Tình Yêu Của Kẻ Thực Dụng

Chương 82: Bồi bàn

Trước Sau

break
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Bữa ăn của ông Phương gần đây đã được cải thiện rõ rệt. Lúc trước cơm tối của ông phần lớn là giáo sư Mục mang từ nhà ăn về nhà, nhưng hiện tại ông đã có ba nguồn thức ăn chính: nhà ăn của bạn già, nhà ăn của con dâu, và cả bếp ăn chỗ con trai út. Những món ăn ngon nhất đều đến từ nhà hàng nơi con trai đang làm việc, có đứa con trai đi làm bồi bàn cũng chẳng phải là không được lợi ích gì.

Một ông bạn cũ của ông Phương ở Mỹ gần đây có dịp đến thăm Trung Quốc, cả ông bạn này và người tiếp đón ông ấy đều muốn gặp mặt ông Phương. Ông bạn này của ông Phương cũng là một người đặc biệt, lúc ông Phương quen ông ấy, ông ấy vẫn là người Mỹ, một thời gian sau gặp lại thì đã đổi thành quốc tịch nước Pháp, sống ở Paris một thời gian, thành phố xa xôi trong tưởng tượng lúc trước bỗng nhiên trở nên thật gần, ở lâu rồi lại cảm thấy cùng lắm cũng chỉ đến thế, hiện tại lại về định cư nước Mỹ.

Sau khi chuyến viếng thăm được xác nhận, người trong bộ phận liên lạc với ông Phương, nhắn ông chuẩn bị cho buổi gặp mặt.

Địa điểm gặp mặt được thông báo cho ông Phương vào cùng ngày. Xe Volga đã chờ dưới sân từ sáng sớm, sẵn sàng để đưa ông đi.

Nhà hàng nơi họ hẹn nhau là một địa điểm mà ông Phương rất quen thuộc, không phải vì trước kia ông thường hay ăn ở đó, mà là vì con trai ông công tác tại đây.

Dù là gặp mặt bạn cũ nhưng ở giữa vẫn có vài người phụ trách tiếp đãi đi cùng, trong đó có cả một phiên dịch viên tiếng Anh.

Với tính tình hồi trước của ông Phương, chắc chắn sẽ nói một loại ngôn ngữ khác cùng bạn cũ, khiến cho phiên dịch nghe không hiểu nổi. Nhưng giờ ông đã qua cải tạo nên cũng hiểu được hậu quả của vấn đề, khi có phiên dịch thì cũng phát huy tối đa tác dụng của phiên dịch. Ông chào người bạn cũ bằng tiếng Trung, cũng nhờ phiên dịch dịch lại, mà toàn bộ cuộc trò chuyện về sau cũng đều dùng tiếng Trung cả. Ông bạn cũ rất ngạc nhiên vì ông Phương có thể nói tiếng Anh thuần thục như tiếng mẹ đẻ, nhưng vẫn kiên trì dùng một ngôn ngữ ông ấy không hiểu để giao tiếp với ông ấy, lại còn mời cả phiên dịch, vì quá khó hiểu nên bật hỏi ra thành lời. Phiên dịch dịch câu hỏi sang tiếng Trung cho ông Phương, ông Phương lại dùng tiếng Trung để đáp: “Năm ấy tôi đi Mỹ du học, dùng ngôn ngữ nước các ông, bây giờ ông tới Trung Quốc, nên nói tiếng Trung Quốc mới phải.” Phiên dịch liếc nhìn về phía lãnh đạo, ý hỏi: “Câu này có thể dịch được không?” Vị lãnh đạo phụ trách đi cùng sợ sau khi dịch lại những lời ấy thì câu chuyện sẽ chuyển sang một hướng khó có thể khống chế được, bèn nói: “Ông Phương, ai mà chẳng biết trình độ tiếng Anh của ông kia chứ? Ông cũng nên quan tâm tới khách nước ngoài một chút.”

Người ta đã nói như vậy, ông Phương cũng đành đồng ý, lập tức chuyển sang chuyện trò bằng tiếng Anh. So với tiếng Anh của ông, tiếng Anh của cậu phiên dịch liền có vẻ kém thành thạo.

Trải qua nhiều năm giáo dục, ông Phương cũng hành xử cẩn thận hơn trước, khi nói chuyện thường cố gắng kiểm soát nhịp độ câu chuyện, tránh cho người đi cùng nghe không hiểu, sinh ra những hiểu lầm không đáng có.

Hai người đã mười mấy năm không gặp, đúng ra là có rất nhiều chuyện để nói, nhưng vì có mặt những người khác ở đây nên họ chỉ hỏi thăm gia đình nhau. Ông bạn cũ bất chợt nhớ tới lần hai gia đình gặp mặt khi ông vẫn là người Pháp, nhân tiện nhắc tới cậu con trai út của ông Phương. Năm đó, cả nhà họ Phương đều tiếp đón ông ấy bằng tiếng Anh rất lưu loát. Cũng giống như anh chị mình, Phương Mục Dương học tại một ngôi trường tiểu học có nền giáo dục nhất quán, ngay từ lớp một đã học tiếng Nga, sau đó khi tiếng Nga được thay thế bằng tiếng Anh thì vẫn có thể tiếp thu suôn sẻ. Mà cho dù ở trường không dạy, sống trong một gia đình như thế này thì cũng khó có thể kém tiếng Anh. Phương Mục Dương cũng học được một ít tiếng Anh ở trường, nhưng thằng bé lại khăng khăng chào hỏi ông ấy bằng tiếng Anh, bởi vì nó đang đại diện cho người dân trong nước chào đón người bạn đến từ phương xa này. Ông Phương nghe nghịch tử nói thế thì rất đắc ý, còn dịch lại cho bạn nghe. Ai ngờ Phương Mục Dương lại dùng một thứ tiếng Anh sứt sẹo để nói, người nước ngoài tới Trung Quốc, tốt nhất là nhập gia tùy tục mà nói tiếng Trung, ít nhất cũng phải dùng tiếng Trung Quốc chào một câu mới được.

Ông bạn biết Phương Mục Dương đang học vẽ tranh sơn dầu, liền nói theo như lý luận của cháu, cháu là người Trung Quốc, lại sống ở Trung Quốc, tại sao lại muốn học tranh sơn dầu của phương Tây? Phương Mục Dương nghe vậy liền đáp: “Ai nói tranh sơn dầu thuộc về Tây mũi lõ các chú? Nghệ thuật thuộc về toàn thế giới, không phân biệt quốc gia, giống như vịt nướng cả thế giới đều ăn được ấy. Để cháu và cha mẹ mời chú đi ăn vịt quay, chú nhất định thích cho xem.” Ông Phương rất hài lòng với câu trả lời của nghịch tử, đổi “Tây mũi lõ” thành một từ ngữ tương đối nhã nhặn hơn rồi dịch lại cho bạn nghe. Sau đó Phương Mục Dương lại tiếp tục thể hiện phong thái hiếu khách của mình, không chỉ muốn cùng cha mẹ mời người ta đi ăn vịt quay, lẩu nhúng, gà om hạt dẻ, cá hấp… mà còn muốn mời người ta ăn điểm tâm, điểm tâm kiểu Việt, điểm tâm kiểu Tô, các kiểu điểm tâm khác nhau. Nó không biết dùng tiếng Anh để mô tả những thứ đó nên đã đặc biệt vẽ một bức tranh, tranh còn phân loại rõ ràng, vừa đơn giản vừa dễ hiểu. Ông Phương thấy nghịch tử tìm mọi cách để quảng bá mỹ thực thì vừa tức vừa buồn cười, biết thằng bé dạo này bị đói nên đã thèm đến phát điên. Nhưng nó đã nói thế, không mời cũng không phải phép. Trước lúc về nước ông bạn còn được Phương Mục Dương tặng tranh, trong tranh vẽ món vịt quay của Trung Quốc, bức tranh đấy đến nay ông ấy vẫn còn giữ kỹ.

Ông bạn cũ hỏi Phương Mục Dương dạo này còn vẽ tranh không.

Ông Phương nói vẫn còn vẽ. Vẽ tranh nghiệp dư, nghề chính là làm bồi bàn, nhưng nửa câu sau thì ông không nói.

Đúng lúc này, Phương Mục Dương xuất hiện để phục vụ món ăn cho bạn bè quốc tế. Bày đồ ăn lên bàn xong, anh giới thiệu qua một lượt. Làm việc tại nhà hàng một thời gian, anh đã có thể giới thiệu các món ăn trong thực đơn cho mọi người một cách vô cùng trôi chảy.

Đang đi làm đột nhiên lại thấy ông già nhà mình, song Phương Mục Dương không hề tỏ ra ngạc nhiên chút nào. Ông Phương đã biết trước nghịch tử công tác tại nhà hàng này, cũng không quá đỗi kinh ngạc.

Hai cha con ứng xử theo thân phận hiện tại của mình, rất ăn ý mà không nhận nhau.

Ông Phương cảm thấy nghịch tử nhất định sẽ xấu hổ vì cuộc gặp mặt bất ngờ này. Cha ruột ra nhà hàng dùng bữa với người ta, còn mình thì xuất hiện với tư cách người phục vụ. Mặc dù nó chẳng hề biểu hiện ra ngoài mặt chút nào.

Còn ông bạn cũ thì rất hài lòng với màn giới thiệu ngắn gọn vừa rồi, khi thanh toán còn trả thêm một khoản tiền boa rất hào phóng.

Ông Phương thấy con trai nhận tiền boa, đột nhiên chua xót trong lòng.

Hai người trò chuyện rất vui vẻ, ông bạn cũ còn nói trước khi về nước nhất định phải gặp gia đình ông Phương một lần.

Sau khi tạm biệt bạn cũ, ông Phương liền đau đáu về vấn đề công việc của nghịch tử. Về đến nhà rồi, ông cũng không nhắc lại chuyện tình cờ chạm mặt con trai út ở nhà hàng. Thấy mặt ông cứ đăm đăm, giáo sư Mục cứ tưởng rằng buổi gặp mặt có vấn đề, còn hỏi ông xem có chuyện gì xảy ra.

Ông Phương lại chẳng nói gì về chuyện gặp mặt, chỉ nói: “Nếu không phải tại tôi, con trai hiện tại cũng không đến mức phải đi làm bồi bàn.”

Giáo sư Mục an ủi ông: “Làm bồi bàn cũng tốt mà, có thể tự nuôi sống mình, đâu có gì phải xấu hổ.”

“Mọi người nên được phát huy sở trường của mình mới đúng.” Tuy rằng con trai ông là một bồi bàn với nghiệp vụ khá tốt, nhưng ông Phương vẫn thấy buồn. Ông rất tôn trọng những người làm phục vụ, song thành kiến với ngành dịch vụ thì lại không thay đổi được.

Trước nay ông Phương vốn luôn khinh thường những kẻ dựa vào quan hệ để nhờ vả người khác, nhưng giờ thấy nghịch tử như thế này, cũng không khỏi có ý tưởng tương tự. Tuy nhiên nguyên tắc của ông đã giữ vững hàng chục năm, không phải nói bỏ là có thể bỏ ngay được.

Buổi tối, ông Phương vẫn ăn đồ ăn nghịch tử mang từ bếp của nhà hàng về, nhưng những món ăn lúc trước vốn rất ngon miệng giờ lại nhạt như nước ốc.

Trong bữa cơm, ông Phương nói đã tìm được người giúp việc, ngày mai sẽ bắt đầu làm, sau này con trai con dâu không cần mang đồ ăn về nhà nữa.

Từ ngày Phí Nghê và Phương Mục Dương chuyển đến, Phí Nghê đã bắt Phương Mục Dương gánh trách nhiệm rửa bát cùng cô. Sau vài lần như thế, giáo sư Mục liền bảo ông Phương đi tìm giúp việc. Ông Phương sớm có chuẩn bị nên chẳng mấy chốc đã kiếm được người, còn hẹn người ta từ mai tới làm việc luôn.

Ăn cơm xong, ông Phương gọi nghịch tử vào phòng sách: “Việc bồi bàn anh tạm thời đừng làm nữa, nếu thiếu tiền tiêu thì tôi có thể đưa anh tạm một ít trước.”

“Cha nói thật đấy ạ?”

Ông Phương dùng sự im lặng để bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với câu hỏi này của con trai, cái thằng nhóc này, vậy mà dám nghi ngờ cha nó sẽ lừa gạt nó.

“Thế cha ứng cho con một ngàn tệ trước đi.”

Ông Phương không ngờ nghịch tử sẽ nhận lời nhanh như thế, lại còn trực tiếp đòi tiền, mà một ngàn tệ đâu phải là con số nhỏ.

“Anh muốn ngần ấy tiền làm gì?” Hỏi rồi, ông Phương lại nói: “Anh ở nhà của tôi, không cần phải nộp tiền ăn, về lý mà nói thì chẳng tiêu bao nhiêu mới đúng. Nếu có việc cần tiền thì cứ nói, tôi sẽ xem xét xem có nên đưa cho anh không.”

Phương Mục Dương cười cười: “Vay tiền cha phiền phức như thế, thôi cha cứ giữ lấy mà tiêu đi. Con biết thừa chuyện cho vay tiền chẳng qua chỉ là nói mồm thôi mà, đến khi con thất nghiệp thật, một xu tiền chắc cũng chẳng xin nổi ấy chứ.”
Bonus

Vịt quay

Lẩu nhúng

Gà om hạt dẻ

Điểm tâm kiểu Việt (Quảng Đông, Quảng Tây)

Điểm tâm kiểu Tô (Tô Châu, Giang Tô)
break
Cô Giáo Đừng Chạy
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
Hệ Thống Xuyên Không Dục Nữ
Ngôn tình Sắc, Xuyên Không, Cổ Đại
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc