Yêu
Ngôn tình Sắc, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc