Mục tiêu và hướng tiến công chủ yếu của chúng tôi lúc đó là khám phá kế hoạch Farmhand. Chúng tôi tin chắc là sẽ có một cơ quan đặc trách thực thi kế hoạch này. Nhưng tổng hành dinh nó ở đâu và ai chỉ huy? Câu hỏi đó đã ám ảnh tâm tư chúng tôi trong nhiều ngày.
Một bữa tôi ở quân trường về, Dung vui vẻ thì thầm:
- Anh thử hỏi dò các bạn bè ở quân trường xem may ra họ có thể biết được điều gì mới mẻ chăng?
- Mình đã gợi ý nhiều đứa có cha anh là cỡ bự trong chính quyền, nhưng chẳng đứa nào biết tí gì về cái kế hoạch bí mật đó. Dĩ nhiên là mình không hỏi trực tiếp mà thường xuất phát từ cái tâm sự nhớ Hà Nội mong muốn có một cuộc "Bắc tiến". Nhưng bọn học viên này còn ngớ ngẩn hơn mình. Chúng nói về CIA như về một chuyện thần bí, đầy huyền thoại, ly kỳ nhưng cũng vô lý đến ngu ngốc. Tóm lại, chúng chưa biết gì về CIA thực sự là như thế nào.
- Cái từ ngốc nghếch đó nên dùng cho chúng ta mới đúng. Nó là đối tượng tác chiến của mình mà mình chưa biết nó ở đâu, nói gì đến nhưrng người họ chẳng có liên quan gì đến. Mình cứ lấy kinh nghiệm cũ, lấy cái hình mẫu Phòng Nhì của Pháp trước kia để suy lận, để tưởng tượng ra đối thủ thì rồi mình sẽ sai lầm đó! Em thấy là chúng ta có thể đi theo một con đường vòng. Nhưng trong lĩnh vực này nhiều khi đường vòng mới là con đường ngắn nhất đấy anh ạ.
- Nếu xác định được mục tiên thì dù có vòng vèo cũng phải đi. Chúng mình đâu phải những người lười biếng.
- Chưa có mục tiêu chính, nhưng em đã chọn luộc mục tiêu phụ. Muốn tung được những toán biệt kích vào nền Bắc, chúng phải dùng ba con đường: đường không, đường bộ và đường thủy. Nếu dùng đường bộ chúng phải vượt giới tuyến, một việc làm rất khó vì ít khi lọt nổi. Chúng có thể qua Lào nhưng địa hình phức tạp, mang vác nặng nề. chúng không thể có dũng khí như những người cách mạng để làm nổi việc này. Đường biển có nhiều khả nàng hơn, nhưng tàu thì khó cập bến mà dùng thuyền thì thường hay để lại dấu vết. Địa hình lựa chọn đổ bộ cũng hạn chế. Đường không, theo em là chúng có nhiều khả năng nhất. Muốn dùng đường không, chúng phải dựa vào phi công, máy bay và phi trường của không lực Việt Nau cộng hòa. Vì vậy theo em, mục tiêu thàm dò đầu tiên của chúng ta là không quân.
- Đồng ý, chủ trương đó là hợp lý.
Tôi chợt nhớ ra viên trung úy phi công và tấm danh thiếp của anh ta đưa từ cái ngày chúng tôi đi mưa vé máy bay ở Hà Nội.
- Dung còn nhớ cái anh chàng "Pi-lốt" mà chúng ta định nhờ mua vé máy bay không?
- Có nhở chứ! Chỉ có điều là mấy năm nay chúng ta chẳng đến thăm anh ta. Nay bỗng nhiên mang tấm danh thiếp cũ mèm đến thì hơi vô duyên - Dung cười - Nhưng dù sao thì ta cũng nghĩ ra cách tiếp cận hợp lý.
- Thế là chúng ta có hướng đi rồi!
Tôi vui vẻ ôm chân lấy Phương Dung để biểu hiện sự mừng rỡ tìm ra lối thoát. Thực ra là trong đó có phần nửa đùa nửa thật! Tôi khát khao một cái gì say đắm yêu thương toát ra từ con người Dung... Một phút trôi qua Dung vẫn ngồi im trong cánh tay tôi, nhưng Dung không biểu lộ cái mà tôi mong đợi: Sự hưởng ứng. Tim tôi đập mạnh và như có phần hoảng sợ. Tôi buông Dung ra, đứng dậy khát vọng lạnh đi, một nỗi trống rỗng loang ra trong con tim... tôi đau buồn...
Tôi bỗng thấy Dung ôm mặt cười khúc khích:
- Ôi người chồng đau khổ của tôi!
Tôi không rõ chị nói về người chồng của chị hay về tôi. Anh chồng trên sân khấu? Khi Dung bỏ tay xuống, tôi thấy mặt chị ướt đầm. Tôi lo lảng và cảm thấy mình có lỗi:
- Tha lỗi cho mình nhé!
- Không có gì đâu anh ạ.
Dung nhìn tôi mỉm cười, một cái nhìn mà tôi không sao hiểu nổi. Tôi cứ phải suy nghĩ, phải khám phá... và chính cái đó lại thu hút tôi, xô đẩy khát vọng của tôi, kiên nhẫn, dạt dào như sóng biên ngày đêm đập vào lục địa.
...
Dung đã lướt qua nhiều lần trước tòa biệt thự lộng lẫy của viên "trung úy phi công" và chị đã nhận ra anh ta trong bộ quân phục gắn cấp hàm thiếu tá. Dung lái xe bám theo anh ta và thấy viên thiếu tá vào ăn sáng ở tiệm Mỹ Hương. Dung ghi lại giờ và chị tìm ra quy lật là buổi sáng trước khi đến sân bay, anh ta thường rẽ vào ăn sáng nói đôi ba câu tầm phào với mấy cô chiêu đãi viên.
Dung đã cố quảng cáo món vịt tần Mỹ Hương để kéo Bạch Kim đi cùng. Một buổi sáng, hai người bước vào tiệm ăn. Dung chọn một bàn gần chỗ viên phi công đang ngồi. Vẻ đẹp của họ đã gây được sự chú ý của dám khách nhậu. Viên phi công quay sang và bắt gặp cặp mắt của Dung. Cô biểu hiện kín đáo một niềm vui gặp lại để cố gợi nhớ cho viên thiếu tá. Anh ta cũng hơi sửng sốt nhưng vẫn còn lưỡng lự. Thỉnh thoảng Dung lại liếc quắt nhìn anh ta với nụ cười làm thân. Viên thiếu tá bỗng đứng dậy tiến sang bàn hai cô gái, giơ tay chào kiểu nhà binh và lịch sự nói với Dung:
- Xin lỗi, tôi nhìn cô quen quá . Hình như chúng ta đã gặp nhau ở đâu?
- Thưa thiến tá... - Dung mỉm cười - Cách đây năm năm chúng tôi đã... có một sự quen biết tình cờ với một trung úy phi công. Anh có đưa danh thiếp mời chúng tôi đến chơi nhà... Dạ, nếu tôi không lầu thì...
- A, tôi nhớ ra rồi!... Chúng ta đã có một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi trước quầy bán vé của Air France ngoài Hà Nội.
- Thiếu tá đã nhớ đúng. Rất vui mừng được gặp lại anh!
Bạch Kim ngạc nhiên theo dõi cuộc gặp gỡ của hai người. Dung giới thiệu:
- Cô Bạch Kim, người bạu gái thân thiết của tôi Thiếu tá Huỳnh Vĩnh Quốc nguyên là phi công của Air France!
- Dạ, thưa tôi chưa bao giờ làm cho Air France, tôi là phi công của không lực.
Kim đứng dậy bắt tay viên thiếu tá:
- Rất hân bạnh.
Hai bên không có thì giờ nói chuyện nhiều. Viên thiếu tá phải vội về phi trường. Anh ta đã mời hai cô gái đến thăm nhà. Nhưng Dung đã ghi cho viên thiếu tá địa chỉ của mình:
- Thiếu tá đến với bọn tôi thì tiện hơn. Con em tôi rất hân hạnh được đón tiếp.
...
Huỳnh Vĩnh Quốc có một thân hình cân đối ở chiều cao thước bảy. Nước da trắng trẻo, cặp lông mày rậm giao nhau đen mượt như nhung. Chiếc răng khểnh làm cho nụ cười của anh rất có duyên. Hàm râu quai nón được cạo nhẵn hiện lên một vệt xanh mờ quanh cái cằm vuông bướng bỉnh. Anh ta là con một điền chủ giàu có ở Trà Vinh. Sau khi đỗ tú tài, Vĩnh Quốc vào học quân trường Đà Lạt. Nhờ có sức khỏe tốt, anh được chuyển sang Pháp học trường không quân Salon. Anh học điều hành lái bay vận tải quân sự C.47. Sau đó cũng bổ túc thêm về các loại máy bay cường kích ném bom ở căn cứ Avorce và ở Marrakech Ma-rốc. Năm 1954 anh về nước và được biên chế vào không đoàn 12.
Quê Trà Vinh, nhưng gia đình anh hầu như sống ở Sài Gòn, Quốc là mộc người thích giao du, ăn chơi có tiếng. Đã ở tuổi ba mươi anh vẫn sống tự do. Người ta nói anh có rất nhiều nhân tình, nhưng chưa dám nói ai sẽ là vợ tương lai của anh.
Anh ta đến thăm chúng tôi vài lần và sau đó anh thành khách riêng của Bạch Kim. Bạch Kim là một cô gái kiêu hãnh. Cả về sắc đẹp phong thái lịch thiệp, duyên dáng lẫn sự giàu sang cô đều hiếm có đổi thủ. Khi thấy viên thiếu tá chú ý đến mình, Bạch Kim liền tạo ra một khoảng cách hợp lý để anh thấy rằng cô không quấn vào anh như những cô gái khác. Cô không bao giờ mời Vinh Quốc đến buồng riêng, nếu không có mặt người thứ ba. Có lẽ chính vì cử chỉ đó càng làm cho cô có một sức thu hút mạnh mẽ đối với anh ta.
Người thứ ba trong cuộc nói chuyện thường là Dung hoặc tôi. Ngồi nghe họ nói chuyện, tôi cảm thấy mình là thừa, nhưng Kim không muốn tôi đi. Hơn nữa nhiệm vụ đôi khi đẩy tôi đến một tư thế rất vô duyên, nhưng tôi vẫn phải chế ngự tình cảm.
Khi vắng Quốc, bạch Kim nói với tôi:
- Anh coi sự có mặt của mình là thừa. Nhưng với em thì có anh mới đủ. Vĩnh Quốc cũng là bạn của anh chị kia mà!
- Tôi hy vọng là đến một lúc nào đó Bạch Kim sẽ cảm thấy thừa.
Bạch Kim nguýt dài rồi mỉm cười.
- Nếu có chuyện gì em sẽ nói hết với anh.
Em muốn nghe những lời khuyên của anh. Vĩnh Quốc có một giọng nam cao khá tốt. Lúc cao hứng Bạch Kim đệm pi-a-nô cho anh hát. Bạch Kiêu rất thích những bản tình ca, đặc biệt là bài Les belles étoiles1 (Những ngôi sao xinh đẹp). Cô vừa đàn vừa nhè nhẹ hát theo anh. bài hát kết thúc, họ im lặng, tôi nghe rõ tiếng thở dài của cô gái.
- Ôi những ngôi sao xinh đẹp!
- Nếu em được bay trong bầu trời đêm, em mới có thể thấy hết cái vẻ đẹp lộng lẫy của những ngôi sao, của vũ trụ - Viên thiếu tá kiêu hãnh nói.
- Em phát ghen lên với anh rồi đó. Đã có lần em bay trong đêm sao. Nhưng em còn nhỏ quá, máy bay chở khách đèn sáng trưng nhìn ra bầu trời chỉ là một màu đen sân thẳm.
- Còn anh thì hầu như đêm nào cũng phải giáp mặt với bầu trời sao. Trong khoang máy đèn phải tắt hết, trừ mấy chiếc đồng hồ dạ quang mờ nhạt. Lúc đó thậm chí phải dùng những ngôi sao để định hướng bay.
- Tôi tưởng bay đêm như vậy phải có hệ thống dẫn đạo từ dưới đất chứ ạ? - Tôi xen vào câu chuyện.
- Thông thường thì như vậy. Ra-đa dẫn đạo chỉ điều hành được ở độ cao ứng với một cự ly nhất định. Nhưng khi bọn mình tiến hành những phi vụ đặc biệt thì tất cả là nhờ vào tài năng vào kinh nghiệm và cả vào những xúc giác kỳ lạ của phi công.
- Những phi vụ đạc biệt? - Cặp mắt xinh đẹp của cô gái tròn ra vì kinh ngạc và thán phục.
- Đó là những phi vụ bọn anh phải bay ở độ cao dê-rô!
- Đó là dộ cao sát mặt biển? - Tôi hỏi.
- Sự thực thì không phải là sát mặt biển. Đó là ngôn ngữ hài hước của bọn mình. Có lần mình và Nguyễn Cao Kỳ chở Colby đi Nha Trang. Người Mỹ này muốn kiểm tra biển. Máy bay tạo nên một dải sóng bạc giống như vết lướt của một con tàu phóng lôi. Mặt Colby tái xanh nhưng cha trùm tình báo CIA vẫn nói đùa: "Tiếc là các ông không báo trước để tôi mang cần câu đi theo?".
- Có gì nguy hiểm khiến cho người Mỹ đó tái mặt.
- Ồ, nguy hiểm lắm chứ! Chỉ cần gặp một "ổ gà" không khí loãng, sức nâng thay đổi đột ngột, máy bay tụt xuống vài bộ, bụng đặt vào nước biển là vỡ tan như xác pháo.
- Thế tại sao các anh lại phải bay như vậy?
- Đó là một sự mạo hiểm thú vị. Colby đã thưởng bọn anh một chai sâm-banh ướp lạnh.
- Chỉ vì một chầu sâm banh ướp lạnh mà các anh phải liều mạng như vậy?
- Đâu phải vì một chầu sâm-banh! Thứ nhất để ông ta biết tài năng những pi-lốt đã tốt nghiệp trường không quân Salon. Hai nữa nó thể hiện không lực luôn luôn sẵn sàng hoàn thành công vụ trước Tổ Quốc. Thứ ba, mỗi phi vụ bọn anh được hai trăm đô-la tiền hậu thưởng.
- Hai trăm đô-la cũng lớn đấy, nhưng em nghĩ là sinh mạng còn đáng quý hơn chứ!
- Tất nhiên, đó là một điều nguy hiểm, nhưng chưa phải là nguy hiểm nhất. Bay trong đêm ở độ cao thấp trên đất đối phương mới thực sự nguy hiểm.
Vẻ mặt vừa kiêu hãnh vừa bí hiểm của viên thiếu tá không quân kích thích sự khâm phục của Bạch Kiêu và tính tò mò của tôi. Tôi vờ đề cao sự hiểu biết của mình bàng một nhận định ngốc nghếch để làm nổi bật vai trò Vĩnh Quốc.
- Trên đất liền chắc chắn không thể bay ở độ cao không.
- Đúng vậy. Nhưng cũng phải dưới một trăm mét. Trong đêm không dễ nhận ra những vật chướng ngại. Một mỏm núi, một cột điện, một con dơi hay cánh vạc ăn đêm cũng có thể gây ra tai họa. Máy bay DC3 của bọn mình cấu trúc khá vững chắc và ổn định nhưng nó đã thuộc loại cổ. Không có thiết bị bay đêm, không có hệ tự dẫn, không có bộ phận xác định tọa độ. Nếu phi công ít kinh nghiệm, chỉ bị lạc trong bầu trời đêm thôi cũng có thể mất mạng vì hết nhiên liệu.
- Nhưng máy bay vận tải thì cần gì phải bay trong những tình huống phức tạp như vậy?
- Đó là máy bay vận tải quân sự. Người ta vẫn phải dùng vào những nhiệm vụ tác chiến thực sự. Hiện nay chúng ta đang hưởng ứng lời kêu gọi "Sẵn sàng lấp sông Bên giải", "Sẵn sàng Bắc tiến tận diệt Cộng quân thống nhất Tổ Quốc" nên không lực đã có những nhiệm vụ quan trọng. Tuy báo chí không nói đến nhưng thực tế bọn mình vẫn luyện tập để tung những toán com-măng-đô vào hậu phương địch để khi cuộc chiến nổ ra chúng ta đã có sẵn những con ngựa thành T'roa!
Vẻ mặt viên thiếu tá trở nên bí hiểm.
- Dù sao thì chúng ta cũng phải tập tành để chuẩn bị. Tại các khoa của trường võ bị đều đã có giảng về những địa hình Bắc Việt và các giả định diễn tập chiến thuật đều coi các sư đoàn Bắc Việt là đối tượng tiến công tận diệt!
Tôi cũng phụ họa vào đề tài này để gây phấn khích cho anh ta. Vĩnh Quốc hứng chí kể tiếp:
- Bọn mình đã qua thời kỳ diễn tập mà có thể nói đang bước vào thời kỳ hành động. Dĩ nhiên không lực chỉ làu nhiệm vụ chuyên chở, còn việc huấn luyện những quân nhân lành nghề làm nhiệm vụ thâm nhập là do CIA. Ông Colby là người cấu trúc toàn bộ chương trình này. Phụ tá cho ông có những nhân vật lừng danh: E.G. Lansdale, Lucien Conein, Richardson... ông ta đã đến thăm bọn mình cũng là để kiểm tra khả năng của không lực.
- Em nghe người ta nói nhiều về CIA. Phần lớn là những con người hùng có trái tim lạnh như thép, những tay espion1 (Gián điệp) siêu hạng đeo kính đen, bắn súng cả hai tay, có bộ mặt của Kinh-kông, đúng không anh?
- Bạch Kinh mô tả chân dung CIA bằng sự trạng tượng được qua các tiểu thuyết trinh thám minh họa.
- Trái lại. Ông Colby là một người rất đẹp trai, dáng mảnh khảnh, đeo kính trắng với cặp mắt linh lợi, cái liệng ít nói luôn luôn mỉm cười và pha trò đúng lúc. Ấn tượng đầu tiên anh tiếp xúc với ông là mình đang nói chuyện với một nhà bác học. Ông ta nói tiếng Pháp như người Pháp, cử chỉ lịch thiệp và hoàn toàn đối lập với những tay găng-xtơ ta thấy trên màn ảnh. Ông nói với bọn anh:
"Sự nghiệp an ninh quốc gia của Nam Việt Nam lúc này đang đặt trên đôi cánh của không quân. Các bạn phải buộc Bắc Việt lo lắng đến sự sụp đổ của họ. Lúc đó họ mới chịu tôn trọng nền an ninh của các bạn. Nước Mỹ sẽ trợ giúp tất cả những phương tiện hữu hiệu cho các bạn. Nhưng chính các bạn phải tự tay hành động. Tôi tin tưởng là những chiến sĩ yêu tự do sẽ lập được những kỳ tích mà Tổng thống của họ mong đợi.
- Khi nào thì phi vụ đặc biệt của các anh được tiến hành?
- Đó là điều bí mật. Nhưng anh biết là chương trình huấn luyện đã kết thúc và anh được lệnh "cấm trại" từ tuần sau. Nói vậy thôi chứ trước khi bay thế nào anh cũng đến thăm Bạch Kim, vì biết đâu đó chẳng là chuyến bay cuối cùng của đời anh.
- Ôi sao anh lại nói ra điều gở đó. Em cầu chúc cho anh vượt qua được nhưng công vụ nặng nề để trở về an toàn.
- Có thể một viên đạn từ mặt đất bay lên chui vào khoang lái, hay tệ hơn chỉ là một sự lạc đường trong đêm tối mênh mông. Thế là kết thúc. Nhưng anh đâu có sợ. Nhưng gì phải đến nó sẽ đến, số phận đã được định sàn, thượng đế đã an bài. Thân phận chúng ta cũng chỉ nhu cái phòi bào trong cỗ máy vô biên của tạo hóa. Tất cả những âu lo và hy vọng đều vô nghĩa. Chỉ có cái đang xảy ra là tồn tại và đáng nói.
Viên thiếu tá đứng dậy. Anh đi ra cửa sổ, thở dài, mắt nhìn vào bầu trời đêm đầy mơ mộng...
...
Tối hôm đó tôi và Phương Dung đã chắp lại toàn bộ những tin tức để được mộc bản báo cáo về Trung tâm. Giống như những mảnh sứ vỡ lẫn lộn, chúng tôi đã lựa chọn, so sánh gắn lại để có hình hài một cái bình. Chúng tôi cũng nêu lên những phán đoán riêng của mình độc lập với những nguồn tin đối lập nhau để cấp trên tiện xử lý. Kế hoạch Farmhand đã hiện dần lên bộ mặt thực của nó. Tuy chưa có thời gian và địa điểm cụ thể nhưng riêng những yếu tố trên thôi cũng đủ để Trung tâm có được một kế hoạch đối phó hữu hiệu.
Những câu chuyện ly kỳ và mạo hiểm của Vĩnh Quốc không những kích thích tính hiếu kỳ của Bạch Kim mà còn gây cho cô một mối xúc động mạnh mẽ. Cô bỗng có cảm tình khá đặc biệt với anh ta, cái thứ tình cảm lẫn lộn giữa yêu thương và cảm phục. Mấy ngày sau đó không thấy anh đến, không riêng gì Bạch Kim mong mà chúng tôi, có lẽ còn mong anh hơn.
Một bữa Bạch Kim tâm sự với Phương Dung:
- Chị thấy thiếu tá Huỳnh Vĩnh Quốc thế nào?
Sau vài phút im lặng Dung nói với Kim:
- Nhận xét về một con người thật không dễ, nhất là nhận định để có một quyết định quan trọng... Anh ta đẹp trai và hào hoa, đó là một điều không phải tranh cãi. Một người nhiệt tình, năng động... một người mạo hiểm, rất... đàn ông. Anh ta có nhiều cái mạnh, nhưng có một điểm mà theo mình, đó là cái yếu cốt tử của anh ta. Một người không khoa học, quá tin vào định mệnh, một người dễ bị cảm xúc chi phối. Nếu mình không lầm thì Bạch Kim đã yêu Vĩnh Quốc - Dung mỉm cười nhìn cô bạn.
- Em không giấu chị mối thiện cảm mới mẻ và lạ lùng đối với anh ta. Nhưng nói là yêu thì chưa đủ. Em cảm thấy thiết anh ta, nhưng có anh ta vẫn là chưa đủ. Đó là sự trùng hợp không hoàn toàn. Quốc săn đón em nhưng chưa tỏ tình. Do đó câu chuyện tâm sự của chị em mình vẫn chỉ là điều bí mật. Xin chị đừng nói với ai, kể cả với anh Nghĩa chị Dung nhé.
- Mình hứa là sẽ như vậy.
Ba hôm sau Vĩnh Quốc được "giải tỏa". Anh được phép về nhà trời lai giờ trước khi làm nhiệm vụ đặc biệt. Anh lái xe như bay đến với Bạch Kim.
Lần đầu tiên cô tiếp riêng viên thiếu tá trong phòng của mình và sau đó Kim kể lại cho Dưng nghe cuộc gặp gỡ:
"Vĩnh Quốc đã tỏ tình với em chị ạ. Anh ấy yêu em và em tin đó là một sự thật. Em không biết trả lời anh ra sao. Em hoàn toàn chưa chuẩn bị cho cuộc đời của mình. Em sống tự do từ nhỏ, em yêu hết thảy, em muốn hết thảy và hình như mọi cái em đều đạt được nếu em muốn. Có điều là chưa bao giờ em có ý định trao cuộc đời của mình cho một con người cụ thể. Ngay cái người đàn ông lý trưởng của em nó cũng chưa định hình. Đây không phải là lần đầu tiên em nghe tiếng gọi của tình yêu. Tuy nhiên Vĩnh Quốc đã làm em xúc động khi anh nói tới lời vĩnh biệt. Em đọc trên nét mặt người đàn ông ấy nỗi lo sợ thật sự, và em thấy thương thương. Em chưa chấp nhận tình yêu của anh nhưng em bỏ ngỏ cho anh niềm hy vọng. Anh ấy phải đưa sáu người đàn ông để ném họ xuống một cái vực thẳm tuyệt vọng. Anh nói với em là anh ấy linh cảm thấy anh sẽ đưa họ đến chỗ chết. Sáu người này được huấn luyện nhiều tháng nay. Họ lãnh năm trăm đô-la mỗi tháng. Họ đã được suy tôn là những người hùng. Họ được nuông chiều suốt một tháng nay như những phi công Nhật Bản lái láy bay Thần Phong trước khi làm nhiệm vụ lao vào ống khói chiến hạm quân thù. Chính sự nuông chiều đó dấy lên trong họ tâm trạng thèm sống. Nhưng khi đã nhận lương hậu của ông Colby rồi, họ không có đường lui. Trong chuyến bay tập cuối cùng, họ tỏ ra mất hết nhuệ khí. Họ uống rượu say mèm để lấy lại can đảm, nhưng men say đã làm nỗi đau khổ của họ khủng khiếp hơn. Họ khóc như những kẻ bị bức tử. Hầu hết họ có gia đình, vợ con. Những người độc thân hứa được gửi lại lương ở bất cứ ngân hàng nào họ muốn. Ngày chiến tháng, cái ngày mà Ngô Tổng thống ra duyệt binh tại Hà Nội, họ sẽ được đứng bên ngài như những vị tử vì đạo được về bên Chúa trong ngày phán xử cuối cùng. Ông Richardson đã đến úy lạo họ. Ông ta nói: dân chúng Bắc Việt sống trong tấm màn sắt của Cộng sản đang mỏi mắt trông đợi họ. Những điệp viên của CIA gài lại từ năm 1954 đã sẵn sàng đón họ. Mọi việc đều được xếp đặt chính xác như một chiếc đồng hồ. Họ sẽ nằm trong Bộ Tham mưu của những người khởi nghĩa... Đối với vinh Quốc thì dù sao vẫn còn nhiều hy vọng trở về hơn bọn người kia. Anh sẽ bay một đường thông thường ra Phú Bài, lấy thêm dầu và kiểm tra máy móc. Từ đây họ thực hiện một chuyến bay song đôi ở độ cao trung bình trên mặt biển. Khi đến ngang vĩ độ 19, chiếc nháy bay nghi binh vẫn giữ độ cao tạo ra một đường ngoặt vào gần bờ thu hút sự chú ý của ra-đa đối phương. Máy bay của Vĩnh Quốc hạ độ cao, xác định tọa độ và hướng bay nhằm vào cửa Ba Lạt. Từ lúc đó sẽ ngừng mọi liên lạc vô tuyến với trạm điều hành mặt đất. Một hoa tiêu dùng mắt thường quan sát địa hình cứ năm phút lại cho viên thiếu tá biết tọa độ. Vào tuần trăng, mặt sông phản chiếu ánh sáng, phi công có thể đối chiếu với bản đồ bay. Khi máy bay đến ngã ba sông Hồng và sông Thái Bình, Vĩnh Quốc sẽ chuyển hướng bay sang phải 35˚. Sau mười lăm phút Vĩnh Quốc sẽ đột ngột cho máy bay cất lên để đội com-măng-đô có thể nhảy dù ở độ cao một ngàn mét. Khi người cuối cùng lao ra khỏi máy bay, viên phi công sẽ cho hạ độ cao và lao ra phía biển. Bay khỏi bờ biển chừng năm mươi ki-lô-mét máỵ bay tăng dần độ cao bắt liên lạc vời Phú Bài đế ra-da dẫn đường về căn cứ. Anh ta chỉ bay trong vòng nguy hiểm chừng một giờ mười hai phút.
Trung tá Nguyễn Hữu Đức nhận được bức mật điện báo trước phi vụ 05 có một trăm năm mươi phút. Tin tức được chuyển thẳng sang Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu. Mười lăm phút sau nó biến thành mệnh lệnh. Trưởng đoàn ra-đa 15, Trạm Rú Trầm, Trạm Chuông Nai được lệnh quản lý bầu trời các tọa độ X2 B4. Các đội theo dõi tiếng động cơ ở Cửa Ba Lạt mở máy trực liên tục để báo cáo tình hình. Khu vực nam Hưng Yên được lệnh báo động.
Ông Richardson điều khiển cuộc hành quân chính xác như một cái đồng hồ. Chỉ có điều là đối phương cũng có một cái đồng hồ tương tự. Không giờ ba mươi làm phút chiếc dù đầu tiên tiếp đất ngay trước mũi súng của dân quân xã Bắc Xá. Có lẽ chiếc dù mang diện đài nặng nên tiếp đất sớm chăng? Tên biệt kích đầu hàng nhanh tới mức tưởng như ý định hạ vũ khí đã được xếp đạt sẵn. Phải đến sáng mới bắt được đủ sáu tên. Một tên bị thương vì rơi vào ngọn tre, một tên bị bắn gãy chân vì có hành động chống cự, bốn tên nguyên vẹn. Tất cả mọi trang bị đều an toàn. Tên toán trưởng, nhân vạt quan trọng nhất hứa sẽ cung khai toàn bộ khi nhà chức trách hỏi cung.
Các đơn vị bắt không được phép hỏi câu gì. Tất cả đưa vào xe hòm kín chuyển lên trên và cố gắng phong tỏa tin tức vụ biệt kích này đến mức cao nhất.
Trước bàn thẩm vấn, câu hỏi đầu tiên đến với tên toán trưởng là:
- Anh có nhiệm vụ bắt liên lạc với những ai dưới mặt đất?
- Thưa quý ông, người thứ nhất số hiệu P15. Địa điển liên lạc qua ông Phạm Văn Thạc cư ngụ ở ngõ số 6 đường Hành Kênh, Hải Phòng.
- Mật khẩu?
- Hỏi: "Ông cả Phàm sai tôi đến thưa với ông nhờ ông mua giúp hai lạng cao hổ cốt". Đáp: "Giờ thì kiếm đâu ra cao hổ. Ông có dùng tạm cao sơn dương thì lấy. Thứ ấy tôi cũng chỉ còn một lạng".
- Địa điểm phụ?
- Dạ, địa điểm hai: 912 Hàng Mã, Hà Nội. Hỏi bà Dương Diệu Lan. Mật khẩu: "Thưa bà, bà còn nhớ ông Qảng Lợl không?". Đáp: "Tôi không quen ông ta". Hỏi tiếp: "Một người tài hoa như ông Quảng Lợi mà bà không biết, thật đáng tiếc". Đáp: "Đối với tôi ông ấy như đã chết rồi!".
Người thẩm vấn ngừng lại. Những tin trên được xử lý hầu như tức khắc.
Ba ngày sau, qua đài chuyển tiếp Đông Hà, Bộ chỉ huy kế hoạch Farmhand nhận được tín hiệu an toàn của 05.
Một thành công tuyệt vời và có thể mở sâm banh ngay lập tức!