Tháng giêng năm Kiến An thứ hai, cũng là ngày đầu tiên của năm mới.
Quan Tư Không Tào Tháo - Tào Mạnh Đức chia binh làm hai đường, chinh phạt Uyển Thành.
Đệ đệ trong tộc của Tào Tháo là Gián Nghị đại phu Tào Hồng tự mình xuất binh từ quận Côn Dương thuộc Dĩnh Xuyên, công phá Diệp huyện. Quân tiên phong tiến về Đổ Dương, Trĩ huyện. Tân nhậm Hà Nam là Hạ Hầu Đôn xuất binh từ huyện Phòng Sơn ở Nhữ Nam theo sông Nhữ thủy mà đi. Tới ngày mùng hai đã tới núi Trung Dương, tấn công huyện Vũ Âm.
Huyện lệnh Vũ Âm là Thành Nghiêu không đánh đầu hàng.
Tào Tháo tự mình lĩnh trung quân, tiến theo sau.
Bình Lỗ hiệu úy Vu Cấm giữ hậu quân, trông coi việc lương thảo quân nhu.
Trong lúc nhất thời, quận Nam Dương hỗn loạn, bầu không khí sặc mùi chiến tranh.
Đối với việc xuất binh lần này của Tào Tháo, Tào Bằng đã đoán trước.
Hơn nữa hắn cũng biết rõ, lần này Tào Tháo đánh tới Uyển thành sẽ nhận lấy thất bại, bởi vì bên cạnh Trương Tú còn có một nhân vật đáng sợ.
Người đó cũng là một thần tượng mà Tào Bằng hết sức sùng bái đó là Giả Hủ - Giả Văn Hòa.
Tào Bằng rất muốn nói cho Tào Tháo rằng sau khi tới Uyển thành thì đừng có tham sắc đẹp nếu không sẽ gặp phải chuyện không hay.
Nhưng vấn đề rằng làm sao mà hắn có thể báo cho Tào Tháo.
Ai có thể tin để cho hắn được tiếp cận với Tào Tháo?
Nên nhớ rằng hiện giờ Tào Tháo phụng mệnh thiên tử sai khiến chư hầu, có thể nói là một người đứng đầu cả nước. Ngay cả Hoàng Xạ mà Tào Bằng còn không gặp được thì làm sao có thể gặp Tào Tháo? Đó là lý do lúc trước hắn phản đối việc đi nương tựa vào Tào Tháo. Không có người tiến cử, bọn họ rất khó có được chỗ đứng. Tào Tháo cũng được xưng tụng là chiêu hiền đãi sĩ, hơn nữa dùng người không để ý tới xuất thân nhưng ít nhất thì người đó cũng phải có chút danh tiếng.
Hắn muốn tiếp cận với Tào Tháo quả thật là quá khó...
Đặng Tắc lĩnh một trăm bộ trang bị đầy đủ áo giáp và binh khí, trở về đồn Nghĩa Dương.
Thậm chí bản thân còn chưa kịp thở liền bị Ngụy Diên kéo vào trong trướng, bàn luận sự tình. Cho dù thế nào thì Đặng Tắc cũng là tiết tòng của Nghĩa Dương. Nếu Nghĩa Dương phải xuất chinh thì chuyện Đặng Tắc bận rộn là điều đương nhiên.
Trong binh pháp Tôn Tử đã nói: Một khi đã dùng binh thì chiến xa ngàn chiếc, xe vận chuyển ngàn chiếc. Quân đội mười vạn, vận lương đi xa ngàn dặm, chi phí tiền phương, hậu phương, chi phí đãi sứ thần, chi phí cho xe cộ quân trang thì ngày phải tốn tới nghìn vàng mới có thể duy trì được mười vạn quân hùng mạnh.... Đồn Nghĩa Dương không đủ trăm người, nhưng phải xuất chinh thì cũng cần chuẩn bị rất nhiều, các loại tài liệu cùng với các loại vật tư phải chuẩn bị cẩn thận mới có thể xuất phát. Cho dù là từ thành Cửu Nữ tới Uyển thành thì nhanh phải tới hai ngày mà chậm thì ba ngày đều tốn rất nhiều sức.
Đây chính là nhiệm vụ của tiết tòng.
Cuối cùng thì Ngụy Diên mới cảm nhận được tác dụng của một vị quan phụ tá.
Cái tình hình rối loạn không còn diễn ra nữa, không cần phải tới sự quan tâm của y mà Đặng Tắc sẽ thu xếp ổn thỏa.
Sau khi đăng ký binh khí áo giáp liền nhanh chóng phát ra, đồng thời thu hồi binh khí và áo giáp cũ, sau này sẽ trả lại cho cấp quân Tư Mã. Còn chuyện cấp quân Tư Mã sẽ sửa chữa hay vất bỏ thì không liên quan gì tới Đặng Tắc.
Sau khi nhanh chóng làm xong chuyện đó, Đặng Tắc lại bắt đầu chuẩn bị cho chuyện xuất chinh.
Từ việc nhổ trại như thế nào, trên đường đi nghỉ ngơi ra sao cùng với một loạt những công việc vụn vặt khác đều phải chuẩn bị cẩn thận.
Sau khi làm xong hết tất cả những việc đó, trở về được trướng thì cũng đã nửa đêm.
Đặng Tắc cảm thấy mỏi mệt, nên vừa mới ngả ra giường, hai mí mắt đã díu vào nhau.