Ngày nghỉ của Thái y viện là luân phiên, hôm nay, vừa khéo đến phiên Bùi Ngụ.
Người làm nghề y dù rảnh rỗi, cũng phải nghiên cứu sách y, bên cạnh, chính thê Quý thị đang xem sổ sách phòng thu đưa tới.
"Đại gia đến rồi."
Bùi Ngụ ném sách thuốc qua một bên, mắng: "Nó còn chịu về, cả ngày lêu lổng đến cái bóng cũng không nhìn thấy..."
Lời nói chợt nghẹn lại, vì phía sau con trai còn có một Lý Bất Ngôn, người này vừa được hắn cứu sống.
Bùi Ngụ vội đứng dậy nói: "Yến cô nương có gì phân phó sao?"
"Thứ nhất cảm ơn Bùi thái y đã cứu mạng nhỏ của ta." Lý Bất Ngôn ôm quyền hành lễ với hai phu thê: "Thứ hai, cô nương nhà ta hỏi xin Bùi thái y chút độc dược."
Trước mắt Bùi Ngụ tối sầm, người lảo đảo vài cái.
Lý Bất Ngôn: "Bùi thái y đừng căng thẳng, là chính sự, không hại người."
Độc và thuốc không rời nhau.
Khi cần thiết, độc cũng có thể chữa bệnh.
Trong nhà kho của Bùi gia, nhiều ít sẽ chuẩn bị một ít.
Bùi Ngụ trừng con trai mình một cái, tên nhóc này chẳng biết giữ miệng giữ mồm gì sất, trong nhà có gì cũng để lộ ra ngoài.
Con trai hắn cũng tủi thân lắm: "Tạ Ngũ Thập bảo ta tới lấy."
Hắn bắt ngươi ăn cứt, ngươi có ăn không?
Bùi Ngụ hít sâu một hơi: "Lý cô nương, mấy người uống?"
Lý Bất Ngôn cũng không biết tính toán của Yến Tam Hợp, đánh giá qua loa một chút: "Hơn mười người!"
Tim hắn rỉ máu.
Thuốc độc còn đắt hơn cả nhân sâm, làm ra một chút phải tốn bao nhiêu bạc và công phu chứ.
Tuy rằng đau lòng, Bùi Ngụ không chút do dự đi ra ngoài: "Lý cô nương, chờ một chút."
Chờ một chút, là ở trong phòng chờ.
Trong phòng chỉ có Bùi Tiếu và Quý thị, Lý Bất Ngôn chẳng muốn nói nhiều với ai, bèn cúi đầu uống trà.
Quý thị thân là chủ mẫu một phủ, bèn hâm nóng tình hình trong phòng: "Lý cô nương..."
"Nương!" Bùi Tiếu đứng lên: "Gần đây đầu nương có đau không, con trai giúp nương xoa bóp nhé?"
Mẫu thân nhà mình tính tình gì chứ?
Lý cô nương bao nhiêu tuổi?
Người ở đâu vậy?
Phụ mẫu có còn không?
Hôn sự đã định chưa?
Quyết định là nhà nào chưa...
Tất cả sẽ hỏi ra hết ở sau từ "Lý cô nương..." kia.
Với tính nết của Lý Bất Ngôn thì sao có thể chịu được câu hỏi của bà?
Bùi Tiếu vội đi tới phía sau Quý thị, giúp bà xoa huyệt thái dương.
Đầu của Quý thị vốn có bệnh đau đầu kinh niên, chữa không khỏi hẳn.
Con trai bảo bối quan tâm bệnh của bà, trong lòng Quý thị vui như nở hoa, bỗng quên hết "Lý cô nương, Trương cô nương" gì đó, oán giận con trai: "Đâu cần đến con chứ, hiếm khi trở về, hai nương con ta ngồi trò chuyện là được."
Lý Bất Ngôn vừa nghe thế thì trà cũng không uống, rất thức thời đi ra ngoài sân.
Nàng vừa đi, trái tim Bùi Tiếu cũng đi theo.
Nam nhân có đôi khi rất hèn, trong lòng nghĩ là buông tay, nhưng cứ nhịn không được mà dõi mắt nhìn theo.
Lý Bất Ngôn đứng lại dưới tàng cây.
Thời tiết không tồi, ánh mặt trời chiếu vào trong sân, hoa đỏ, lá xanh, gió ấm, nàng liếc nhìn vào trong phòng...
Chỉ thấy Bùi Tiếu đứng phía sau Quý thị, hai tay giúp nàng xoa bóp huyệt Thái Dương, đồng thời cúi người nói nhỏ gì đó bên tai nàng.
Quý thị chợt cười đến không ngậm miệng lại được.
Xuân sắc trong mắt biến mất, cơn gió ấm áp biến mất, trong mắt Lý Bất Ngôn chỉ còn lại hai mẫu tử trước mắt.
Bùi Tiếu ngẩng đầu, thấy Lý Bất Ngôn đứng trong đình viện không nhúc nhích nhìn hắn, lại không giống như đang nhìn hắn.
Người này làm sao vậy?
Sao hốc mắt đỏ lên rồi!
Bùi Tiếu để Quý thị lại, vội đi ra ngoài.
Lý Bất Ngôn "Ai da" một tiếng, dụi dụi mắt nói: "Trong mắt có cát."
"Hôn sự của lão đại, phải tranh thủ kiếm đi thôi."
...
Lầu Xuân Phong đã được đặt trước.
Tất cả người làm tang lễ ở thành Tứ Cửu, đều nhận được thiếp mời của tổng chỉ huy sứ Binh mã ti ngũ thành.
Một lo độc, một lọ thuốc giải, một trắng một xanh đặt ở trên bàn.
Hoàng Kỳ đời này chưa từng hạ độc ai, nghĩ thế nào cũng thấy hưng phấn: "Yến cô nương, độc này để ta hạ cho."
"Xin lỗi, ta định đích thân động thủ." Yến Tam Hợp đảo mắt: "Ngày mai sắp xếp như vậy, Tiểu Bùi gia ở đại sảnh tiếp khách, Tam gia ở phòng bao."
"Còn chia làm hai nhóm ư?"
Tạ Tri Phi: "Phòng bao tiếp ai?"
Yến Tam Hợp: "Mấy người hốt xác Trịnh lão đại, Trịnh lão tứ và viện Hải Đường, đều mời vào phòng."
Tạ Tri Phi vừa định hỏi một câu "Vì sao", thì chợt nhớ đến ba hồ sơ vụ án kia.
"Trọng điểm điều tra là ba chỗ này?"
Yến Tam Hợp gật đầu.
Trên hồ sơ vụ án giấy trắng mực đen viết:
Người áo đen đầu tiên là bỏ thuốc mê vào mấy cái giếng trong Trịnh phủ bỏ, chờ toàn bộ phủ đệ lâm vào hôm mê thì bắt đầu tàn sát.
Đi đến đâu, gần như không gặp phải kháng cự.
Chỉ có ba chỗ ngoại lệ.
Chỗ thứ nhất là viện của Trịnh lão đại.
Trịnh lão đại không biết là cảnh giác hay gì mà đột nhiên bừng tỉnh khỏi giấc mộng, dùng chân trần, tay không ra đón địch.
Cuối cùng người bị trúng sáu đao, ngã xuống đất bỏ mình.
Chỗ thứ hai là sân của Trịnh lão tứ...
Trịnh lão tứ và mấy đồng liêu uống rượu trở về, bởi vì thời tiết nóng bức, bèn ra lệnh cho hạ nhân dựng một cái giường lạnh trong viện.
Ban đêm lúc ngủ mơ mơ màng màng, nghe được động tĩnh bên ngoài, thì nhấc đao lao ra, lại bởi vì uống rượu quá nhiều, thể lực chống đỡ hết nổi, bèn bị cắt cổ.
Ngoại lệ cuối cùng là viện Hải Đường ở góc đông bắc.
Phụ tử Trịnh Hoán Đường không biết vì sao lại không trúng thuốc mê, hơn nữa còn liều chết chiến đấu với người áo đen, kết quả đều chết dưới đao của người áo đen.
Chính thê của Trịnh Hoán Đường, cả đứa con gái, thì đều chết trong lửa lớn.
Chỗ cuối cùng này, Yến Tam Hợp muốn điều tra thật kỹ.
Thực ra trên hồ sơ vụ án có sơ hở...
Thê tử và "con gái" của Trịnh Hoán Đường, thật sự bị lửa thiêu sống sao?
Nếu quả thật là bị thiêu sống, vậy sao các nàng không kêu cứu, người áo đen mặc cho các nàng phát ra tiếng kêu cứu thê thảm sao?
Không có khả năng lắm!
Và...
Đứa "con gái" bị thiêu sống kia, rốt cuộc là từ đâu tới?
Nàng ta trốn ở đâu?
Ai đã trộm long tráo phụng ở thời điểm nguy hiểm đó?
"Ba người Trịnh lão đại, Trịnh lão tứ, Trịnh lão ngũ đều từng liều chết đánh với đám người áo đen, thi thể ba người họ chắc chắn sẽ khác, đây là chỗ chúng ta cần điều tra. Trừ cái đó ra..."
Giọng điệu Yến Tam Hợp rất bình tĩnh.
"Không biết các ngươi còn nhớ hay không, có hai vật chứng trong vụ án Trịnh gia, tất cả đều chỉ về cha con Ngô Quan Nguyệt."
"Ta nhớ rồi." Tạ Tri Phi: "Một là nửa miếng lệnh bài ngà voi, một là tấm da trâu to bằng bàn tay lấy từ trong bụng Trịnh Hoán Đường của viện Hải Đường."