Sổ Tay Trùng Sinh

Chương 40: Về quê (III)

Trước Sau

break
Hai người cùng nhau nhìn thiếu niên kia, trong đầu không còn lời nào để nói. Đồng Đống đã thi đại học, Đồng Đồng năm sau thi, hiển nhiên cả hai đều biết thiếu một vài điểm đã không đơn giản, huống chi là một trăm sáu mươi?

Nói giỡn cũng phải biết chừng mực thôi chứ! Muốn nhà cô giúp? Sao có thể không biết xấu hổ như thế!

Trường học đâu phải nhà cô mở, muốn cho ai vào thì vào sao?

Lời cự tuyệt, vẫn là để ông Đồng nói đi.

Ông Đồng thực sự cũng muốn nói thẳng, chẳng qua vẫn còn bận tâm về thân phận của mình.

Chỉ thấy sắc mặt ông thay đổi liên tục, rõ ràng đang cố gắng khắc chế, hít sâu một hơi nói: "Không thể."

Lời vừa ra khỏi miệng bà cụ Khổng đã bộc phát bản tính, nổi trận lôi đình chỉ tay vào mũi ông Đồng: "Không thể? Nhiều năm không thèm về thăm nhà, bây giờ cháu trai có chuyện cần giúp mày lại nói không thể? Quả nhiên là người có tiền đồ, có tiền đồ thì không thèm nhìn mặt thân thích nhà quê phải không? Sao mày không ở luôn trên đấy với con vợ mày luôn đi, còn vác xác về làm gì!"

Bà cụ Khổng nói xong thì ho không ngừng, đôi mắt vẫn nhìn chằm chằm vào ông Đồng không rời đi.

Đồng Đồng không ẩn nhẫn được nữa, đứng lên kéo tay ông Đồng ra ngoài.

Bà cụ Khổng càng thêm tức giận: "Tao còn chưa nói hết, chúng mày muốn đi đâu?!"

Một đám thân thích xung quanh rôm rả trò chuyện, xem kịch vui. Bọn họ biết là không giữ được ông Đồng, chỉ có thể trông cậy vào bà cụ Khổng mà thôi.

Đồng Đồng cúi đầu cười lạnh, khi ngẩng đầu lên thì nụ cười đã ngọt như đường, hai má ẩn hiện lúm đồng tiền: "Tất nhiên là về nhà rồi, không phải bà nội đã quên mình vừa nói gì đấy chứ?"

Cô thầm nháy mắt với Đồng Đống: "Anh hai, đống quà này cũng nên mang về đi thôi, cho chó ăn cũng không nên để lại chỗ này." Cho chó ăn nó còn biết ngoắc ngoắc đuôi, những người này...ha ha.

Thế hệ trước thường trọng nam khinh nữ, lời này của Đồng Đồng đúng thực là hỗn láo. Bà cụ Khổng run run chỉ tay vào mặt ông Đồng, miệng không ngừng mắng ông bất hiếu, đi theo một người vợ xấu xa, nhất định sẽ gặp báo ứng...

Nhưng mặc kệ bà cụ mắng thế nào, ông Đồng cũng không mở miệng nói, trong thâm tâm đã quá thất vọng.

Ông còn cho rằng nhiều năm không gặp, những người này có thế tiến bộ hơn, không chăm chăm vào việc chiếm tiện nghi từ ông nữa, nào ngờ vẫn không khác gì, bao nhiêu thời gian cũng vậy thôi.

Bà cụ Khổng mắng chưa đủ, chuyển tới Đồng Đồng, Đồng Đống và Đồng phu nhân. Mắng hai đứa con ông vừa nhìn đã biết bất hiếu, sau này chắc chắn không biết phụng dưỡng người già.

Mắng vợ ông ngay cả thể diện cũng không cho, bao nhiêu năm không thèm về nhìn một cái, cưới được nàng dâu thế này đúng là đảo lộn tám đời Khổng gia.

Mắng người Đồng gia ai cũng ác độc, không hiểu sao bản thân lại nuôi ra đứa con trai thành cái dạng này...

Ông Đồng bị sỉ nhục bao nhiêu cũng không sao, nhưng không có nghĩa vợ con bị sỉ nhục ông sẽ nín nhịn. Tính tình ông vốn không tốt, mấy năm nay làm bố, học hỏi ở Đồng gia mới thu liễm lại một chút.

Không vừa mắt là mắng, tức giận là động thủ thì chẳng khác gì người làm, ông nhẫn nhịn nên không so đo, trên mặt sóng êm biển lặng, nhưng một khi đã chạm đến giới hạn, ông cũng không biết bản thân sẽ làm ra chuyện gì.

Thế mới nói bà cụ Khổng cũng không biết nói gì để xin giúp đỡ, bà là người cố chấp, muốn mọi người phải nghe theo ý mình, không cho phép bất cứ ai nhiều lời.

Chuyện gì bà quyết định cũng không được làm trái.

Năm đó ông Đồng muốn kết hôn cùng Đồng phu nhân, bà cho rằng có thể leo cao nhờ hôn sự này, kiếm chát chút lợi ích.

Ai ngờ ông Đồng không cho phép bà nặng lời với vợ ông, hai người chỉ làm đám cưới ở quê rồi trở về thành phố, quanh năm suốt tháng không gặp được mấy lần.

Bà cụ Khổng một chút cũng không cảm thấy bản thân làm sai, chỉ biết trách người khác, vì con cả và con út mà tổn thương con thứ hai không biết bao nhiêu lần.

Bà cụ Khổng vẫn nhận định rằng Đồng phu nhân gả vào Khổng gia, tài sản Đồng gia cũng sẽ là của mình, mà nếu đã là của mình thì chia như thế nào là việc của bà, ông Đồng không đồng ý bà liền mắng bất hiếu.

Thật ra khi ở thành phố, hai bên cũng không phải không lui tới. Ít nhất trước khi Đồng Đồng sinh ra, ông Đồng bình thường vẫn giúp đỡ gia đình mình.

Chú ba lên thành phố làm việc luôn được ông Đồng chiếu cố. Tiền hàng năm cấp cho Khổng gia cũng không ít, quà tặng lễ, Tết và tiền lì xì càng không thiếu, đối đãi với người trong nhà rất hào phóng.

Vậy mà ông nhận được cái gì? Không nói đến chuyện khi còn nhỏ bố mẹ đối xử bất công, dù sao họ sinh ra ông đã là một ân tình lớn. Khi học sơ trung phải bỏ học chăn dê để em trai đi học, ông cũng không nói gì, dù sao tiền cũng là do bố mẹ đóng.

Nhưng từ khi ông cưới Tu Trúc, bọn họ lần lượt đến nhà xin tiền khiến ông rất mất mặt, cảm giác bản thân không xứng với người vợ cao quý của mình. Nếu không phải bố chồng đề bạt bồi dưỡng ông, thì Đồng Khắc Cường hôm nay từ đâu mà có?

Bà cụ Khổng không buông tha tham vọng chiếm đoạt tài sản Đồng gia. Ngay cả một bà già như bà cũng nghe đến danh tiếng Đồng gia, Đồng gia rốt cuộc có giàu có bao nhiêu không phải đã rõ ràng rồi sao?

Giàu có như thế, giúp đỡ anh em một tay thì sao? Có gì mà không thể? Càng có tiền càng keo kiệt, đây chính là cái nhìn của bà cụ Khổng với Đồng gia. Cũng vì thế mà bà vô cùng không thích Đồng phu nhân.

Cho rằng bề ngoài xinh đẹp là không cần làm việc nhà, ra đồng, may vá sao? Chẳng biết làm những điều đó thì cưới về làm gì? Suốt ngày chỉ biết đọc sách, đàn bà con gái đọc sách có ích sao?

Rồi Đồng Đống và Đồng Đồng sinh ra, bà làm bà nội mà chưa từng bế một lần, càng không nói đến đổi tã hay chơi đùa với tụi nó, giống như bà không có hai đứa cháu này vậy.

Ngày lễ ngày Tết, cháu trai cháu gái người khác ít nhiều đều được nhận tiền lì xì, Đồng Đống từ nhỏ đến lớn chưa từng được nhận, bà cụ Khổng cứ mang suy nghĩ Đồng gia có tiền như vậy nên giúp đỡ bên này, bà cần gì phải mừng tuổi, mà cho dù có tiền thì cũng không có đồng nào cho Đồng Đống đâu!

Loại chuyện này kéo dài mãi, ông Đồng vẫn luôn nhẫn nại, may mà Đồng gia gia và Đồng phu nhân đều hiểu được, hơn nữa còn giúp đỡ ông.

Bao nhiêu lần tranh cãi, ông đã sớm nhớ không nổi, nhưng mồi lửa chân chính là từ khi Đồng phu nhân mang thai Đồng Đồng.

Thời điểm đó kế hoạch hóa gia đình rất nghiêm, nhưng Đồng gia không chú ý đến việc này.

Bà cụ Khổng không biết uống lộn thuốc gì, muốn Đồng phu nhân về quê tránh một thời gian, để bà có thể tiện chiếu cố.

Đồng gia gia không cần, nói rằng đã có bác sĩ y tá chuyên nghiệp và chị dâu, bà cụ Khổng theo đó nổi giận, nhưng nói đi nói lại vẫn là mẹ của ông Đồng, Đồng gia gia không muốn tổn thương hòa khí, cho dù nhà bên kia thực không lọt nổi mắt xanh của ông cụ.

Đồng phu nhân về quê, bà cụ Khổng tinh thần hăng hái, một tháng ngay cả trứng gà cũng không cho, chỉ có có hoa màu rau xanh. Khi nào ông Đồng đến mới chuẩn bị cá và thịt.

Đồng phu nhân ngại xung đột với mẹ chồng nên không nói với ông Đồng. Bởi vì không đủ chất dinh dưỡng, năm tháng mà bụng vẫn chưa lộ ra.

Cho đến khi bảy tháng, bà cụ Khổng thế nhưng tìm người giả làm nhân viên bên kế hoạch hóa gia đình, trùng trùng điệp điệp tới cửa bắt Đồng phu nhân phải sinh non.

Đồng phu nhân đáng thương phải mang theo cái bụng bầu bảy tháng, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, một mình đi đến trấn trên!

Hiện tại ngẫm lại, Đồng phu nhân cũng không biết mình lấy đâu ra dũng khí và nghị lực trong hoàn cảnh đó.

Chuyện xảy ra quá bất ngờ, thừa dịp ông Đồng không biết, bà cụ Khổng đến trấn trên nói ngon nói ngọt, vừa xin lỗi vừa thề, Đồng phu nhân rốt cuộc vẫn tin bà mà trở về.

Nghĩ rằng đến đây là thôi, không ngờ đây chỉ mới là bắt đầu. Ngày Đồng phu nhân lâm bồn, bà cụ Khổng không gọi bác sỹ, nói rằng bản thân có kinh nghiệm, không cần phung phí tiền làm gì.

Bà cụ bằng mọi cách không để cho Đồng Đồng sinh ra, nguyên nhân rất đơn giản: Nếu cô ta sinh ra một đứa con gái thì sao? Tương lai lấy chồng nhất định sẽ lấy đi không ít tài sản, như vậy sao nhà mình có thể chiếm tiện nghi?

Quả thực là một lý do không thể nực cười hơn.

Đồng phu nhân đã cận kề ranh giới sống chết, khoảnh khắc đó ông Đồng mới xuất hiện cùng đội ngũ y bác sỹ, cuối cùng cứu được bà và Đồng Đồng (chuyện này khác kiếp trước, kiếp trước Đồng phu nhân đúng là vì khó sinh mà mất, vì thế mà ông Đồng cắt đứt với bên này, đó là lý do mà Đồng Đồng chưa từng thấy qua thân thích nhà nội.)

Biết được chân tướng mọi chuyện, ông Đồng lần đầu tiên lớn tiếng với bà cụ Khổng, lớn tiếng xong, ông cũng không bao giờ nói thêm gì nữa, mang theo vợ con trở về, cắt đứt hoàn toàn với bên này.

Trong mấy năm nay, bà cụ Khổng thường lấy lý do "sinh bệnh nặng", "không chống đỡ được lâu nữa" để lừa gạt ông Đồng về nhà, chỉ cần ông về, thì phải đem tiền giúp, không có ngoại lệ.

Mà Đồng phu nhân ở dưới quê luôn bị nhà bác cả và nhà chú ba chèn ép, bao nhiêu tiền bạc và trang sức đều bị lấy đi, chuyện này cũng không truy cứu nữa.

May thay Đồng nhân còn sống, con gái cũng khỏe mạnh lớn lên, cho nên Đồng phu nhân có thể làm ngơ với nhà chồng, bọn họ không đáng để bà tôn trọng, bà không cần lãng phí thời gian và tinh lực lên người họ.

Chỉ có ông Đồng nhiều năm qua vẫn phiền lòng, hổ thẹn với vợ và Đồng gia gia.

Cho dù ông có đổi họ và cắt đứt hoàn toàn với nhà nội đi chăng nữa, sự việc kia, sợ rằng cả đời cũng không thể nào bù đắp được.
break
Chỉ Mê Đội Trưởng Đội Bóng Rổ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Nữ Cường
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
(Sắc)Con Chồng Trước Và Cha Dượng
Ngôn tình Sắc, nhiều CP
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc