Tôi đã báo báo cáo toàn bộ sự khinh suất của tôi để cháu bé vô tình tiết lộ với Bạch Kim. Tôi mổ tả tỉ mỉ thái độ của Kim và nhận định cô là một quần chúng tốt. Tôi xin ý kiến trên liệu có thể đưa Kim vào tổ chức được không.
Cậu Đức trả lời tôi: "Tổ chức của ta là một tổ chức chiến đấu, tất nhiên sẽ có tổn thất, có phát triển. Vì tính chất tuyệt mật nên sự phát triển phải hết sức thận trọng và đúng nguyên tắc. Phải tin tưởng quần chúng và thử thách qua nhiệm vụ từ dễ đến khó. Chủ yếu là những người hoạt động cơ sở đánh giá quần chúng chứ cấp trên ở xa nên cũng chỉ nêu ra được những nguyên tắc thôi. Nếu quần chúng thực sự tự nguyện, lãnh đạo tin tưởng thì hãy đưa vào tổ chức. Nếu quần chúng còn lo lắng thì tốt hơn hết là để anh em vào diện cảm tình là thích hợp. Nhiều quần chúng không trong tổ chức vẫn bảo vệ cách mạng, thậm chí hy sinh cho cách mạng. Do đó ta phải bảo vệ giữ gìn quần chúng như chính tổ chức của mình. Để địch giành mất quần chúng, bắt mất quần chúng là rất nguy hại. Tổ chức cô đơn không có chỗ bám rễ sẽ không thể tồn tại để hoạt động được".
Sự hướng dẫn trên là bổ ích nhưng vẫn mang nặng tính lý thuyết. Tôi chưa biết xử trí trường hợp của Bạch Kim thế nào cho thích hợp. Tôi nghĩ là nếu để cô hoạt động cho cách mạng thì rất có lợi. Từ khi Dung hy sinh, điểm khai thác tin ở Khách sạn Phoeniccoi như bỏ ngỏ. Không ai cảnh giác với những hành động mật nhập của bọn Hoàng Quý Nhân. Mình không khai thác, địch tự do hoành hành. Rất nhiều quan chức của US mission VN của MACV, USOM, USAID, JUSPAO, OSA, CORDS... đến cư ngụ ở đây. Nếu Kim làm được nửa công việc của Dung thôi, tôi cũng sẽ có được nhiều báo cáo giá trị lên cấp trên. Đưa quần chúng đi từ dễ đến khó, tôi có ý định nhờ Kim đặt máy nghe ở một vài nơi thường có những cuộc chuyện trò. Với tư cách là chủ khách sạn, Kim làm việc này ít nguy hiểm và không khó khăn lắm.
Vào một buổi chiều chủ nhật cuối tháng 10. Tôi vừa bước ra khỏi nhà định đến chỗ hẹn với anh Hai Bền thì Hoàng Quý Nhân đến. Tôi mời y vào nhà nhưng y lại đon đả mời lại.
- Từ xưa đến nay tôi chưa mời anh đến nhà tôi lần nào vì tôi sống cuộc đời trại lính. Nay đã có vợ có nhà cửa đàng hoàng, tôi định lại đây mời anh. Tôi sẽ rất hân hạnh được đón tiếp anh. Anh có vui lòng đến nhà tôi không?
Tình thế khá đột ngột. Nếu tôi từ chối rồi đi gặp anh Hai Bền thì thật không an toàn. Mà đi theo y thì lỡ hẹn với anh Bền. Sau vài giây suy nghĩ tôi quyết định theo viên trung tá cảnh sát. May mà đường đến nhà Quý Nhân lại qua cửa công viên Tao Đàn. Anh Hai Bền chờ tôi ở đây. Thấy xe tôi, anh nhìn theo tôi đã đưa mắt để anh biểu là tôi đang bận bám theo chiếc xe trước mặt. Năm phút sau Quý Nhân và tôi đã dừng xe trước một biệt thự có tường cao vây kín mít. Cánh cổng sắt cũng không có một khe hở. Cửa mở ra, Quý Nhân ra hiệu cho tôi lái xe vào bên trong theo y. Khi xe tôi lọt vào, gia nhân đóng ngay cửa lại.
Một vườn cây xanh tốt bao lấy tòa lầu ba tầng kiến trúc đẹp mắt. Quý Nhân hướng dẫn tôi đi theo một cầu thang lộ thiên lên phòng khách ở tầng trên. Hình như chỉ còn hai chúng tôi, người đàn ông mở cửa cũng biến đâu mất.
- Mời anh ngồi! - Hoàng Quý Nhân tự đi bê cốc và mang ra một chai Cô-nhắc đạt trên bàn. Trong khi đó tôi quan sát căn phòng khách một lượt.
Không có một điển yếu nào về tiện nghi. Những tấm thảm sang trọng. Hai cánh màn nhung hoa che bức tường hậll một cách bí hiểm. Sau đó có cửa thông hay bịt kín?
Trên tường treo nhiều tranh lớn. Tôi chỉ nhận ra bức "chiếu bạc" của Tija. Một người đàn bà lập thể khỏa thân ngồi trên những con bài: con tây Píc, con đầm Cơ, con Giô kề. Đôi mắt người đàn bà ánh lêu sự đam mê đến rồ dại. Cánh tay ả ôm lấy cạp vúkhông biết để hiến dâng hay tự vệ, phô bầy hay che chắn, e lệ hay trơ tráo? Bức tranh toát ra cái không khí lừa lọc rủi may, được ăn cả, ngã về không...
- Ngôi nhà của anh đẹp quá!
- Đại tá Jean Potier cho xây cất từ năm 1935. Ông nhượng lại cho luật sư George. Khi về Pháp George bán lại cho tôi. Người ta gọi nó là biệt thự Vie du Château.
- Chị Hứa Quế Lan có nhà không ạ?
- À, nhà tôi ở chỗ khác. Đây là nơi ở riêng của tôi đồng thời cũng là Laboratorie1 (Phòng thí nghiệm). Tôi chỉ sống ba ngày với vợ trong một tuần thôi. Chúng tôi đã thỏa thuận với nhau như vậy. Những ngày khác dành cho tự do của mỗi người.
- Liệu những thỏa thuận đó có được thực thi nghiêm chỉnh không? - Tôi cười.
- Hoàn toàn nghiêm chỉnh! Vợ góa Kennedy lấy nhà tỷ phú Hi Lạp, hôn thú ghi gần hai trăm điều quy định có khi còn nhiều hơn số điều khoản trong hiến pháp của nhiều nước, thế mà họ vẫn thực thi nghiêm chỉnh. Chúng tôi chỉ có một điều thì đáng kể gì.
- Anh ở một mình trong tòa biệt thự này?
- Không. Cả một la-bô của tôi. Tôi nghiên cứu về thẩm vấn hình sự.
- Công việc đó có thú vị không?
- Hoàn toàn thú vị. Một công việc khoa học. Một khám phá về con người. Đứng ngoài cuộc nhiều vị coi việc này là tàn bạo, là thất đức. Họ có biết đâu là mục đích của nó rất cao cả. Tất cả là để tìm ra sự thật. Mục tiêu của ngành khoa học nào mà chẳng là sự thật. Anh đã đọc cuốn "L'obscurité et la lumière1 (Bóng tối và ánh sáng) của Richard Frisman chưa? Một cuốn sách tuyệt vời của một nhà thẩm vấn kiệt xuất. Trong những chương viết về tra tấn, ông ta đã tổng kết được tất cả những điểm yếu, mạnh, chịu đựng và khuất phục trên cơ thể, đối với tuổi tác và giới tính của con người. Ông cũng vạch ra những giới hạn chịu đựng của bộ óc ở những vùng đặc biệt. Chỗ nào nhạy cảm với lửa, với sắt nung với điện. Chỗ nào thích hợp với dùi cuii, với hóa chất v.v... Tất cả đều được thống kê tỉ mỉ. Ông cũng nhắc ta, nếu quá lạm dụng sự đau đớn của can phạm thì sẽ làm họ phát điên, như vậy thì lời khai của họ sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Từ mục đích tìm ra ánh sáng ta lại gặp lại bóng tối. Không hiểu vì sao người ta không tặng giải Nobel cho Frisman.
- Giải Nobel chỉ để tặng cho những công trình phục vụ hòa bình thôi chứ!
- Đây cũng là một công trình phục vụ hòa bình. Tìm ra sự thật, ra thủ phạm gây tội ác, gây bạo loạn, đảm bảo trật tự hiện hành thì có xa gì mục tiêu hòa bình. Ở chỗ này, xin lỗi có nhiều quan điểm rất thiển cận. Ví dụ như một công trình vật lý hạt nhân được giải Nobel. Ngay lập tức họ ứng dụng làm một loạn bom hạch tâm để giết hàng triệu người trong nháy mắt. Như vậy có bất công đối với Frisman không? Riêng tôi, tôi tin vào mục đích nhân đạo của ông. Ông ta cho rằng giáng một cú vào nơi đau đớn nhất của con người để khuất phục họ tìm ra sự thật nhanh chóng còn hơn đánh bừa bãi, lâu dài mà chẳng có hiệu quả. Đó là phương pháp tra tấn sạch sẽ. Tôi đã vận dụng tất cả kinh nghiệm của ông và tôi khâm phục hiệu quả của nó. Tuy nhiên đối với Việt cộng thì cũng còn nhiều ngoại lệ, nó không khớp với những tỉ số của ông nêu ra. Một vấn đề ta phải nghiên cứu thêm cho phù hợp với thể trạng người Việt.
- Liệu anh có làm được điều gì hơn Frisman không?
- À, có chứ, ở một phương diện nào đó. Tôi đã nên lên một phương pháp rất mới và được đồng sự thán phục. Đó là phương pháp tác động thần kinh gián tiếp. Nó cũng đơn giản thôi nhưng rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến trong các phòng thẩm vấn. Đó là đánh chồng để hỏi vợ, đánh cha để hỏi con, đánh em để hỏi chị, vân... vân... và ngược lại. Anh đã được chứng kiến người ta cho đứa con nít "đi tàu bay" trước mặt mẹ nó chưa? Ít có người mẹ đứng vững được trước tiếng kêu thảm khốc của con nhờ đó mà ta tìm ra ánh sáng, tìm ra sự thật.
- Chính anh đã làm thí nghiệm đó.
- Không, sẽ có một số người làm việc đó. Tôi chỉ tư duy sáng tạo, quan sát nhiều lần để tìm những xác suất có ích. Anh không nên lầm lẫn giữa Nien Bo và những tên ném bom nguyên từ xuống Hi-rô-si-ma. Bàn tay tôi, anh xem tất cả đều sạch bóng. Ngay cả La-bô của tôi cũng tuyệt vời nó láng bóng như một bệnh viện hiện đại và chắc chắn là ít vi trùng hơn một bệnh viện. Anh có muốn sẵn sàng tham quan cái la-bô tuyệt vời của tôi không?
- Rất hân hạnh. Tính tò mò nghề nghiệp thúc đẩy tôi. Tôi muốn hiểu thêm tên trung tá cảnh sát ác ôn này một cách sâu sắc.
- Xin mời. Anh là sĩ quan điện toán, chắc anh ưa kỹ thuật hiện đại. Tiếc là la-bô của tôi chưa có máy điện toán. Tôi cũng muốn trang bị để nó tính toán thống kê lưu trữ giúp tôi.
- Bên Tổng nha cũng có máy điện toán chứ?
- Tất nhiên, nhưng không phải của riêng tôi. Y dẫn tôi theo một hành lang rộng rãi trải thảm, hai bên là những chùm đèn sáng dịu đẹp mắt. Đến một cầu thang, bấm chuông rồi ra hiệu cho tôi cùng xuống. Đến chân cầu thang, y dẫn tôi vào một căn phòng được xếp đặt theo kiểu buy-rô. Có ba chiếc bàn và gần một chục chiếc ghế ngồi. Trên bàn có máy điện thoại, những dụng cụ bàn giấy ngàn nắp đẹp mắt như văn phòng bộ trưởng. Hai nhân viên mặc áo blu trắng đứng nghiêm như tượng.
- Các anh chuẩn bị. Tôi mời thiến tá Nghĩa tham quan la-bô ở tất cả tám phòng.
Hai tên kia tuân lệnh. Chúng quàng lên vai Quý Nhân và tôi hai áo blu trắng như người vào thăm bệnh viện. Sau đó chúng đi trước.
- Đây là phòng thẩm vấn số một. Anh xem trên thế giới có căn phòng hỏi cung nào lại lịch sự thế này không? Ghế đệm nhung này là dành cho can phạm. Nếu ở đây họ chịu cộng tác vời chúng tôi để tìm ra sự thật thì coi như mọi việc kết thúc. Hồ sơ được đóng kín. Tiếc là cái hiệu quả của lòng tốt, của sự dịu dàng, nhân đạo lại quá thấp. Mời anh sang phòng hai.
Một căn phòng hẹp hơn, một bàn giấy nhỏ. Sàn đá hoa sạch bóng. Từ ba phía có tới vài trăm pha đèn như ở rạp hát hay trường quay. Một người đàn ông gầy yếu đứng trên cái bục như người làm mẫu trong xưởng họa. Tên phụ tá đưa cho tôi và Quý Nhân hai cái kính màu. Nhân phẩy tay một cái, cùng một lúc những luồng sàng lóe mắt rọi vào người đứng trên bục. Nạn nhân giật lên như chạm vào điện. Tên phụ tá đưa trước mặt tôi một bản thống kê.
Mười ba phần trăm chịu khai.
Bảy phân trăm mù.
Mười bốn phần trăm viêm da nặng.
...
Ba phần trăm loạn thần kinh.
Bảy phần trăm chết tại chỗ.
- Đây là phòng quang, còn gọi với là "buồng tắm hơi của Him-le". Cường độ ánh sáng xấp xỉ một phần mười độ chói của trái bom hạt nhân 50KT gây ra ở cự ly ba kilômét.
- Đây là phòng âm - Y chỉ cho tôi một cái thùng hình trụ bằng kim loại sáng loáng như gương - Kỹ thuật quốc nội đâu làm nổi thứ này? Can phạm ngồi vào trong. Khi bấm điện chiếc chuông này sẽ ngân lên đủ mọi cung bậc của giải tần số mà tai con người có thể nghe được với một cường độ tuỳ ý. Chúng tôi gọi nó là "cây đàn oóc của thánh đường Hamilton". 120 dB là tiếng sét. Còn cây đàn này có thể rung lên tới cường độ Max 200 dB. Cái tuyệt diệu của nó là ở chỗ có bộ phận cách âm hoàn hảo. Khi nó hoạt động, chúng ta vẫn có thể ngồi ngoài thì thầm với nhau.
- Đây là phòng Hóa - Quý Nhân chỉ cho tôi những tủ thuốc, những máy lạnh - Những loại hóa dược này không thể tìm thấy ở bất cứ Phác-ma-xi nào trên đất nước chúng ta. Đó là những chất kích thích thần kinh đặc hiệu của các công ty hóa chất AIC, M.C.C, D.A.O... sản xuất. Chất M4D2 ức chế nửa số tế bào thần kinh, nhưng lại làm hưng phấn số còn lại gây ra hiện tượng nửa mê nửa tỉnh. Chất K5B gây ra một cảm giác tự tội, ăn năn. Chất 2XX Bêta gây ra những ảo giác khủng khiếp, cô đơn, muốn nương tựa tin cậy vào một người nào đó để thổ lộ tâm tình.
- Hiệu quả ra sao?
- Một chủ đề rất tân kỳ! Đáng tiếc là tôi mới chỉ tìm ra những điểm sáng tối lẫn lộn. Sự thực biển hiện thành những chấm không liên tục. Ta phải biết nối nó lại theo một quy luật. Việc làm này đòi phải có kinh nghiệm.
Sang phòng Cơ, Hoàng Quý Nhân cho tôi xem bộ máy "bẻ xương sườn", những chiếc kim không gỉ để đóng vào móng tay. Những chiếc mũ áp suất đội lên đầu người tù rồi bơm căng cho nó bóp vào hộp sọ, lồi con ngươi ra.
Phòng Điện đơn giản hơn. Vài chiếc máy điều chỉnh cường độ và điện thế, những bộ gá lắp vững chắc các điện cực vào các điểm nhạy cảm của cơ thể như vú, lưỡi, cơ quan sinh dục.
Phòng nữ đã có sẵn cái giường trải đệm để kết hợp tra tấn với làm nhục.
Quý Nhân nháy mắt nhìn tôi:
- Toa có muốn đưa ngay một "con thỏ cái lên bàn thí nghiệm xem chơi không? Một "con thỏ" hoàn toàn không bệnh tật. Thí nghiệm xong có thể làm "bữa tối" luôn! Không cần thiết à? Thế ta xem phòng cuối cùng vậy.
Phòng cuối cùng đập vào trái tim tôi mạnh nhất. Y gọi đây là "Công viên Los Angeles". Trong phòng chỉ có hai thứ. Một cái cũi bằng kim loại sáng bóng, cách đấy hai mét đặt một chiếc ghế cao ngang tầm mặt có những bộ gá lắp điều chỉnh như ghế cắt tóc của trẻ con.
- Đây mới là công trình của moa. "Con thỏ mẹ" được nhốt vào đây. phải đề phòng nó nổi điên gây nguy hiểm cho người thí nghiệm. Con thỏ con được buộc vào chiếc ghế. Nó sẽ được đi tàu bay cho mẹ nó xem. Có điều đáng tiếc là tỷ lệ phát điên thể săng-ganh quá cao. Một lần tôi suýt bị "con thỏ mẹ" cắn chết khi thả nó ra khỏi cũi - Y giơ cánh tay có một vết sẹo nhỏ - Khoa học là một sự nghiệp gian khổ phải không anh?
Ra khỏi phòng này, y nói với tôi:
- Ta có thể kết thúc ở đây. Còn phòng nữa nhưng nó cũng giống như một bệnh viện thông thường, X. Quang xem xương gãy có đẹp không. Máy điện tim đo nhịp đập... Phải chữa khỏi cho những "con thỏ" để thí nghiệm lại mới có được những tham số đáng tin cậy. Thế nào? Cảm tưởng của anh ra sao?
- Thật không thể trạng tượng nổi!
- Đúng vậy, Himler, Selenbec, Mousolini hay Đông Điều cả ngay đến Dulles nữa, nằm mê cũng chưa có được những công cụ tân kỳ như của moa.
Trở lại phòng khách, y rót rượu mời tôi lần nữa. Tôi nhìn cốc rượu trong suốt màu hổ phách mà tưởng như có pha lẫn máu. Y cạn chén và đột nhiên quay sang nói với tôi bằng cái giọng sắc lạnh như dao:
- Anh có muốn cộng tác với tôi không, thiếu tá?
- Nghề của tôi không thích hợp với anh - Tôi vừa trả lời vừa thăm dò.
- Trước đây chị Phương Dung còn sống cũng có nói với tôi như vậy. Nhưng rồi chị cũng nhận cộng tác với tôi, và chị cũng giúp tôi được nhiều việc. Cầu trời phù hộ cho linh hồn chị! Nói cho công bằng, nhờ cái đó mà chị cũng kiếm được cái "vốn" kha khá, có khi còn hơn cả tôi đấy. Anh biệt chuyện ấy chứ?
- Vợ tôi có nói với tôi, mặc dù anh yêu cầu không được nói.
- Yêu cầu cho phải phép thôi, vợ chồng thì trước sau cũng sẽ nói.
Vài phút sau, y nhìn thẳng vào tôi với bộ mặt của thần chết:
- Tôi thấy anh có thể cộng tác với tôi tốt hơn chị Phương Dung đấy. Chúng ta là đàn ông dễ nói chuyện với nhau hơn. Anh khác nghề với tôi. Đúng, espionnage et contre espionnage1 (Điệp báo và phản gián), nó đối lập nhau, nhưng nó có cùng cái gốc espion! Chúng ta là âm bản của nhau thôi.
Viên trung tá nhấn mạnh từng từ làm cho tôi bị xúc động mạnh. Nhưng tôi vẫn cố gắng phân tích từng ý để kịp đối phó.
- Anh nói gì tôi thấy khó hiểu quá!
- Có gì khó hiển đâu. Tôi muốn anh cộng tác với tôi, thế thôi. Nếu anh từ chối sẽ chẳng có lợi gì cho anh đâu. Y vất ra trước mặt tôi tấm chứng minh thư rơi ở cổng phụ hồi tết Mậu Thân. Anh có nhớ anh quên nó ở đâu không?
- À tưởng chuyện gì? - Tôi kể lại đúng những điều tôi đã báo với cấp trên cho y nghe.
- Nhưng người ta lại coi đấy là một màn kịch, vì nó có vài chi tiết đáng lưu ý. Thứ nhất: anh nói anh ra đi lúc không giờ bốn mươi lăm và trước đó có gọi điện thoại về Bộ Tổng tham mưu. Nhưng người ta khẳng định là trung tâm điện tín vẫn hoạt động bình thường và bộ lưu trữ tự động không có cú điện thoại đó, là sĩ quan điện toán, anh giải thích sự kiện này ra sao? Thứ hai, anh khai một giờ anh đến cổng Phi Long, chiến sự diễn ra nên anh không vào được. Nhưng sự thực thì lúc đó tình hình lại yên tĩnh. Người ta đang sửa lại kịch bản của anh và đi đến kết luận là anh đã đưa đặc công Việt cộng đánh vào cổng phụ Bộ Tổng tham mưu.
- Tôi sẽ làm sáng tỏ vấn đề trên, nhưng không phải với anh. Ai cho phép anh quyền thẩm vấn một sĩ quan đương nhiệm?
- Tôi muốn giúp đỡ anh để tìm ra sự thật. Tập hồ sơ cũ rích này họ quăng cho tôi không phải để kết án anh, vì nó thiếu nhiều yếu tố. Tôi đã phải cho khai quật xác tên lính chết ở cổng. Một việc làm cầu kỳ nhưng thú vị. Tôi đã kiếm được viên đạn súng ngắn nằm trong hộp sọ tên lính - Y giơ lên trước mặt tôi viên đạn đã méo, rồi lại đặt nó vào một cái hộp có lót vải mềm như hộp đồ trang sức - Khó khăn như tìm ra nguyên tố thứ 106!
- Đáng tiếc là hôm nay tôi không đem súng để so luôn?
- Không cần vội vàng. Cái này thì dễ so hơn.
Viên trung tá cảnh sát đặt trước mạt tôi một tấm ảnh lúc tôi đang trao tay với anh Hai Bền. Cái này làm cho tôi giật mình thật sự, nhưng tôi vẫn bình thản trả lời:
- Người ta có thể chụp tôi với bất cứ ai. Điều đó có gì quan trọng.
- Nhưng cái tên chụp chung với anh lại rất quan trọng. Vừa rồi khi đi qua công viên Tao Đàn, tôi cũng thấv mặt nó, chắc nó đang chờ "nhân tình" - Y nhún vai cười nham hiểm - Thiếu tá Phan Quang Nghĩa ạ. Nếu tất cả ba thứ này gộp lại đưa sang An ninh quân đội, nó sẽ làm hỏng anh mất. Bọn đó là một lũ ngu ngốc. Anh là một người tài năng. Tôi muốn anh cộng tác với tôi. Anh vẫn có thể sống như hiện nay và sẽ rất có ích cho Tổ Quốc (tuỳ anh quan niệm). Anh không thích nghề phản gián thì anh làm gián điệp đôi (a-giăng đúp). Cái từ "đúp" nó rất tế nhị. Anh làm cho cả hai bên. Khi nào lợi cho anh, anh làm. Cũng chẳng cần trung thành tuyệt đối với ai. Như tôi chẳng hạn. Lúc người ta bảo tôi là người của "đơ bê", lúc bảo tôi là của CIA, của OSA. LÚC tưởng là người của ông Diệm, lúc bảo của ông Khánh. Hơn nữa họ còn bảo tôi là có liên hệ với I.S.. Họ nói đúng cả, nhưng cũng sai tuốt. Tôi là của tôi. Tôi là một tay chuyên nghiệp, là một nhà khoa học thuần túy về điều tra thẩm vấn, là phi chính trị, Tổ Quốc, đảng phái đôi với tôi là một khái niệm trừu tượng... Dù sao thì ta cũng phải chuẩn bị kế hoạch hậu chiến anh ạ. Hòa đàm Ba-lê đang tiến triển, ông Thiệu còn ở đây hay Mặt trận về trung lập hay tự do, cộng sản hay tư bản thì ta vẫn cần sống anh ạ. Việc anh cộng tác với tôi chỉ có hai ta biết. Anh vẫn có thể báo cáo với cấp trên của anh là anh vờ cộng tác với tôi để khai thác tôi như anh để vợ cộng tác với tôi trước đây có sao đâu? Ai biết mà kiểm tra. Giả sử như có ông bự nào của anh muốn vào đây thị sát tình hình, anh cứ cho tôi biết tôi sẽ ra lệnh hộ tống ông ấy đi khắp Sài Gòn an toàn. Sao mà không tin anh. Tôi xin nói nhỏ với anh, nghề gián điệp của chúng ta cũng giống hệt như chuyện ngoại tình, không thể đem nói cho ai, kể cả cha mẹ vợ con mình.
- Anh định mua tôi đấy à?
- Sự thực là mua đấy. Nhưng tôi thích dùng từ hợp tác cho lịch sự.
- Anh đánh giá tôi là cái gì mà anh định mua?
- Anh là một gián điệp lợi hại của Việt cộng. Còn giá thì tôi cũng xin nói thẳng: Tôi sẽ trao lại cho anh toàn bộ hồ sơ, viên đạn và phim ảnh để anh hủy đi. Hàng tháng anh lĩnh năm tràm đô-la. Anh có thể lĩnh tiêu hoặc bí mật gửi vào ngân hàng nước ngoài phòng khi thất thế cũng được, chúng tôi sẽ đảm bảo quyền lợi lâu dài cho anh. Ngoài ra anh còn được thưởng tùy theo chiến tích. Không có huân chương gì dâu. Tất cả bằng đô-la!
- Rẻ thế thôi à? Mấy cái hồ sơ và viên đạn giả kia chỉ là trò trẻ con.
- Nó ngang giá cái án tử hình đấy. - Hắn cười nham hiểm.
- Xin lỗi, đã có người mua trước anh mất rồi. Cái giá anh đạt chỉ ngang tầm với chính anh thôi!
- Thưa thiếu tá, anh bán mình cho ai mà được giá cao thế. - Y mỉa mai.
- Walt Montague biệt hiệu "Cá heo trắng"!
Tôi nhìn thẳng vào mặt Quý Nhân bằng cạp mắt đàn anh. Không ngờ cái tên Monatague lại có uy lực mạnh mẽ đến tên ác ôn này như thế. Tôi tấn công luôn:
- Thưa trung tá Vũ Trọng Đạo, anh nên bỏ cái mặt nạ Quý Nhân xuống cho dễ nói chuyện. Anh cũng chẳng phải là con lão hoạn quan. Bố anh, ông Vũ Trọng Trình hiện đang sống yên ổn ở Hà Nội. Trước khi vào đây, anh đã bản bản mật danh điệp viên 2B gài lại cho Bop Edixon lấy một nghìn đô-la. Nhưng anh cũng đã đánh đổi bản sao của bản mật danh đó để cứu bố anh khỏi chết rục trong tù của Bắc Việt. Bọn 2B nằm vùng bị bắt đã đành, nhưng Edixon còn thiệt hại hơn nhiều, vì thứ đồ thối của anh. Bốn toán com-măng-đô dùng mật danh mật hiệu của anh đều bị sa lưới. Hai mươi bốn quân nhân ưu tú của Việt Nam cộng hòa vào nhà đá vì một nghìn đô-la của anh. Liệu cái đó ngang với mấy án tử hình?
- Xin anh đừng vu cáo. Không có bằng chứng nào.
- Cho phép tôi đi lấy bằng chứng. Mười lăm phút thôi!
Mặt viên trung tá tái nhợt. Y thu mình lại nghĩ cách phản công. Nhưng tôi không để nó có thì giờ.
- Tôi cũng chẳng cần cái bằng chứng cũ rích đó làm gì. Tôi nói chuyện ngày hôm nay thôi. Tổng khống đang cần lấy đầu bọn buôn lậu Hê-rô-in vào Hoa Kỳ. Đây là yêu cầu gay gắt của phía Mỹ. CIA rồi FBI cũng phải mở mặt trận ngăn chặn chất ma túy. Nhưng mạng lưới của Tổng thống cũng có những lỗ hổng. Chính trung tá đã tạo ra bảng lỗ hổng đó. LAa-bô của anh có nghiên cứu về Hê-rô-in không mà anh tàng trữ tới hai mươi sáu ki-lô-gam. Anh vừa chuyển trái phép sang Ngân hàng Mahattan hai trăm bốn mươi ngàn đô-la. Dĩ nhiên không phải của anh tất cả. Có cả phần của một tay bự (tôi không tiện nói tên). Nếu Tổng thống biết, các vị sẽ không nuốt trôi đâu.
Tôi không thấy.viền trung tá phản ứng nữa, y ngồi im lặng không phải để phản công mà rút về phòng ngự.
- Những tin tức trên chẳng liên quan gì đến tôi. Nếu cần tiền tôi chỉ cần gọi cú điện thoại mật báo lấy thưởng là có ngay một khoản đô-la kha khá, chứ chẳng cần nhặt nhạnh từng tháng theo cái đồng lương anh chi đâu. Một khi tôi có trong tay những tin tức trên thì đó chính là cái giá của tôi. Bây giờ thì chúng ta thử so sánh xem tôi có thể mua anh, hay anh có thể mua tôi? Anh Trọng Đạo ạ, anh có muốn bán anh cho tôi không? Tôi đặt giá hai mươi sáu ki-lô-gam Hê-rô-in đấy.
- Chúng ta có thể hòa hoãn với nhau. Tôi thành thật muốn cộng tác với anh theo một ý nghĩa nào đó. Chẳng hạn chúng ta sẽ trao lại cho nhau toàn bộ những hồ sơ bất lợi về phương diện cá nhân. Chúng ta sẽ không làm hại nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thiếu tá có thể coi tôi như một người bạn, dù là chúng ta khác biệt lý trưởng, khác biệt quan điểm. Một hiệp ước bất khả tương xâm của chúng ta lúc này là thích hợp cho cả đôi bên, là khôn ngoan nhất.
- Anh có kinh nghiệm chiến tranh một phía, chiến tranh với những người không vũ khí. Bây giờ anh tuyên bố hưu chiến. Tôi bỏ súng vào bao quay đi anh sẽ bắn vào lưng tôi. Tôi phải cảnh giác.
- Xin anh tin ở lòng thành thực của tôi. Tôi là một cảnh sát chuyên nghiệp. Tôi hiểu là hành động trong tư thế yếu là tự sát. Hơn nữa với tôi, tôi là của tôi, tôi phải biết tự bảo vệ. Tôi tin ở tính mã thượng của anh. Mong anh hiểu cho. Nếu chuyến áp phe của chúng tôi trót lọt, tôi sẽ không quên anh. Luật giang hồ là có ân có oán, có vay có trả. Thực tình tôi muốn cộng tác với anh. Nếu tôi định hại anh thì chỉ một cú điện thoại là xong, tôi mời anh đến đây làm gì?
- Tôi không quan tâm đến bất cứ cái gì không liên quan đến công việc của tôi. Tôi không phải kẻ giang hồ nên không bị luật lệ của nó ràng buộc. Tôi cũng chẳng có ý định chia gia tài với anh. Tôi chỉ muốn nhắc lại là bất cứ sự phản bội nào, dù trực tiếp hay gián tiếp đối với sự thỏa thuận chiều hôm nay, chúng tôi sẽ công bố tất cả những điều bí mật về anh và khi đó xin anh đừng trách tôi.
- Tôi xin lấy danh dự mà thề rằng, tôi coi an ninh của anh như an ninh của tôi.
- Không phải riêng của tôi mà cả người đồng sự của tôi anh đã chụp ảnh.
- Tôi chấp nhận. Khi nào thì chúng ta trao đổi với nhau hồ sơ cá nhân?
- Không cần thiết. Anh cứ giữ của tôi, tôi vẫn giữ của anh.
Quý Nhân có vẻ do dự. Nhưng y biết không thể đòi hỏi được gì hơn.
- Thế lấy gì đảm bảo cho sự cam kết của chúng ta?
- Bằng lòng tin. Anh có thể sao cho tôi cuộn băng ghi âm cuộc đối thoại của chúng ta hôm nay, coi như đó là văn bản của hiệp ước bất khả tương xâm.
Quý Nhân tỏ ra hết sức lúng túng. Y càng muốn thu hẹp mối đe dọa nguy hiểm giữa hai người chĩa vào nhau thì tôi lại càng làm tăng lên. Tôi đang sống trong vùng địch. Nếu mối đe dọa cá nhân của hai bên giảm xuống số không thì lợi thế thuộc về y.
- Không, tôi không ghi cuộc nói chuyện của chúng ta, xin anh hiểu cho.
- Thế bây giờ tôi có thể về được chứ?
- Hãy khoan, để anh tin tôi, tôi sẽ có một hành động đơn phương biểu hiện thiện chí của mình.
Hoàng Quý Nhân châm lửa đốt toàn bộ hồ sơ của tôi.
Y vui vẻ đưa cho tôi viên đạn và nói:
- Tôi tặng anh làm kỷ niệm. Dù thận trọng đến mấy, con người ta cũng có những phút giây sơ xuất!
Viên trung tá đưa tôi ra xe, thân mở cổng và bắt tay tôi rất chặt. Tôi phóng thẳng về nhà.
Cháu Tôtô chạy ra đón tôi. Tôi bế con lên và bỗng nhớ đến lời đe dọa của Hoàng Quý Nhân: "Đánh con hỏi bố" mà tim tôi se lại. Nhưng tôi đã xoay được tình thế. Tôi thầm cảm ơn Dung, người vợ thân yêu của tôi. Chính những di sản của Dung đã cứu được tôi hôm nay. Tôi bỗng hiểu ra rằng hiểu biết, rộng là vô cùng quan trọng. Phải có cho mình một thư viện tin thì mới nâng cao được bản lĩnh.
Nỗi ưu tư của tôi không qua nổi mắt cháu bé.
- Ba ơi, ba mệt hay sao mà ba chẳng nói chuyện với con như mọi bữa?
- Đúng là ba có hơi mệt một chút. Nhưng ba sẽ lại sức ngay thôi.
Tôi nhấc bổng cháu lên rồi lại đặt xuống.
- Cho ba đi tắm một chút nghe! Con tắm chưa?
- Mẹ Kim tắm cho con rồi.
Lần đầu tiên nghe cháu gọi Kim bằng mẹ, tôi giật mình:
- Con thích gọi cô Kim bằng mẹ à?
- Bác Ngọc bảo con gọi cô Kim bằng mẹ. Bác bảo con mồ côi cần có mẹ đỡ đầu.
- Nhưng con đã xin phép cô Kim chưa? Lỡ cô không ưng thì sao?
- Khi con gọi mẹ, cô Kim bồng con lên, thơm con rồi ôm chặt lấy con . Cô bảo "ôi con tôi".
Câu chuyện trẻ thơ làm cho tim tôi nhói lên. Hình ảnh Dung lại hiện về với tôi. Tôi thương Dung bao nhiêu lại càng thương đứa con côi cút bấy nhiêu.
...
Đêm hôm đó tôi báo cáo sự kiện nghiêm trọng trên về trung tâm để xin ý kiến chỉ đạo. Mối đe dọa đang treo lơ lửng trên đầu tôi. Làm sao có thể tin vào một "hòa ước" với một kẻ đã trăm lần thay thầy đổi chủ, độc ác như một con rắn, tàn bạo như con sói, ranh mãnh như con cáo. Tôi mở máy ghi âm nghe lại cuộc đàm thoại. Tôi để máy trong ngực sợ âm thanh của tôi rõ, của Quý Nhân mờ nên tôi đòi bản sao của hắn. Tôi phân tích vấn đề và quyết định trao cho y bản sao cuốn băng của tôi (rất nét) nhằm hai mục đích: Thứ nhất đe dọa hàn. Thứ hai: Làm cho nó tin ở lời cam kết của tôi, không đẩy hắn đến chỗ làm điều rồ dại.
Tôi gặp Hai Bền và nhờ anh đến trao trực tiếp cuốn băng và lá thư cho Quý Nhân. Tôi muốn phô trương thanh thế tổ chức của tôi rộng lớn, mất người này còn người khác. Trong thư một lần nữa tôi lại nhắc tới Walt Monatague. Tôi cũng chưa biết Monatague là ai, là tên tổ chức hay cá nhân. Nhưng tôi đoán Quý Nhân cũng chẳng biết hơn tôi. Nhưng Walt gắn liền với những cuộc thanh trừng khủng khiếp trong làng tình báo, buôn lậu và trộm cướp lúc bấy giờ. Những xác chết gắn với biểu tượng của Walt "chiếc đầu lâu ngậm tẩu" nhưng cảnh sát chẳng bao giờ tìm ra thủ phạm. Tôi tạm coi đây là một con ngoáo ộp, một âm binh, tôi dùng nó để hù dọa. Biết đâu những thủ thuật có tí chút mê tín này lại chẳng có ích lợi cho tôi. Tôi đã thấy nhiều anh chàng ngổ ngáo ngang tàng lại rất sợ chuột.
Aanh Hai Bền đến gặp Quý Nhân với một phong thái rất anh hai Nam Bộ đàng hoàng, mã thượng, trọng nghĩa khinh tài. Tôi nhắc anh đừng để nó biết mình thuộc tổ chức nào. Anh còn ba hoa với Nhân về chuyện tên vi-xi Đoàn Bá Mạo a-giăng đúp lừng danh lập mẹo hại anh mà cuối cùng chung thất bại phải chịu chết gục trước viên đạn oan cừu!
Bằng những cách trên, tôi phân tán sự suy luận, sức đối phó của Hoàng Quý Nhân.
Ba hôm sau tôi nhận được điện của cậu Đức. Thứ nhất cậu bắt tôi sơ tán hồ sơ, điện đài đề hòng địch đánh úp. Thứ hai, Tôi và anh Hai Bền phải tìm mọi cách "cắt cái đuôi" này đi. Để nó là đeo một nguy cơ bên người không thể hoạt động được. Cần chi viện, trên sẽ hỗ trợ.
Tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều để tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Nếu ám sát y, mình cũng sẽ không thể tiếp tục hoạt động công khai được, vì trong hồ sơ lưu trữ riêng của Nhân chắc chắn tên tôi xếp ở hàng đầu.
Duy trì tình trạng hiện nay thì có hai khả năng: Một: hòa hoãn phù hợp với mục tiêu của mình. Hai: Nhân phản bội. Cả hai sẽ cùng thiệt hại. Giống như một khối u. Cắt đi chắc chắn sẽ di căn. Để lại thì có thể ổn định và cũng có thể biến thành thể cấp. Vì vậy tốt nhất là chưa nên động dao vào. Tôi hy vọng là Hoàng Quý Nhân cũng sẽ phần tích tình hình tương tự. Khả năng hòa hoãn là mạnh nhất.
Tôi báo cáo lại quyết tâm xử lý của tôi. Còn điện đài thì tôi sẽ chuyển. Nhưng đem đi đâu? Để xa không làm việc được. Cuối cùng tôi đành tạm đẩy thứ "đồ chơi" này lên buồng Kim. Cô cho phép tôi giấu trong hộp đàn pi-a-nô. Khi làm việc tôi xách lên gác ba. Cô sẽ canh gác cho. Tôi xin chuyển phiên lên máy thưa ra. Tài liệu lưu trữ tôi chôn ngoài vườn. Đề phòng tôi có thể bị bắt, hy sinh, tôi vẽ sơ đồ để vào trong phong bì dán lại. Tôi nói với Kim:
- Anh gửi Kim chiếc phong bì này. Kim cất giúp vào một chỗ bí mật nào đó. Khi nào anh chết, em mở ra và đọc những lời anh dặn.
- Trời ơi, tình hình nghiêm trọng đến thế cơ ạ?
- Chẳng có gì đáng lo đâu - Tôi cười cho cô yên tâm - Ai cũng nên bớt một chút thì giờ tiên liệt cho cái chết! Là người lính càng phải đề phòng bất trắc. Nghe anh nói Kim sợ lắm à?
- Tất nhiên là có sợ, vì chưa bao giờ em phải sợ. Nhưng em chịu đựng được anh ạ.
- Cảm ơn em đã lo lắng cho anh. May mà có em và Tôtô. Nếu không anh sẽ hoàn toàn cô đơn. Bạch Kiệu nắm lấy tay tôi như xoa dịu tâm hồn tôi.