Chỉ cụ mặc dù cũng là một loại táo, nhưng hình dáng bên ngoài lại giống như cành cây, tên khoa học là Tỉ Di, chứa nhiều vitamin và đường, ăn vào có vị chua chua ngọt ngọt, cha Vân trong ký ức của nàng cũng từng hái thứ này về.
Chờ một chút, chứa nhiều vitamin và đường à?
Vân Thiền cúi đầu nhìn chỉ cụ đen đen trong tay, ánh mắt sáng lên.
Vậy có thể thử dùng chỉ cụ để nấu thành đường được hay không? Phải biết rằng ở thời cổ đại, dù là ở đâu thì đường cũng là thứ vô cùng quý giá. Đường ở Đại Yên có hai loại, mạch nha và đường mía.
Mạch nha được làm từ lúa mạch và gạo nếp, đường làm từ lương thực tự nhiên rất đắt. Còn đường mía thì nguyên liệu là mía, sau khi làm xong được vận chuyển từ phương nam ra, cũng là thứ hiếm có khó cầu.
Nếu có thể làm đường mang đi bán thì lại có thêm một con đường kiếm tiền, dù sao thì những công việc dựa vào ông trời thưởng cơm ăn như trồng trọt thì yếu tố không chắc chắn quá nhiều.
Nhưng mà chuyện này ở đây cũng không làm được, phải về thôn rồi tính sau, hiện tại nàng phải đặt bẫy trước đã, trước khi trời tối, nàng phải quay về lều để nhóm lửa.
Trên đường lên núi, nàng và nam nhân từng nói chuyện săn bắn, kiếp trước khi Vân Thiền ở nơi hoang dã, nàng thường sử dụng phương pháp bẫy để bắt thú, còn Tiết Minh Chiếu thì khác, hắn giỏi truy đuổi săn giết hơn.
Truy đuổi săn giết cũng càng thử thách thể lực và tâm lý hơn, thông thường những con mồi lớn đều là do truy đuổi săn giết mà có. Sau khi tìm được một khu vực có dấu chân động vật và phân, Vân Thiền bắt đầu bố trí bẫy thòng lọng.
Bẫy thòng lọng khá đơn giản, không tốn sức, nàng tìm một cái cây nhiều cành, sau khi uốn cong cành cây đã chọn, nàng nhẹ nhàng dựa vào chạc ba của cành cây bên cạnh.
Nàng tách một sợi dây gai nhỏ ra , buộc một đầu thành thòng lọng, trong lọng đặt chỉ cụ đã đập dập làm mồi nhử, cuối cùng nối đầu dây còn lại vào cành cây đã chọn là được.
Loại bẫy này nàng tổng cộng đặt ba cái, sau khi điều chỉnh độ nhạy xong, cuối cùng nàng đi về phía bờ suối.
Lúc này trời không có gió, nước suối trong vắt như tấm gương, phản chiếu cây liễu ven suối, liếc mắt một cái là có thể nhìn thấy cá bơi lội trên bùn cát, cá không ít, nhưng tất cả cũng không lớn lắm, lắc lư đuôi rất linh hoạt, nếu dùng tay không bắt, e rằng có chút khó khăn.
Giờ nàng không có cần câu, cũng chẳng có lưới đánh cá, chỉ có thể làm bẫy hố sâu truyền thống nhất.
Nàng chọn một bãi sông cạn nước, bắt đầu chuyển đá. Cách làm bẫy hố sâu rất đơn giản, nàng trực tiếp dùng đá xếp thành một vòng tròn ở chỗ nước nông, sau đó chừa một khe hở nhỏ cho cá vào, bỏ chỉ cụ vụn vào trong, dụ cá chui vào.