Tiêu Duệ bình tĩnh lại, nhìn thị vệ vừa nói chuyện lúc nãy, hỏi: Ngươi nói Trần Chiêu vẫn ở Kim Lăng, hắn ở đâu? Ở một mình, hay còn ở với người khác?
Ý tứ trong câu hỏi này rất thâm, nhưng thị vệ không dám nói dối, cúi đầu nhỏ giọng trả lời: Từ lúc ra khỏi kinh thành hắn vẫn đi bằng đường thủy, lên một con thuyền, giờ vẫn ở trên con thuyền đấy. Con thuyền này dừng ở cửa khẩu thành Kim Lăng đã năm ngày rồi, bởi vì... Hắn ngẩng đầu nhìn mặt Tiêu Duệ, thấy mặt Tiêu Duệ vẫn lạnh băng không thay đổi, tim đập thật mạnh trong lồng ngực, hắn quỳ mạnh xuống đất: Vì Trần Chiêu không cho phép nhà đò đi tiếp, hắn nói, thê tử của hắn bị bắt rồi!
Thê tử?
Thê tử!
Tiêu Duệ đứng phắt dậy, bước nhanh tới túm thị vệ kia lên: Ngươi lặp lại lần nữa!
Thị vệ bị hành động của Tiêu Duệ hù dọa, ấp úng không nói nên lời.
Vẫn là thị vệ cùng đồng hành bên cạnh không đành lòng thấy huynh đệ như vậy, đánh bạo mở miệng: Có người nói lúc Trần Chiêu rời khỏi kinh thành có dẫn theo một nữ tử. Đến thành Kim Lăng, Trần Chiêu rời thuyền mua đồ, nhưng lúc trở về lại phát hiện nữ tử đi cùng đã không thấy, trong phòng hỗn loạn, dưới đất còn có vết máu, cửa sổ mở rộng, có người đoán chắc tên trộm nào thấy nữ tử đấy xinh đẹp nên đã cướp đi rồi.
Tiêu Duệ buông nhẹ tay, thị vệ kia té xuống đất. Hắn quay đầu nhìn thị vệ vừa nói chuyện, hai mắt sâu thẳm, hỏi: Nữ tử đó, tướng mạo thế nào?
Không biết... Thị vệ trả lời, Hình như người trên thuyền đều bị dọa sợ, không ai dám ra khỏi thuyền. Mấy tin tức chúng nô tài hỏi thăm được đều do tụi nô tài lặng lẽ trà trộn lên thuyền, len lén nghe người ta oán giận mới biết được. Những người đó đều nói nữ tử này thường xuyên ở trong phòng không ra được, cho nên cũng không biết tướng mạo thế nào.
Nữ tử đó, chắc chắn là Dư Lộ rồi!
Thường xuyên ở trong phòng không ra được, nghĩa là đã cùng ăn cùng ở với Trần Chiêu rồi?!
Bản thân lo lắng cho nàng, không ngại ngàn dặm đến tìm, một đường chịu không biết bao nhiêu là khổ cực, nhưng nàng thì sao, cùng ăn cùng ở với một nam nhân khác! Cô nam quả nữ, sao lại dám....gióng trống khua chiêng ở cùng một chỗ như vậy, thì ra là nói với người khác là phu thê!
Rõ ràng nàng là thiếp của hắn, lại vọng tưởng làm thê cho người khác.
Tiêu Duệ không còn tâm trạng để hỏi mấy chuyện khác, hét lên: Cút ra ngoài!
Hai thị vệ hoảng hốt chạy ra ngoài.
Thôi Tiến Trung canh ở cửa, thấy hai thị vệ chạy như làn khói ra ngoài, trong lòng lại oán thầm, lão cũng muốn cút, lão không muốn ở chỗ này, nhưng ai bảo lão là thái giám chứ, phải thiếp thân hầu hạ Vương gia.
Không, không đúng...không phải còn có Minh Nguyệt cô nương sao. Vương phi để Minh Nguyệt cô nương qua đây, ý tứ trong đó vô cùng rõ ràng. Mặc kệ Vương gia có muốn hay không, Minh Nguyệt cũng phải hầu hạ mới được.
Thôi Tiến Trung nghĩ như vậy, rón rén chạy đến gõ cửa phòng Minh Nguyệt, tính kêu Minh Nguyệt đến giữ cửa cho Tiêu Duệ.
Chẳng qua, suốt cả đêm cũng không nghe thấy tiếng người trong phòng gọi ai.
Sáng hôm sau, trời còn hơi mờ tối, Tiêu Duệ đã mở cửa, nhìn như một đêm không ngủ, trên người vẫn là bộ đồ mặc hồi hôm qua. Hắn nói với Thôi Tiến Trung: Đi, hôm nay chúng ta phải ra khỏi thành.
Thôi Tiến Trung vội vàng gật đầu, theo Tiêu Duệ đến cầu thang mới cẩn thận hỏi: Vương gia, có cần gọi Minh Nguyệt cô nương đi theo không, để còn có người hầu hạ dọc đường.
Tiêu Duệ liếc hắn, lạnh lạnh hỏi: Ngươi không phải người?
Vâng vâng vâng, nô tài nói sai, nô tài nên bị đánh. Thôi Tiến Trung vội tát bản thân một cái, cắm đầu đi theo mà không nói thêm câu nào.
Tiêu Duệ kêu thị vệ, một nhóm người theo hắn ra khỏi thành tìm Dư Lộ, một nhóm khác đi tìm huyện nha ở địa phương điều một nhóm nha dịch khác, lại để lại vài người đi theo Trần Bì, phân phó hắn vây bắt Trần Chiêu ở cửa khẩu. Đoàn người ngay cả điểm tâm cũng chưa ăn liền vội vàng xuất phát. Thôi Tiến Trung thật vất vả lấy ít điểm tư còn dư hôm qua của khách sạn, nhưng lúc lên xe ngựa, Tiêu Duệ lại ăn không trôi miếng nào.
Giờ hắn chỉ muốn nhanh chóng tìm được Dư Lộ, muốn biết chân tướng, cũng lo lắng nàng tự rời đi hay bị người bắt. Nếu bị người bắt, tìm được nàng càng muộn, có khi nàng sẽ càng nguy hiểm hơn. Nếu tự đi, một nữ nhân còn dẫn theo một đứa nhỏ hành tẩu bên ngoài cũng rất dễ gặp chuyện không may.
Đến lúc trời đã sáng, Minh Nguyệt đang đứng trước cửa phòng Tiêu Duệ gặp Tiêu Dật mới biết Tiêu Duệ đã không ở khách điếm nữa. Trời chưa sáng đã ra khỏi thành, Minh Nguyệt nghĩ, hẳn là có tin tức của Dư di nương, hắn đi ra ngoài tìm người.
Chỉ trách mình ngủ quá trầm, không nghe thấy động tĩnh gì hết.
Tiêu Dật thấy không sao cả, bắt được người rồi thì Thất ca cũng phải đem người về. Đến lúc đó, hắn sẽ có cơ hội nhìn xem cái nữ nhân to gan lớn mật này phải xinh đẹp đến nhường nào mới khiến Thất ca nóng ruột nóng gan như vậy.
Nếu Vương gia các ngươi đã không ở đây, hôm nay ngươi liền đến hầu hạ gia đi. Tiêu Dật nói với Minh Nguyệt: Khó khăn lắm mới tới Kim Lăng một chuyến, chắc ngươi cũng rất tò mò, chúng ta ra ngoài đi bộ một lát, ngắm kĩ phong cảnh Giang Nam này đi.
Minh Nguyệt cúi người hành lễ với Tiêu Dật, nói: Nô tỳ hầu hạ Thất Vương gia, hiện nay không có phân phó của Vương gia, nô tỳ cũng không dám rời đi. Cũng xin Cửu Hoàng tử thứ lỗi, không nên trách tội nô tỳ.
Tiêu Dật cười ha ha, tiến lên thấp giọng nói: Ta biết, ngươi là người Vương phi các ngươi kín đáo đưa cho Thất ca làm thông phòng. Nhưng ngươi cũng không suy nghĩ chút, dọc đoạn đường này, Thất ca có từng liếc nhìn ngươi một cái? Bên Thất ca là không có hy vọng đầu nhập vô, sao không quay đầu nhìn gia một cái chứ. Đường đường gia cũng là Hoàng tử, sau khi xuất cung xây phủ xong thì được phong làm Vương gia. Ngươi theo gia, gia cũng thích ngươi, một cái danh phận làm chủ tử là không thiếu được, cũng không thể kém hơn khi ngươi theo Thất ca đi?
Đồ vô lại! Đồ háo sắc*! Hèn chi danh tiếng Cửu Hoàng tử kém như vậy!
*Nguyên văn là: Đăng Đồ Tử. Đăng Đồ Tử vốn là tên của 1 sĩ phu cùng thời với Tống Ngọc (một trong tứ đại mỹ nam của Trung Quốc cổ xưa). Đăng Đồ Tử ám chỉ kẻ háo sắc là do xuất phát từ điển cố xích mích giữa Đăng Đồ Tử và Tống Ngọc.
Truyện kể lại rằng, Đăng Đồ Tử bẩm báo Sở Vương rằng Tống Ngọc là một mỹ nam, lại rất biết ăn nói, nhưng bản tính háo sắc, nên đừng bao giờ để hắn đến hậu cung. Nghe như thế, Tống Ngọc liền phản kích. Anh ta tâu với Sở Vương, xin Sở Vương công tâm suy xét, xem anh ta với Đăng Đồ Tử ai háo sắc hơn?
Tống Ngọc trình bày Mỹ nữ trong thiên hạ không đâu sánh bằng nước Sở, mỹ nữ nước Sở không đâu sánh bằng quê hương thần, Mỹ nữ quê hương thần không đâu sánh bằng người đẹp cạnh nhà thần, Đông Lân . Theo Tống Ngọc thì cô hàng xóm xinh đẹp này nếu cao thêm một phân thì quá cao, nếu bớt đi một phân thì quá thấp; nếu thoa thêm ít phấn thì quá trắng, thoa thêm ít son thì quá đỏ. Lông mày thì cong mượt, làn da thì trắng như tuyết, eo thon, răng trắng. Ngay cả một tuyệt thế giai nhân như vậy quan tâm đến thần suốt 3 năm mà thần vẫn chưa xao lòng, thì không lẽ thần là người háo sắc? Ngược lại, Đăng Đồ Tử không phải là kẻ tốt lành gì. Hắn có người vợ xấu xí, đầu tóc rối bù, lỗ tai dị tật, hàm răng lởm chởm, môi trề, bước đi hụt trước thiếu sau, lại thêm lưng gù, người đầy mụn ghẻ. Đăng Đồ Tử thế mà lại thích cô ta, có liền 5 mụn con. Hoàng thượng thấy không, chỉ cần là phụ nữ thì Đăng Đồ Tử thích ngay, vì thế hắn ta háo sắc hơn thần .
Thực ra, nhìn từ góc độ người đời, Đăng Đồ Tử không bỏ vợ là điều đáng khen. Nhưng miệng lưỡi của Tống Ngọc phi phàm, làm cho Sở Vương thị phi lẫn lộn, phán Đăng Đồ Tử là kẻ háo sắc. Bằng phán quyết này, Đăng Đồ Tử phải mang tiếng xấu muôn đời, trở thành danh từ dành cho những kẻ háo sắc.
Minh Nguyệt không ngừng oán thầm trong lòng, nhưng không dám lộ ra trên mặt, chỉ lui lại hai nước nói: Cửu Hoàng tử có ý kiến gì, thì hãy đi nói với Vương phi của nô tỳ. Nô tỳ theo chân Vương phi xuất giá, lời ngài không phải nô tỳ không dám nghe, nhưng nô tỳ cũng chỉ nghe lời của Vương phi mà thôi.
Tiêu Dật cười nói: Nói vậy thì, chỉ cần gia nói Vương phi nhà ngươi một câu, ngươi liền trở thành người của gia? Được thôi, ngươi đi với gia nào, đi về kinh thành, gia lập tức nói với Vương phi nhà ngươi.
Minh Nguyệt nghe vậy mới ý thức được mình nói sai, đây rõ ràng là cái hố đào chính mình. Cô nương nhà mình, không nói cái khác, nhưng đúng là không coi hạ nhân là người. Có hạ nhân nguyện ý hầu hạ Vương gia, có người lại không.
Nhưng cô nương lại hoàn toàn mặc kệ chuyện đấy. Nàng muốn thế nào thì ngươi phải thế ấy. Đúng là Vương gia chướng mắt nàng, mà nàng cũng không muốn hầu hạ Vương gia, nhưng đây không có nghĩa là nàng sẽ đi theo Cửu Hoàng tử.
Nàng rụt bả vai, vẫn cố nói: Chờ Vương phi chúng ta lên tiếng. Ngài ấy không lên tiếng, nô tỳ không dám lén lút xằng bậy.
Tiêu Dật nghe, thấy cũng có đạo lý, nên đành bỏ qua. Giờ đến Kim Lăng rồi, nữ nhân nơi này cũng nhiều, hắn sớm đã muốn đến đây kiến thức một phen. Nếu mang theo Minh Nguyệt thì lại có chút bất tiện.
Được rồi, vậy trở về kinh thành rồi nói. Hắn nói, không để ý Minh Nguyệt nữa, xoay người đi xuống lầu.
Minh Nguyệt đứng trước cửa phòng Tiêu Duệ một lát, cũng biết không đuổi theo Tiêu Duệ được, đành phải trở về phòng. Nhưng trong lòng nàng lại mong chờ, hy vọng lúc này Vương gia tìm được Dư di nương thật, cũng tiếp nàng ấy trở về mới tốt.
Dù biết có thể Dư Lộ biến mất ở thành Kim Lăng, nhưng ngoài thành còn có nhiều trấn, ngoài trấn còn có nhiều thôn. Nhiều thôn như vậy, muốn tìm nhanh cũng không phải chuyện dễ. Ít nhất ở Đào Hoa Thôn vài ngày mà vẫn không thấy người ngoài đến hỏi thăm tin tức.
Dư Lộ ở Đào Hoa Thôn, có Tôn Vân Hạo làm bạn, còn có Tưởng đại tẩu và Tưởng Ngọc Mai giúp đỡ, cô thấy một chút cũng không khó khăn.
Dù mấy việc giặt quần áo, làm cơm hay làm việc nhà vẫn khiến cô thấy hơi ngại, nhưng nhìn Tôn Vân Hạo còn tuổi nhỏ mà đã hiểu chuyện và ngoan ngoãn như vậy, đương nhiên cô cũng không thể lười biếng nữa.
Nơi này là nông thôn, lại còn vào đông, mỗi ngày đều rất nhàn rỗi. Dư Lộ mua chút trứng gà và bột mì ở trong thôn, dưới sự giúp đỡ của Tưởng Ngọc Mai, bắt đầu làm chút điểm tâm.
Điểm tâm cô nghĩ đến cũng không có gì đặc biệt, chỉ là bánh trứng cuộn* và bánh nhân trứng muối*. Người đời sau ăn bánh trung thu đều không thích ăn kiểu cũ, mà là thích kiểu vỏ bánh xốp xốp, bên trong có trứng muối. Hai loại bánh này Dư Lộ đều thích ăn nhưng chưa từng nhìn hay học cách làm. Giờ nghĩ tới, đương nhiên vẫn không biết làm. Nếu làm được thì nông dân không ăn được, nhưng nếu có thể mang đến thành Kim Lăng, có rất nhiều nhà giàu cam lòng mua để ăn.