Thành Lập Cộng Hòa Năm 1400

CHƯƠNG 51

Trước Sau

break
- Giết!!! Giết!!! Giết!!!

Hai đội bộ binh tràn ra khỏi chiến hào, dùng súng gỗ lao vào nhau giao chiến, lưỡi lê đâm, báng súng đập... tiếng hô chém giết ào ào vang lên.

- Hiệu trưởng, thầy thấy tân binh này huấn luyện ra sao? Có thể tung ra chiến trường chưa?

Hoàng đế Trùng Quang hỏi Mạnh, người được hỏi gật đầu cười nói

- Tạm được rồi, nhưng bọn hắn cần tắm rửa bằng máu và lửa mới chính thức trở thành chiến sỹ chân chính

- Trẫm muốn hỏi thầy, binh pháp có câu: “Binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Chữ “tinh” này lí giải như thế nào? – hoàng đế hỏi

- Vậy bệ hạ cho rằng nó như thế nào? – Mạnh mỉm cười hỏi lại

- Trẫm cho rằng “tinh” ở đây là tinh nhuệ. Binh sỹ khỏe mạnh, sỹ khí hăng hái, lấy một địch 10, đó là “tinh” – hoàng đế hào hứng nói

- Đúng, nhưng chưa đủ – Mạnh cười nói

- Ý thầy là...

- Mời bệ hạ đi theo thần – Mạnh làm một tư thế mời, rồi dẫn hoàng đế Trùng Quang sang doanh trại lính Lê Dương, nơi này đang đóng quân 30 ngàn quân Nhật

Mạnh vừa bước vào doanh trại, tiếng còi lập tức vang lên, trong khi Lính Chiêm, lính Đại Việt mất đến gần 5 phút mới tập trung được thì chỉ 2 – 3 phút, lính Lê Dương Nhật đã đứng vào hàng ngũ chỉnh tề, tăm tắp.

Mạnh cùng Trùng Quang đứng lên bục chỉ huy, có hai lính hầu đem ghế dựa đưa lên cho hoàng đế. Hoàng đế lập tức ngồi xuống, hào hứng xem cái mà Mạnh gọi là tinh nhuệ

Mạnh sửa lại mũ áo, tiến lên bục, hai tay đặt sau lưng, hét lớn

“Nghiêm!!!”

Rầm rập!!! Tất cả các chiến sỹ dậm chân một tiếng, thẳng chân, ưỡn ngực, ngẩng cao đầu.

“Tiểu đoàn 4, tiến lên phía trước 2 bước! Bước!”

Rầm rập!!! Rầm rập!!!... Cả tiểu đoàn đều bước tiến lên, bước chân đều như một, không hề có một nhịp bị lệch.

“Tiểu đoàn 4, chạy vòng quanh sân 10 vòng! Chạy!”

Cả tiểu đoàn bước đều chạy vòng quanh sân, đều đặn và thẳng hàng. Nhưng đó không phải là cái Mạnh muốn hoàng đế nhìn. Mạnh chỉ về phía các hàng quân bên dưới, ngoại trừ các hàng lính Nhật, các đơn vị còn lại đã bắt đầu nói chuyện, thả lỏng, chỉ trỏ.

Lúc này Mạnh mới nói

- “Tinh” đối với quân đội Liên Việt ngoài những điều hoàng thượng nói còn là trung thành, kỷ luật nghiêm minh, tuyệt đối phục tùng quân lệnh nữa. Hiện tại tân binh chỉ có 100 ngàn quân Lê dương Nhật là có thể xứng với “Tinh” từ này. Còn lại chỉ có 10 ngàn lính cận vệ cùng khoảng 50 ngàn lính cũ các sư đoàn đã tham gia trận chiến với Đại Minh là có thể coi là “tinh”.

Hoàng đế Trùng quang gật đầu, quả thật, nếu không tuân theo kỷ luật, không phục tùng quân lệnh, thì cho dù dũng mãnh, thiện chiến, cũng chỉ là một đám ô hợp, kiêu binh mà thôi.

-----------

Tháng 5 năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Lệ sai cháu là Kỳ Vương Chu Hoài Trấn dẫn đầu 5 vạn đại quân tiên phong, tự mình cầm quân tiếp viện, ồ ạt tiến về phía Đại Đồng. Dã Mộc Chân lãnh đạo quân đội đốt phá Đại Đồng rồi rút về thảo nguyên Cha Ngã Tất, chuẩn bị đón đánh quân Minh

Ở Triều Tiên, bước tiến của quân Nhật bắt đầu chậm dần, bởi quân Triều Tiên cố thủ trong thành trì, dùng hỏa xa bắn ra làm quân Nhật bị tổn thất khá lớn, hơn nữa người Triều Tiên tổ chức các đội dân quân tấn công vào tuyến hậu cần của quân Nhật trên đất liền, tập kích các toán quân lẻ. Trên biển, thủy quân Triều Tiên đánh bại quân Nhật ở Sando, đánh chìm hơn 50 tàu chiến mà chỉ tổn thất hơn 10 chiến thuyền. Tạm thời tuyến tiếp vận trên biển của quân Nhật bị chặn lại.

Ở Đại Việt, Huỳnh Văn Nam nhận được lệnh gọi về, chuẩn bị tiếp nhận 1000 lính đặc nhiệm lấy tư cách lính đánh thuê sang Triều Tiên tiếp viện cho quân Nhật, dưới quyền tham tán quân sự trú Nhật Lý Trung Kiên. Thay chức vị chỉ huy quân đội của Nam là thiếu tá Trương Hà Minh.

Ngày 20-05-1406, Trương Hà Minh đến Đồ Bàn gặp Huỳnh Văn Nam. Nam và Minh bắt tay nhau chào hỏi xong rồi bắt đầu giao tiếp quyền chỉ huy. 2 ngày sau, Nam đến Hội An, chuẩn bị lên đường đi Nhật

Ngày 23-05-1406, Thiếu tá Minh dẫn 20 ngàn quân Liên Việt tiến về sông Kiacak, chuẩn bị giao chiến cùng quân Khmer

Rạng sáng ngày 25-05, lính Khmer trên các tháp canh bên ngọn núi cạnh sông đột nhiên thổi vang kèn lệnh. Từ phía xa, một ngọn cờ hai màu vàng trắng, ở giữa có trang trí một con rồng đỏ uốn lượn xuất hiện trên nền trời, tiếp đó là từng hàng, từng hàng quân Liên Việt ùn ùn xuất hiện. Lính canh Khmer lập tức thổi kèn báo hiệu, quân Khmer ào ào tràn ra khỏi doanh trại, mặc giáp, cầm vũ khí, sẵn sàng chiến đấu. Lính Khmer đội mũ trụ có hình bông hoa sen, gồm các miếng vảy bằng da khâu lại với nhau; mặc áo giáp bằng vải có đính các miếng sắt, mang theo thuẫn dài bằng gỗ, hoặc thuẫn tròn, tay cầm kiếm Thái lan hoặc giáo, hoặc một loại vũ khí gần tương tự lưỡi hái, lưng đeo cung tiễn

Chiến tượng Khmer mặc giáp mây đan, chỉ để lộ đôi mắt, ngà được gắn lưỡi dao xoắn để tăng thêm sát thương. Quản tượng ngồi trên cổ voi, còn trên lưng voi thì được đặt một cái bành bằng gỗ, bên trong có 1 lính bắn tên, một lính ném lao và một lính cầm đao cán dài hoặc câu liêm. Lính tượng binh của Khmer đội mũ rộng vành, mặc giáp da màu đen có trang trí hoa văn, để trần tay chân.

Bên này, 20 ngàn lính Liên Việt có 5000 lính Lê Dương Nhật, 5000 lính Đại Việt, 7000 lính Chiêm, 3000 lính dân tộc Tây Nguyên tuyển mộ từ các bộ lạc. Về vũ trang, lính Nhật, lính Chăm được trang bị súng trường 1402 – t3, súng shotgun 1404, lính Đại Việt trang bị 100 khẩu súng tiểu liên 1406, còn lại là súng trường 1406 cùng pháo các loại. Còn lính Tây Nguyên trang bị nỏ, kiếm và khiên tròn. Trong khi 17000 lính chính quy trang bị thuần 1 sắc quân phục đen, mũ sắt, giầy da thì những người lính dân tộc chỉ mặc áo chàm, đầu quấn khăn đỏ, quấn khố, đi đất, trông rất nhộn nhạo.

---------------

Xin phép được nói qua một chút về trang bị kiểu mới của quân Liên Việt, đầu tiên là về vũ khí. Súng trường 1406 là bản cải tiến của súng trường 1402 t3, phát triển theo kiểu súng bán tự động M1 Garand của Mỹ, ưu điểm so với súng 1402 là nhẹ, gọn, dễ mang vác, hỏa lực cao, độ chuẩn xác lớn, dễ tháo lắp và tầm bắn hiệu quả tốt. Với tầm bắn hiệu quả 402m, tầm sát thương tối đa là 600m, được lắp ráp thêm bộ trích khí ngang, khóa nòng lùi tự động, tốc độ bắn là 60 viên/ phút, băng đạn 5 viên, tốc độ đạn khoảng 600-800m trên giây, sử dụng đạn chuẩn hóa 7.62mm. Lúc này Liên Việt đã dùng thuốc súng không khói thay cho thuốc nổ đen, nên vấn đề khói súng cũng đã được giải quyết, súng đạn đang được tạo ra hàng loạt. Súng nặng 4 kg, chiều dài 1,1m, nếu gắn thêm lưỡi lê thì dài 1,5m.

Súng tiểu liên 1406 cũng là một thành công mới của hội Liên Việt, khi Văn và đội ngũ kỹ sư đã nghiên cứu ra khẩu súng tiểu liên đầu tiên. Thực ra, nó chẳng qua là phiên bản thu gọn của khẩu AK 47. Trước đây, hội Liên Việt chưa chế tạo súng máy đơn giản vì đạn dược không đủ để cung cấp, nhưng hiện tại đạn dược đã có thể chế tạo số lượng lớn, vì thế súng tiểu liên, đại liên cũng bắt đầu được chế tạo ra.

Súng nặng 4,2 kg, dài 94cm, băng đạn dài 42 cm, sử dụng đạn chuẩn 7,92mm, tốc độ bắn là 200 -300 viên/ phút, tốc độ đạn 600 – 800 m/s, có lắp bộ trích khí ngang, khóa nòng lùi tự động hoặc bán tự động. Phạm vi hiệu quả là 300m – 500m, băng đạn 30 viên.

Pháo hiện tại cũng đang dần dần thay đổi thành lựu pháo hạng nặng có rãnh nòng xoắn, khóa nòng sau, bắn đạn đầu có ngòi nổ, cỡ nòng chủ yếu là 20mm, 40mm, 50mm và 70mm. Nhược điểm của loại pháo hạng nặng này là... quá nặng. Một khẩu pháo phải 6 chiến mã mới có thể kéo được, di chuyển với tốc độ bằng với tốc độ bộ binh. Hiện đang có người kiến nghị dùng voi chiến để kéo pháo, nhưng bị chỉ huy mới được bổ nhiệm của đội tượng binh là Vũ Trường Xuân quyết liệt phản đối. Hơn nữa để triển khai một trận địa pháo phải mất gần 1 tiếng, bởi thế đại bác và súng cối vẫn tiếp tục được sử dụng như trọng hỏa lực chính trên chiến trường.

Về quân trang, quân phục đẹp thì có đẹp, nhưng việc không sử dụng giáp trụ khiến binh sỹ cảm thấy có chút không yên tâm. Nhưng đến khi phải vác những khẩu súng nặng 4kg, thêm đồ ăn, ba-lô hành quân, đạn dược... đến 10kg, hành quân trên những đoạn đường dài hoặc tác chiến thì bộ giáp nặng nề quả thật là ác mộng với lính Liên Việt. Tiếp đến là giày ống cao cổ. Việc về những đôi giày này rất buồn cười. Lính Liên Việt, mặc kệ là người Chăm, Nhật, hay Việt, 100% đã đi giày ống là bị... thối chân. Cứ buổi tối đi ngủ là trong quân doanh xộc lên một cái mùi thum thủm đến buồn nôn. Bởi vậy quân pháp của Liên Việt có thêm 1 điều: “Buổi tối đi ngủ phải rửa chân. Ai vi phạm lần 1 cảnh cáo. Lần 2 phạt giặt tất 1 tuần” Hình phạt thứ 2 đáng sợ hơn hình phạt thứ 1, đã có tên nhỡ quên 2 lần, bị phạt giặt tất rồi... ngất xỉu vào ngày thứ 2... khủng khiếp chưa.

Quân Liên Việt hành quân chủ yếu bằng 2 chân, vì thế bên cạnh đôi giày ống còn được phát thêm 1 đôi dép xăng đan dùng để hành quân, nếu không thì không thể nào chịu nổi những đợt hành quân đường dài. Cũng bởi lí do này mà quân lệnh cũng có thêm câu “Thay giầy! Thay!!!”

Từ cuối năm 1405, lính Liên Việt đã được biên chế lại thành tổ – đội – đoàn – sư – quân. Trong đó 1 quân đoàn gồm 4 sư đoàn, 1 sư đoàn gồm 10 đại đoàn 1 đại đoàn gồm 10 tiểu đoàn, 1 tiểu đoàn gồm 10 đội, 1 tiểu đội gồm 3 tổ và 1 tiểu đội trưởng, 1 tổ gồm 3 người. Như vậy ta có công thức sau 3 người 1 tổ, 10 người 1 đội, trăm người 1 tiểu đoàn, 1000 người một đại đoàn, 1 vạn người 1 sư đoàn và 4 vạn người 1 quân đoàn.

----------

Quay về với chiến trường sông Kiacak.

Trên một ngọn đồi nhỏ bờ Bắc sông, thiếu tá Trương Hà Minh dùng ống nhòm quan sát trận địa quân địch. Quân Khmer dàn trận bên kia sông, cách bờ sông khoảng 100m, ý muốn dụ cho quân Liên Việt qua sông rồi đánh úp, đem quân Liên Việt đẩy xuống sông. Minh cũng chưa vội cho quân vượt sông, mà lệnh cho binh sỹ đóng trại thổi cơm, đồng thời hạ lệnh pháo binh xây dựng trận địa, sẵn sàng ngăn cản quân Khmer vượt sông. Súng thần công, pháo cối và lựu pháo tầm bắn chỉ có chưa đến 1km, không thể bắn đến quân Khmer, chỉ có thể đợi pháo hạng nặng đến. Quân Khmer thấy quân Việt không có ý định vượt sông thì cũng rút phần lớn quân về, chỉ để lại 5000 lính tuần tra, theo dõi quân Việt.

Cầm cự nhau 2 ngày thì pháo binh hạng nặng cũng đến. 3 khẩu lựu pháo cỡ nòng 40mm, được kéo bởi 3 thớt chiến tượng, tầm bắn 2km hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu yểm trợ hỏa lực cho quân Liên Việt vượt sông. Sáng ngày 28-05, quân Liên Việt thổi cơm ăn sớm, rồi bắt đầu kiểm tra vũ khí đạn dược, chuẩn bị vượt sông. Đúng 6h, từ trận địa pháo trên đồi, 3 khẩu lựu pháo bắt đầu gào thét. Bên kia sông, từng cột lửa bốc lên, quân Khmer bị thổi bay lên trời, kêu khóc ầm ĩ.

Bên này sông, từng toán lính Liên Việt ôm theo những chiếc thuyền cáng sẵn sàng chờ lệnh, chỉ đợi pháo kích kết thúc là ào ào vượt sông. Thuyền cáng là những chiếc thuyền nan được đan bằng tre, dài khoảng 2,4m, rộng 0,8m. Chiếc thuyền này là chiến cụ chung của mỗi tổ, để dễ vận chuyển lính Liên Việt đặt 1 cái đòn gánh ngang thuyền, khiêng như khiêng cáng. Bên trong thuyền cáng để vũ khí cá nhân, ba lô, đạn dược, lương thực thuốc men...

Lính Liên Việt có một câu ca nói về tác dụng của chiếc thuyền cáng này như sau

“Đi đường làm cáng

Xuống nước làm thuyền

Xung trận thành khiên

Trời mưa làm lán”

Pháo kích kéo dài 5 phút, trút lên đầu quân Khmer gần 50 viên đạn pháo. Quân Khmer sợ hãi rút chạy đến cách bờ sông gần 2km mới dừng lại, nghe tiếng nổ đằng sau vẫn còn kinh hồn khiếp vía.

Bên này sông, thiếu tá Minh phất tay, lính Liên Việt ôm thuyền xông lên, ào ào vượt sông. Đầu tiên đặt chân lên bãi cát bờ Nam sông Kiacak là 200 lính hỗn hợp Nhật – Chăm, tiếp đó là mấy chục lính Tây Nguyên, lính Việt... sang đến bờ bên kia sau cùng.

5000 lính Việt – Chăm – Nhật – Tây Nguyên bắt đầu đào móc chiến hào, đóng cọc chăng dây thép gai bảo vệ trận địa, bảo vệ cho công binh làm cầu phao để đại quân vượt sông.

Tướng Khmer là Kjama thấy quân Việt vượt sông liền gọi phó tướng đến ra lệnh

- Saya, ngươi mang theo 2 vạn bộ binh, 10 thớt voi tấn công quân Việt cho ta.

Saya run rẩy đáp

- Tướng... tướng quân... quân Việt có loại pháo bắn xa, uy lực lớn, chỉ sợ mạt tướng chưa đến nơi đã bị bắn thành tro tàn rồi

- Đồ nhát gan – Kjama mắng – ngươi không thấy quân Việt vượt sông thì pháo lập tức ngừng bắn à. Bọn chúng sợ sát thương nhầm quân mình, ngươi chỉ cần áp sát quân Việt là không sao

- Tướng quân anh minh, mạt tướng xin đi ngay

- Khoan – Kjama gọi lại – đẩy lùi quân Việt xuống sông ngươi lập tức cho quân phân tán ra mà rút lui, nếu quân địch có bắn pháo thì cũng giảm bớt được tổn thất

Kjama không hổ là viên tướng dạn dày trận mạc, chỉ trong phút chốc đã tìm được cách chống đỡ pháo của Liên Việt

Saya hớn hở dẫn quân ào lên. Kjama cũng lệnh cho quân sỹ lùi lại 500m nữa rồi xây dựng doanh trại tạm thời.

Cả Kjama và Trương Hà Minh đều mong ngóng đến trận giáp chiến đầu tiên ở mặt trận phía Nam này.
break
Anh Rể Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Sắc, Sủng, Nữ Cường, Nam Cường
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc