Tắt Đèn Kể Chuyện Ma

Chương 21: Lời nói đầu

Trước Sau

break
Nói là kể chuyện ma,nhưng lần này chỉ bàn đến linh hồn trong văn hoá u minh của Trung Quốc,vì vậy, ngay khi đặt bút viết, tôi từng nghĩ đến việc đặt tên cho cuốnsách này là Bàn chuyện linh hồn. Nhưng khi chia sẻ với bạn bè, ai cũngphản đối, nói nếu đặt tên như thế, các hiệu sách nhất định sẽ xếp nó lên kệ dành cho các loại sách: Bàn về nhân sinh, Đàm đạo về tu dưỡng,… dễgây ra những hiểu lầm chồng chất cho lớp thanh niên có chí khí bây giờ.Ban đầu tôi cũng không thừa nhận, nhưng sau một hồi tra từ điển, đầu óctôi đã được mở mang, không chỉ hiểu được sự khác biệt giữa hai từ “linhhồn” và “hồn”, mà tôi cũng đã hiểu hai từ “hồn” và “linh hồn” không thểnói bừa bãi.

Ở thời cổ đại, “linh hồn” và “hồn” được sử dụng nhưnhau, nhưng trong tiếng Hán hiện đại, không thể tuỳ tiện sử dụng thaynhau đươc. Mấy chục năm trước, chúng ta có những mẫu câu thông dụng như“tư tưởng… là linh hồn…”, giờ vẫn được mọi người sử dụng, như “tư tưởngcủa người quản lý là linh hồn của doanh nghiệp”, “tư tưởng của… trưởnglà linh hồn của phòng…”,… Câu “… của… trường”, có thể điền vào dấu bachấm những từ như xưởng, hiệu, đội… không bao giờ có thể nhầm được.Nhưng nếu bạn thử thay hay từ “linh hồn” bằng từ “hồn”, sẽ khiến ngườinghe phải nổi da gà, bởi họ dễ dàng liên tưởng tới câu: “Xưởng trưởng là hồn ma của công xưởng”, và tiếp theo sẽ suy ra xưởng trưởng đã mất rồi.

Vì vậy, từ “linh hồn” trong khẩu ngữ hằng ngày thường có hàm ý khác. Nămmươi năm trước, tôi cũng ngờ nghệch không hiểu hàm ý này là gì, đángtiếc là không tìm từ điển để tra. Còn nhớ năm đó, trong giờ Chính trị,cô giáo đã đọc đi đọc lại một câu: “Chính trị là thống soái, tư tưởng là linh hồn”, tôi nghĩ mãi về hai từ “linh hồn” đó, nhưng vẫn chỉ mơ hồ,không biết nó là cái gì. Vì vậy, khi chỉ còn hai phút nữa là hết giờhọc, cô giáo đi xuống phía dưới lớp và hỏi: “Các em còn chỗ nào khônghiểu không?”, tôi đã giơ tay hỏi: “Thưa cô, linh hồn là gì ạ?” Sắc mặtcô giáo đột nhiên trở nên lạnh lùng, thoáng ngập ngừng, sau đó hùng hồnnói: “Linh hồn? Linh hồn chính là tư tưởng!... Ngồi xuống! Hết giờ!” Năm đó, bài thi môn Chính trị của tôi được sáu mươi điểm. Đấy là lần đầutiên tôi sẩy chân trong môn Chính trị, lần thứ hai khi đang học cấp ba,sự sẩy chân đó trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng không liên quan gì tớilinh hồn cả. Từ đó tôi đã hiểu, trong giờ học môn Chính trị tốt nhấtkhông nên đưa ra câu hỏi mà chỉ cần lắng nghe, học thuộc rồi đọc chongười khác nghe hoặc viết ra cho người khác xem là được.

“Linhhồn chính là tư tưởng!” Khi cô giáo dạy môn Chính trị thốt ra câu này,mặc dù mang chút tâm trạng nhưng câu này không sai. Trong Hán ngữ đại từ điển có năm cách giải thích cho từ “linh hồn”, một cách giải thích đólà “tinh thần, tư tưởng, tình cảm”. Nhưng sau này lại được một vài người tự cho mình là anh minh, giỏi giang diễn giải thành các câu cách ngônkiểu như: “Tư tưởng là một kiểu của linh hồn”, “Tư tưởng là liều thuốchay cho linh hồn”, khiến một vài người bắt đầu mất phương hướng. Rốtcuộc là tư tưởng của ai và linh hồn của ai đây? Không thể nói tư tưởngcủa mình chính là một kiểu khác và là vị thuốc tốt cho chính tư tưởngcủa mình được.

Chuyện càng nói càng xa, tóm lại một câu, từ “linh hồn” mà bây giờ mọi người hay nói không phải là “hồn” trong những câuchuyện ma quỷ mà chúng ta thường được nghe. “Hồn” nếu nói văn vẻ mộtchút, thì chính là “hồn linh”. Mà “linh hồn” có lẽ đã trở thành đề tàito lớn trong kho từ vựng ngày nay rồi. Còn về “hồn”, chẳng qua chỉ là“hồn” trong Tiêu dao luật mà Hán Hiến Đế xui xẻo đã hát thôi. Vì vậy,cuốn sách này chính là muốn nói tới “hồn” đó, khẳng định lại mội lầnnữa, nội dung cuốn sách này đề cập đến “hồn” chứ không phải “linh hồn”.

Nhưng “hồn” này cũng không dễ bàn, theo cách nói của những người già thì conngười sống có hồn, mà chết cũng có hồn. Vậy chúng ta muốn bàn tới “hồn”của người sống (tức sinh hồn) hay là hồn của người chết (tức quỷ hồn)đây?

Thực ra, những người bình thường khi sống, đại đa số khôngai quan tâm tới “hồn” của mình vì mình còn có những vấn đề quan trọnghơn như ăn uống, quan hệ nam nữ…

Bạn bè gặp nhau, thăm hỏi chủyếu là có khoẻ không, tinh thần thế nào, chu đáo hơn thì là mắt có bị mờ không, chân còn nhanh nhẹn không, chứ chẳng có ai hỏi: “Hồn của cậu cókhoẻ không?” cả. Chỉ có những nhà đạo đức học, nhà tôn giáo và các chính trị gia là có thể có ngoại lệ, nhưng thứ mà họ quan tâm là “hồn” củangười khác, còn về “hồn” của mình thì dường như chẳng để ý lắm. Vì vậy,thường xuyên xảy ra chuyện thế này, thiện nam tín nữ bị người thuyếtgiáo khuyên hoặc lừa lên thiên đường, nhưng bản thân người thuyết giáolại phải xuống địa ngục, điều này cũng có thể do bản thân người đó không cẩn thận sẩy chân, nhưng đại đa số là vì họ cảm thấy ở dưới đó tốt hơn.

Còn về việc con người sau khi chết thật sự, thì ngoài hồn ra chẳng có thứgì khác nữa, nói một cách chính xác hơn thì quỷ hồn và u linh, thực rađã là dị vật, tức là “hồn” rồi. Một hồn đang phải chịu án chờ Diêm Vương phán xét, không thể tự chủ nữa, lúc này có muốn quan tâm, muốn tịnhhoá, muốn cải tạo,… nói gì cũng vô ích. Hồn này một khi đã “dị hoá”thành quỷ, liền mang theo nghiệt duyên ở nhân thế, giống như một lớp davậy, không sao gọt hết, luật dưới âm phủ chỉ có trừng phạt, không có cải tạo, mà trừng phạt cũng không bao giờ rửa hết được tội nghiệt. Nếunhững hồn này còn chưa uống canh mê hồn thì họ sẽ luôn nghĩ đến việc giá như kiếp trước mình sống tử tế hơn thì đã không đến nỗi này rồi.

Nghĩ đi nghĩ lại, lúc hồn được người ta quan tâm nhất, có lẽ chính là thờikhắc giữa sự sống và cái chết, là người mà không phải người ấy, cũngchính vì cho dù hồn có chạy, có trốn, hoặc bị trộm mất, bị lừa mất bịbắt mất, nhưng vẫn chưa rơi vào quãng thời gian trước khi trở thành dịvật.

Còn sống hay đã chết, đây là hai việc đối lập, nhưng liệu có tồn tại một cảnh giới không sống mà cũng chẳng chết không? Sống làngười, chết là ma, nhưng liệu có người nào ở trong trạng thái không phải người mà cũng chẳng phải ma không? Ổn định trường kỳ thì chắc chắnkhông có, nhưng tạm thời hoặc một thời gian ngắn thì không nơi nào không có, những trường hợp này ví dụ như hôn mê, phát điên, xuất thần, mấthồn,… Sau khi hồn rời khỏi xác, nằm lại đó là một thể xác không sống màcũng chưa chết, còn phiêu du bên ngoài là một du hồn không phải âm cũngchẳng phải dương. Hình thần tương ly, nhưng cũng không hoàn toàn đoạntuyệt quan hệ, chỉ cần có điều kiện thích hợp, chúng vẫn hợp làm một.Đấy chính là những “hồn” mà tôi muốn nói tới, bàn tới.

Ngoài racũng có một lượng lớn những hồn ở trạng thái từ sáng vào tối, cũng chính là muốn nói con người sau khi chết, hồn của họ sẽ thoát khỏi thể xác,bất luận đi một mình hay thành đôi thành cặp với những hồn khác dưới âmphủ, thì cũng là trên đường đi “gặp Diêm Vương”. Nhưng chỉ cần họ chưavào Quỷ môn quan, hoặc vào Quỷ môn quan rồi nhưng chưa bị nhập hộ tịchdưới âm phủ thì vẫn chưa được coi là hồn “hợp pháp”. Giống như cuối đờiMinh, một vị nào đó đã viết câu đối dán ở cửa điện Diêm Vương như sau:“Nếu chưa thành quỷ án, chưa vào cửa thì vẫn có cơ hội hồi sinh”, bởinếu đột nhiên có công văn gửi xuống, nói là bắt nhầm hoặc tự người ấytìm được bạn bè thân thiết, gặp được người quen dưới đó thì hồn của họcó thể được trả về dương gian nhân lúc thể xác còn chưa bị thối nát.Trạng thái lúc này nếu nói là tử vong, thì nói là hình thần tương ly sẽhợp lý hơn, chết hay sống còn chưa chắc chắn, giống như những “nghiphạm” trên nhân gian. Hồn ở trạng thái này, cũng được tính là một trongnhững vấn đề sẽ được đề cập tới trong cuốn sách.

Phạm vi đề cậpđến thì nhiều, nhưng không phải nội dung nào trong phạm vi ấy cũng đượcnói đến. Do sự nghiên cứu có hạn, cũng chỉ có thể nghĩ được đến đâu thìviết đến đấy thôi. Nhưng cũng có những đề mục, ví dụ như Mộng hồn, tàiliệu về mộng hồn rất nhiều, chỉ sợ khi đề cập đến thì cuốn sách nhỏ nàykhông thể nói hết được, nên không đưa vào nội dung. Đương nhiên, cũng có những việc liên quan đến hồn mà ngay từ đầu không nằm trong dự định của tôi, nếu như cảm thấy thú vị, ví dụ như “Di hồn đại pháp” thay tim tẩynão rồi mà vẫn còn ghê gớm, lợi hại chẳng hạn, cũng không phải không nói đến, có điều nó là ngoại lệ mà thôi.

Cũng có thể sẽ có độc giảcho rằng, nói về hồn thì thà nói về ma còn thú vị hơn. Thực ra cũng chưa chắc, nếu chỉ nói ma mà không đề cập tới hồn thì nó giống hệt Hà điểnvậy. Có điều cuộc sống trên nhân gian thay đổi, chuyện ba cửa hàngchuyển vào trong quỷ cốc, ngoài những người có sự ham thích đặc biệthoặc là chút khoái cảm nhất thời đối với khái niệm địa ngục thì có thểnói còn kém thú vị hơn cả chuyện nhân thế. Mà một khi có thêm “hồn” vào, kết nối hai thế giới âm dương với nhau, ba nick QQ có thể diễn một vởkịch rồi.

Đương nhiên, giống như tôi đã nói ở trên, hồn khiếnngười ta để ý, chỉ bởi vì nó đã lìa khỏi xác. Nhưng nếu hồn không ởtrong xác, phiêu du vô định, thân không có hồn chủ, đối với con người mà nói, không nghi ngờ gì việc họ đang rơi vào một giai đoạn bất hạnh.Nhưng nếu giống những vở bi kịch trên sân khấu, hiện thực bất hạnh đượcnghệ thuật hoá một cách lãng mạn, cho dù tác giả không hề có ý “vui mừng trong hoạn nạn” thì kết quả lại khiến người xem có cảm giác như đangthưởng thức. Vì vậy, trong một vài câu chuyện dân gian và tác phẩm vănhọc, có những tình tiết kỳ diệu trong cuộc sống bất hạnh ấy.

Không chỉ dừng lại ở đây, trong những câu chuyện về thế giới u minh được lưutruyền trên nhân gian, luôn có một chủ đề mang “tính nhân dân”. Cho đếntận đầu đời thanh thì Bồ Lưu Tiên đã đưa ra một quan điểm rõ ràng, đólà: “Sống bị ràng buộc, chết không cấm kỵ!” (Con gái Lỗ Công) hoàn toàntương phản với các loại thể chế chuyên chế của hệ thống minh phủ. Trongvăn hoá u minh của người dân, quỷ hồn được tự do hơn sinh hồn, dường như con người khi đã chết thì hồn sẽ thoát khỏi “lưới hồng trần”, được giải thoát, những thứ như môn đệ, lễ giáo, pháp chế… không còn ràng buộcđược họ nữa. Thế là họ có thể thoải mái yêu đương, kết hôn, thậm chí còn có thể vô duyên vô cớ báo thù lũ tham quan vô lại trên trần gian… Cóthể nói, trong một bộ phận những câu chuyện ma, chúng ta thỉnh thoảngcòn đọc được “nhân tính” thật sự, rất hiếm gặp trong những “câu chuyệnvề con người”! Nhưng cùng với việc âm phủ được xây dựng và dần hoànthiện, nó chiếm lĩnh không gian sống của con người trên dương thế thì sự tự do của quỷ hồn ngày một hẹp lại. Kiểu vừa có thể thoát được lễ giáophiền hà trên nhân gian, lại chưa phải hồn nằm trong pháp chế dưới địaphủ ấy, chỉ có thể thường gặp trong trạng thái “ly hồn”.

Trongnhững câu chuyện về âm phủ của Liêu trai chí dị, đề tài “ly hồn” rất cảm động. Hồn của những cặp đôi nam nữ đa tình nhưng phải sinh ly tử biệtkhiến người ta phải xót xa, rồi những chuyện như tráng sĩ trên nhân gian xuất hồn đi xuống âm gian, báo thù những kẻ hống hách khiến người taphải ngẩn ngơ.

Tôi nói tới những điểm tốt của hồn, không phải vìmuốn quảng cáo cho cuốn sách này. Chữ nghĩa thì cũng bày cả ra đây rồi,một đề tài hấp dẫn như thế, những độc giả muốn đọc truyện ma, hoặc muốnđọc những câu chuyện ma khủng bố, cũng vẫn cảm thấy rất vô vị. Mặc dùnội dung có nhiều tình tiết hơn cuốn sách trước, thiếu phần nghị luận và dẫn văn, nhưng ngòi bút thiên tài hết thuốc chữa này vẫn chưa được cảithiện là bao, mặc dù kể chuyện không phải là nội dung chính của cuốnsách này, nhưng cũng là một phần cần thiết. Vì vậy, đối với những độcgiả hiểu lầm đây là một cuốn truyện ma mà phải mất tiền oan, tôi cũngchỉ biết nói lời xin lỗi thêm lần nữa. Mặc dù khi bày tỏ tình cảm tôithường ngượng ngùng không dám mở miệng, cảm thấy giống trò hề của nhữngdiễn viên trên sân khấu báo đáp lại tiếng vỗ tay của khán giả ở phíadưới, nhưng cuối cùng vẫn phải lấy hết dũng khí, nói lời cảm ơn vớinhững nhà phê bình và những độc giả, bạn bè đã quan tâm tới cuốn sáchtrước của cuốn này. Đó hoàn toàn không phải vì sự khen ngợi quá mức củahọ, mà nhờ những bình luận của họ khiến tôi có cảm giác vui mừng như tâm linh tương thông. Điều này đương nhiên cũng chính là nguyên nhân chủyếu cổ vũ tôi viết tiếp đề tài này.
break
(Cao H)Câu Dẫn Cầm Thú Giáo Sư Nhà Bên
Ngôn tình Sắc, Sủng, HIện Đại
Cô Nàng Livestream Web Người Lớn
Ngôn tình Sắc, Sủng
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc