Tang lễ của Lê Tố Phương không được cử hành long trọng, cũng không có bao nhiêu người đến tham dự, bởi vì người nhà không thông báo cho quá nhiều người.
Ngoài Lê Hiểu Mạn, Lê Văn Bác và Lê Chấn Hoa là trực hệ thân thuộc của Lê Tố Phương ra, thì không còn ai cả, bọn họ chỉ thông báo cho những họ hàng dòng thứ có quan hệ tốt thỉnh thoảng có lui tới, còn những người khác thì không thông báo.
Mà từ trước đến giờ, Lê Tố Phương vốn là người trầm mặc ít nói, cũng không có bạn bè xã giao gì, huống chi người bình thường giống như bà ấy, tự nhiên cũng không có ai đến đưa tang bà.
Bà ấy chính là một người trầm tĩnh như vậy, dường như bà đã sớm an tĩnh thành thói quen, nên có lẽ lễ tang vắng vẻ như vậy sẽ thích hợp với bà ấy hơn.
Bà ấy được hỏa tang trong nhà tang lễ, lễ đưa tang sẽ được tổ chức vào ngày hôm sau, gia đình lựa chọn chôn cất bà ở nghĩa trang An Thái.
Chọn đất chôn, bỏ tiền mua đất chôn, làm tang lễ…, đều là do Hoắc Nghiệp Hoành đảm trách.
Mặc kệ là hỏa táng hay là đưa tang, ông ta đều ở đó, lúc Lê Hiểu Mạn thương tâm bi thống, ông ta khuyên giải an ủi cô.
Lê Hiểu Mạn ghi nhớ sự giúp đỡ của Hoắc Nghiệp Hoành ở trong lòng; mà Phương gia không phải là không bỏ tiền ra hỏa táng, mua đất chôn, làm tang lễ nổi; chẳng qua là Hoắc Nghiệp Hoành cứ một mực muốn làm chuyện này, còn lấy lý do ông ta coi Lê Tố Phương là con gái để thuyết phục Lê Hiểu Mạn.
Mà Lê Hiểu Mạn không bẻ qua hắn, cũng chỉ tạm thời thỏa hiệp, cô muốn chờ sau khi hạ táng mẹ cô xong, lại nghĩ biện pháp trả lại tiền cho Hoắc Nghiệp Hoành.
Lúc đưa tang, ngoài nghĩa trang không chỉ có Lê Hiểu Mạn, Lê Văn Bác, Lê Chấn Hoa, Hoắc Nghiệp Hoành, còn có Long Tư Hạo, cùng với Hoắc Vân Hy, Hạ Thanh Vinh, Lăng Hàn Dạ, Tô Dịch, Lạc Thụy chạy tới.
Sau khi nghe được tin tức Lê Tố Phương bị bệnh qua đời, Hạ Thanh Vinh vội vã chạy tới, ông ta hoàn toàn không dám tin người mà mấy ngày trước còn nổi giận đuổi ông ta rời khỏi bệnh viện đã đột nhiên bị bệnh qua đời, điều này làm cho ông ta đến nghĩa trang mà hoàn toàn không chuẩn bị trước tâm lý, nước mắt bi thống không ức chế được mà rơi xuống.
Ông ta quỳ xuống trước mộ Lê Tố Phương, một người đàn ông khoảng bốn mươi năm mươi tuổi không ngừng khóc thương tâm: “Tố Phương... Tố Phương..., tôi thật xin lỗi bà, tôi đã phụ lòng bà, kẻ ác nhân phạm vào trong mười tội ác(*)còn chưa đi, làm sao mà bà lại đã đi trước rồi? Bà không hận tôi, không oán tôi sao? Tại sao bà không ở lại nhìn tôi ở ác gặp ác, gặp báo ứng mà đã đi rồi? Bầ cứ đi như vậy, bà thoải mái đi như vậy sao? Bà không cảm thấy tiếc nuối sao? Tố Phương, tôi thiếu nợ bà còn chưa trả, sao mà bà đã đi rồi? Bà đi trước như vậy, thì tôi sống thoải mái thế nào đây? Tố Phương... Tố Phương...”
(*)Thập ác còn gọi là thập bất thiện nghiệp, thập ác nghiệp, tức là mười điều dữ, mười điều tội ác, đối ngược với thập thiện tức là ngược trở lại với mười hạnh lành. Trong thập ác có ba tội về thân, bốn tội về khẩu nghiệp và ba tội về ý nghiệp, bao gồm như sau:
Về thân có ba:
Giết hại chúng sanh
Trộm cướp tài vật của người
Hành dâm với vợ người
Về khẩu có bốn:
Nói dối trá không thật
Nói thô tục trau chuốt
Nói đâm thọc gậy chia rẽ hận thù
Nói lời ác độc, nguyền rủa người
Về ý có ba
Tham lam
Sân giận
Si mê, ngu muội
Một người đàn ông như ông ta khóc thương tâm khổ sở như vậy, gào khóc đến khàn cả giọng, cực kỳ đau buồn, rung động tất cả mọi người tại chỗ, bao gồm cả Lê Hiểu Mạn, Lê Văn Bác, Lê Chấn Hoa.
Từ sau khi biết tin Lê Tố Phương qua đời, đôi mắt của Lê Chấn Hoa vẫn luôn sưng đỏ ướt át.
Lê Tố Phương chỉ lớn hơn ông ta hai tuổi, nhưng người chị này lại giống người mẹ chăm sóc ông vậy.
Bởi vì ông ta ông ta kém cỏi, ông ta thích đánh bạc, làm hại người chị này của ông ta khổ cực kiếm tiền được, ngoài dành tiền để duy trì cuộc sống cho bà và Mạn Mạn, còn phải lấy tiền đưa cho ông ta dùng, giúp ông ta trả nợ.
Ông ta bị người ta đòi nợ, sau khi bị đánh đến nỗi thương tích khắp người, thì bà sẽ đau lòng ôm đầu mắng ông ta kém cỏi, nói lần sau sẽ không quản ông ta nữa, thế nhưng mỗi lần bà nói như vậy, thì mỗi lần đều không biết mệt mỏi mà chăm sóc cho ông ta, nghĩ biện pháp kiếm tiền chữa bệnh cho ông ta.
Ông ta quá kém cỏi, nên đã làm tổn thương trái tim của chị mình không biết bao nhiêu lần, lo lắng không biết bao nhiêu lần.
Bà khổ cực hơn nửa đời người, mệt mỏi hơn nửa đời, nhưng lúc chuẩn bị được hưởng phúc, thì lại ra đi như vậy, vậy thì sao mà ông ta không thương tâm khổ sở cho được?
Cả cuộc đời này, người mà ông cảm thấy có lỗi nhất chính là người chị này.
Đột nhiên, ông ta cũng quỳ gối xuống, trên khuôn mặt đã già đi rất nhiều chứa đầy nước mắt đau buồn hối hận và áy náy, ông ta gào khóc nói: “Chị... Thật xin lỗi, là do em kém cỏi, để cho chị khổ cả đời... em thật xin lỗi chị.”
Đôi mắt ướt át của Lê Văn Bác cũng tràn đầy bi thương, anh ta thấy Lê Chấn Hoa quỳ xuống đất đau buồn khóc lóc, anh ta bi thương kêu lên: “Ba...”
Anh ta muốn khuyên Lê Chấn Hoa nén bi thương, nhưng lời đến khóe miệng lại không nói ra được, đến ngay cả anh ta cũng không kìm nén nổi, thì sao anh ta có thể khuyên cha mình?
Lê Tố Phương há lại chỉ tốt với mỗi cha anh ta, bà tốt với Lê Hiểu Mạn, bà còn coi đứa cháu này như con ruột của mình để chăm sóc.
Lúc anh ta còn rất nhỏ, cũng bởi vì cha anh ta kém cỏi mà mẹ anh ta bỏ đi theo người khác, là người cô này chăm sóc anh ta, thương anh ta, quan tâm đến anh ta.
Nếu như không nhờ có bà, thì ngay cả cơ hội đi học anh ta cũng không có...