Nếu theo cách nói của quan phủ thì có khoảng hai trăm mười bảy gia đình, cộng lại chừng chín trăm ba mươi sáu miệng ăn. Nếu vào thời đại của Tào Hữu Học thì là con số quá nhỏ. Nhưng với cuộc sống ở thời đại Tào Bằng thì đây coi như một trấn lớn.
Nó dựa lưng vào núi Trung Sơn thuộc về huyện Vũ Âm.
Nhưng do cách huyện thành rất xa cho nên cũng được coi trọng.
Dòng suối từ núi Trung Dương chảy ra, đi qua huyện Ngô Phòng sau đó chảy vào con sông rộng.
- Cha! Lưu Kinh Châu có phải là Lưu Biểu hay không?
Tào Hữu Học sau khi đổi tên thành Tào Bằng làm như tò mỏ hỏi Tào Cấp.
Nằm trên giường hơn mười ngày thân thể mềm nhũn nên hắn không có ý định nằm tiếp. Vì vậy bất chấp Trương thị phản đối hắn bắt đầu đi lại.
Thân thể của Tào Bằng rất yếu. Nghe nói khi Trương thị mang thai hắn thì gặp chiến loạn, trộm cướp mọc lên khắp nơi.
Có một lần kẻ cướp thậm chí còn tấn công tới bên ngoài trấn Trung Dương suýt nữa thì đánh vào trong trấn khiến cho Trương thị sợ hãi mà sinh non Tào Bằng.
Còn Trương thị cũng vì sợ hãi mà không có sữa.
Đấy chính là lý do khiến cho Tào Bằng từ nhỏ lớn lên bằng nước cháo vì vậy mà thể chất kém hơn trẻ con cùng lứa tuổi rất nhiều.
Tào Hữu Học có được trí nhớ của Tào Bằng những không có điểm hữu dụng.
Một đứa bé mới mười ba tuổi chưa bao giờ ra khỏi trấn Trung Dương nên không để lại nhiều tin tức có ích cho hắn. Hắn chỉ biết rằng Tào Cấp là một thợ rèn, tài nghệ cũng không cao lắm. Giúp đỡ nông dân sửa chữa công cụ, rèn một số vật dụng còn tạm được. Nhưng nói tới những vật lớn thì chịu thua. Trong thời loạn này thì cái gì đáng giá nhất? Đáp án rất đơn giản đó là binh khí.
Một người thợ có tay nghề tốt gần như bị chư hầu ở địa phương trưng dụng hết.
Còn như cái loại thợ thủ công nửa vời như Tào cấp thì không được người ta để ý.
Nhưng như thế cũng tốt, không bị cuốn vào vòng gió tanh mưa máu. Vì vậy mà cả nhà Tào Cấp cho tới nay vẫn bình yên vô sự. Trấn Trung Dương nho nhỏ rất yên bình nhưng cũng bế tắc. Mặc dù Tào Hữu Học loáng thoáng đoán được thời đại của mình nhưng không thể xác định. Vì vậy mà đêm qua nghe thấy Tào Cấp nhắc tới Lưu Kinh Châu nên sáng hôm sau hắn mới ngồi trên bậc cửa làm như thuận miệng hỏi.
- Hư!
Tào Cấp hoảng sợ vội vàng bỏ cây chùy sắt rồi chạy tới trước mặt Tào Bằng, ý bảo hắn không được nói lung tung.
- Tên của Lưu Kinh Châu, những người như chúng ta không thể nói ra miệng.
- Chỉ là một cái tên, cha sao phải lo lắng như vậy?
Tào Bằng có chút bất đắc dĩ nhưng đúng như hắn đoán, chính là Tam quốc.
Đời sau, một bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa được rất nhiều người yêu thích, phụ nữ và trẻ em đều biết. Người ta thường nói trẻ đọc Thủy Hử, già đọc Tam quốc... Đương nhiên Tào Bằng phải biết tới tác phẩm nổi tiếng này. Hơn nữa, hắn không chỉ đọc một lần. Bất cứ đàn ông nào cũng hướng về thời đại sục sôi đó. Căn cứ vào những gì mà Tào Bằng biết thì trong lịch sử, người được gọi là Lưu Kinh Châu cũng chỉ có Lưu Biểu.
"Nhưng còn tiểu Trương tướng quân là ai?"
Tào Cấp thở hổn hển, nói:
- Cái thằng nhóc này, tại sao lại không hiểu chuyện như vậy? Lưu Kinh Châu chính là danh sĩ trong thiên hạ, lại là người dòng dõi nhà Hán, đám tiểu dân chúng ta sao có thể gọi thẳng tên? Nếu bị người ta nghe thấy có thể trị tội ngươi về tội bất kính. Bằng nhi! Sau này con nói chuyện phải cẩn thận một chút. Những năm nay, lòng người khó dò cho nên phải cẩn thận.
Tào Bằng vẫn hơi khó chịu, nhưng nhìn thấy cha sợ hãi, suy nghĩ rồi gật đầu, tỏ vẻ sau này mình sẽ chú ý.
"Đây chính là sự khác nhau giữa thứ dân và thế phiệt hay sao?"
Tào Bằng nghĩ vậy rồi theo bản năng nhìn thoáng qua cái cuốc mà Tào Bằng đang sửa.
"Mặc dù nói Vương hầu, chư tướng chỉ là sự nhất thời, nhưng sự chênh lệch dòng dõi có bao giờ biến mất? Một cái đặc quyền giai cấp mất đi thì lại có một cái đặc quyền giai cấp sinh ra. Giữa con người với con người vĩnh viễn không có sự ngang hàng, cho dù là hiện tại hay sau này vẫn thế.
Nghĩ tới đây, Tào Bằng không còn chút hứng thú, chỉ có cảm giác rã rời.
Hắn ngơ ngác ngồi ở cửa nhìn Tào Cấp vung chùy mà vã cả mồ hôi.
- Lão Tào.
Một âm thanh rất to vang lên khiến cho Tào Bằng đang suy nghĩ mà bừng tỉnh.
Chỉ thấy từ ngoài cổng có một tráng hán khôi ngô đi vào, nhìn qua chừng ba mươi tuổi. Da mặt y đen, đôi mày rậm to nhưng nhìn qua rất uy vũ. Bên cạnh Đại hán còn có một gã thiếu niên rất rắn chắc, giống như một con hổ nhỏ.
Trong trí nhớ của Tào Bằng thật ra có ấn tượng về hai người này.
Tráng hán tên là Vương Mãnh là một người săn bắn trong trấn Trung Dương, còn thiếu niên tên là Vương Mãi rất quen thuộc với Tào Bằng.
Vương Mãnh là thợ săn cho nên quen biết với một thợ rèn như Tào Cấp. Mặc dù tay nghề của Tào Cấp không cao lắm nhưng việc sửa chữa cũng thuần thục. Quan trọng nhất là công việc đó không cần nhiều kỹ thuật, không phải bỏ nhiều chi phí nên có chút lãi.
Nhìn Vương Mãnh, Tào Cấp vội buông cây búa nhỏ bước ra đón.
- Lão Vương gần đây đi đâu mà mấy ngày không tới đây?