Phàn Hòa là cao thủ cao thủ cao cao thủ đánh giặc, Thất công chúa cũng là thiên tài trong lĩnh vực quản lý tài chính ...Làm việc không hàm hồ chút nào, có thể gọi là chim nhạn bay qua cũng phải rút một sợi lông (chiếm tiện nghi, biết chớp lấy thời cơ).
Tuy rằng hai cái đầu này có khuyết điểm trên nhiều phương diện... Nhưng dưới thời Mộ Dung Phức, xác thực phát huy được công hiệu lớn nhất.
Phàn Hòa tâm không cam tình không nguyện tiếp binh phù, chuyện đầu tiên chính là đi đòi các mãnh tướng của Sở Vương hiện bị giam lỏng. Các vị mãnh tướng không biết làm quan này, uống rượu ừng ực, gào thét om sòm, chỉ hận không thể bắt được Bắc man tử, trào dâng vô hạn ý chí chiến đấu.
“Cừu dẫn đầu bầy sói, sói còn không bằng cừu. Con sói đói dẫn đầu đàn cừu, cừu còn biết cắn người.” Phàn Hòa rất đắc ý nói, “Sao ta có thể lãng phí bầy sói đói Sở Vương dưỡng cả đời? Hãy để bọn họ ăn Bắc man tử!”
Hắn còn hoa chiêu chồng chất, dương công, dạ tập (đêm tập kích), mấy hồi trống lệnh có thể làm cho Bắc man tử công thành phi ngựa vòng quanh kinh thành chết mệt.
Tìm binh lính tinh thông ngôn ngữ của Bắc man lớn tiếng quát mắng, khiêu khích Bắc man tử tức điên.
Không phải Bắc man toàn là đồ đầu đất, sau vài lần chúng cũng thông minh hơn, từ các thành trấn chiếm được trước đó vận đến khí giới công thành, dùng tù binh người Yến đánh tiên phong, lấy ưu bù khuyết, lại được những người Yến đầu hàng hiến kế, dương đông kích tây, ỷ vào ngựa nhanh quấy nhiễu không ngừng, muốn khiến cho quân thủ thành mỏi mệt.
Nhưng nhóm hậu cần, đã sớm nghĩ tới đối sách.
Thất công chúa giỏi gom tiền bạc đã sớm mò hết của cải của bách quan thế gia, còn thêm lũ phụ tá giảo hoạt như quỷ của nàng, trưng thu vật tư vừa ngoan vừa chuẩn, còn trưng thu ngựa của toàn kinh thành, ngay cả ngự mã (ngựa phục vụ cho nhà vua)cũng không tha.
Bốn con đường lớn Đông Tây Nam Bắc càng vắng vẻ, không cho lập trạm dừng chân. Còn ngựa thì mặc kệ là Xích Thố Hãn huyết bảo mã, đều ngoan ngoãn đến kéo xe chở hàng.
Mà vật liệu làm ra những chiếc xe chở hàng đó, đều dỡ từ Phức vương phủ, không đủ còn dỡ cả hoàng cung ra (Dực Đế vô cùng phẫn nộ), chế tạo cực kỳ thô ráp, không có cả nóc xe và vách xe, chỉ đóng đinh vào trục để kéo được ổn định. Nhưng hai con ngựa có thể kéo đến hai mươi người, là phương tiện cứu viện vô cùng nhanh chóng, hơn nữa binh cứu viện tuyệt đối không mệt, xuống xe là có thể hiệp trợ phòng thủ.
Tất cả mã xa phu và người báo hiệu trong thành đều bị trưng dụng, không hổ là Thất công chúa bán quan bán tước thành tinh, phong cho các xa phu là “Hoàng gia ngự thủ”, phong những người báo hiệu là “Hoàng gia uy vũ”, làm cho các xa phu và người báo hiệu đó hưng phấn quá độ, người chạy như điên vận chuyển lính, người điên cuồng gõ la cao giọng, “Đại quân uy vũ! Tránh đường tránh đường...”
Về phần Mộ Dung Phức người tự nhận không hiểu về quân sự cũng không hiểu nội chính, mang theo Nhạc Phương, tập hợp tất cả lý trưởng, dạy bọn họ hát quân ca.
Nàng giải thích cho Nhạc Phương nghe, “Đánh trận chính là đánh bằng sĩ khí. Hiện tại thời gian quá gấp, không kịp bổ sung cái khác, sĩ khí nhất định phải nâng lên. Quân ca không phải dùng để so đấu, tác dụng của nó là khích lệ sĩ khí, làm cho mọi người hiểu rõ, chiến tranh là chuyện của mọi người...”
Nhưng nàng thật sự không có thời gian dạy bài khác, liền dạy hát bài quân ca cổ xưa nhất, Nhạc Phương còn tự mình phổ nhạc, vô cùng dõng dạc hùng hồn.
Bài nàng chọn chính là “Vô y” trong “Kinh Thi – Tần Phong”.
“Khởi viết vô y? Dữ tử đồng bào.
Vương vu hưng sư, tu ngã qua mâu, dữ tử đồng cừu.
Khởi viết vô y? Dữ tử đồng trạch.
Vương vu hưng sư, tu ngã mâu kích, dữ tử giai tác.
Khởi viết vô y? Dữ tử đồng thường.
Vương vu hưng sư, tu ngã giáp binh, dữ tử giai hành.”
(Tham khảo trên trang:
Không có áo thì mặc chung áo/mặc chung áo lót/mặc chung xiêm y. Vua mà động binh, thì chúng ta sửa lại giáo mác/mâu kích/áo giáp để cùng chung kẻ thù)
Không thể không nói, trình độ văn hóa của kinh thành có vẻ cao, người biết chữ có vẻ nhiều. Tuy rằng do nàng cứng rắn quy định tất cả đều phải hát, nhưng rất nhiều người hát đến lệ rơi đầy má, có thể thấy họ cực kỳ hiểu ý nghĩa.
Thường thường một người hát, mọi người hòa theo. Ngay cả quân thủ thành mỏi mệt, không có việc gì đều cũng ngâm nga đôi câu, cuối cùng là tràn ra cả tiểu đội, mọi người quanh đó cùng hòa xướng.
Lúc cửa Bắc rơi vào cảnh nguy khốn nhất, mưa tên đầy trời, cửa thành đã bị phá. Mộ Dung Phức và Nhạc Phương cùng trấn Bắc thành chỉ đạo quân trên thành, chính là trong tiếng ca “Vô y”, vung kiếm giương cung, phá nhà dân trong thành để lấy gỗ đá, từng chút từng chút đẩy lui Bắc man tử, từng chút từng chút lấp kín toàn bộ cửa Bắc.
Nàng và Nhạc Phương mỗi người trúng vài mũi tên, may mà không trúng chỗ yếu hại. Mộ Dung Phức bắn tên đến gãy cả cung, Nhạc Phương yểm hộ nàng chém người đến mức kiếm cũng xuất hiện nhiều lỗ hổng.
Đến tận khi Phàn Hòa đến cứu viện, nàng và Nhạc Phương lui ra, mới cảm giác được miệng vết thương đau đớn. Mộ Dung Phức cạn lực ngồi xổm xuống, ói ra.
“Điện hạ! Người cảm thấy thế nào? Quân y, quân y!” Nhạc Phương lo lắng đến quýnh lên.
“Không sao không sao...” Mộ Dung Phức ho khan hai tiếng, “Ta nghĩ là do mệt quá. Trị vết thương bị tên bắn là tốt rồi, có nhiều người bị thương nghiêm trọng hơn ta...” Bọn họ mặc chiến giáp, thật ra bị thương không quá nặng.
Từ đấy trở đi, hình tượng của Phức thân vương và Như ý quân* bên người nàng đều vụt sáng. Vị thân vương mặt sắt ốm yếu nhợt nhạt, không mũi tên nào không trúng đích, dũng mãnh phi thường. Ngay cả Như ý quân của nàng tiểu bạch kiểm xinh đẹp như vậy, cũng chém giết đỏ cả mắt, một kiếm lại một kiếm, áo bào trắng nhuộm máu, cũng không hề lui bước.
*: Chức vị của Nhạc Phương đã được nhắc đến trong các chương trước
Rất nhiều rất nhiều năm sau, “Vô y” vẫn là ca khúc được người dân kinh thành yêu thích nhất. Hát xong thường sẽ kiêu hãnh kể rằng ta từng theo chân Phức thân vương và Như ý quân cố thủ cửa Bắc, hơn nữa còn cho người ta xem những vết sẹo chẳng khác nào huy chương trên mình.
Không đến hai mươi ngày, quân cứu viện cuối cùng đã đến. Thời tiết càng ngày càng nóng, Bắc man tử không thích ứng được kiểu khí hậu này mùa hè gầy rộc đi, người nhẫn được, ngựa cũng không nhịn được.
Cán cân của cuộc chiến, rốt cục nghiêng về Đại Yến.
Lịch sử cuối cùng không tái diễn. Quân cứu viện phá quân liên thủ của Bắc man, một đường truy đuổi quét sạch, một tiếng trống làm tinh thần hăng hái đuổi giết qua Hạ Liên Sơn. Mười vạn đại quân Bắc man tiếng tăm lừng lẫy, chỉ hơn một vạn trốn về được đại mạc, phần lớn đều mai cốt tha hương.
Sau chiến dịch này, hơn mười năm Bắc man không dám vọng tưởng phía Nam. Cũng sau chiến dịch này, Thất công chúa nổi lên trên chính trường, nghiễm nhiên chấp chưởng Hoàng thái nữ. Phàn Hòa một trận chiến thành danh, trở thành chiến thần mới.
Về phần Phức thân vương và Như ý quân, sau này trở thành đề tài được những người thuyết thư ở Đại Yến yêu thích nhất, còn ra thoại bản, tên là “Thân vương mặt sắt Như ý quân”, vô cùng thần kỳ.
(Tuy rằng cũng vô cùng mang tính tiên hiệp và nói hươu nói vượn)
Đầu mùa thu năm ấy, Phức thân vương sau khi đã đào vét hết sạch kinh thành mới giúp cho Phàn Hòa chống đỡ được, đã hoàn trả quyền nhiếp chính. Dực Đế lành bệnh quay lại chấp chính tế cáo Thái Miếu, đại thưởng những người có công, chỉ để lọt Mộ Dung Phức.
Nàng nhận được ý chỉ cực kì ngắn gọn tóm tắt điểm chính: phong Thục vương, phục vương lộc, vĩnh viễn cai trị đất Thục, cho nàng thời gian một tháng chiêu mộ phủ quan, đến lúc đó lập tức khởi hành đến đất Thục.
Một câu ca ngợi cũng không. Hoàn toàn khác với những lời tán dương hoa lệ dành cho Thất công chúa. Phức thân vương còn được cải phong Thục vương, trên thực tế là giảm nửa bậc. Thân vương vốn cao hơn vương tước nửa bậc, gần với Hoàng thái nữ.
Nhưng Mộ Dung Phức không một câu câu oán hận. Tuy rằng không cho nàng dù chỉ thời gian dưỡng thương.
Ngược lại, nàng mừng rỡ như điên, cấp báo cho những người nàng đã nhìn trúng, còn trong thời gian nắm quyền ngắn ngủi thông qua khảo nghiệm các sĩ tử áo trắng, chỉ cần đối phương nhận lời làm việc cho nàng, nàng liền lập tức định chức. Thậm chí không kịp chờ bọn họ cùng đến nhậm chức, chưa đầy một tháng đã túm Nhạc Phương, chạy trối chết đến đất Thục.