Siêu Cấp Hoàng Kim Thủ

Chương 1167: Truyền kỳ về “Thanh minh thượng hà đồ”

Trước Sau

break
Siêu Cấp Hoàng Kim Thủ

Tác giả: Tiểu Tiểu Vũ

Chương 1167: Truyền kỳ về “Thanh minh thượng hà đồ”

Nhóm dịch: QuyVoThuong

Nguồn: metruyen

Lâm Lang cũng nhìn về phía viện trưởng Hoàng.

Khi nghe Moratti bảo đại hội đấu giá lần này có “Thanh minh thượng hà đồ”, ông ta cũng ngạc nhiên không thua kém gì Lý Dương.

Mặc dù Lâm Lang là người nước ngoài, từ nhỏ cũng đã sống ở nước ngoài, nhưng luôn có cảm tình sâu sắc với Trung Quốc, từ việc ông ta thường xuyên đến Trung Quốc cũng có thể nhận ra điều này.

Đột nhiên nghe được một món bảo vật của Trung Quốc xuất hiện trong đại hội đấu giá nước ngoài, ông ta cũng giống như Lý Dương, lúc đầu đều khó lòng chấp nhận.

Nhưng ngay sau đó ông ta đã có phản ứng, dù sao thì Lâm Lang là trụ cột của một tập đoàn tài chính lớn, nên tâm lý cũng rất vững vàng.

Sau khi dò hỏi cẩn thận, ông ta liền cáo từ, Moratti cũng không giữ lại được.

Sau khi rời khỏi đó thì ông ta liên hệ với Lý Dương và Viện trưởng Hoàng, trước mắt chuyện này không thích hợp để cho nhiều người biết, nhưng Lý Dương và Viện trưởng Hoàng thì ngoại lệ.

Lý Dương không nói gì, Viện trưởng Hoàng là người có uy quyền nhất trong Cố Cung, trước đây “Thanh minh thượng hà đồ” luôn được cất giữ trong Cố Cung, Viện trưởng Hoàng chắc chắn biết điều này, hơn nữa còn là người có quyền phát ngôn cao nhất.

Vấn đề của Lý Dương cũng là điều mà Lâm Lang đang tò mò trong lòng, ông ta biết rằng trước đây Viện trưởng Hoàng cũng đã từng hoài nghi về sự thật giả của “Thanh minh thượng hà đồ” trong Cố Cung, sau đó khi Từ Lão có được bằng chứng thì ông ta mới thôi không hoài nghi nữa.

-Lý Dương, cậu đừng nghĩ nhiều, không có ẩn tình gì ở đây cả, chỉ là chuyện này một lời khó mà nói hết được!

Viện trưởng Hoàng khẽ thở dài, vẻ mặt có chút phiền muộn, dường như đang hồi tưởng lại chuyện xưa.

-Ông cứ từ từ mà nói, chúng tôi không vội, ông nói rõ ràng rồi thì mới tiện cho hành động tiếp theo của chúng ta!

Lý Dương nhỏ tiếng nói một câu, ý của hắn ta rất đơn giản, nếu Viện trưởng Hoàng bảo bức trong Cố Cung thật sự là đồ giả, vậy thì bức tranh xuất hiện trong đại hội đấu giá lần này rất có khả năng là đồ thật rồi.

Nếu là như vậy thì bọn họ phải chuẩn bị sẵn sàng, nhất định phải mua được bức tranh đó.

Nếu bức trong Cố Cung quả là đồ thật, vậy thì bức trong đại hội đấu giá nhất định là giả rồi, cũng không cần phải chuẩn bị gì nữa.

-Tôi hiểu rồi!

Viện trưởng Hoàng lặng lẽ gật đầu, ngẩng đầu nhìn trần nhà, tâm trí dường như lại trở về với quá khứ.

Tuổi trẻ bồng bột, không đơn thuần chỉ là nghĩa xấu, thời niên thiếu có ai chưa từng bồng bột chứ, đặc biệt là người có tài hoa, điều này càng rõ ràng hơn.

Viện trưởng Hoàng hiển nhiên là một người có tài, ông ta cũng từng có một thời trai trẻ, cũng từng trải qua một thời kì tuyệt vời, mặc dù không sánh bằng Lý Dương bây giờ, nhưng lúc đó Viện trưởng Hoàng cũng là người vô cùng nổi tiếng.

Từ Lão cũng như vậy, Từ Lão còn có tiếng tăm hơn cả Viện trưởng Hoàng.

Đây chủ yếu là do gia thế của Từ Lão, dù sao thì đằng sau ông ta có một người bác đã thành danh, ảnh hưởng của Từ Bi Hồng trong giới hội họa lúc bấy giờ không ai có thể sánh được.

Trước đây Viện trưởng Hoàng từng đưa ra nghi ngờ về bức “Thanh minh thượng hà đồ” hiện đang được cất giữ trong Cố Cung, lúc đó ông ta mới vừa gia nhập vào Cố Cung, chỉ có thể xem như là người mới, hoàn toàn không có sức ảnh hưởng gì.

Có điều lúc ấy có không ít người đưa ra nghi vấn về bức tranh này, nên nghi ngờ của ông ta không được xem là gì to tát.

Có rất nhiều tiền bối lúc bấy giờ còn đưa ra thật nhiều chứng cứ để chứng minh bức tranh này là đồ giả.

Những thảo luận về sự thật giả của bức tranh này được bàn trong một thời gian rất dài, trong thời gian đó Viện trưởng Hoàng cũng dần dần trưởng thành, ông ta không ngừng tranh luận với những người kiên trì cho rằng bức tranh này là thật.

Người tranh luận nhiều nhất với Viện trưởng Hoàng lại là Từ Lão lúc bấy giờ.

Sau một thời gian, những tranh luận xung quanh bức tranh cuối cùng cũng được chấm dứt, Từ Lão đã thắng, ông ta dùng phong cách kiến trúc thời Bắc Tống để định tính cho bức tranh này, được công nhận là đồ thật.

Người ủng hộ cho Từ Lão quá nhiều, sức ảnh hưởng của Viện trưởng Hoàng lúc bấy giờ là có hạn, chỉ có thể chấp nhận chuyện này.

Hơn nữa người dân lúc bấy giờ cũng hy vọng bức tranh này là đồ thật, đây là quốc bảo đích thật, trong lòng người Trung Quốc cần một sự an ủi như vậy.

Có điều nghi vấn này vẫn luôn tồn tại trong lòng của Viện trưởng Hoàng. Sau này ông ta còn từng làm một số nghiên cứu, nhưng đó chỉ là nghiên cứu cá nhân, nhà nước đã công nhận bức tranh này là đồ thật, ông ta không thể phủ định điều đó được, trừ khi ông ta có thể đưa ra bức tranh thật.

Còn có một điểm, thầy của ông ta chính là viện trưởng năm đó, ân sư của ông cũng cho rằng bức tranh đó là thật.

Thời gian chậm rãi trôi qua, về sau cũng có không ít người từng đặt ra nghi vấn về bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” trong Cố Cung, ngặc nỗi thấp cổ bé họng nên cũng không còn ai có thể nghi ngờ gì đối với bức tranh này nữa.

Dần dần thì mọi người đều cho rằng bức trong Cố Cung chính là đồ thật.

-Viện trưởng Hoàng này, có phải đến bây giờ ông vẫn cho rằng bức trong Cố Cung là đồ giả không?

Nghe xong lời kể chậm rãi của Viện trưởng Hoàng, Lý Dương khẽ hỏi một câu, nếu không phải ở đây chỉ có ba người bọn họ thì Lý Dương cũng không dám hỏi như thế.

Thân phận hiện nay của Viện trưởng Hoàng đã khác xưa, ông ta là trụ cột trong Cố Cung, từng lời nói, cử chỉ đều đại diện cho Cố Cung, lời nói của ông ta không phải ai cũng có thể so sánh được, lời nói đó có thể sẽ dẫn đến một chấn động lớn.

Viện trưởng Hoàng rõ ràng có hơi do dự, không nói lời nào.

-Viện trưởng Hoàng, hay là ông nói thử những nghi ngờ năm đó của ông đi

Lý Dương vội sửa lời, lời ban nãy vừa mới hỏi thì Lý Dương liền hiểu rằng không nên hỏi như thế, có nhiều lời, dù là nói trong lúc ít người, Viện trưởng Hoàng cũng khó mà tỏ rõ thái độ.

Quả nhiên, sau khi nghe xongm Viện trưởng Hoàng không do dự nữa, còn nhìn Lý Dương tỏ ý tán thưởng.

Một câu nói, hỏi thế nào nói thế nào, lại có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, vấn đề mà Lý Dương hỏi đầu tiên khiến ông ta khó lòng trả lời, nhưng câu hỏi sau đó thì không có vấn đề gì.

Điều này cũng cho thấy, Lý Dương quả thật đang trưởng thành, có tiến bộ rất nhiều.

-Thật ra quan điểm lúc đó của tôi cũng giống với nhiều người khác, đầu tiên, bức tranh này là do Trương Trạch Thụy vẽ nên, điều này cả thế giới đều công nhận, nhưng bức tranh này lại không có chữ kí của ông ta!

Viện trưởng Hoàng nhỏ giọng nói, Lý Dương và Lâm Lang khẽ gật đầu.

Bức tranh “Thanh minh thượng hà đồ” này thật sự không có chữ kí của Trương Trạch Thụy, chỉ có một khúc giới thiệu nói rõ tác giả là ông ta.

-Về điều này, những người cho rằng bức tranh là thật cũng đã đưa ra lý giải, chính là Tống Huy Tông thích lấy tranh của người khác mà kí tên mình vào, dẫn đến việc một số bức tranh cổ có tên của Tống Huy Tông nhưng đều không phải do ông ta vẽ nên, điều này đã được xác minh rồi!

Điều mà Viện trưởng Hoàng nói cũng là sự thật, Tống Huy Tông không phải là một hoàng đế tốt, nhưng lại là một nhà thư họa giỏi, “Sấu kim thể” do ông ta sáng tạo ra vẫn được lưu truyền rộng rãi đến nay.

*"Sấu kim thể" hay “Sấu kim thư” là một kiểu viết chữ trong nghệ thuật thư pháp. Tên gọi "Sấu kim thể" là do trên thực tế kiểu viết của Huy Tông thanh mảnh tương tự như sợi vàng, xoắn và đảo ngược.

-Điều thứ hai,Tống Huy Tông từng đóng ấn song long lên bức tranh này, tiếc là bây giờ lại không có!

Nhìn Lý Dương một cái, Viện trưởng Hoàng lại nói tiếp:

-Nếu con dấu vẫn còn, thì điểm nghi vấn trước đó có thể giải thích được, Tống Huy Tông để lại tên tuổi không cho Trương Trạch Thụy kí, rất bình thường!

-Vấn đề là, cả con dấu này cũng không còn nữa!

Lâm Lang mỉm cười, tiếp lời, Lý Dương và Viện trưởng Hoàng cùng gật đầu.

Bức “Thanh minh thượng hà đồ” được cất giữ trong Cố Cung quả thật là không có con dấu của Tống Huy Tông, có điều về điểm này, những người cho rằng đây là đồ thật cũng đã đưa ra giải thích rõ ràng.

Bức tranh này không phải là bức tranh hoàn chỉnh, có khả năng đã bị người ta xé mất một phần, phần bị xé mất trùng hợp lại là phần đầu và phần đuôi, còn về chuyện tại sao lại xé đi, cũng có những suy đoán khác nhau.

Có người bảo là vì bị hư, lúc đóng khung lại thì bị rớt mất, cũng có người nói ấn song long của Tống Huy Tông lúc bấy giờ khá có giá, nên có người cố ý xé đi để ngụy tạo trên bức tranh khác, nhằm bán được giá hơn.

Nhưng những cách nói này đều không làm cho bọn người của Viện trưởng Hoàng hài lòng, dù có bị hư, cũng có thể sửa lại, không nhất định phải xé đi.

Còn về chuyện lấy con dấu của Tống Huy Tông để làm giả tranh thì càng nực cười, cường điệu hơn.

“Thanh minh thượng hà đồ” là tác phẩm mà Tống Huy Tông yêu thích nhất, không có cái thứ hai, các triều đại sau này, ngoài thời Nguyên ra, vào mỗi thời kì, bức tranh này đều có địa vị cao ngất ngưởng, nếu không thì làm sao có nhiều người đến chiêm ngưỡng bức tranh này đến thế.

Còn về thời Nguyên, cả bức tranh này còn không công nhận thì còn biết thưởng thức những bức tranh khác hay sao?

Những giải thích cho hai điểm nghi vấn này đều không được thừa nhận, nhưng Lão Từ lại đưa ra một chứng cứ.

Khúc sau của bức họa vẫn còn một phần nữa, vì bức tranh này không thể chỉ vẽ đến thành Khai Phong là chấm dứt, mà nên vẽ đến Kim Minh Trì mới đúng, hơn nữa phần vẽ mở đầu cũng rất đột ngột, giống như bị người ta xé mất cái gì đó vậy.

Lúc bấy giờ giải thích của Từ Lão được rất nhiều người thừa nhận, dù là Viện trưởng Hoàng cũng không phản đối được.

Bức tranh mà Cố Cung cất giữa quả thật có vấn đề như thế, phía sau hình như thật sự bị mất đi một phần, ít nhất thì Viện trưởng Hoàng cũng từng có cảnh giác như thế.

Mỗi người đều có cảm giác, Viện trưởng Hoàng cũng không có cách nào phản bác lại, trừ khi ông ta từng thấy qua bức tranh gốc, bây giờ mọi người đều cho rằng bức tranh này chính là đồ thật, thì ông ta còn đi đâu để thấy tranh gốc nữa chứ.

Điểm nghi vấn này đã bị che đậy như thế đấy.

-Điều thứ ba, chính là thư pháp trong đây hơi có vấn đề!

Viện trưởng Hoàng tiếp tục nói, “Thanh minh thượng hà đồ” là một danh tác truyền kì, sau khi Trương Trạch Thụy vẽ xong liền giao cho Tống Huy Tông, Tống Huy Tông vô cùng yêu thích bức tranh này, đích thân dùng kiểu chữ “Sấu kim thể” của mình lưu lại tên của “Thanh minh thượng hà đồ”.

Về sau, đời Tống gặp phải nạn Tĩnh Khang nhục nhã nhất, bức tranh này cùng với những vật sưu tầm khác của Tống Huy Tông đều bị người Kim cướp mất, nhưng người Kim không hiểu bức tranh này, nên nó mới được bảo tồn.

Trong hơn tám trăm năm từ khi bức tranh ra đời, càng là nhiều lần trắc trở, trải qua vô số lần khảo nghiệm của chiến tranh, trôi dạt lang thang.

Mỗi lần bức tranh này xuất hiện nhất định sẽ gây ra một lần chấn động, sự tranh giành cưỡng đoạt của những bậc quyền quý, sự gìn giữ gian nan của mỗi một người yêu thích bức tranh, thêm vào việc bức tranh đã được tiến cung năm lần, lại trải qua năm lần thất lạc hiếm có, tất cả những điều này tạo ra một bức màn bí ẩn xung quanh bức tranh.

Cũng có thể nói, các tác phẩm hội họa trong lịch sử Trung Quốc, gần như không có bức tranh nào có màu sắc truyền kỳ như bức tranh này.

Có những trải nghiệm truyền kỳ như vậy, đương nhiên cũng từng được nhiều người sưu tầm, cầm nắm qua, một số người thích tự họa cũng từng lưu lại lời tựa, con dấu của mình trên bức tranh.

Trong số đó có lời tựa của một chính trị gia, nhà thư pháp nổi tiếng thời Minh là Lý Đông Dương, còn có con dấu của hoàng đế Gia Khánh,…

-Thư pháp mà ông nói là chỉ lời tựa của những người đời sau à?

Lâm Lang chau mày, khẽ hỏi một câu, chữ trên bức tranh này rất nhiều, không chỉ có một người, nhiều chữ thế này nếu bị làm giả nhất định sẽ là một việc không dễ.
break
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Sắc, Sủng, Nữ Cường, Nam Cường
(Cao H) Không Xuống Được Giường
Ngôn tình Sắc, Sủng
Thiếu Phụ Khuê Phòng Và Thiếu Gia Hắc Đạo
Ngôn tình Sắc, Đô Thị, 1x1
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc