Tào Tặc

Chương 361: Lưu Bị vào Kinh Châu

Trước Sau

break
Đi Dĩnh Xuyên, chỉ là ý nghĩ này sinh tạm thời.

Tào Bằng cũng sợ Bàng Thống rời đi bất ngờ, dứt khoát muốn đi cùng ông ta.

Nghe nói, vị lão phu nhân đó rất hung dữ. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trình Dục giả danh Từ Thứ lừa lão phu nhân từ Dĩnh Xuyên tới Hứa Đô, Từ Thứ đành phải rời xa Lưu Bị. Nào có hay rằng, lão phu nhân sau khi biết mình bị mắc mưu, ngay lập tức vô cùng giận dữ. Sau khi chửi mắng Từ Thứ một trận thậm tệ liền tự sát, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau.

Còn như chuyện xưa có suy diễn hay không, Tào Bằng cũng không thể hiểu hết.

Nếu chẳng may vị lão phu nhân đó có ác cảm với Tào Tháo, Tào Bằng mà chạy tới chẳng phải tự mình đến chịu tội hay sao?

Có Bàng Thống đi theo, vừa lúc có thể làm tấm bình phong che chắn cho hắn. Cho dù lão phu nhân có bất mãn với Tào Tháo, Tào Bằng cũng có cớ liên hệ với lão phu nhân.

- Con muốn đi Dĩnh Xuyên?

Tào Cấp cười mà như không nhìn Tào Bằng.

- Đúng vậy, cha có gì muốn dặn dò con?

Tào Cấp cười nói:

- Vừa vặn, nhạc phụ con định cư ở Dĩnh Xuyên, muốn tìm nơi ở ở bên đó, con cùng đi với ông ấy nhé.

Hoàng Thừa Ngạn muốn định cư ở Dĩnh Xuyên?

Chuyện này quả thực có phần vượt ra ngoài dự đoán của Tào Bằng.

Tình cảm gắn kết nơi quê cha đất tổ của cổ nhân rất nặng, cái gọi là cố hương khó rời xa, rất ít người bằng lòng rời đi.

Nhưng ngẫm nghĩ, dường như lại rất bình thường. Gia Cát Lượng không phải người Nam Dương, đường đường là Gia Cát ở Ngân Đô cũng là một đại tộc, cũng không phải vì chiến loạn mà dời nhà đi. Giang Hạ kia cũng không yên ổn, càng không nói đến Tôn Quyền như hổ đói rình miếng mồi Giang Hạ, sớm muộn rồi cũng sẽ xảy ra chiến loạn.

- Ta cũng chỉ có một vợ nên không đông con cái, cho nên cũng không phải tính toán gì nhiều. Ta chỉ có đứa con gái Nguyệt Anh này, sau này gả vào nhà họ Tào các con rồi, sợ rằng khó mà gặp mặt được. Ta nghĩ đi nghĩ lại thấy A Phúc nói cũng rất có lý. Giang Hạ bên đó không có gì quá lưu luyến, đơn giản là quá xa. Dĩnh Xuyên ư, cũng hợp ý ta…

Giả vờ giả vịt, thích giả vờ giả vịt thì ông ta cứ việc!

Nếu ông ta không chuẩn bị chuyển nhà, vậy thì cần gì phải mang vợ con đến?

Tào Bằng không vạch trần Hoàng Thừa Ngạn, chỉ cười cười, gật đầu đồng ý.

Hoàng Thừa Ngạn định cư ở Dĩnh Xuyên cũng không phải chuyện xấu gì. Với Tào Bằng mà nói, dường như chỉ có lợi mà không có hại, cần gì phải làm khó người ta chứ?

- Nhạc phụ định khi nào đi Dĩnh Xuyên?

- Việc này bố trí sớm thì tốt, ngày thành hôn của con và Nguyệt Anh đã được định, phải sắp xếp nơi ở tốt trước ngày cưới, nếu không, ngày mai phải đi ngay.

Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, gật đầu đồng ý.

- Nhạc phụ nói rất đúng, vậy sáng sớm ngày mai sẽ đi. Nhưng mà, con vẫn muốn đi bẩm báo với Tư Không, dù sao đến Dĩnh Xuyên ít nhất cũng phải mất hơn mười ngày, con phải báo cáo với Tư Không và Tuân Thượng Thư.

Tào Bằng bây giờ đã biết đối nhân xử thế, lần này đi sẽ phải hơn mười ngày, quả thực là có hơi lâu.

Hoàng Thừa Ngạn nói:

- Vậy con nhân tiện đi nói với Hưng Bá một tiếng, nói với y những đồng khách y giao cho ta năm xưa, ta đã đưa đến Hứa Đô cho y rồi.

- Được!

Tào Bằng chắp tay thi lễ, rời khỏi đại sảnh.

Cam Ninh hiện tại đã là Phó đô đốc của Hổ Báo kỵ, đã có chỗ ở của riêng mình.

Sau khi Tào Bằng rời khỏi Tào phủ, đầu tiên là đi đến nơi ở của Cam Ninh. Nhưng Cam Ninh không có nhà, có lẽ lại tập luyện trong doanh địa của Hổ Báo kỵ.

Y vẫn độc thân, tuy có nhà ở Hứa Đô nhưng đa số thời gian vẫn là thích ở trong doanh trại hơn.

Tào Bằng dặn dò môn đinh một tiếng, liền vội vã rời đi, vội đến Tư Không phủ.

Nghe nói Hoàng Thừa Ngạn muốn định cư ở Dĩnh Xuyên, Tào Tháo cũng thật cao hứng. Ông ta coi trọng không phải điều gì khác mà chính là danh tiếng và uy tín của Hoàng Thừa Ngạn ở Kinh Châu.

Ngay cả danh sĩ Kinh Tương cũng nguyện được ở dưới quyền của ông ta, vậy chẳng phải Tào Tháo biết cách thống trị hay sao?

Cho nên, Tào Tháo sau khi khen ngợi lại hỏi thăm cụ thể một chút về ngày thành hôn của Tào Bằng.

Tào Bằng nói:

- Gia phụ và nhạc phụ dự định mùa mưa năm sau, bình thủy sinh sôi, chim sen hót phất nhẹ cánh, chim đầu rìu hạ xuống hàng dâu, đúng là ngày tốt lành.

- Ừm, vậy cũng tốt, thời gian vẫn còn nhiều, có thể đủ để chuẩn bị chu toàn.

Tào Tháo gật đầu cười.

- A Phúc, thành thân xong là thành người lớn rồi. Sau này nhất thiết không thể tùy tiện như thuở trước.

Trong lời nói lộ rõ sự quan tâm, lo lắng sâu sắc của người trên với người dưới.

Tào Bằng đương nhiên hiểu ý của Tào Tháo, trong lòng không khỏi cảm động, chắp tay nói:

- Cháu nhất định nhớ kỹ những gì thúc phụ đã dạy bảo.

- Không phải dạy bảo gì cả, chỉ là nhắc nhở một chút thôi. Từ khi đại chiến chấm dứt tới nay, ta vẫn luôn muốn tìm cơ hội để nói với cháu, đáng tiếc là vẫn chưa có cơ hội. A Phúc, cũng nên nói thêm, cháu lần này đã lập được công lớn, kết quả lại… Ta không ngại nói rõ với cháu, trong vòng hai, ba năm, ta sẽ không trọng dụng cháu, mong cháu hiểu được.

Về việc này, Tào Bằng sớm đã có chuẩn bị.

Dù sao lần này hắn xích mích với Phục Hoàn, làm ầm ĩ thật sự là vô cùng lớn.

Nếu không phải hắn quá may mắn, được Khổng Dung đứng ra nói giúp với phe thanh lưu (những người có học), chỉ e rằng bây giờ đã sứt đầu mẻ trán, thân vùi trong lao ngục.

Nhưng dù là như vậy, muốn quật khởi, cũng không phải là việc có thể làm trong chốc lát.

Tào Tháo phải suy xét đến thể diện của nhà Hán, nếu lập tức để Tào Bằng quật khởi, chẳng phải là trắng trợn đánh thẳng vào mặt thiên tử nhà Hán hay sao?

Tuy nhiên, ông ta cũng phải trấn an Tào Bằng một chút, để tránh việc Tào Bằng oán giận trong lòng. Sau một lát trầm ngâm, ông ta cầm một quyển sách trên án thư lên, đưa cho Tào Bằng.

- Cầm lấy đi, xem qua một chút.

- Đây là…

Tào Bằng nghi hoặc nhận quyển sách từ trong tay Tào Tháo, chỉ thấy bìa sách viết mấy chữ "Bản đồ Mạc Bắc".

Chỉ nhìn tên sách, Tào Bằng đại khái có thể đoán ra nội dung của quyển sách này, phần lớn là có liên quan đến Tây Vực Mạc Bắc. Chỉ có điều, Tào Bằng không rõ vì sao Tào Tháo lại phải đưa cho hắn quyển sách này. Nhưng Tào Tháo không nói, Tào Bằng cũng không tiện hỏi. Hắn nghĩ Tào Tháo tuyệt đối sẽ không vô duyên vô cớ đưa quyển sách này cho hắn, nhất định ông ta có lý do. Cụ thể là có ý gì? Có lẽ đợi đến khi thời cơ chín muồi, Tào Tháo mới có thể nói cho hắn biết.

- Cháu về nhất định sẽ nghiên cứu thật kỹ.

- Đi đi… Ta sẽ nói với Tử Văn và Thương Thư, mấy ngày này tạm thời cứ về nhà đã.

- Vâng!

Tào Bằng khom người rời khỏi thư phòng.

Còn Tào Tháo thì ra sau án thư, cầm một quyển sách lên.

Tiểu Đề Oanh, năng cứu phụ

Kiến Văn Đế, phế nhục hình.

Thái Văn Cơ; Năng biện cầm.

Bỉ nữ tử; Thả thông mẫn.

Nhĩ nam tử; Đương tự cảnh.

(Tiểu Đề Oanh, có thể gặp Văn Đế cứu cha, phế bỏ nhục hình.

Thái Văn Cơ, được tiếng đàn

Con gái kia, còn sáng suốt.

Mày con trai, trẻ làm nên.)

Đây là nội dung "Tam tự kinh" Tào Bằng đã làm. Nguyên văn là Thái Văn Cơ có thể biện cầm, Tạ Đạo Uẩn có thể ngâm vịnh nhạc.

Tuy nhiên Tạ Đạo Uẩn lúc này vẫn chưa sinh ra, vì vậy Tào Bằng lợi dụng Đề Oanh thay thế vào đó. Từ thời Hán, Đề Oanh thật sự đã tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng lớn. Nàng vốn là nữ nhi của danh y Tây Hán Thuần Vu Ý, vì cứu phụ thân, lên lớp giảng đạo cho Hán Văn đế Lưu Hằng, bởi vậy Lưu Hằng hủy bỏ nhục hình. Chuyện này trong lịch sử Tây Hán, quả thật là chỉ có một… Dùng Đề Oanh thay thế cho Tạ Đạo Uẩn cũng không thể xem như một chuyện xấu.

Về phần Thái Chiêu Cơ, đó là con gái của Thái Ung, người đời sau tôn kính gọi nàng là Thái Văn Cơ.

Kiến An tháng mười hai năm thứ năm, đại chiến Quan Độ đã chấm dứt được năm tháng, nhưng sóng gió dư âm vẫn chưa bình lặng.

Tào Tháo đại thắng Viên Thiệu, danh tiếng trong chốc lát lên cao. Điều này cũng khiến cho các chư hầu không khỏi phát sinh tâm lý sợ hãi, trong đó sợ hãi nhất có lẽ là Lưu Biểu.

Nhớ ngày đó, Viên Thiệu tuyên bố sẽ thảo phạt Tào Tháo.

Lưu Biểu là người đầu tiên tỏ ý đồng tình, cũng lớn tiếng mắng Tào Tháo là "Hán tặc"… Từ đó về sau, Viên Thiệu xuất binh Lưu Biểu chậm chạp di chuyển. Không biết làm sao Trương Tú trấn thủ Uyển Thành, chặn đường ra của Lưu Biểu công phạt Tào Tháo. Đồng thời, Tôn Quyền ra lệnh cho Chu Du đóng quân ở Sài Tang, thèm thuồng nhìn đau đáu về phía Giang Hạ.

Nguyên tưởng rằng, Viên Thiệu thế lớn, Tào Tháo tất sẽ bại.

Vậy mà chỉ một trận chiến Quan Độ, toàn quân của Viên Thiệu gần như bị tiêu diệt, phải lui về Hà Bắc.

Lưu Biểu bắt đầu lo lắng.

Mấy lần đối địch với Tào Tháo, hai người sớm đã nhẵn mặt.

Thêm nữa trước đây ông ta vì để cổ vũ thanh thế của Viên Thiệu, đã mắng chửi Tào Tháo, cũng làm cho quan hệ giữa ông ta và Tào Tháo trong chốc lát không thể cứu vãn lại được.

Tào Tháo hiện giờ án binh bất động ở Hứa Đô, hưởng thụ thành quả thắng lợi của đại chiến Quan Độ. Nhưng Lưu Biểu lại cảm thấy vô cùng căng thẳng, sợ Tào Tháo sẽ xuất binh tấn công Kinh Châu.

Cùng với sự chậm chạp của thời gian trôi qua, Tào Tháo không tỏ ý muốn công phạt Kinh Châu.

Nhưng càng như vậy, Lưu Biểu lại càng lo lắng.

Sự trầm lặng của Tào Tháo tạo nên áp lực tâm lý vô cùng lớn với Lưu Biểu…

Kinh Châu thế tộc cũng chia thành hai phái. Một phái cho rằng nên giao hảo với Tào Tháo, một phái khác thì cho rằng, Tào Tháo là quốc tặc, phải khởi binh thảo phạt. Tóm lại, hai phái đều có lý lẽ của riêng mình, cả ngày bàn tán không dứt, khiến cho Lưu Biểu cảm thấy vô cùng đau đầu, khó mà có thể quyết đoán.

Năm mới cận kề, trong lòng Lưu Biểu vẫn không có tâm trạng vui vẻ đón tân niên.

Ông ta thậm chí còn không có lòng dạ nào để chú ý tới Thái phu nhân, một mình ngồi trong thư phòng, xem tin chiến sự, cảm thấy đầu đau như búa bổ. Vào tháng mười một, Tôn Quyền lại một lần nữa phát động công kích ở Giang Hạ. Hoàng Tổ liều chết ngăn cản, cuối cùng chặn được Tôn Quyền, nhưng cũng bị tổn hao binh tướng.

Hoàng Tổ khẩn cầu Lưu Biểu điều thêm quân đến Giang Hạ.

Về yêu cầu viện binh của Hoàng Tổ, Lưu Biểu hiển nhiên không có ý kiến, vì vậy liền đồng ý cử anh vợ Thái Mạo, Trương Doãn thủy quân Tương Dương gấp rút đi tiếp viện cho Hoàng Tổ.

Ông ta cũng biết, áp lực của Hoàng Tổ rất lớn.

Chu Du của Sài Tang kia uy hiếp Giang Hạ quả thực là lớn khác thường.

Tuy nhiên, Giang Đông mặc dù có uy hiếp, lại còn có thể ở trong phạm vi của Lưu Biểu. Tháng mười, quân Lưu Chương từ Ích Châu đến quận Ba (tên một nước thời Chu, nay thuộc phía Đông tỉnh Tứ Xuyên), công chiếm Di Lăng, mơ hồ uy hiếp tới cửa chính hậu viện của Lưu Biểu. Cùng lúc, Ngũ Khê Man lão Man vương khởi binh tạo phản, mấy lần tấn công Trường Sa, cũng khiến Lưu Biểu phải thấy đau đầu. Loạn trong giặc ngoài, đây đúng là loạn trong giặc ngoài... Lưu Biểu ngoài theo lệnh Văn Sính kháng Lưu Chương và Kinh Châu, lại nam quận Tư Mã Vương Uy trấn thủ Trường Sa, bình định loạn Ngũ Khê Man. Trong lúc nhất thời, chiến loạn Kinh Châu nổi lên từ bốn phía, loạn thành một khối.

Trong tình huống như thế này, Lưu Biểu muốn tự bảo vệ mình còn là vấn đề, đâu còn tâm sức đi trêu chọc Tào Tháo nữa? Tân phu nhân mới nạp về của gã vốn là con gái của danh sĩ Thái Phúng của Kinh Châu vừa hạ sinh một người con trai cho gã. Đây vốn là một chuyện tốt, nhưng không ngờ đứa trẻ này vừa chào đời liền có lời thỉnh cầu Lưu Biểu lập con thứ làm đích. Theo người ở Kinh Châu thấy, người con thứ của Lưu Biểu này tuy tuổi còn nhỏ, cũng là người Kinh Châu; còn người con cả Lưu Kỳ của Lưu Biểu, dường như trước sau vẫn luôn ở ngoài Kinh Châu, không được người Kinh Châu chấp nhận.

Lưu Biểu cũng biết, phương diện này tất nhiên có bóng dáng của Thái gia…

Thái gia, là đại tộc ở Kinh Châu, không thể không có tiếng nói.

Nhưng người con cả Lưu Kỳ của Lưu Biểu mặc dù cùng vào Kinh Châu, những năm gần đây cũng rất cẩn trọng, làm tròn bổn phận, cũng không mắc phải sai lầm nào.

Nếu lập con thứ, vậy thì người con cả Lưu Kỳ sẽ phải xử trí thế nào?

- Sứ Quân, Y Tịch tiên sinh có việc cầu kiến.

- A… Mau mau cho mời.

Lưu Biểu đứng dậy, đi ra thư phòng.

Chỉ lát sau liền thấy một người đàn ông trung niên mặc áo đen, khí chất ung dung, đi dọc theo hai dãy nhà chính đi vào cửa thư phòng.

- Ty chức Y Tịch, bái kiến chủ công.

- Cơ Bá, mấy ngày trước nghe nói ngươi bị bệnh, cũng muốn đến thăm. Nhưng thật sự bận quá nhiều việc, không lúc nào rảnh để để đến được… Thế nào rồi? Đã khỏe hơn chút nào chưa?

Y Tịch, tự Cơ Bá, là người quận Sơn Dương thuộc Duyện Châu.

Nói ra thì người này cùng quê với Lưu Biểu, từ rất sớm đã đi theo Lưu Biểu, cũng có thể được coi là nguyên lão công thần từ khi Lưu Biểu làm chủ Kinh Châu.

Nghe Lưu Biểu hỏi, Y Tịch cười nói:

- Đa tạ chủ công quan tâm, thần đã khỏe hơn nhiều rồi.

Sau khi hai người chào hỏi hai câu liền đi vào thư phòng. Sau khi ngồi vào vị trí, Lưu Biểu hỏi:

- Cơ Bá hôm nay đến đây hẳn là có gì chỉ giáo?

- Nghe nói chủ công gần đây buồn rầu không vui, cho nên thần tới trước là để hỏi thăm.

- Cơ Bá thật có lòng!
break
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
Gả Cho Nam Thần
Ngôn tình Sắc, Sủng, Tổng Tài
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc