Thiều Hoa Vì Quân Gả

Chương 4 - Tiết gia

Trước Sau

break
Sau khi cha mẹ Tiết Thần thành hôn, lại không hòa hợp yên ấm mà học thức khác nhau ngày một rõ, Tiết Vân Đào yêu thơ văn, Lư thị lại hay tính toán sổ sách, cho nên đa số thời gian đều không có chủ đề chung. Về sau, mẫu thân qua đời, Tiết Vân Đào rước Từ Tố Nga đã nuôi nhiều năm ở ngoài về, Từ Tố Nga là người có tri thức, hiểu lễ nghĩa, bụng đầy thơ văn, là nữ tử Giang Nam điển hình, người xinh đẹp lại uyển chuyển hàm xúc, giọng nói êm ái mềm mại, dịu dàng như có thể nhỏ ra nước. Nhưng chỉ có Tiết Thần biết, phụ nhân này có bao nhiêu lợi hại.

Phụ thân và con gái của bà ta - Tiết Uyển đã từng ép nàng vào đường cùng, khiến nàng đoạn tuyệt với cha ruột, mất hết danh dự, trở thành người làm trò cười trong mắt người ta, hai người chiếm hết đồ cưới của mẫu thân, châm biếm nhìn nàng giãy dụa trong khe hẹp. So sánh với sự thê thảm của nàng, Từ Tố Nga lại an nhàn hơn nhiều, lúc bà ta trẻ không so đo danh phận, làm thiếp bên ngoài của Tiết Vân Đào, sinh ra con gái Tiết Uyển, con trai Tiết Lôi, những chuyện này mãi cho đến khi Lư thị mất một năm mọi người mới biết, Tiết Vân Đào bỏ ngoài tai lời phê bình, cưới Từ Tố Nga nho nhã yếu ớt, giống như năm đó Tống An Đường thèm thuồng vẻ ngoài của nàng, mặc dù biết nàng là đích nữ mất mẹ, thanh danh không tốt, nhưng vẫn cưới nàng vào cửa giống như không chùn bước làm việc nghĩa.

Mà Tiết Thần thừa nhận, khi mình buộc phải vào đường cùng giở thủ đoạn với Tống An Đường thật ra là học Từ Tố Nga. Hai người đều dùng con đường quyến rũ nam nhân, chỉ có điều, vận may của Từ Tố Nga hơn nàng, gặp được Tiết Vân Đào, mà nam nhân nàng gặp lại là Tống An Đường, năm đó nàng chỉ một lòng tìm một nơi không để Từ Tố Nga bắt nạt, liền đưa mình vào Trường Ninh Hậu phủ Tống gia, ở cái nhà đó, không biết nàng đã ăn bao nhiêu cay đắng, người ngoài căn bản không biết, hao hết tâm lực ở chung với bà bà, nữ nhân ở Tống gia không ai là đèn đã cạn dầu, tham lam, ích kỉ, ngang ngược tới một trình độ, dù Tiết Thần ở thế mạnh nhưng cũng ăn không ít thiệt trong tay các nàng, tuy sau này cái nhà đó vẫn bị nàng chế phục, lại cũng nấu nhừ nàng, cuối cùng tạ thế khi còn trẻ.

Lúc này Tiết Vân Đào nghẹn ngào khóc lớn lại khiến Tiết Thần ngoài ý muốn, phụ thân trong trí nhớ, cho tới bây giờ đều tuyệt tình với mẫu thân, nàng đã không còn nhớ khi mẫu thân mất năm đó, phụ thân có đến linh đường khóc hay không, nhưng giờ đây, rõ ràng là ông ôm nàng khóc, vậy Tiết Thần có thể cho rằng, thật ra phụ thân nàng, cũng không phải không có tình cảm với mẫu thân nàng hay không?

Ma xui quỷ khiến chạm vào mặt Tiết Vân Đào, muốn nhìn xem nước mắt trên mặt ông ta là thật hay giả, nước mắt ấm áp nhỏ xuống tay nàng, mang theo độ ấm trong mắt ông, Tiết Vân Đào kiệt lực nhịn nước mắt, Tiết Thần nhìn thập phần chua xót, sau chốc lát phụ nữ đối mặt, Tiết Vân Đào mới ôm nàng ngồi xuống, lấy tấm lót trên bồ đoàn, dùng giọng nhẹ nhàng Tiết Thần chưa bao giờ nghe, nói với nàng:

Tuy nương con không còn, nhưng con còn có cha.

Nhưng con... còn có cha?

Tiết Thần định cười châm chọc, lại phát hiện mình không cười nổi. Biểu lộ của cha nàng khi đoạn tuyệt quan hệ phụ nữ vẫn còn rõ mồn một trước mắt Tiết Thần, tuy rằng khi ấy không thể bỏ qua công lao của Từ Tố Nga và Tiết Uyển, song phàm Tiết Vân Đào có ý muốn bảo vệ, cuộc sống sau này của nàng cũng sẽ không thê thảm đến thế, trong lòng Tiết Thần, nam nhân này vẫn luôn lạnh lùng vô tình, nhưng hình tượng ấy, dù thế nào cũng không thể ghép lên người đầy tiều tụy, bi thương trước mặt.

Vô ý thức ôm chặt Tiết Vân Đào, muốn từ cảnh hư ảo này đạt được chút tình thương của cha nàng thèm thuồng bấy lâu, dù giả dối cũng được. Ảo cảnh này, là nơi hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của người sắp đi ư? Nếu không phải được đến một lần, Tiết Thần còn không biết, hóa ra mình khát vọng tình yêu của phụ thân đến nhường ấy.

Khi Đồng nương tiến vào lần nữa, chỉ thấy Tiết Vân Đào ôm Tiết Thần, hai phụ nữ cùng mang vẻ bi thống dựa vào cạnh quan tài Lư thị.

Lão gia, khách ở ngoài đã đến đủ, người đến viếng cũng chờ ở ngoài, người xem...

Khách đến thăm còn chưa vào viếng, chứng tỏ Lư thị mất đã hơn một ngày.



Đồng nương muốn tiếp nhận Tiết Thần trong tay Tiết Vân Đào, nhưng hai tay nàng vẫn luôn ôm Tiết Vân Đào, không chịu buông ra, tay đưa tới của Đồng nương hơi ngượng ngập, Tiết Vân Đào vỗ vỗ má Tiết Thần, thấp giọng bảo: "Thần nhi nghe lời, phụ thân đi ra ngoài chút thôi sẽ trở lại, con và Đồng nương đi rửa mặt, thế khách mới vào được, con cùng phụ thân quỳ gối thay mẫu thân con túc trực linh cữu, được không?"

Tiết Thần cảm giác mình muốn khóc lên, cho tới bây giờ Tiết Vân Đào đều chưa nói với nàng một câu dịu dàng nhiều thế này, mỗi khi nàng tức giận đối trả Tiết Vân Đào, ông không đáp lại nàng một ánh mắt lạnh lùng thì thất vọng thở dài, nếu ầm ĩ quá mức, thì nghiêm khắc răn dạy, song chưa từng dùng giọng nói này nói với nàng, nhẹ nhàng đến thế, cho tới giờ đều chỉ dành riêng cho Tiết Uyển và Tiết Lôi.

Vẫn không chịu buông tay, Tiết Vân Đào không có cách nào, khách còn ở ngoài đợi vào viếng, ông phải đi sắp xếp cùng quản gia, đành kéo tay Tiết Thần ra, giao nàng cho Đồng nương, sau đó lại vỗ vỗ lên mặt nàng, an ủi xong mới đi ra linh đường, Tiết Thần còn muốn kéo lại, nhưng Đồng nương đã nhấn tay nàng xuống, dẫn vào gian trong rửa mặt.

Mấy ngày kế tiếp, Tiết Thần đần độn như cũ, chỉ biết là những ngày này hết sức bận bịu, mỗi ngày Tiết Vân Đào đều ngủ ở đống rơm cạnh quan tài Lư thị, thật ra Tiết Thần có thể ngủ ở giường mềm, nhưng Tiết Thần không chịu Tiết Vân Đào bất đắc dĩ, đành phải để nàng và bản thân ngủ cùng chỗ.

Trải qua nhiều ngày như vậy, cuối cùng Tiết Thần cũng ý thức được, tất cả những gì đang xảy ra không phải cảnh trong mơ, mà là thế giới hiện thực. Nói cách khác, mặc kệ thật hay không thật thì nàng đã quay lại năm mười một tuổi, lúc mẫu thân vừa mất. Nàng không biết rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra, nhưng nó đã xảy ra rồi.

Sau khi sống lại, Tiết Thần quấn quít Tiết Vân Đào không rời một phút, thứ nhất là vì khát vọng vô hạn về ông, thứ hai, bây giờ, người thân nhất của nàng cũng chỉ có một người phụ thân này thôi.

Tiết gia nói đơn giản thì đơn giản, nói không đơn giản thì không đơn giản. Tiết gia chỉ có hai phòng, hơn nữa đã tách riêng ra, Tiết Kha - phụ thân Tiết Vân Đào là tiến sĩ năm Tân Dậu, làm trí thức nhiều năm, vốn có tiền đồ tốt, nhưng lại bị liên lụy vào vụ án khoa khảo, chi trưởng Tiết gia sợ bị liên lụy, lão gia chi trưởng Tiết Lâm chủ động đưa ra ý ở riêng với Tiết Kha, lại không chịu chia đều gia sản, Tiết Kha tự nhiên không đồng ý, liều chết cắn chi trưởng không buông, về sau đối tượng liên can của bản án ngày càng nhiều, dư luận xôn xao, thần hồn nát thần tính, chi trưởng Tiết gia mới hạ quyết tâm thạch sùng cắt đuôi, lấy một nửa gia sản đổi lấy sự bình yên. Gia sản Tiết gia được tổ tiên truyền thừa, nếu chia đều, thì được cả một nửa nơi ở của tổ tiên, nơi ở của tổ tiên Tiết gia chiếm hai phố nhỏ liền nhau, một hẻm là Hoan Hỉ, một hẻm Yến Tử, ngõ hẻm Hoan Hỉ dài hơn, cho chi trưởng Tiết gia, bộ phận ở hẻm Yến Tử cho thứ phòng. Mà sau khi ở riêng, quả nhiên Tiết Kha bị dính dáng, thậm chí tòa nhà cũng không kịp sửa chữa, thì bị kết tội lưu vong đi đại Tây Bắc cùng Hàn Lâm học sĩ Đỗ Nhiễm, toàn bộ gia sản đưa vào phủ nha, chi trường Tiết gia cho rằng Tiết Kha xong đời, tuy tiếc nửa gia sản kia, nhưng may mà không bị liên lụy.

Cứ thế, nhiều năm trôi đi, không ngờ Tiết Kha lại trở về, nguyên nhân chính là Đỗ đại nhân Hàn Lâm học sĩ cùng lưu vong với ông là người của hoàng đế, bị lưu vong chỉ là tạm thời, khi hoàng đế triệu hồi Đỗ đại nhân, Đỗ đại nhân thuận miệng đề cập Tiết Kha, để ông được tha tội về kinh, Tiết Kha đại nạn không chết, không chỉ được phục chức sau đó, cầm lại tất cả gia sản, mà còn được gặp mặt thánh thượng, ngoài được thưởng, còn có cái danh "Nghĩa dũng" (Anh dũng đấu tranh vì chính nghĩa), một đường thuận lợi lên chức Tứ phẩm học sĩ chưởng Hàn Lâm Viện hai năm sau, mà Tiết Kha chỉ có một đứa con trai là Tiết Vân Đào cũng không chịu thua kém, năm Bính Dần là thủ khoa kì thi hương, một năm sau, thi đậu Tiến sĩ, thuận lợi vào Lục bộ quan chính, làm tiến sĩ quan chính, một năm sau, vào Hàn Lâm Viện làm biên tu (sử quan thời xưa), quyền thế ngang Trạng nguyên, lớn thuyền lớn sóng, lại được Tiết Kha hỗ trợ, Tiết Vân Đào coi như thuận lợi ở trong quan trường, vài năm sau, lại thăng làm học sĩ thị giảng, ngày thường có thể ra vào cung, cùng dạy học cho các hoàng tử với Hàn Lâm học sĩ.

Nay, nhà tổ tiên ngày xưa ở hẻm Yến Tử đã được sửa chữa rực rỡ hẳn, bỏ đi cũ kĩ, sau khi Tiết Vân Đào và Lư thị thành thân, Tiết Kha giao tòa nhà cho phu thê Tiết Vân Đào, còn bản thân dọn đến tòa nhà ở phố Chu Tước được thánh thượng ban, tuy chỉ có ba nhà một tầng nhỏ, không so được với nhà ở hẻm Yến Tử, nhưng Tiết Kha thấy đủ để sống, tuy nhỏ nhưng là ân điển của thánh thượng, chỗ phố Chu Tước này tấc đất tấc vàng, một quan Tứ phẩm được vào đó ở, thế là rất có thể diện.

Mà lúc này Lư thị mất, tang sự được xử lí ở hẻm Yến Tử, người đến đều là bạn bè của Tiết Kha và Tiết Vân Đào, cũng không ít, Tiết Vân Đào cũng không keo kiệt với Lư thị ở phương diện này, làm cho bà đủ phô trương, 108 tăng nhân niệm Chú Vãng Sinh, họ phải niệm bảy bảy bốn mươi chín ngày liên tục ở sườn đông trong nội viện, di thể Lư thị đặt trong nhà hai mươi mốt ngày, sau tam thất đốt, mới đưa tang, bình yên về đất mẹ.

Tiết Thần hồi tưởng tình huống khi mẫu thân mất ở kiếp trước, dường như cũng giằng co rất lâu, chỉ có điều khi ấy ỷ lại Đồng nương, bởi vì cứ tới linh đường lại ngửi thấy mùi xác thối khó ngửi, mặc dù biết trong quan tài là mẫu thân yêu thương của mình, nhưng Đồng nương nói dù sao cũng là người chết, cho nên nàng nghe lời Đồng nương, luôn trốn ở gian trong không dám ra.

Không ngờ kiếp trước chỉ vì vậy mà bỏ mất cơ hội quen phụ thân, nhưng sau đó thì sao, chẳng lẽ Tiết Vân Đào chưa từng để ý nàng ư? Sau khi Tiết Thần cố gắng hồi tưởng, mới giật mình một chuyện, năm đó hình như Tiết Vân Đào có hỏi nàng có muốn dọn tới cùng ông không, là Đồng nương, Đồng nương nói rất nhiều chuyện nữ nhi phải tránh phụ thân, khiến nàng nói với Tiết Vân Đào 'Không cần phụ thân chăm sóc, con gái có Đồng nương và Bình nương chăm sóc là đủ rồi', Tiết Vân Đào nghe xong cũng không nói gì, chỉ là sau vài ngày, chuyển ra khỏi hẻm Yến Tử, đến nhà Hàn Lâm Viện ở non nửa năm, mà nàng vẫn do Đồng nương và Bình nương chăm sóc. Đồng nương thay nàng giữ đồ cưới của mẫu thân, Bình nương chú ý sinh hoạt ngày thường của nàng, mãi cho đến một năm sau, phụ thân đón Từ Tố Nga và Tiết Uyển vào cửa, Từ Tố Nga trở thành mẹ kế của nàng, Tiết Uyển trở thành muội muội của nàng.
break
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng,Nữ Cường
(Cao H) Ngon ngọt nước
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Chị Gái Lầu Trên
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc