Từ Bình Dư nếu theo sông mà đi ước chừng hai ngày thì tới khu vực tiếp giáp giữa Dĩnh Xuyên và Nhữ Nam.
Bởi vì lỡ huyện Định Dĩnh nên đoàn người Điển Vi phải nghỉ đêm ở Hắc Lư giản.
Hắc Lư giản cũng là đầu nguồn của sông Ý Thủy.
Mặc dù nơi này cách Định Dĩnh không xa nhưng Điển Vi lại không muốn đi tiếp.
Trước kia y hộ tống Tào Tháo nên cũng không để ý nhiều.
Có điều bây giờ Điển Vi độc hành liền phát hiện trong huyện thành rất hỗn loạn.
Bởi vì thân phận bị lộ cho nên đi ra khỏi Bình Dư, những nơi đi qua, quan viên đều nghênh đón.
Cho dù Điển Vi không muốn tiếp xúc với họ nhưng cũng chỉ biết nhẫn nại.
Dù sao thì con đường làm quan cũng còn phải rất nhiều lễ nghi.
Nhưng một hai lần thì y còn chịu được, nhiều lần hơn khiến cho Điển Vi cảm thấy khó chịu... Cái chuyện nghênh đón, hàn huyên, cho dù Điển Vi không vào thành cũng mất rất nhiều thời gian.
Điển Vi đang rất nhớ nhà nên thật sự không thể chậm chễ được.
Bỏ không nghỉ đêm ở Định Dĩnh đối với Tào Bằng mà nói cũng chẳng có vấn đề gì. Đối với hắn thì dãi nắng dầm sương cũng đã qua, ăn ngủ ngoài núi cũng đã từng.
Hơn nữa, Mãn Sủng còn cho người đi theo, quan tâm tới ăn uống, nghỉ ngơi của Điển Vi nên gã cũng không phải bận tâm.
Tới đêm, đoàn người đã hạ trại xong ở Hắc Lư giản.
Điển Vi kéo Vương Mãnh tới ngồi bên đống lửa nói chuyện.
Cả hai người đều là thô lỗ cho nên thường xuyên nói chuyện với nhau. Đặng Phạm thì bị Vương Mãi kéo sang một bên luyện võ.
Hạ Hầu Lan cười cười, thi thoảng còn chỉ điểm cho hai người một chút. Võ nghệ của Hạ Hầu Lan không quá xuất chúng nhưng cũng được danh sư chỉ điểm nên con mắt không hề tầm thường.
Tào Bằng dạy cho Đặng Phạm, Vương Mãi những thứ đó phải nói hơi vượt quá mức quy định.
Thế cho nên hai người Vương Mãi khắc khổ tu luyện cho tới bây giờ nhiều cái vẫn chưa biết rõ.
Cũng như vậy, Tào Bằng thì để cho họ tự lĩnh ngộ còn Hạ Hầu Lan thì giảng giải tất cả những đạo lý rõ ràng.
Đều là người luyện thương, về mặt này Hạ Hầu Lan hoàn toàn có tiếng nói.
Còn những người khác thì ở bên nhìn hai tên tiểu tử luyện thương.
Đặng Cự Nghiệp thì bận rộn cùng với Hồng nương tử nhóm lửa nấu cơm.
Bất ngờ nghe thấy tiếng trầm trồ khen ngợi, cả hai vợ chồng đều vui mừng.
Theo suy nghĩ của họ, thì con của họ đang bước trên đường lớn. Tào Bằng kéo Tào Cấp vào trong trướng.
Hắn cầm một đống "thiên thư" giảng giải cho Tào Cấp.
Với khoa học kỹ thuật của những năm cuối thời Đông Hán, đặc biệt là kỹ thuật đánh đao, Tào Bằng cũng không có cách nào giảng giải chi tiết.
Đặc biệt sau này, khoa học kỹ thuật phát triển, thời đại máy móc khiến cho đao kiếm ngoài chợ đều dùng máy móc để rèn nên, còn kỹ thuật rèn đao truyền thống thì từ từ bị lãng quên.
Mặc dù có một vài người muốn phục hưng nghề truyền thống, ngụy trang công nghệ nhưng cũng chỉ là treo đầu dê bán thịt chó.
Tào Bằng giảng giải mấy thứ này phần lớn chỉ là những cái bình thường.
Bản thân hắn cũng không hiểu rõ, chỉ biết nói một cách đại khái.
Nhưng đối với Tào Cấp về mặt này lại rất am hiểu vì vậy mà chỉ một ý tưởng đơn giản sẽ nảy sinh trong đầu y cả một quá trình. Tào Bằng giảng giải thật ra chính là phương pháp rót thép để rèn thiết đao.
Sau Tam quốc chừng hai trăm năm, phương pháp nung thép từ từ được thay thế bằng phương pháp rót thép.