Tiên Ma Biến

Chương 158: Gần núi ăn núi, gần biển ăn biển

Trước Sau

break
Tiểu lâu Lâm Giang của Mạc lão là một tiểu lâu nổi tiếng ở trấn Đông Cảng, rất nhiều người thích đến đây ở vào hai mùa hạ thu.

Nhất là mùa hạ, nhờ có sông Tức Tử mát mẻ ở gần đấy, chỉ cần mở cửa sổ trước và sau ra, khí trời oi bức sẽ giảm đi rất nhiều. Mặc dù tiểu lâu Lâm Giang cách bờ sông chỉ mấy chục bước, nhưng người nào cũng cảm thấy khi ở trong tiểu lâu, khí trời sẽ mát hơn. Nhưng khi đến mùa đông, bởi vì đặc điểm ở gần bờ sông nên tiểu lâu Lâm Giang lại lạnh lẽo hơn chỗ khác, người ở đấy rất dễ bị mắc chứng phong thấp, hoặc thấp khớp.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu khiến Chu tứ gia để ý đến căn tiểu lâu này là do những đường nét độc đáo hiếm thấy rất riêng biệt:

Sát bên các cánh cửa sổ tiểu lâu Lâm Giang là những hỏa lò tinh xảo được làm từ nhiều đống đá vụn nhiều màu sắc, phía trên có một cái nắp hình lá sen được làm từ đồng xanh úp lại, để ý kỹ sẽ thấy sát bên những vách tường còn có nhiều ống khói nhỏ được khảm vào trong, hút khói bên dưới ra ngoài. Khi đi sát lại gần, Lâm Tịch lập tức nhìn thấy trên vách tường có rất nhiều thi văn được khắc lại, giống như là những bức bi văn đồng xanh được khảm vào.

Hai bên ống khói khảm vào bên trong tường là những tấm gỗ rắn chắc. Các bếp lò được làm từ đá vụn đặt sát bên dưới không chỉ có tác dụng pha trà hâm rượu, tan mực, mà khi khói trong lò bốc hơi lên, sẽ theo các ống khói bằng đồng xanh này lan tỏa khắp phòng, sưởi ấm những người ngồi bên trong. Đến lúc đó, cho dù bên ngoài sông có tuyết rơi dày đặc, nhưng mọi người ngồi ở đây vẫn thấy ấm áp như mùa xuân.

Gian phòng bằng trúc Mạc lão đã nói lúc trước là một gian phòng ở phía tây lầu hai tiểu lâu này, ba hướng đều có cửa sổ. Vào ban ngày, nếu như khách quan ở trọ mở cả ba gian cửa sổ ra, cảnh sắc hài hòa bên sông Tức Tử lập tức được thu vào trong mắt, quả thật rất có ý cảnh.

Nối thông tầng một và tầng hai là một chiếc thang tinh xảo được chạm trỗ kỹ càng.

Ngoại trừ việc không cao quá, lầu hai tiểu lâu Lâm Giang này còn rất rộng rãi, có thể chất chứa nhiều đồ. Hơn nữa, từ một gian cửa sổ trong phòng, chỉ cần Lâm Tịch đẩy cửa ra ngoài sẽ lập tức thấy một sân nhỏ khác, có thể dùng để phơi đồ.

Khi mặt trời gần mọc, Lâm Tịch từ trên chiếc giường trong gian phòng này mở mắt.

Sau khi rửa mặt bằng nước trong một cái chậu đá đặt sát đấy, hắn lập tức nhìn vào hỏa lò ngay bên cửa sổ. Trên hỏa lò ấm áp đấy có đặt một cái hũ rất lớn.

Lâm Tịch chậm rãi mở nắp hũ lên, lập tức có một mùi thơm nồng đậm lan tỏa khắp phòng.

Mấy gốc cây hải sâm màu nâu đen nổi lên trong mặt nước canh sôi trào, dường như phía dưới còn có những khúc thịt rất lớn và các gốc cây lạ.

Dựa vào kích thước cái hũ và đồ vật bên trong, tính luôn cả mực nước canh, có thể ước lượng lượng thức ăn bên trong ít nhất cũng phải có mười mấy cân.

- Thật giống món lẩu Phật nhảy tường(*) đấy.

Sau khi nhìn kỹ một hồi, Lâm Tịch tươi cười, chậm rãi lấy bộ bát đũa đã được đặt ở bên cạnh từ trước, gắp lấy một cây hải sâm tương đối lên ăn thử. Vừa vào trong miệng, chậm rãi nhai một hồi, Lâm Tịch lập tức cảm thấy mùi hương thơm ngon tan chảy ra ngay cuống họng, thích thú với món này nên Lâm Tịch đắc ý vô cùng.

Khi đã ăn hết số hải sâm còn lại trong hũ, Lâm Tịch liền đi lên lầu các, bắt đầu tập luyện các tư thế.

Khoảng nửa canh giờ sau, sắc trời đã sáng hẳn, đến lúc này cả người Lâm Tịch đã bị mồ hôi lạnh làm ướt đẫm. Có lẽ cảm thấy đã đủ, Lâm Tịch từ từ thu tay lại, đi xuống lầu các, bắt đầu múc từng chén canh trong cái hũ lớn.

Nếu như có người bình thường ở đây nhìn thấy, nhất định họ sẽ ngạc nhiên đến nỗi phải trợn mắt hốc mồm, bởi vì lượng thức ăn trong cái hũ ấy có khoảng mười mấy cân, nhưng đã bị Lâm Tịch ăn toàn bộ, không còn sót lại chút gì.

Ăn được một lúc, Lâm Tịch mới phát hiện cả người mình đã bị mồ hôi làm ướt đẫm. Sau khi vội vàng dùng nước ấm tắm qua một lần, Lâm Tịch mới vỗ vỗ cái bụng đã hơi căng tròn, ợ lên một tiếng, rồi lấy một hòm gỗ lớn đã được đặt ở trong phòng từ trước, lấy những đồ vật Từ Sinh Mạt cho hắn trước khi rời khỏi học viện ra. Đây chính là những đồ vật được dùng để giúp Lâm Tịch có thể khống chế thân thể thăng bằng hơn, bên trong có một bộ áo giáp dầy, trên mặt giáp có những dòng nước chảy xuôi như thủy ngân, cùng với các vật nặng khác.

Sau khi rửa sạch cái hũ lớn ăn khi nãy, mặc áo tơ màu xanh vào, lúc này Lâm Tịch mới đẩy cửa đi ra khỏi căn phòng bằng trúc.

Mạc lão với mái tóc tuyết trắng hiện đang đứng trên một cái đài phía trước tiểu lâu, đôi tay già nua hẩy hẩy những giọt nước trong cái chậu xuống đất để quét nhà. Khi thấy Lâm Tịch đi tới, lão hơi vuốt cằm, chắp tay thi lễ với Lâm Tịch, nói:

- Ba ngàn ngân lượng kia lão hủ đã thu xếp xong, chuyển cho lớp học trên trấn.

Lâm Tịch đáp lễ nói:

- Sau này, những sĩ tử thành đạt từ lớp học đấy chắc chắn sẽ nhớ mãi ân đức của lão tiên sinh.

- Lão hủ đã già rồi, thời trẻ đi học cũng không quá xuất sắc, ngay cả một chút công danh cũng không có, hoàn toàn không đáng nhắc đến. Thật đáng buồn, cứ tưởng theo nghiệp buôn bán sẽ khá hơn, nhưng lại không làm được, đến giờ phải nhờ vào đại nhân. Cho dù sau này có chút hư danh đi chăng nữa, đó cũng nhờ đại nhân đã ban tặng.

Ông lão họ Mạc chậm rãi lắc đầu cho qua chuyện, sau đó lại lo vẩy nước quét nhà.

Mặc dù hôm qua không nói chuyện nhiều lắm, nhưng Lâm Tịch vẫn cảm nhận được tính cổ hủ và bướng bỉnh của người đọc sách từ ông lão họ Mạc, mà từ ánh mắt đạm bạc của Lâm Tịch, cộng với những lời đồn trong mấy ngày qua, lão Mạc cũng biết rõ khí khái của người thiếu niên này, nên mới đồng ý để Lâm Tịch sống trong căn phòng bằng trúc ở tầng trên.

Vì đã biết rõ như thế, nên sau khi nghe xong những lời vừa nói cũng như hành động của Mạc lão, Lâm Tịch cũng không cảm thấy bất ngờ lắm, hắn chỉ cười khẽ một tiếng, sau liền cáo từ bước ra ngoài.

Dưới mái hiên tiểu lâu bên ngoài, Uông Bất Bình đã dậy từ sớm, đang khéo léo chế tạo trúc tán (cây dù bằng trúc).

Khẽ phất tay để Uông Bất Bình tiếp tục làm việc, khoảng một thời gian sau Lâm Tịch thấy Uông Bất Bình đã gần hoàn thành phần cán cây dù bằng trúc này, bắt đầu dùng keo dính để dán lại bề mặt phía trên.

Lâm Tịch vốn là một thiếu niên từ nhỏ đến lớn luôn sống ở trấn Lộc Lâm thôn dã, chưa nhìn thấy nhiều loại giấy dầu để làm bề mặt cây dù lắm, hơn nữa, mặc dù trấn Đông Cảng này và hai trấn bên cạnh không chế tạo cây dù bằng trúc, nhưng vì đầu trấn Lộc Lâm trước kia có một nhà tên "Nhược Thủy đường" có tiếng chế tạo dù trúc, Lâm Tịch vì tò mò nên đã nhiều lần qua đó quan sát, cũng biết vài trình tự chế tạo cây dù bằng trúc. Vì thế, vừa mới nhìn thoáng qua cách Uông Bất Bình làm việc, Lâm Tịch lập tức ngạc nhiên, không nhịn được nói:

- Uông huynh, cây dù huynh đang làm dường như hơi khác với những loại không thường, cây dù của huynh không cần "cạo nhẵn thân trúc" sao?

- Không ngờ Lâm đại nhân cũng biết sơ qua cách chế tạo dù trúc.

Uông Bất Bình kinh ngạc nhìn Lâm Tịch, khẽ cười, nói:

- Cây dù này tiểu nhân làm cho đại nhân, tất nhiên là phải đặc biệt hơn những loại thông thường.

- Khi làm dù trúc, những cây trúc bình thường cần phải được cạo nhẵn thân trúc, nhưng đây là loại trúc Thanh Ngọc đặc biệt chỉ có ở núi Thanh Kỳ, rất hiếm lạ. Sau khi ngâm nước, thân trúc sẽ mềm hơn rất nhiều, dễ dàng cắt gọt và cạo nhẵn. Nếu được phơi khô một thời gian, lại dùng cây trẩu quấn quanh trong vài ngày, loại trúc này sẽ trở nên chống thấm nước, hơn nữa, thân trúc cũng bền bĩ hơn, đao kiếm bình thường khó lòng chặt đứt. Lúc trước, quân đội thường dùng loại trúc này để chế tạo giáp thanh ngọc, nhưng vì loại trúc này mất rất nhiều thời gian mới phát triển được, sau lại bị phá hoại, nên quân đội đành bỏ qua. Hồi trước, nhà tiểu nhân may mắn nên mới sưu tầm được một ít.

Uông Bất Bình nhìn Lâm Tịch đang tò mò quan sát cây trúc trong tay, mỉm cười nói:

- Mời đại nhân nhìn, ngài có thể thấy từ trong đến ngoài, thanh trúc này đều có màu xanh lá, chứ không giống như những loại trúc khác, phần lớn bên trong đều có màu trắng. Đợi mấy ngày nữa trời nắng, tiểu nhân lại lấy ra ngoài phơi, thân trúc sẽ có màu xanh rất đẹp.

Lâm Tịch khẽ nhìn vào, quả nhiên thấy thân trúc bên trong cũng có màu xanh như bên ngoài, nhất thời cất lời khen ngợi:

- Uông huynh làm cho ta cảm thấy ngại đấy...dường như cây dù này quá mức quý trọng rồi.

Uông Bất Bình nhìn Lâm Tịch, nghiêm mặt nói:

- Tấm lòng của đại nhân mới là cây dù trân quý nhất ở trấn Đông Cảng này.

- Vậy đa tạ Uông huynh rồi.

Lâm Tịch nhìn cán dù trong tay Uông Bất Bình, như đang nghĩ tới điều gì đó. Một lúc sau, Lâm Tịch khẽ cau mày, hỏi:

- Uông huynh, ta thấy cán dù trong tay huynh tương đối dài, không biết huynh có thể gia công tăng thêm chiều rộng, để cán dù trở thành một vỏ trường kiếm hay không?

Uông Bất Bình ngẩn người, nhưng nhanh chóng hiểu Lâm Tịch đang nghĩ gì. Hắn khẳng khái gật đầu, nói:

- Tất nhiên là được.

- Đa tạ Uông huynh.

Lâm Tịch mừng rỡ, sau đó không nói thêm lời nào, lặng lẽ chắp tay về phía Uông Bất Bình, sau đó cất bước đi về phía tây bờ sông.

Đêm trước rời khỏi học viện Thanh Loan, Từ Sinh Mạt đã dùng máu tươi trên cánh tay hắn để dạy hắn một bài học: bất cứ lúc nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải cẩn thận đề phòng. Nếu như ngày thường mang theo hồn binh trường kiếm trong tay đi trên phố, tất nhiên sẽ bị người khác chú ý, mà trấn Đông Cảng này lại là nơi thường xuyên có mưa, để trường kiếm trong cây dù mang theo trên người quả nhiên là một biện pháp tuyệt vời. Hơn nữa, Lâm Tịch cũng nghĩ tới một việc khác, thế gian này còn rất nhiều người tu hành mình chưa bao giờ gặp mặt, nếu như trước khi họ ra tay lại nhận ra được hồn binh của mình, từ đó suy đoán được lý lịch thật sự, vậy mình sẽ càng dễ dàng gặp nguy hiểm hơn.

...

Bây giờ đã là lúc hừng sáng, người đi lại trên các phố trong trấn Đông Cảng rất nhiều.

Việc đầu tiên Lâm Tịch muốn làm hôm nay chính là tới phố cá trong ba phố, vốn nằm ở bờ sông phía tây trấn Đông Cảng.

Không chỉ riêng gì trấn Đông Cảng, ngay cả những trấn gần kề đây, thực đơn chính của người dân chính là cá, mà lúc này Lâm Tịch tới phố cá quan sát dĩ nhiên không phải là muốn tìm hiểu người quản lý phố cá - lão Hứa mập. Đối với một người như Lâm Tịch, cho dù những người này có cậy mạnh tới đâu, nhưng chỉ cần không quá đáng thì vẫn không cần hắn phải ra tay. Hắn đi tới phố cá này chỉ vì một mục đích duy nhất: tu hành.

Đối với phần lớn người tu hành ở thế gian này, việc quan trọng nhất đối với họ chính là tu hành. Huống chi Lâm Tịch biết ngay cả một cường giả như Trương viện trưởng vẫn thường xuyên cảnh giác, không dám khinh thường toàn bộ người tu hành khắp thiên hạ. Chính vì điều này, Lâm Tịch luôn chú ý đến tu vi và việc tu hành của mình.

Trên quãng đường dài từ bình nguyên bốn mùa cho đến trấn Đông Cảng này, Lâm Tịch vẫn ban ngày tu luyện "Minh vương phá ngục" mà La Hầu Uyên đã tặng trước khi rời học viện, ban đêm lại minh tưởng tu luyện, không một ngày ngừng nghỉ.

Sau khi sắp xếp mọi việc ở trấn Đông Cảng, Lâm Tịch luôn cố gắng làm theo kế hoạch đã đặt ra: sáng sớm tu luyện hai mươi bốn thức Thanh Loan cùng với những chiêu thức La Hầu Uyên đã truyền thụ, ban đêm tìm một nơi vắng vẻ để tu luyện tiễn kỹ, đến ban đêm lại tập luyện kiếm kỹ cùng với cái hộp bằng đồng xanh mà Từ Sinh Mạt đã đưa, cùng với minh tưởng tu luyện hồn lực, tăng tu vi mình lên. Thậm chí, nếu như ban ngày còn thời gian hơn, hắn liền tập luyện môn học "rèn thể", chương trình học mới được học viện an bài trước khi rời đi, xế chiều tu hành "Minh vương phá ngục".

Hiện giờ, tu vi của Lâm Tịch là Hồn sư sơ giai.

Trước khi rời khỏi học viện, Lâm Tịch biết phần lớn các đệ tử năm nhất học viện Thanh Loan chỉ có thể thi đỗ một hoặc hai môn khảo hạch, số người đạt đến tu vi như hắn hiện giờ cũng không nhiều lắm. Nếu như là năm trước, tân đệ tử đạt đến Hồn sư sơ giai như Lâm Tịch đã tương đương với các đệ tử năm hai học viện Thanh Loan, khi đi ra bên ngoài, sẽ được coi là một người tu hành có thực lực khá tốt.

Khi so sánh Hồn sư sơ giai và Hồn sĩ, khác biệt lớn nhất giữa hai cấp bậc này chính là hồn lực của Hồn sĩ đã mạnh mẽ đến mức có thể thẩm thấu ra ngoài thân thể.

Bất cứ ai cũng biết nguyên nhân khiến khí lực và sức chịu đựng của người tu hành vô cùng kinh người là vì hồn lực đã giúp thể chất của họ tăng lên rất nhiều.

Công dụng của môn học "Rèn thể" và "Minh vương phá ngục" rất giống nhau, đều là lợi dụng hồn lực để giúp tăng thể chất lên.

Minh vương phá ngục là phương pháp tu hành điều khiển hồn lực đi theo các kinh mạch trong cơ thể, chậm rãi lướt qua và dừng lại, nói một cách dễ hiểu hơn là dùng hồn lực để xoa bóp và tẩy rửa kinh mạch, cơ quan nội tạng. Mà môn học bắt buộc "Rèn thể" của học viện Thanh Loan là một phương pháp tu hành rất đặc biệt, dựa theo cách hô hấp rất đặc biệt để biến hồn lực bên trong thành một cái "búa", sau đó lần lượt "gõ" vào máu thịt và xương cốt thân thể.

Nếu như tu hành dựa theo phương pháp "Rèn thể", tụ tập hồn lực đánh vào một nơi, phần da thịt tương ứng bên ngoài thân thể sẽ nổi lên một khối u nhỏ như trứng bồ câu, khi hồn lực lui về, khối u này sẽ biến mất theo, nhưng Lâm Tịch vẫn cảm giác được chỗ vừa nổi khối u lên vẫn còn rất căng đầy.

Minh vương phá ngục rốt cuộc có tác dụng gì? Tuy đã tu hành nhiều ngày nhưng Lâm Tịch vẫn chưa cảm nhận rõ ràng được, nhưng hắn lại phát hiện ra một việc...sức ăn của mình đã tăng hơn trước rất nhiều.

Người tu hành cũng phải ăn.

Đối với Lâm Tịch và Trương viện trưởng, hai người đã từng sống ở một thế giới hiện đại, điều này thật không khó giải thích.

Nếu như nói người bình thường là một xe máy mini, vậy người tu hành phải là một chiếc xe ô tô công suất lớn, lượng xăng dùng để xe chạy tất nhiên phải nhiều hơn rất nhiều. Hơn nữa, một khi tố chất thân thể tăng lên, thân thể người tu hành nhất định phải cần nhiều chất dinh dưỡng hơn bổ sung, cho dù không làm việc gì, nhưng nếu như không bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới, lượng thức ăn đã ăn khi trước nhất định sẽ tiêu hao rất nhiều.

Ví dụ như Lâm Tịch.

Lúc trước tính luôn cả ba bữa cơm thường ngày, hắn cần có khoảng hai mươi mấy cân thức ăn, nếu như bên trong có rất nhiều thịt...vậy ít nhất sẽ không đói bụng. Nhưng bây giờ lại khác trước rất nhiều, chỉ tính riêng một bữa thôi, Lâm Tịch đã có thể ăn hai mươi mấy cân thức ăn.

Cũng giống như sáng nay vậy, chính Lâm Tịch cũng tự hỏi là tại sao cái bụng trông rất nhỏ bé của mình lại có thể chứa nhiều thức ăn đến vậy. Nếu như bây giờ quay về thế giới hiện đại, nhất định hắn sẽ dễ dàng giành lấy giải nhất cuộc thi ăn nhanh Hamburger.

Khi còn ở học viện Thanh Loan, những việc như nấu nướng hay chuẩn bị thức ăn sẽ được học viện chuẩn bị trước, các đệ tử không cần lo lắng. Nhưng bây giờ lại ra ngoài nhập chức tu hành, mọi việc không còn như trước nữa, hầu hết đều phải dựa vào chính mình.

Thật ra đây là chuyện bất kỳ đệ tử học viện nào sớm muốn cũng phải đối mặt, bởi vì tất cả người tu hành đều cần phải ăn cơm, hơn nữa, từ trước tới nay phần lớn người tu hành cũng biết mình sẽ không sống mãi trong học viện, để cho học viện nuôi, lo cho từng bữa ăn. Một khi đã ra ngoài, mỗi cá nhân đều cần tự chuẩn bị thức ăn cho chính mình.

Đối với người tu hành, muốn ăn no dĩ nhiên là một việc không khó khăn. Nhưng quan trọng nhất là ăn làm sao để tốt cho thân thể và tu vi mình. Cho nên, trong tay Lâm Tịch hiện giờ còn có một phần môn học có tên là "thiện bổ", tác dụng của môn học này là nói cho các đệ tử biết nên ăn những thức ăn nào, phải ăn như thế nào mới tốt cho việc tu hành.

Theo những gì môn học này giảng giải, những loại đan dược các đệ tử đã được học viện cấp cho theo điểm cống hiến cũng chỉ là phần tinh túy nhất trong những nguyên liệu mà học viện đã sử dụng mà thôi. Ngay cả việc ăn cơm thường ngày như thế, đó cũng là từng ngày tích góp lại.

Khi đi từ bình nguyên bốn mùa tới đây, Lâm Tịch tất nhiên không để ý đến việc ăn uống lắm, hầu như chỉ để căng bụng là chính. Nhưng khi thấy có đồ nào tốt, hắn đều dừng xe lại, quan sát cẩn thận rồi mua lấy.

Nồi lẩu "Phật nhảy tường" Lâm Tịch đã dùng sáng nay cũng là thức ăn hắn đã thu mua được khi đi qua một nửa đế quốc Vân Tần. Nhớ lại, trong nồi lẩu ấy còn có một loại thức ăn rất quý hiếm là "Đông miểu sâm", so sánh với những loại hải sâm ở thế giới trước kia, loại "Đông miểu sâm" này còn trân quý hơn nhiều. Bởi vì địa thế đế quốc Vân Tần không gần biển, "Đông miểu sâm" là loại thức ăn được các thương đội nhập khẩu từ vùng duyên hải vương triều Đại Mãng tới đây, ở trong đế quốc Vân Tần rất khó kiếm được.

Chỉ riêng việc ăn cơm thôi, đã có thể thấy một người tu hành cần nhiều tiền như thế nào.

Khi còn ở trấn Lộc Lâm, Lâm Tịch biết một lượng bạc ở Vân Tần có thể mua khoảng tám mươi cân thịt heo. Lúc ấy Lâm Tịch cảm thấy một lượng bạc có thể mua nhiều như vậy thật là đáng giá, nhưng một hồi sau, hắn đã phải suy nghĩ lại. Giả sử một cân thịt heo ngon phải mất hai mươi đồng tiền, vậy một lượng bạc ở thế giới này tương đương với một ngàn sáu trăm đồng. Bởi vì chức quan Đề bộ hắn đang nhậm chức thường xuyên đối mặt nguy hiểm, nên trong những quan viên Chính thập phẩm, lương bổn cũng được coi là tương đối cao, nhưng tính cả lương thưởng cũng chỉ có khoảng bốn vạn đồng tiền, cũng có nghĩa là hai mươi mấy lượng bạc.

Nghe qua có vẻ rất nhiều, nhưng đối với một người tu hành như Lâm Tịch, chỉ nhiêu đó thì quả thật không đủ. Nhưng vì Lâm Tịch bây giờ vẫn còn là đệ tử học viện Thanh Loan, mà trước khi đệ tử ba học viện lớn nhất Vân Tần tốt nghiệp, mỗi người đều được cấp ba mươi lượng bạc, được gọi là tiền trợ cấp. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là tiền đế quốc Vân Tần cấp cho lương đống đế quốc mình - những người tu hành, để ăn cơm.

Nếu chỉ xét riêng vấn đề cần phải cấp tiền cho người tu hành ăn uống thôi, số ngân lượng hàng năm đế quốc Vân Tần phải tiêu tốn đã là không nhỏ rồi, cũng vì lý do này nên số người tu hành ba học viện đào tạo được cộng dồn lại chỉ dừng ở con số ba hoặc bốn trăm người mỗi năm. Nhưng vì những năm nay Đường Tàng và Đại Mãng bắt đầu tấn công và khiêu khích, vì vừa trợ cấp cho những người tu hành, vừa phải điều binh khiển tướng chống trả, nên tình thế của đế quốc Vân Tần càng lúc càng nguy cấp hơn.

Đối với người tu hành, câu nói "gần núi ăn núi, gần biển ăn biển" có hai ý nghĩa.

Ý nghĩa thứ nhất là đối với những người tu hành không có đủ tiền, nếu như đã không mua nổi thức ăn bổ dưỡng, vậy họ chỉ còn cách phải tự săn bắt những loài thú bổ dưỡng đối với người tu hành. Ý nghĩa thứ hai đã thể hiện ngay trong câu chữ, ở nơi mình sinh sống có vật gì bổ thì dùng ngay vật ấy.

Sông Tức Tử chảy qua trấn Đông Cảng là một con sông lớn, phần lớn những hộ ngư dân sau khi đánh bắt xong, giữ lại một phần nhỏ để sử dụng, hầu hết đều đem ra chợ bán. Lâm Tịch nghĩ có lẽ ở phố cá sẽ có vài loài thủy sản đại bổ mà cuốn sách học viện phát cho đệ tử đã đánh dấu lại.
break
Cố Ý Mê Hoặc (Sắc)
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Trò Chơi Ái Tình
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc