Say Mộng Giang Sơn

Q.1 - Chương 157 - Luận Bàn Đoạt Vị Trí Thái Tử

Trước Sau

break
Lý Hiền chính là con trai thứ sáu của Đường Cao Tông, cũng là đứa con thứ hai mà Võ Tắc Thiên sinh ra.

Sau khi bào huynh của Lý Hiền là Lý Hoằng chết, ông được lập làm Hoàng thái tử nhưng vì bị gán tội mưu nghịch nên bị phế thành thứ dân lưu đầy tới Ba châu. Sau đó, do Lý Hiền có danh hiền, được sự hy vọng của mọi người nên biến thành trở ngại lớn nhất cho việc xưng đế của Võ Tắc Thiên. Vì vậy mà bà ta lại phái Khâu Thần Tích tới Ba châu lệnh cho Lý Hiền tự sát.

Sau Lý Thiền, Võ Tắc Thiên vu Khâu Thần Tích hiểu sai thánh ý giết oan Lý Hiền nên giáng chức y làm thứ sử, đồng thời khôi phục chức Thái tử cho Lý Hiền. Hai đứa con trai của Lý Hiền được trở lại Lạc Dương, trở thành vương tử. Đương nhiên hai người đó có tư cách kế thừa ngôi vị hoàng đế.

Võ Thừa Tự nói:

- Đúng vậy! Hai tên tiểu tử đó cũng không thể thay được. Thiên Hậu tuổi tác đã cao chẳng lẽ phải đợi thêm tám hay mười năm nữa mới xưng đế? Chúng ta phải nhanh chóng thay Thiên Hậu tiêu diệt toàn bộ trở ngại giúp Thiên Hậu thuận lợi đăng cơ. Võ Thúc Kỵ!

Võ Thừa Tự nói xong thấy đường đệ của mình là Võ Thúc Kỵ liên tục nhìn xung quanh thì nhíu mày lên tiếng gọi.

Võ Thúc Kỵ là con thứ ba của Võ Duy Lương. Sau khi Võ Tắc Thiên nắm quyền liền xử tử vị đường huynh Võ Duy Lương của mình, đồng thời bắt cả nhà phải đổi thành họ Phúc mà đày tới biên hoang. Vì vậy mà có một khoảng thời gian, Võ Thúc Kỵ tên là Phúc Thúc Kỵ.

Sau đó khi quyền thế của Võ Tắc Thiên càng ngày càng lớn, trong đầu xuất hiện ý nghĩ xưng đế, cần phải nhanh chóng tạo dựng một lực lượng trung thành với mình. Vì vậy mà bà tay nhanh chóng triệu hồi người họ Võ về kinh thành, rồi trọng dụng. Phúc Thúc Kỵ hưởng ân được trở lại họ Võ đồng thời bước lên làm quan.

Giai đoạn bị lưu đầy có sự ảnh hưởng khác nhau tới mỗi người. Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư được nắm quyền nên càng thêm hứng thú với quyền lực. Trước đây phải theo đuôi người khác còn bây giờ ngang ngược nên chỉ muốn lấy lại những gì đã mất.

Võ Thúc Kỵ cùng với Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư lại có tính cách khác nhau. Từ nhỏ gã đã trầm tĩnh, tính cách yếu đuối không thích tranh đấu, cũng chẳng ham lợi cho lắm.

Phụ thân của y bị mẹ của mình là Võ Tắc Thiên xử tử, y cũng không có năng lực và can đảm để báo thù cô mẫu. Thậm chí can đảm từ chối sự phong thưởng của Võ Tắc Thiên cũng không có. Nhưng tận trong đáy lòng y cũng không muốn nhận sự ban thưởng của kẻ thù giết cha. Cảm giác nhục nhã, thù nhận và bất lực đan xen khiến cho y càng thêm im lặng.

Đối với dã tâm của người họ Võ, y luôn cảm thấy bất đắc dĩ. Nhưng y luôn nghĩ với một người đàn bà mà chiếm cả thiên hạ thì chắc chắn mọi người sẽ không ngồi yên. Thiên Hậu không xưng đế thì thôi nhưng nếu có ý đồ xưng đế thì sớm muộn gì người họ Võ cũng rước lấy họa. Cũng giống như hoàng hậu Lữ Lạc của Lưu Bang ngày đó.

Vì vậy mà trong lúc người họ Võ đang chìm đắm trong sự say mê ảo tưởng về một cái hoàng tộc thì Võ Thúc Kỵ không hề cảm thấy hưng phấn, thậm chí còn bất na, chán nản. Nhưng vì y luôn yếu đuối cho nên không dám thể hiện suy nghĩ của mình.

Võ Thừa Tự lên tiếng khiến cho Võ Thức Kỵ tỉnh táo, quay người lại cung kính nói:

- Đường huynh.

Võ Thừa Tự cố gắng kiềm chế cơn giận, gõ bàn nói:

- Loại bỏ trở ngại để Thiên Hậu đăng cơ. Chuyện này từ từ ta sẽ nghĩ cách. Bây giờ chúng ta phải phô trương thanh thế, tổ chức cho mọi người ủng hộ Thiên Hậu lên ngôi. Chuyện này do ngươi phụ trách.

Võ Thúc Kỵ nghe thấy vậy liền vặn người nói:

- Đường huynh! Tiểu đệ tài kém chỉ sợ làm lỡ chuyện đại sự của cả họ...

Võ Tam Tư trừng mắt nhìn y một cái rồi nói:

- Thật sự để ngươi phụ trách toàn bộ, ta cũng không yên tâm đâu. Ngươi chỉ cần phụ trách đi theo Ngự Sử tìm kiếm vài người khéo ăn khéo nói, chuẩn bị phất cờ hò reo phô trương thanh thế của chúng ta. Còn việc tiếp theo thế nào cứ để ta.

Võ Thúc Kỵ thở phảo nói:

- Nếu vậy thì tiểu đệ xin cố gắn.

Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư lại dặn dò cẩn thận những người trong gia tộc rồi mới giải tán. Trước mặt mọi người Võ Thừa Tự và Võ Tam Tư có thể nói là hòa thận nhưng sau lưng mọi người thì cả hai không ai phục ai. Sau khi mọi người giải tán hết, cả hai người liền bỏ đi không nói với nhau một câu.

Võ Thừa Tự trở lại Phụng Tiên tự thì người nhà lập tức bẩm báo:

- A Lang! Đại tướng quân Khâu Thần Tích tới đây cầu kiến, đang chờ ở khách đường đã lâu.

- A! Khâu Thần Tích?

Võ Thừa Tự lập tức nói ngay:

- Đi! Nói với Khâu tướng quân rằng mỗ đã về thay quần áo rồi sẽ tới gặp.

Võ Thừa Tự vào phòng ngủ nhưng không vội thay quần áo mà ngồi xuống suy nghĩ cẩn thận. Quan hệ giữa y và Khâu Thần Tích cũng không tới nỗi tệ lắm nhưng cả hai thì một người là người thân của Thiên Hậu còn một người là tâm phúc. Hôm nay Khâu Thần Tích đột nhiên tới đây là có ý gì?

Suy nghĩ một lúc nhưng không hiểu được, y đành phải đứng lên nói:

- Người đâu! Thay quần áo.

Hai đứa thị tỳ nghe thấy vậy liền chạy vào giúp y thay quan phục, rửa mặt mũi rồi lấy một tấm áo khoác mỏng cho y thay. Võ Thừa Tự sửa soạn xong liền đi tới phòng khách. Khâu Thần Tích thấy y xuất hiện liền vội vàng đứng dậy ôm quyền nói:

- Khâu Thần Tích bái kiến Võ tướng.

- Ha ha! Khâu tướng quân. Làm phiền để ngài đợi lâu. Hôm nay Võ mỗ gặp gỡ người trong tộc vừa mới về. Mời ngồi! Mời ngồi.

Võ Thừa Tự mời Khâu Thần Tích ngồi xuống còn mình ngồi xuống vị trí trên, tươi cười nói:

- Nghe nói lần này tướng quân dẫn binh vào Long môn bảo vệ Thiên Hậu. Đại quân vừa mới tới còn đang bận rộn nhưng không biết tướng quân tới đây là có chuyện gì muốn bàn với mỗ?

Khâu Thần Tích mỉm cười nói:

- Hôm nay Khâu mỗ tới đây đúng là có một chuyện quan trọng muốn bàn với Võ tướng.

- A?

Võ Thừa Tự liếc mắt nhìn y rồi nhẹ nhàng khoát tay cho mấy người phái sau ra ngoài.

Võ Thừa Tự làm xong mới lên tiếng:

- Mời tướng quân nói.

Khâu Thần Tích đặt hay tay lên gối, nói hết sức nghiêm nghị:

- Khâu mỗ là con nhà võ nên thích nói chuyện thẳng chứ không thích vòng vo.

Võ Thừa Tự cười ha hả, nói:

- Như vậy rất tốt. Mọi người cứ vòng vo mãi không hay. Võ mỗ thích người thẳng tích. Khâu tướng quân có chuyện xin cứ nói thẳng. Ra khỏi miệng ngài lọt vào tai ta không một ai biết.

Khâu Thần Tích nói:

- Nếu vậy Khâu mỗ xin nói thẳng. Võ tướng! Hiện giờ thiên hạ này mặc dù vẫn còn đang dưới cờ hiệu của nhà Đường nhưng ai cũng có thể thấy được chuyện thay đổi triều đại sẽ xảy ra.

Võ Thừa Tự cả kinh, định mở miệng nói chuyện thì Khâu Thần Tích đã giơ tay, tiếp tục nói:

- Khâu mỗ luôn trung thành và tận tâm với Thiên Hậu. Thiên Hậu cũng hiểu rõ thái độ của Khâu mỗ. Nên không có gì phải giấu.

Võ Thừa Tự vuốt râu cười ha hả:

- Nếu vậy thì Khâu tướng quân định nói gì?

Khâu Thần Tích nói:

- Từ xưa tới nay khi vua mới đăng cơ có một việc tất yếu phải làm đó là lập thái tử. Không biết Võ tướng thấy việc này thế nào?

Một tia sáng lóe lên trong mắt Võ Thừa Tự. Y hơi nghiêng người về phía trước nói:

- Không biết Khâu tướng quân có cái nhìn thế nào với chuyện này?

Khâu Thần Tích trầm giọng nói:

- Hoàng thái tử liên quan tới sơn hà xã tắc, muôn đời thái bình cho nên không thể coi thường. Một khi Thiên Hậu đăng cơ, Võ tướng không chỉ là Tể tướng trong triều mà còn là người đứng đầu trong Hoàng tộc. Cho dù là chức vụ hay thân phận trong dòng họ mà nói thì nếu chọn Hoàng thái tử, Võ tướng cũng nên suy tính mới được. Chẳng lẽ trong lòng Võ tướng không có một người nào thích hợp hay sao?

Võ Thừa Tự khoát tay nói:

- Ôi! Chuyện này Thiên Hậu hoàn toàn quyết định. Nếu ngài muốn hỏi ta thì... Ha ha! Theo ta thấy Thiên Hậu có hai người con trai hiện giờ là hoàng đế bệ hạ và Lư Lăng vương. Nếu nói tới hoàng tử thì có lẽ là một trong hai nơi này.

Khâu Thần Tích nghiêm giọng nói:

- Nếu Thiên Hậu lấy triều đại nhà Đường thì lại lấy dòng dõi của họ ra làm thái tử hay sao? Mặc dù cả hai là con của Thiên Hậu nhưng cũng là con của hoàng đế Cao Tông. Bọn họ mang họ Lý chứ không phải họ Võ. Từ xưa tới nay, có vị đế vương nào truyền giang sơn xã tắc cho người khác họ không?

Võ Thừa Tự nói đầy xảo quyệt:

- Vậy Khâu Tướng quân thấy thế nào?

Khâu Thần Tích biết Võ Thừa Tự còn chưa hiểu ý mình tới đây nên chưa dám thể hiện thái độ. Vì vậy mà y nói thẳng:

- Khâu mỗ thấy khi Thiên Hậu đăng cơ chắc chắn sẽ chọn Thái tử là họ Võ. Mà trong số mọi người xét về tài cán, tông chi hay huyết thống thì nếu nói ngài đứng thứ hai, không ai dám nói mình là thứ nhất. Cho nên nếu chọn Võ tướng là Thái tử mới hợp với lòng trời, ý dân.
break
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Ngôn tình Sắc, Sủng,Nữ Cường
Đàn Anh Cứ Muốn Tôi
Sắc, Sủng, Nữ Cường, Nam Cường
Cậu Thật Hư Hỏng
Ngôn tình Sắc, Sủng, Hào Môn
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc