Quan Lộ Thương Đồ

Chương 59: Gặp Hứa Hồng Bá

Trước Sau

break
Trương Khác nhìn bàn tay nhỏ trơn láng như bạc ngọc trong tay mình, da mềm như da trẻ em, ngón tay thon thon, móng tay trong trong màu phấn hồng, mọi thứ thuộc về Hứa Tư đều hết sức đẹp đẽ.

Hứa Tư vốn nỗ lực quên chuyện Trương Khác nắm tay mình, thấy y quay sang nhìn chăm chú vào tay mình, lòng hoảng lên, rụt tay lại:

- Có gì hay mà nhìn?

Trương Khác không dám tiếp tục trêu đùa cô nữa, chỉ sợ mình không chịu nổi trước, tiếp tục đề tài vừa rồi:

- Đường Thanh đâu cần em phải lo lắng hộ. Thị trưởng Đường nóng lòng tìm chỗ đột phá, áp lực trên người ba em rất lớn, ba em vừa thăng chức, rất muốn làm nên sự nghiệp tiếp tục leo lên, chị nghĩ mà em, ba em mà lên thị trưởng, bí thư thành ủy, vậy em sẽ thành nha nội rồi, cuộc đời nha nội tươi đẹp nhường nào, chị có biết không?

- Tí tuổi đầu đã háo sắc, nếu làm nha nội, các cô gái Hải Châu chẳng phải là xui xẻo hết.

Trương Khác cười hăng hắc:

- Cô đầu tiên xui xẻo là chị.

- Phì miệng chó không mọc được ngà voi.

Hứa Tư mắng một tiếng, lờ y đi.

Hai người ăn xong, Hứa Tư vào bếp rửa bát, Trương Khác nói:

- Tối tới nhà chị dạo chơi nhé.

- Có gì hay mà chơi.

- Hẹn hò với chị.

- Cậu mà còn nói lung tung, tôi không để ý tới cậu nữa.

Hứa Tư thấy Trương Khác ưỡn mặt bày ra vẻ vô lại, lườm y mọt cái.

Theo quỹ tích lịch sử, quy hoạch tổng thể của Hải Châu tới năm 97 mới hoàn thành, chắc Đường Học Khiêm hiện giờ không chịu đợi lâu như thế ...

Hứa Tư nhà ở Sa Điền, đó là chỗ bị giải tỏa sớm nhất sau khi quy hoạch, còn nhớ khi ấy mười mấy giáo viên đại học Hải Châu liên danh dâng thư, xin chính phủ giữ lại quần thể kiến trúc cổ cuối cùng trong thành phố mà không thành, làm người ta tiếc nuối.

Trời chập choạng tối, trên phố người như nêm cối, chẳng hề ít hơn ban ngày chút nào, khu vực trung tâm của Hải Châu không rộng, chỉ có từ Nhất Trung qua Tiền Môn là tới Sa Điền, chỉ tốn có mười phút.

Chiếc xe đạp chở hai người rẽ vào con đường rải đá xanh ở Sa Điền, đi ánh trắng đầu tháng êm dịu, nhìn ngôi mái cổ thấp thoáng bên sông, Trương Khác nói:

- Nếu chỗ này mà rỡ bỏ hết, há chẳng phải đáng tiếc.

- Vì sao phải rỡ bỏ?

Trương Khác đột nhiên nói một câu không đầu không đũa làm Hứa Tư ngạc nhiên :

- Nơi này kề sát Tiền Môn, thành phố mở rộng, nhất định sẽ rỡ bỏ.

- Nhà tôi mà giải tỏa thì chẳng có gì đáng tiếc, nhưng nếu phá bỏ chỗ này thì đúng là tiếc thật.

Xe tới ngõ nhà mình, Hứa Tư không dám cùng Trương Khác đi quá gần nữa, lui lại đằng sau y một quãng, cô không hiểu Trương Khác nhất định muốn tới nơi này làm gì, nhưng từ khi theo y tới văn phòng rồi đến khi chính thức thành lập công ty Hải Thái, cô đã quen với hành động cổ quái của y rồi.

Phía trước có quán rượu nhỏ kiểu cũ, biển hiệu bằng vải, Trương Khác đi qua ngó vào trong, quán rượu chừng 20 mét vuông, tường bằng đá xanh, không quét vôi, trên chiếc quầy gỗ bày các loại bia rượu, người trong quán không nhiều, góc tường phía đông có một người trung niên mặc áo sam cổ, Trương Khác nhận ra, đó là Hứa Hồng Bá người sáng lập viện cờ Hải Châu, là thầy dạy cờ vây trong dân gian của Hải Châu.

Ông ta uống rượu trắng, trên bàn có một đĩa lạc rang, nhìn ông tay lấy ngón cái ngón giữa nhón hạt lạc, trông cứ như đang viết chữ.

- Trương Khác, cậu tới đây chơi hả?

Hứa Hải Sơn đang cùng một người khác đánh cờ bên cửa, thấy y liền gọi.

Trương Khác giật mình, Hứa Tư đằng sau chột dạ mặt đỏ lên, vội nói:

- Chị Hứa Tư nói hôm nay muốn dạy thêm cho cháu, cháu mới khai giảng vài ngày, chẳng có bài gì để học thêm, nên quấn lấy chị ấy đòi tới đây chơi.

May trước kia chuẩn bị, giờ có cớ mà dùng.

- Con bé đó làm việc rất là nghiêm túc.

Hứa Hải Sơn thò đầu ra ngoài nhìn con gái, rồi gọi Trương Khác vào, nói với người đánh cờ với mình:

- Lão Trần, đây là học sinh Hứa Tư dạy, là em họ của bà chủ công ty Hứa Tư, giúp tôi pha ấm trà.

Ông ta cố ý nhấn mạnh "bà chủ", hôm qua Trương Khác đưa Tạ Vãn Tình tới nhà ăn cơm, tảng đá đè nặng trong lòng Hứa Hải Sơn được bỏ xuống, tối có tâm tình tới nhà láng giềng chơi.

Người kia té ra là chủ quán, ông ta ngẩng đầu lên nhìn Trương Khác, dịch ghế sang, mời y ngồi rồi tới quầy pha trà. Trương Khác đường hoàng ngồi xuống, bàn cờ đã tới tàn cuộc, hai bên không có sơ hở lớn, nói:

- Chú Hứa sức cờ tốt thật.

- Cậu không thấy ba tôi chơi cờ sao biết hay dở? Chú Trần đánh cờ ra sao tôi chẳng biết, chứ ba tôi thì kém lắm ...

Hứa Tư đi vào, chào chủ quán xong quay sang gật đầu với Hứa Hồng Bá:

- Chào thầy Hứa.

Thấy Hứa Tư quen Hứa Hồng Bá, Trương Khác kiếm cớ bắt chuyện:

- Thầy Hứa nhìn tàn cục này cũng có thể nhận ra hay dở.

- Cậu nói chuyện chẳng biết nặng nhẹ gì cả, cậu mà so được với thầy Hứa à?

Hứa Tư đẩy y một cái.

- Cậu nhận ra tôi à?

Hứa Hồng Bá bị lời của Trương Khác thu hút, quay sang.

- Thời tiểu học cháu có tới cung văn hóa học cờ của thấy Hứa.

Hứa Hồng Bá nghĩ một lúc không nhớ chút ấn tượng nào, bảo chủ quán:

- Này ông pha nước vào rượu đấy à? Sao tôi uống mãi chả say gì cả ?

Chủ quán tức giận :

- Ông muốn phá quán của tôi hả?

Hứa Hồng Bá cười ha hả đứng dậy, nói với Trương Khác:

- Xem xem trước kia tôi dạy được cậu cái gì nào.

Hứa Hồng Bá nhìn ván cờ, thấy quân hai bên đều nhau, đánh tiếp hai bên cũng chẳng ai chiếm lợi được, mới biết thiếu niên này sức cờ không tệ. Nói với chủ quán:

- Mang bàn cờ Vân Thạch của ông ra đây, tôi đánh với cậu ta một ván.

Hứa Tư nói:

- Không biết trời cao đất dày, cậu dám đánh cờ với thấy Hứa à?

Thêm mười năm nữa, đợi Hứa Hồng Bá già cả rồi, Trương Khác tất nhiên không thua ông ta, còn hiện giờ Hứa Hồng Bá mới 50, đầu óc còn tốt, mặc dù trình độ không duy trì được khi ở thời chuyên nghiệp, nhưng Trương Khác không hi vọng xa vời thắng được ông.

Nếu nói ở Hải châu có ai đáng được Trương Khác kính phục thì đó là Hứa Hồng bá, dù lịch sử đã thay đổi cha không cần vào viện cờ của Hứa Hồng Bá tránh sóng gió sau sự kiện Đường Học Khiêm vào tù, không ngờ vẫn có thể gặp được ông.

Nếu đã gặp, đương nhiên không có lý nào bỏ qua.

Hứa Hồng Bá năm xưa làm thư ký cho Vạn Hướng Tiền, bí thư thành ủy trước kia của Hải Châu, hiện chủ nhiệm hội đồng nhân dân, về sau rời cơ quan nhà nước, không qua lại với Vạn Hướng Tiền nữa.

Về phần vì sao ông ta đột nhiên bỏ việc, dân gian có rất nhiều lời đồn, ông ta chẳng bận tâm, chỉ nói mình không thích quan trường, đánh cờ hợp ý hơn, Vạn Hướng Tiền cũng chẳng bình luận gì.

Khi ấy Đường Học Khiêm và cha còn chưa điều tới thành phố, do Đường Học Khiêm thích cờ vây, nên cha xem như cũng biết Hứa Hồng Bá, nhưng chỉ là quen biết qua loa, hai bên đầu chẳng có ấn tượng sâu về đối phương.

Trương Khác làm vẻ trẻ ngoan nói:

- Cha cháu cũng thích đánh cờ, khi nào rảnh mời thấy Hứa tới nhà chơi với cha cháu một ván.

Hứa Hồng Bá lăn lộn quan trường còn lâu hơn Trương Tri Hành, bằng vào am hiểu sau này với Hứa Hồng Bá, Trương Khác biết, ông ta là người nhìn thấu sự đời, mắt liếc qua là thấy rõ ruột gan một người, nhưng ông ta không hề bị vấy bẩn của quan trường, mang tấm thân sạch sẽ nhảy ra khỏi vũng bùn, là nhân vật khá đặc biệt, khác người trong quan trường Hải Châu.

Một người bạn như Hứa Hồng Bá, bất kỳ lúc thuận lợi hay khó khăn, đều đáng kết giao.

Chủ quán gọi với vào nhà trong:

- Dung Dung, lấy cờ ra cho bác Hứa kìa.

Hứa Hải Sơn cũng nổi hứng, ở Sa Điền chưa ai có tư cách đứng ra xin Hứa Hồng Bá chỉ giáo cờ vây, cậu Hứa Tư đánh cờ rất tốt, mỗi lần muốn mời Hứa Hồng Bá đánh cờ, phải mời mời một bữa rượu mới được.

Trà pha xong, nước rót vào chén, chưa thấy cờ đâu, chủ quan cười:

- Con nhóc đó đến là chậm chạp.

Hứa Hồng Bá lắc đầu:

- Con bé nhà ông chẳng nhỏ nữa đâu, hôm nay tôi thấy một đám vô lại theo sau lưng nó, giống hệt hai con bé nhà Hải Sơn trước kia.

Hứa Tư nghe vậy đỏ mặt, có người đẩy cửa từ trong sân vườn đi vào quán rượu, Trương Khác nhìn thấy người đó, mắt trố ra.

"Rào", cờ trong tay Trần Phi Dung rơi hết xuống đất, nảy tưng tưng trên sàn sạch, cô cứ sững người nhìn Trương Khác.

break
Thái Tử Tỷ Phu Và Cô Em Vợ
Ngôn tình Sắc, Sủng, Cổ Đại
Trúc Mã Bá Đạo Cưới Trước Yêu Sau
Ngôn tình Sắc, Sủng, Đô Thị
(Cao H) Dạy Dỗ Phu Quân
cao H, kết 1v1, ngôn tình
Trước Sau

Báo lỗi chương

Ngôn tình sắc Đam mỹ sắc