Cảnh tượng kỳ lạ - chuyện cực hỉ đi chung với cực bi có khi cả đời cũng không gặp được, tuy người trong huyện Thanh Thủy cảm thấy chuyện như này không thích hợp để đến xem nhưng vẫn không nhịn được mà lảng vảng quanh đó nhìn trộm mấy cái.
Vào lúc này, trên quan đa͙σ của trấn Thanh Thủy có đội ngũ đón dâu đang khiêng kiệu hoa đỏ rực, thổi kèn đánh chiêng gõ trống dần dần đi vào một rừng cây nhỏ.
Rừng cây này không to lắm, cây cối hai bên đường thưa thớt, không quá cao, cách trấn Thanh Thủy không quá xa, muốn vào thành Thanh Thủy thì nhất định phải đi qua con đường này, đây là con đường mọi người thường đi. Bình thường không có nguy hiểm gì nhưng mấy ngày trước Lâu thiếu gia mới gặp sơn tặc ở rồi mất mạng nên mọi người vẫn rất lo lắng, đến người thổi kèn cũng sợ hãi thổi không ra hơi, tiếng kèn yếu ớt hơn hẳn.
Đột nhiên có một cơn gió nhẹ mát lạnh thổi đến, quét qua đội ngũ đang uể oải rồi đi thẳng vào kiệu hoa được trang trí tinh xảo, một góc rèm bị tốc lên, lộ ra khung cảnh bên trong.
Sở Kiến Mặc ngồi trong kiệu hoa, trên đầu đội khăn trùm đầu màu đỏ, mặc bộ hỉ phục màu đỏ rực, trên đùi đặt một cái bài vị màu đen. Y ngồi ngay ngắn trông không có gì khác thường.
Nhưng chỉ có y mới biết bên dưới khăn trùm đầu có một cái khăn gấm đã bịt kín miệng y nên y không thể phát ra bất cứ âm thanh nào, dưới lớp quần áo, hai tay y bị trói chặt với cơ thể, giam cầm chặt chẽ không cho y cử động, làm y không thể giãy giụa quá mạnh được.
Vì vậy nên người Sở gia mới chọn loại hỉ phục có áo choàng để che đi sợi dây thừng đang trói y lại.
Lúc vừa bị ép vào trong kiệu hoa, y đã từng thử đứng dậy, nhưng có vẻ người khiêng kiệu đã được dặn trước, vừa nhấc kiệu lên là lắc kiệu rất điêu luyện, làm y muốn đứng cũng không đứng vững được, mỗi lần nhướn người lên là kiệu lại lắc mạnh đến mức phải ngã ngồi xuống.
Thử không biết bao nhiêu lần, đến khi kiệt sức y đành thở hổn hển dừng lại.
Y kháng cự như vậy vì thứ nhất, y không muốn lấy một người chết rồi thủ tiết cả đời, còn nguyên nhân thứ hai và cũng là nguyên nhất quan trọng nhất là y vốn không phải là người đính hôn với Lâu Trường Sinh.
Người đính hôn với Lâu Trường Sinh chính là nhị thiếu gia bên đại phòng của Sở gia, là ŧıểυ thiếu gia người được nuông chiều, sống trong nhung lụa từ nhỏ đến lớn.
Tuy hai người có nɠɵạı hình rất giống nhau nhưng phụ thân của y là chủ tam phòng chứ không phải đại phòng, ông cũng bị sơn tặc giết hại trên đường đi buôn giống như Lâu Trường Sinh.
Y được mẫu thân tự tay nuôi đến năm mười một tuổi, vì làm lụng vất vả quá sức nên mẫu thân đã qua đời từ lâu, từ đó về sau y trở thành cô nhi, nhận hết kinh nhục ở Sở gia. Hiện giờ nhà họ còn muốn bắt y gánh vác vận mệnh vốn phải thuộc về người khác, y không cam tâm!
Nhưng dù có không cam tâm đến đâu thì y cũng không thể phản kháng, giống như mỗi lần y bị bắt nạt, không có ai làm chỗ dựa cho y và cũng không có ai bảo vệ y. Dù y có giãy giụa thế nào, vùng vẫy ra sao thì cuối cùng vẫn phải chịu đầy thương tích.
Sở Kiến Mặc dựa đầu vào tấm ván phía sau của cỗ kiệu, kiệu hoa lắc lư trong thời gian dài làm y bắt đầu mơ màng sắp ngủ, vào lúc y sắp thiếp đi thì chợt cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai y.
Tuy cách mấy lớp vải nhưng y vẫn cảm nhận được bàn tay kia rất to, đó là một bàn tay của nam tử trưởng thành.
“Ưm!” Y sực tỉnh, ngồi thẳng lại rồi quay qua nhìn theo phản xạ, khăn trùm đầu màu đỏ che khuất tầm mắt nên y không nhìn thấy được gì hết.
Dường như chủ nhân của bàn tay phát hiện ra y đã tỉnh lại, hắn không hoảng hốt mà nhẹ nhàng vuốt mặt y, sau đó hắn nâng cằm y lên rồi hôn lên môi y cách khăn trùm đầu và khăn vải đang bịt kín miệng y.
Sở Kiến Mặc vốn đang ngơ ngác, không biết có phải mình đang bị bóng đè không vì từ nhỏ đến lớn y thường xuyên gặp ác mộng, mỗi khi tỉnh lại y luôn không biết mình đang tỉnh hay mơ.